Bitcoin giảm gần 6% xuống dưới $65,600
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Theo UBS:
Dữ liệu CPI của Mỹ trong tháng 5 thấp hơn dự kiến, khiến thị trường gia tăng kỳ vọng lên 2 lần cắt giảm lãi suất vào cuối năm và Fed sẽ dovish hơn. Tuy nhiên, Fed lại đưa ra các dự báo và biểu đồ dot plot nghiêng về phía hawkish hơn.
Về biểu đồ dotplot:
Về cuộc họp báo của Chủ tịch Powell:
Nhìn chung, báo cáo CPI và cuộc họp FOMC không thay đổi nhiều bức tranh toàn cảnh: tăng trưởng bền vững và giảm lạm phát. Dù có thể dao động giữa 1 và 2 lần cắt giảm, đây vẫn là môi trường tốt thúc đẩy các tài sản rủi ro tăng giá và khẩu vị rủi ro.
Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ đầu phiên sau đợt phục hồi khiêm tốn hôm qua. Các chỉ số châu Âu vẫn sẽ phải chịu áp lực do tình hình chính trị căng thẳng trong khu vực, vì vậy đó là một yếu tố các nhà đầu tư cần lưu ý khi nhìn vào toàn cảnh. Dù vậy, khẩu vị rủi ro vẫn ổn định, với HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.2% và Nasdaq tăng 0.7% nhờ động lực tích cực của nhóm cổ phiếu công nghệ.
ECB ủng hộ việc tiếp tục cắt giảm lãi suất nhiều hơn nữa, nhưng cũng không hoàn toàn cam kết về điều đó và thị trường phải chờ đợi ít nhất đến sau mùa hè.
Lạm phát cơ bản hàng năm tăng từ 2.9% lên 3% trong tháng - tiếp tục dai dẳng trong tháng trước. Nhưng đây mới chỉ là số liệu của một tháng, vì vậy chúng ta sẽ phải xem diễn biến trong một tháng tới để có cái nhìn toàn cảnh về triển vọng lạm phát.
Cập nhật FX: EURUSD tăng nhẹ hơn 10pip sau tin
Lịch trình kinh tế đầu phiên Âu không có dữ liệu nào đủ mạnh có thể tác động đến thị trường trong phiên Âu, vì vậy dư âm từ quyết định chính sách FOMC sẽ tiếp tục là nhân tố chính ảnh hưởng đến biến động thị trường. Trong phiên Mỹ, các nhà đầu tư sẽ có số liệu từ báo cáo PPI và Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, quan chức Fed William sẽ có bài phát biểu vào đêm nay, và thị trường sẽ muốn biết liệu ông ấy có ủng hộ biểu đồ dotplot và các dự báo kinh tế như Chủ tịch Powell hay không.
Chỉ số giá sản xuất và xuất nhập tại Thụy Sĩ đã giảm trong tháng trước. Tuy nhiên, chỉ báo này không chỉ ra bất kỳ áp lực giá mạnh nào sắp xảy ra có thể cản trở kế hoạch của SNB, ít nhất là vào thời điểm hiện tại.
Hợp đồng tương lai S&P 500 đang tăng nhẹ 0.2% trong phiên.
Chỉ số giá bán buôn giảm 0.7% y/y. Điều đó chủ yếu là do giá các sản phẩm hóa chất giảm 13.9% y/y.
Đối với EUR/USD, các mức đáo hạn quan trọng nằm trong khoảng 1.0775 đến 1.0810. Biến động tỷ giá hiện tại cũng đang tiệm cận các đường MA quan trọng ở mức 1.0788-1.0802. Do đó, các mức đáo hạn này có thể sẽ hạn chế biến động mạnh của tỷ giá, ít nhất là cho đến khi có thêm dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố vào cuối ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý đến khả năng đồng USD sụt giảm trở lại.
Đối với USD/CHF, USD/CAD và AUD/USD, các mức đáo hạn nằm gần tỷ giá giao ngay hiện tại. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, các mức đáo hạn này không quá quan trọng.
