Bitcoin giảm gần 6% xuống dưới $65,600
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán Mỹ khi bảng lương phi nông nghiệp tháng 3 của Hoa Kỳ tăng mạnh hơn dự kiến. Mức tăng đáng ngạc nhiên của bảng lương khiến các nhà đầu tư hy vọng rằng một nền kinh tế mạnh mẽ có thể tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng thu nhập doanh nghiệp, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ phải duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Mặc dù khởi sắc vào cuối tuần nhưng chứng khoán Mỹ đã có một tuần giảm điểm mạnh. Dow Jones đã giảm 2.3% trong tuần trước, ghi nhận thành tích hàng tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2023. S&P 500 giảm gần 1% trong cùng kỳ, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 1. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0.8%, trải qua tuần tiêu cực thứ tư trong năm tuần.
Trên thị trường FX, USD mạnh nhất, CAD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY tăng 40-50 pip sau công bố dữ liệu NFP trước khi quay đầu giảm trở lại, đóng cửa ở 104.28. CAD suy yếu bất chấp đà tăng của giá dầu sau khi dữ liệu việc làm Canada yếu một cách đáng ngạc nhiên. USDCAD tăng 0.34% lên 1.3589. Ngân hàng Trung Ương Ý đã cắt giảm mạnh dự báo lạm phát năm 2024. EURUSD đi ngang, đóng cửa ở 1.0835
Vàng giảm xuống $2,280 sau tin NFP trước khi bật tăng trở lại. XAUUSD tăng $33 trong ngày, đóng cửa ở $2,323. Bitcoin tăng lên trên $69,100. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 8.1 bps lên 4.39%. Giá dầu đã tăng lên mức đỉnh trong 5 tháng khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, Israel đóng cửa đại sứ quán vì mối đe dọa từ Iran. Dầu thô WTI tăng 14-cents lên $86.73
Bà Logan, quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bày tỏ lo ngại về những rủi ro lạm phát có thể đi lên.
Cụm từ "điều chỉnh chính sách phù hợp" của bà Logan chưa hoàn toàn rõ ràng, nhưng có khả năng ám chỉ việc tăng lãi suất - điều mà hiện chưa ai đề cập đến.
Chỉ có một số động thái bán trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm, khiến lợi suất tăng nhẹ từ 1 đến 1.5 điểm cơ bản.
Vàng vừa có pha tăng lên gần 2,325 USD - đỉnh lịch sử mới sau loạt số liệu thị trường lao động quan trọng của Mỹ và Canada. Hiện Vàng đã giảm xuống 2,320 USD.
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 3 đang rất tích cực. Tuy nhiên, thị trường hiện nay có xu hướng coi dữ liệu kinh tế mạnh là tín hiệu cho thấy Fed sẽ duy trì lãi suất ở mức hiện tại, thay vì hạ lãi suất. Thị trường chấp nhận mức lãi suất của Fed trong khoảng 5.25-5.50% và việc trì hoãn cắt giảm lãi suất không phải là vấn đề lớn nếu lãi suất không tiếp tục tăng.
Sự lao dốc của thị trường hôm qua phần lớn do xung đột căng thẳng giữa Iran và Israel.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng của Ivey hiện tại: 57.5
Chỉ số cao hơn dự kiến này có thể là một tín hiệu tích cực đối với USD/CAD.
Thị trường ngày càng tin tưởng vào việc Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6, thậm chí còn có khả năng cắt giảm sớm hơn vào tháng 4. Hiện tại, khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 6 được dự báo ở mức 99%, trong khi đó khả năng cắt giảm vào tháng 4 chỉ là 8%.
Điều này không quá gây bất ngờ vì chỉ còn chưa đến một tuần nữa là đến cuộc họp ra quyết định chính sách của ECB vào ngày 11 tháng 4. Vấn đề quan trọng hơn có lẽ là tốc độ ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất sau tháng 6. Dự báo hiện tại cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 7 là 59%, đây là một điểm cần theo dõi.
Thông tin mới nhất đến từ Ngân hàng Trung ương Ý cho thấy xu hướng nới lỏng tiền tệ. Dự báo lạm phát HICP năm 2024 của họ được điều chỉnh xuống còn 1.3%, so với mức 1.9% vào tháng 12. Dự báo lạm phát năm 2025 cũng được hạ xuống 1.7% so với mức 1.8% trước đó, một tín hiệu cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất sắp diễn ra.
