Tiền điện tử là gì?

Tiền điện tử là gì?

Trần Vân Anh

Trần Vân Anh

Junior Editor

16:06 01/11/2023

Tiền điện tử là loại tiền mã hóa được phát triển dựa trên hệ thống kỹ thuật số máy tính và các cơ sở dữ liệu phức tạp.

Tiền điện tử là gì?

Tiền điện tử là tài sản kỹ thuật số được mã hóa

Tiền điện tử (Cryptocurrency) hay tiền mã hóa là một loại tài sản kỹ thuật số được bảo mật bằng các mật mã toán học. Đây là các tài sản được phát hành bởi các dự án Blockchain và được dùng như phương tiện giao dịch diễn ra trên các nền tảng này.

Do đây là một loại tài sản tương đương tiền nên cũng bao gồm các chức năng như phương tiện lưu trữ giá trị, phương tiện thanh toán và giao dịch,... thông qua các ứng dụng hay phần mềm trên máy tính, điện thoại thông minh hoặc các loại ví kỹ thuật số chuyên dụng có sử dụng mạng lưới Internet.

Nhưng thay vì sử dụng tiền mặt mang đi giao dịch khắp nơi trong thế giới thực, phương thức thanh toán bằng tiền điện tử tồn tại hoàn toàn dưới dạng nhập kỹ thuật số vào cơ sở dữ liệu trực tuyến mô tả các giao dịch cụ thể. Khi bạn chuyển tiền bằng tiền điện tử, các giao dịch sẽ được ghi lại trong sổ cái công khai. 

Do được bảo mật bằng hệ thống mã hóa cơ sở dữ liệu mạnh mẽ, thông tin về các giao dịch sẽ luôn được bảo mật hoàn toàn, không thể bị thay đổi, xóa bỏ dưới bất kỳ tác động nào. Bởi vậy, chúng rất khó để làm giả do không tồn tại dưới dạng vật chất và được mã hóa bằng một chuỗi bit duy nhất với các công thức toán học phức tạp.

Giá trị của từng loại tiền điện tử sẽ được đo lường dựa trên mức độ phổ biến và sử dụng rộng rãi trên thị trường. Rủi ro lớn nhất khi phát hành một loại tiền điện tử là không nhận được sự chấp nhận của người dùng khiến chúng trở thành một loại tài sản vô giá trị.

Tiền điện tử được ra đời đầu tiên là Bitcoin vào năm 2009 và vẫn loại tiền điện tử có độ phủ sóng lớn nhất đến thời điểm này. Phần lớn tiền điện tử được sử dụng để đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.

Có nhiều loại tiền điện tử khác nhau

Tính đến tháng 3/2023, trên thị trường có hơn 23,000 loại tiền điện tử được sử dụng với các mục đích  khác nhau, với tổng vốn hóa thị trường lên đến $1.22 nghìn tỷ. Có nhiều cụm từ thay thế nhau được sử dụng xen kẽ, nhưng theo nhu cầu sử dụng thì tiền điện tử được phân vào 4 nhóm cơ bản sau:

Tiền điện tử được dùng làm tiền tệ để thanh toán

Đây là loại tiền điện tử phổ biến nhất có thể được bắt gặp trên thị trường với mục tiêu chính là phục vụ nhu cầu thanh toán của người dùng. Ví dụ như Bitcoin được Nhà phát triển phần mềm Satoshi Nakamoto giới thiệu ra công chúng vào tháng 3/2009 để tạo điều kiện cho hình thức thanh toán trực tiếp và chuyển tiền, loại bỏ nhu cầu cần tới bên thứ ba và trung gian. 

Ban đầu, Bitcoin được hình thành như một phương tiện trao đổi thay thế (như tiền), nhưng việc sử dụng tiền điện tử làm tiền tệ không hợp pháp ở mọi nơi trên thế giới và ở một số quốc gia, tiền điện tử bị hạn chế hoặc bị cấm toàn bộ. Vì vậy, nhiều loại trong số 23,000 tiền điện tử hoàn toàn không được sử dụng như một đơn vị tiền tệ.

Tiền điện tử được dùng làm tài sản

Đây là các tiền điện tử có giá trị bắt nguồn từ các tài sản khác. Các stablecoin được coi là tài sản và chúng được neo vào một loại tiền pháp định tương ứng như USD, EUR hoặc JPY. Các tài sản này được coi là một sự kết hợp hài hóa khi vẫn là một tài sản tiền điện tử tận dụng được lợi thế mã hóa mạnh mẽ dựa trên chuỗi khối nhưng không phải đối mặt với nguy cơ biến động giá của tiền điện tử.

Ví dụ như Tether USD (USDT) được ra mắt vào năm 2014 bởi công ty Tether Limited. Đây là một loại tiền điện tử được tích hợp tiền pháp định, tạo ra một sự kết hợp hài hòa khi vừa tận dụng được lợi thế mã hóa mạnh mẽ trên chuỗi khối, nhưng không phải đối mặt với nguy cơ biến động giá của tiền điện tử. 