Thị trường đang khá thận trọng sau những sự kiện ngày hôm qua: chỉ số CPI yếu hơn kỳ vọng, Chủ tịch Fed Powell nhấn mạnh lập trường diều hâu. Điều này khiến các nhà đầu tư phải điều chỉnh kỳ vọng của họ.
Hiện tại, thị trường đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ được công bố vào cuối ngày, bao gồm số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần và báo cáo PPI tháng 5.
Trên thị trường chứng khoán, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ vẫn đang ở mức cao sau phiên tăng hôm qua. Tuy nhiên, đà tăng này đã giảm bớt do Fed không đưa ra tín hiệu rõ ràng về động thái cắt giảm lãi suất. Mặc dù vậy, cả chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều đóng cửa ở mức đỉnh kỷ lục.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện đang ở quanh 4.325%, tăng từ mức 4.250% hôm qua. Sự biến động này cho thấy nhà đầu tư vẫn đang cân nhắc về triển vọng của thị trường.
Phiên Âu hôm nay dự kiến sẽ khá im ắng do không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố. Đây sẽ là khoảng thời gian để nhà đầu tư xem xét về các sự kiện của ngày hôm qua và đưa ra quyết định cho các hoạt động giao dịch sắp tới.
Giá vàng quay đầu giảm sau chuỗi tăng ba phiên liên tiếp lên mức 2,341-2,342 USD. Quan điểm diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào thứ Tư - các nhà hoạch định chính sách hiện chỉ kỳ vọng một đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2024, thấp hơn nhiều so với dự báo 3 đợt trong tháng 3 - đã gây áp lực bán lên vàng.
Mặt khác, sự thay đổi trong dự báo của Fed đã thúc đẩy lợi suất TPCP Hoa Kỳ và hỗ trợ đồng USD. Điều này dường như càng làm suy yếu giá vàng, mặc dù căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và sự bất ổn chính trị ở châu Âu có thể giúp hạn chế đà lao dốc của vàng.
Đồng yên tiếp tục suy yếu sau phiên tăng trước đó do đồng USD được củng cố sau quan điểm diều hâu của Fed. FOMC đã giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25%–5.50% trong cuộc họp thứ bảy liên tiếp vào thứ Tư, đúng như dự đoán của thị trường.
Đà sụt giảm của đồng Yên có thể được hạn chế do sự thận trọng trước quyết định chính sách của BoJ vào thứ Sáu. Mặc dù BoJ được dự đoán sẽ không thay đổi lãi suất nhưng các nhà giao dịch sẽ theo dõi chặt chẽ mọi thông báo liên quan đến khả năng cắt giảm hoạt động mua trái phiếu hàng tháng của BoJ.
Đồng AUD giảm nhẹ bất chấp dữ liệu việc làm tích cực. Báo cáo vệc làm của Úc cho thấy số lượng việc làm đã tăng 39.7 nghìn trong tháng 5, vượt dự kiến 30.0 nghìn và mức tăng 38.5 nghìn trước đó. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4.0%, thấp hơn dự kiến.
Đồng USD phục hồi sau quan điểm diều hâu từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), làm suy yếu cặp AUD/USD. Nhà đầu tư đang chờ đợi chỉ số PPI và dữ liệu thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ vào thứ Năm.
Sau dữ liệu CPI của Hoa Kỳ, quyết định chính sách của FOMC kèm theo Bản tóm tắt các Dự báo Kinh tế được công bố, và sau đó là cuộc họp báo của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell, quả là một phiên họp với rất nhiều thông tin quan trọng dành cho các nhà giao dịch ngoại hối.
Đối với tin tức và dữ liệu mới nhất ở châu Á thì khá ít. Báo cáo việc làm của Úc trong tháng 5 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ổn định và số lượng việc làm tăng tốt hơn nhiều so với dự kiến.