Dự báo GDP năm 2024 vẫn giữ nguyên ở mức 0.6%, trong khi dự báo năm 2025 giảm nhẹ xuống 1.0% từ mức 1.1%.
USD/CAD đang điều chỉnh, giảm nhẹ xuống 1.73352 sau khi tăng mạnh nhờ dữ liệu lao động tại Canada và Mỹ.
Vàng đã giảm xuống gần 2,280 USD sau khi bảng lương phi nông nghiệp Mỹ được công bố tích cực hơn dự kiến. Giá kim loại quý này hiện đã tăng nhưng chưa vượt qua được 2,300 USD.
Sau công bố bảng lương phi nông nghiệp mạnh hơn dự kiến, DXY đã tăng vọt lên trên 104.6.
Tỷ lệ thất nghiệp:
Thay đổi việc làm ròng: -2.2 nghìn, dự kiến: +25 nghìn, trước đó: +40.7 nghìn việc làm
Lao động toàn thời gian: -0.7 nghìn, trước đó: +70.6 nghìn việc làm
Lao động bán thời gian: -1.6 nghìn, trước đó: -29.9 nghìn việc làm .
Lương theo giờ trung bình của nhân viên chính thức:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: 65.3%
Tin tức chính:
Thị trường:
Giá dầu WTI hiện đi ngang quanh mức $86.80 trong phiên châu Âu. Mặt hàng này đã chứng kiến đà tăng mạnh trong hai tuần qua do các lo ngại về nguồn cung cũng như kỳ vọng nhu cầu dầu thế giới phục hồi mạnh mẽ.
Căng thẳng leo thang ở Đông Âu và Trung Đông đã gia tăng lo ngại về nguồn cung dầu. Tuần này, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine nhằm vào các nhà máy lọc dầu của Nga đã thúc đẩy rủi ro suy giảm sản lượng, dẫn đến leo thang căng thẳng địa chính trị. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ trích hành động của Ukraine vì nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho giá dầu toàn cầu.
Ở khu vực Trung Đông, các cuộc không kích của lực lượng Israel nhằm vào đại sứ quán Iran ở Damascus, khiến các chỉ huy cấp cao của Iran thiệt mạng, đã làm gia tăng lo ngại về việc Iran tham chiến trực tiếp vào cuộc chiến ở Gaza. Căng thẳng địa chính trị sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đẩy giá các nguyên liệu thô khác nhau lên cao.
Trong khi đó, sự phục hồi mạnh mẽ của chỉ số PMI sản xuất ở khu vực Eurozone, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã củng cố triển vọng nhu cầu dầu hồi phục. Ở Anh và Mỹ, PMI ngành sản xuất bất ngờ quay trở lại mức tăng trưởng sau khi suy giảm trong hơn một năm. Giá dầu có mối quan hệ trực tiếp với triển vọng của ngành sản xuất.
Trong thời gian tới, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu NFP của Mỹ cho tháng 3, công bố vào lúc 19h30 tối nay. Dữ liệu thị trường lao động sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng Sáu tới hay không.
Trong khi cả Fed và BoC đều dự kiến bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay, một số nhà phân tích cho rằng BoC có khả năng cao hơn trong việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng bởi vấn đề di cư cùng với các dấu hiệu cho thấy lạm phát hạ nhiệt.
BoC sẽ muốn tránh rủi ro suy thoái đang tiềm ẩn và có thể sẽ thể hiện quan điểm "dovish" trong cuộc họp tới nếu họ đủ tin tưởng rằng lạm phát đang đi đúng hướng để tiến tới mức mục tiêu 2% ngay cả khi chính sách tiền tệ vẫn chưa có sự thay đổi cho đến hiện tại.
Nếu dữ liệu lương và việc làm thấp hơn dự báo ở cả Canada và Mỹ hôm nay, đồng CAD có thể suy yếu so với tất cả các đồng tiền trong nhóm G10.
Trên biểu đồ H1, USD/CAD đã bị không thể phá vỡ mức kháng cự 1.3575 và hiện đang trong giai đoạn điều chỉnh. Mức kháng cự tiếp theo là 1.3610 và mức hỗ trợ là 1.3520 và 1.3460.