USDT có giá trị được đảm bảo bằng USD theo tỷ lệ 1:1, nghĩa là 1 USDT = 1 USD và được bảo trợ 100% bằng các khoản dự trữ như tiền tệ truyền thống, số tiền tương đương và các tài sản tiềm năng khác trên nền tảng của nó tại trụ sở chính ở HongKong. 

Tiền điện tử được dùng làm tài sản được dùng để phục vụ các nhu cầu khác

Đây là các tiền điện tử ít phổ biến nhất do chúng được thiết kế để phục vụ các nhu cầu của một nền tảng nhất định. Ví dụ như Siacoin (SC), Terra (LUNA), Decentraland (MANA) và một số tiền điện tử khác.

Nếu Siacoin là tiện ích được phát hành bởi Siacoin Network vào tháng 6/2015 - một nền tảng lưu trữ đám mây phi tập trung đã tận dụng công nghệ blockchain để hỗ trợ người dùng sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây mạnh mẽ hơn với chi phí rẻ hơn theo cách hoàn toàn riêng tư và bảo mật hơn. 

Hoặc MANA được tạo ra bởi Decentraland vào tháng /2015- một tựa game thực tế ảo được xây dựng dựa trên nền tảng phi tập trung của Blockchain Ethereum. Người chơi sẽ sử dụng MANA để xây dựng hệ sinh thái ảo cho riêng mình thông qua việc mua bán các bất động sản, hàng hóa dịch vụ hay các vật phẩm khác trong Decentraland.

Tiền điện tử được dùng để phục vụ nhu cầu giải trí và tiêu khiển

Đây là các meme coin được ra đời thông qua các meme hay trào lưu trên mạng xã hội với mục đích giải trí và tiêu khiển cho người dùng. 3 trend meme coin phổ biến nhất trong cộng đồng người dùng tiền điện tử bao gồm:

Đầu tiên là trào lưu Food Coin được ra đời vào năm 2021. Sau đó là hàng loạt token tương tự được ra đời trong thời điểm này như Sushi Swap, Kimchi.Finance, Icecream.Finance, Kebab Finance, Pickle Finance, Pho Swap,...  nhưng sau đó chỉ còn Sushi Swap là tồn tại cho đến ngày nay.

Tiếp đến là Safemoon, SafeMars hay SafeGalaxy,... vào khoảng tháng 4/2021 nhưng chỉ duy trì được trong hơn 2 tháng và không có dự án nào “sống sót” sau đó. 

Nổi tiếng nhất trong số các meme coin không thể không nói đến Dogecoin, được tạo ra dựa trên mã nguồn Lucky Coin bởi 2 kỹ sư phần mềm Jackson Palmer và Billy Markus vào tháng 12/2023 với mục đích “troll” thị trường tiền điện tử khi lấy ý tưởng từ meme Doge nổi tiếng  hình ảnh của chú chó Shiba Inu làm biểu tượng

Trên các nền tảng mạng xã hội như Reddit và Twitter, Dogecoin được dùng như phần thưởng để trả cho các nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng này. Từ năm 2021, Dogecoin cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ tỷ phú Elon Musk và loại tiền điện tử này đã được sử dụng để làm phương tiện thanh toán cho trạm sạc xe điện của Tesla.  

Một loạt các meme coin cũng được ra đời sau đó như ShibaSwap, Samoyedcoin, Corgicoin, Baby Dogecoin,... nhưng chỉ có Shiba Swap là còn tồn tại cùng với Dogecoin cho đến bây giờ. 

Các giao dịch tiền điện tử được vận hành trong hệ thống Blockchain

Các giao dịch tiền điện tử được ghi lại trên một “cuốn sổ cái” gọi là Blockchain. 

Blockchain hay công nghệ chuỗi - khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một doanh nghiệp, nơi mà dòng tiền được hạch toán và giám sát một cách vô cùng chặt chẽ và được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu.

Người dùng sẽ nhận được phần thưởng là các tiền điện tử khi tham gia một quá trình gọi là “khai thác tiền điện tử”, tức là quá trình giải mã và xác nhận những thuật toán khó nhằn trên mạng lưới để tạo ra tiền. 

Mặt khác, người dùng cũng có thể mua tiền điện tử từ các nhà môi giới hay các sàn giao dịch tiền điện tử bằng tiền mặt, sau đó lưu trữ và chi tiêu bằng ví tiền điện tử của mình.

Tiền điện tử tồn tại bên ngoài sự kiểm soát của chính phủ và ngân hàng trung ương quốc gia 

Điểm đặc biệt khiến tiền điện tử khác với tiền thật là bất kỳ ai cũng có thể tạo ra tiền điện tử, từ cá nhân đến các tổ chức do loại tài sản này không chịu sự phát hành, định giá, quản lý và chi phối của bất kỳ Chính phủ hay Ngân hàng trung ương nào. Do đó, tiền điện tử mang tính toàn cầu và phi quốc gia.