AUD/USD nhích lên một chút sau khi báo cáo được công bố nhưng sau đó nhanh chóng giảm xuống. EUR, GBP, NZD, CAD, CHF đều mất điểm so với đồng USD.
USD/JPY tăng cao hơn, vượt mốc 157.00. Cuộc họp chính sách của BoJ đang diễn ra, và sẽ có kết quả vào ngày mai, cuộc họp này cũng sẽ cân nhắc việc giảm lượng mua JGB.
Chứng khoán châu Á quay đầu giảm sau đà tăng trước đó do chứng khoán Nhật Bản lao dốc phiên thứ ba liên tiếp do lo ngại BoJ có thể cắt giảm hoạt động mua trái phiếu tại cuộc họp chính sách. Chứng khoán Úc, Hồng Kông và Hàn Quốc tăng sau đà leo dốc trên Phố Wall hôm thứ Tư.
Giá dầu giảm sau 3 ngày tăng do nhà đầu tư cân nhắc sự gia tăng bất ngờ của kho dự trữ dầu thô Mỹ và triển vọng lãi suất cao trong thời gian dài hơn của Fed.
Vàng trượt giá, hiện gia dịch quanh mức 2312.8 USD.
23:00: Chủ tịch Fed New York John Williams tham gia thảo luận với Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tại một sự kiện do Economic Club of New York tổ chức
Williams là người có vai trò quan trọng tại FOMC bởi ông cũng là Phó Chủ tịch FOMC.
USDJPY tăng chạm 157.00 khi đồng bạc xanh được hưởng lợi từ quan điểm hawkish của Fed.
Bên cạnh đó, JPY cũng chịu áp lực từ tâm lý thận trọng trước quyết định chính sách của BoJ vào thứ 6. BoJ được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất nhưng cắt giảm lượng mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản.
Giá dầu giảm vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Tư khi các nhà đầu tư tiếp nhận thông tin rằng Fed đã chọn không cắt giảm lãi suất trong tương lai gần, trong khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu dồi dào của Mỹ tiếp tục gây áp lực lên thị trường.
Fed đã giữ lãi suất ổn định vào thứ Tư và đẩy lùi thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất có lẽ muộn nhất là vào tháng 12.
Lãi suất cao có xu hướng làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và có thể hạn chế nhu cầu dầu mỏ.
Chủ tịch Fed Jerome Powell lưu ý trong một cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày rằng lạm phát đã giảm mà không gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và ông nói không có lý do gì để nghĩ rằng điều đó không thể tiếp tục.
Các thương nhân cũng đang theo dõi các cuộc đàm phán đang diễn ra về lệnh ngừng bắn ở Gaza, nếu thành công sẽ làm giảm lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung.
Trong cuộc tấn công mới nhất nhằm vào hoạt động vận tải biển, phiến quân Houthi đồng minh với Iran hôm thứ Tư đã nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bằng tàu thủy nhỏ và tên lửa khiến một tàu chở than thuộc sở hữu của Hy Lạp cần được giải cứu gần cảng Hodeidah ở Biển Đỏ của Yemen.
Nhóm chiến binh này đã tấn công hoạt động vận chuyển hàng hải quốc tế ở khu vực Biển Đỏ kể từ tháng 11 để thể hiện tình đoàn kết với người Palestine trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas.
Cuối ngày thứ Tư, nhóm chiến binh Palestine Hamas đã đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh “sự tích cực” của họ trong các cuộc đàm phán ngừng bắn.
Hamas kêu gọi Mỹ gây áp lực buộc Israel phải chấp nhận một thỏa thuận dẫn đến lệnh ngừng bắn vĩnh viễn ở Gaza cũng như việc rút hoàn toàn khỏi vùng đất này, tái thiết và thả các tù nhân Palestine.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Hamas đã đề xuất nhiều thay đổi đối với đề xuất ngừng bắn do Mỹ hậu thuẫn, đồng thời nói thêm rằng các nhà hòa giải đã quyết tâm thu hẹp khoảng cách.