Các giao dịch tiền điện tử không cần thiết có sự tham gia hay điều tiết của một bên thứ ba khác như ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng. Bởi vậy, tốc độ xử lý thông tin và các giao dịch diễn ra vô cùng nhanh chóng và người dùng sẽ hầu như không bị đánh phí cho mỗi giao dịch hoặc nếu có sẽ ở mức tối thiểu.

Tiền điện tử là tài sản có độ rủi ro cao 

Sở hữu tiền điện tử đồng nghĩa với việc không sở hữu bất cứ tài sản hữu hình nào do tiền điện tử không có một hệ thống trung tâm lưu trữ thông qua các tài khoản ngân hàng như tiền mặt

Thứ mà người dùng sở hữu là một chiếc chìa khóa cho phép bạn di chuyển một bản ghi hoặc một đơn vị đo lường giá trị từ người này sang người khác mà không cần sự đảm bảo của bên thứ ba đáng tin cậy. Bởi vậy, số dư tiền điện tử trong ví của các nhà đầu tư có thể bị mất sạch nếu họ quên mất mã khoá riêng của mình.

Tính bán ẩn danh của các giao dịch tiền điện tử tạo điều kiện cho loại tài sản được sử dụng trong những hoạt động bất chính như rửa tiền và trốn thuế. Nhiều loại tiền mã hoá có tính ẩn danh cao như Dash, ZCash hay Monero, .. khiến các nhà quản lý rất khó để truy vết các giao dịch được thực hiện bởi các đồng tiền này.

Vì tiền điện tử không chịu sự quản lý của ngân hàng hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác nên chúng có xu hướng không được bảo hiểm và khó chuyển đổi thành dạng tiền mặt. Ngoài ra, vì tiền điện tử là tài sản vô hình dựa trên công nghệ nên chúng có thể bị tấn công giống như bất kỳ tài sản công nghệ vô hình nào khác. 

Tiền điện tử có độ biến động rất cao. Thị trường này đã có thời gian thăng hoa vào năm 2021 khi tăng vọt từ hơn 13,000 lên gần 69,000, gấp 5 lần giá trị chỉ trong vòng chưa tới nửa năm. Tuy nhiên, chỉ sau 12 tháng, Bitcoin đã mất gần 70% giá trị khi sập xuống chỉ còn hơn 21,000 khiến hàng loạt công ty và sàn giao dịch rơi vào cảnh phá sản.

Các phi vụ sập tiền ảo đa số là do các hacker tấn công vào sản giao dịch, bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến các vụ việc này như khả năng quản lý yếu kém trong điều và vận hành các dự án, sự điều chỉnh hay bổ sung của các chính sách quản lý và kiểm soát tiền điện tử từ Chính phủ.

Phi vụ tấn công tiền điện tử lớn nhất trên thế giới không thể không nhắc đến giai đoạn đầu năm 2018 khi sàn Coincheck có trụ sở tại Tokyo của Nhật Bản đã bị đánh cắp hơn 420 triệu token NEM, tương đương với 532 triệu USD tài sản kỹ thuật số. Vụ hack đã ảnh hưởng đến giá trị của Bitcoin, khiến giá Bitcoin giảm 5% vào sáng ngày 26/1/2018.    

Coincheck đã xác nhận sự việc thông qua một bài đăng trên blog , nhưng không giải thích nguyên nhân các token bị đánh cắp. Sàn giao dịch này đột ngột đóng băng hầu hết các dịch vụ của mình, bao gồm gửi tiền, rút ​​tiền và giao dịch của hầu hết các loại tiền điện tử khác ngoại trừ Bitcoin. 

Vụ cướp đã ảnh hưởng đến khoảng 260,000 người dùng, Coincheck cho biết sẽ dùng các quỹ riêng để hoàn lại khoảng 46.3 tỷ JPY (tương đương 480 triệu USD) cho toàn bộ khách hàng bị mất cắp tài khoản NEM. Ngay sau đó, Coincheck đã hợp tác với Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản để điều tra nguyên nhân khiến số token bị đánh cắp.

Vào tháng 4/2018, sau khi được thu mua bởi Công ty môi giới trực tuyến Monex nhằm trấn an tâm lý các nhà đầu tư, Coincheck đã thông báo mở cửa và hoạt động trở lại vào tháng 11/2018, trước sự cho phép của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản. 

Dù vậy, sức hút các đồng tiền ảo vẫn không suy giảm sau vụ việc của Coincheck tại Nhật Bản - quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận tính hợp pháp của tiền ảo vào tháng 4/2017. Được biết, vào tháng 12/2017, hơn 30% số giao dịch bitcoin trên toàn cầu đã được thực hiện bằng JPY. 

dubaotiente.com

Broker listing

Thư mục bài viết