Về phía nguồn cung, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến vào tuần trước, chủ yếu do nhập khẩu tăng vọt, trong khi tồn kho nhiên liệu cũng tăng nhiều hơn dự đoán.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều vào thứ Năm sau khi Fed giữ lãi suất ở mức 5.25% đến 5.5% và dot plot dự đoán 1 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, giảm so với 3 lần cắt giảm dự kiến trong cuộc họp tháng 3.
Bloomberg báo cáo về việc một nhà kinh doanh hàng hóa thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc thua lỗ sau khi một chuyến hàng đồng từ Nga trị giá gần 20 triệu USD bị mất tích. Bloomberg trích dẫn nguồn tin giấu tên:
Thị trường lao động Úc tiếp tục vững chắc khi tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi, số lượng việc làm được tăng thêm nhanh hơn, sự tham gia vẫn gần mức cao kỷ lục.
AUDUSD giảm xuống dưới 0.6650 sau tin
Dựa trên dữ liệu lạm phát tháng 5 từ Hoa Kỳ, người đứng đầu bộ phận đầu tư đa lĩnh vực tại Goldman Sachs Asset Management cho biết:
Giám đốc điều hành cấp cao của JPMorgan cũng như Đồng Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thương mại & Đầu tư (CIB) Rohrbaugh cho biết:
Chủ tịch Fed Powell phát biểu trong cuộc họp báo sau khi Fed công bố quyết định chính sách tháng 6:
Trả lời phỏng vấn, ngài Chủ tịch cho biết:
Trong cuộc họp tháng 6, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất và dự đoán:
Dot plot dự đoán 1 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024 so với 3 lần trước đó
Các chỉ số gần đây cho thấy hoạt động kinh tế tiếp tục mở rộng với tốc độ vững chắc. Việc làm vẫn tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. Lạm phát đã giảm trong năm qua nhưng vẫn ở mức cao. Trong những tháng gần đây, đã có thêm tiến bộ khiêm tốn trong tiến trình giảm phát về mục tiêu 2%.
Ủy ban sẽ tìm cách đạt được mục tiêu kép là duy trì việc làm và lạm phát tối đa ở mức 2% trong thời gian dài hơn. Ủy ban đánh giá rằng những rủi ro trong việc đạt được mục tiêu việc làm và lạm phát đã chuyển sang hướng cân bằng tốt hơn trong năm qua. Triển vọng kinh tế không chắc chắn và Ủy ban vẫn hết sức chú ý đến rủi ro lạm phát.
Để hỗ trợ các mục tiêu của mình, Ủy ban đã quyết định duy trì phạm vi mục tiêu cho lãi suất chính sách ở mức 5.25% đến 5.5%. Khi xem xét bất kỳ điều chỉnh nào đối với phạm vi mục tiêu của lãi suất, Ủy ban sẽ đánh giá cẩn thận dữ liệu sắp tới, triển vọng và sự cân bằng rủi ro. Ủy ban không cho rằng việc giảm phạm vi mục tiêu sẽ là phù hợp cho đến khi có được niềm tin lớn hơn rằng lạm phát đang tiến tới mức 2% một cách bền vững. Ngoài ra, Ủy ban sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu kho bạc, các chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, và các khoản nợ của các công ty hay các tổ chức tài chính liên quan đến chính phủ, như được mô tả trong kế hoạch đã công bố trước đó. Ủy ban cam kết đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.
Để đánh giá lập trường phù hợp của chính sách tiền tệ, Ủy ban sẽ tiếp tục theo dõi tác động của thông tin đến đối với triển vọng kinh tế. Ủy ban sẽ sẵn sàng điều chỉnh quan điểm của chính sách tiền tệ cho phù hợp nếu xuất hiện rủi ro có thể cản trở việc đạt được các mục tiêu của Ủy ban. Đánh giá của Ủy ban sẽ tính đến nhiều loại thông tin, bao gồm các thông tin về điều kiện thị trường lao động, áp lực lạm phát và kỳ vọng lạm phát cũng như diễn biến tài chính và quốc tế.
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất. Các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan sau khi ngân hàng trung ương thừa nhận rằng đã đạt được một số tiến bộ trong tiến trình giảm phát về mục tiêu 2%. Khi kết thúc cuộc họp chính sách hôm thứ Tư, Fed cho biết sẽ chỉ có một đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2024, giảm so với 3 đợt cắt giảm lãi suất mà các nhà hoạch định chính sách dự báo trước đó vào tháng 3. Trước khi quyết định của Fed được công bố, dữ liệu CPI giảm trong tháng 5 đã làm tăng thêm hy vọng rằng lạm phát đã hạ nhiệt. S&P 500 và Nasdaq Composite đóng cửa ở mức kỷ lục. S&P500 tăng 0.85%, trong khi Nasdaq tăng 1.53%. Dow Jones giảm 0.09%.
Trên thị trường FX, AUD mạnh nhất, USD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD cắm đầu giảm khi CPI tháng 5 thấp hơn dự kiến. DXY giảm xuống gần 104.40 và USD/JPY giảm 150 pip sau tin. Tuy nhiên, sự thận trọng của Fed và Powell đã hỗ trợ đồng bạc xanh. Sau khi dot plot dự đoán sẽ chỉ có 1 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay và chủ tịch Fed Powell có các phát biểu có phần "hawkish", DXY tăng trở lại, đóng cửa ở 104.70, USDJPY tăng 110 pip lên 156.85. Thị trường chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của BoJ, chú tâm vào việc liệu ngân hàng trung ương có giảm lượng mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản.
Vàng leo dốc nhờ dữ liệu lạm phát tháng 5 hạ nhiệt nhưng thoái lui phần lớn mức tăng sau các tin tức từ Fed. XAUUSD tăng $3 lên $2,319. Bitcoin tăng hơn 1% lên trên $68,100. Ether tăng gần 2% lên trên $3,500. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 14 bps xuống 4.30% - chạm mức thấp nhất kể từ ngày 1/4 sau tin CPI trước khi tăng nhẹ trở lại vào cuối ngày, đóng cửa ở 4.33%. Giá dầu tăng do cán cân cung cầu dự kiến thắt chặt trong quý 3. Dầu thô WTI tăng 46-cents lên $82.39/ thùng.
Chứng khoán Mỹ đạt mức cao mới mọi thời đại khi lạm phát giảm trên diện rộng đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu sụt giảm, với các nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ có thể cắt giảm lãi suất ít nhất hai lần trong năm nay.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm tới 15 bps khi USD yếu đi so với tất cả các đồng tiền lớn.
Hiện tại, thị trường hợp đồng swaps đang định giá 100% Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps vào tháng 11, đồng thời kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 cũng tăng lên.
Chỉ số DXY vẫn đang giảm, hiện đang ở dưới mức 104.400.
Vàng đã tăng vọt sau khi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố, đạt mức cao nhất trong phiên là 2,342 USD/ounce, tuy nhiên giá vàng cũng đang hạ nhiệt trở lại, hiện đang ở dưới mức 2,330 USD.
Giá dầu tăng mạnh khi chỉ số CPI được công bố, tuy nhiên đã hạ nhiệt do dữ liệu tồn kho EIA hàng tuần cao hơn nhiều so với kỳ vọng. Hiện tại WTI đang giao dịch ở mức 78.00 USD, dầu Brent giao dịch quanh mức 82.00 USD.
Bitcoin tăng mạnh, hiện đang ở mức 69,700 USD, rất gần với mốc 70,000 USD.
Vàng đã tăng vọt sau khi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố, đạt mức cao nhất trong phiên là 2,342 USD/ounce, tuy nhiên giá vàng cũng đang hạ nhiệt trở lại, hiện đang ở dưới mức 2,330 USD.
Những con số này đang gây áp lực nhẹ lên giá dầu, vốn đã tăng 1.20 USD trước dữ liệu.
Giá dầu đang tăng cao hơn vào thứ Tư, chạm mức cao nhất kể từ ngày 30/5, được hỗ trợ khi số lượng tồn kho dầu của Mỹ giảm lớn hơn dự kiến. Dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) cho thấy tồn kho dầu thô giảm 2.428 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 7/6, cao hơn nhiều so với mức giảm 1.75 dự kiến. Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) sẽ công bố số liệu của họ vào ít phút tới, đồng thời các nhà phân tích dự đoán tồn kho dầu cũng sẽ giảm.
Hiện tại, WTI đang giao dịch trên mức 79.10 USD/thùng, dầu Brent đang ở rất gần với mức 83.00 USD/thùng.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đang tăng điểm sau dữ liệu CPI của Mỹ cho thấy lạm phát giảm nhiều hơn kỳ vọng.
Sau ít phút mở cửa, đây là những diễn biến của thị trường:
Điểm qua một số cổ phiếu vốn hóa lớn:
Lợi suất TPCP Mỹ giảm mạnh trước thềm quyết định lãi suất của FOMC:
Giá dầu thô tăng 1.30 USD lên 79.19 USD trước thềm công bố dữ liệu tồn kho của EIA.
Bitcoin tăng lên mức 69,453 USD sau khi giao dịch ở mức thấp nhất là 66,011 USD vào ngày hôm qua. Ethereum đang giao dịch ở mức $3617.70.
Vàng tăng 0.47% lên mức 2327 USD khi USD giảm. Bạc tăng 1.92% lên mức 29.81 USD.
EUR/USD phục hồi lên 1.0830 sau báo cáo Lạm phát của Mỹ yếu hơn dự báo.
Dữ liệu CPI yếu của Mỹ đã làm tăng kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 9.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB không đưa ra một lộ trình lãi suất cụ thể.
Dữ liệu lạm phát của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến đã đè nặng lên USD. Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) giảm xuống dưới mức 104.50. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới 4.30%.
Thị trường chứng khoán Mỹ chuẩn bị mở cửa ở mức cao kỷ lục sau khi chỉ số CPI tăng chậm hơn dự kiến, dọn đường cho Fed đưa ra tín hiệu hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 47 điểm, tương đương 0.9% lên mức cao kỷ lục.
Lợi suất TPCP Mỹ giảm 11.5 bps sau khi có báo cáo CPI thấp hơn mong đợi. Có khả năng cao là các quan chức FOMC sẽ ra tín hiệu về hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay bằng "dot plot" và Powell có thể sẽ nghiêng về phe dovish.
Lãi suất kỳ vọng đang ở gần mức thấp nhất kể từ tháng Hai.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm mức 4.275%, thấp nhất kể từ ngày 1/4, tuy nhiên hiện tại, lợi suất đã tăng trở lại quanh mức 4.300%.
USD/JPY giảm mạnh sau báo cáo CPI bất ngờ tăng chậm hơn dự kiến trong tháng 5.
Thị trường hiện đang định giá Fed sẽ hạ lãi suất 50 bps vào năm nay với đợt cắt giảm đầu tiên 80% có thể xảy ra vào tháng 9.
Chỉ số CPI thấp hơn do một số thành phần và bảo hiểm ô tô cuối cùng đã ngừng tăng. Lạm phát các dịch vụ cốt lõi cũng giảm nhẹ trong tháng.
Giá nhà ở đã tăng 0.4% so với cùng kỳ nhưng lãi suất thế chấp giảm, điều này có thể khiến FOMC tin tưởng hơn rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước.
Hiện tại, chỉ số DXY đang tiếp tục giảm xuống dưới mức 104.450.
Ngay sau khi báo cáo chỉ ra rằng CPI lõi cùng với CPI tổng thể của Mỹ đều tăng chậm hơn dự báo, BTC tăng vọt lên trên mức 69,400 USD, hiện đồng tiền này đang dao động quanh mức 69,100 USD