Ngân hàng Sony - Ngân hàng thuộc Tập đoàn Sony - cho biết họ đã bắt đầu thử nghiệm và phát hành stablecoin riêng được chốt giá với đồng Yên Nhật. Thử nghiệm này sẽ được thực hiện trên blockchain Polygon dưới sự hợp tác với SettleMint có trụ sở tại Bỉ.
Thông tin này được Jun Watanabe, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Sony Network Communications, xác nhận trong một bài đăng trên X. Ngân hàng Sony cho biết họ sẽ đánh giá mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc giao dịch stablecoin này và đợt thử nghiệm này dự kiến sẽ kéo dài trong vài tháng tới.
Ngân hàng này cho biết việc sử dụng stablecoin có thể giúp cá nhân hưởng lợi với mức phí thấp hơn khi gửi tiền và thực hiện thanh toán. Ngoài ra, họ cũng cân nhắc sử dụng stablecoin như một hình thức thanh toán cho các doanh nghiệp sử dụng quyền sở hữu trí tuệ (IP) thuộc sở hữu của Tập đoàn Sony, bao gồm cả game và thể thao.
Tập đoàn Sony từ lâu đã thử nghiệm tích hợp các công nghệ Web3 khác vào hoạt động kinh doanh. Vào tháng 3 năm 2023, bộ phận trò chơi điện tử của họ đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho một sáng kiến được gọi là “Khung NFT nhằm liên kết và sử dụng tài sản kỹ thuật số giữa các nền tảng trò chơi”. Động thái này nhằm mục đích cung cấp cho người chơi cơ hội tương tác với tài sản của họ trong trò chơi. Tháng 9 năm 2023, Sony Network Communications đã hợp tác với Startale Labs, công ty phát triển cơ sở hạ tầng Web3 có trụ sở tại Singapore, để xây dựng mạng blockchain riêng của Sony.
Nhật Bản, quê hương của Sony, cũng đang hướng đến cộng đồng Web3 trong năm ngoái. Vào tháng 2, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cho biết họ đặt mục tiêu tăng cường đầu tư chiến lược vào các startup Web3 bằng cách cho phép các công ty trách nhiệm hữu hạn mua và nắm giữ tài sản tiền điện tử.
Dữ liệu NFP của Mỹ được dự báo tăng 200,000 vào tháng 3, giảm so với mức 275,000 của tháng 2. Dữ liệu của tháng 1 đã điều chỉnh giảm mạnh xuống còn 229,000 (Trước đó: 353,000)
Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo ổn định ở mức 3.9% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Thu nhập trung bình theo giờ, một thước đo quan trọng của mức tăng trưởng lương, dự kiến tăng 4.1% tính đến tháng 3, giảm nhẹ so với mức 4.3% của tháng 2.
Dữ liệu NFP, cùng với các điều chỉnh về số liệu trước đó và dữ liệu tăng trưởng lương, sẽ đóng vai trò then chốt để đánh giá kỳ vọng của thị trường về khả năng Fed cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 6. Xác suất Fed bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 6 hiện ở mức 62%, theo CMEFedWatch, tăng so với mức 58% được ghi nhận vào đầu tuần.
Giữa những tuyên bố khá cứng rắn gần đây của các quan chức Fed, Chủ tịch Fed Jerome Powell vào thứ Tư đã trấn an thị trường về khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay, cho rằng "nếu nền kinh tế tiến triển như chúng tôi mong đợi, mức lãi suất thấp hơn sẽ phù hợp vào một thời điểm nào đó trong năm nay". Trong khi đó, quan chức Fed Adriana Kugler phát biểu vào sáng thứ Năm cho rằng xu hướng suy yếu của lạm phát sẽ tiếp tục, mở đường cho NHTW nước này cắt giảm lãi suất.
Dự báo về số liệu tháng 3, các nhà phân tích của TDS cho biết: "Chúng tôi dự đoán tăng trưởng việc làm sẽ suy yếu trong tháng 3 sau mức tăng mạnh mẽ trong hai tháng đầu năm và nằm trong khoảng từ 200,000-300,000. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp sẽ ổn định ở mức 3.9%.
Nhà sản xuất linh kiện iPhone của Apple, Foxconn hôm nay đã công bố doanh thu quý đầu tiên của năm 2024:
Tuy nhiên, công ty kỳ vọng doanh thu sẽ tăng trong quý II, mặc dù lưu ý rằng đây “vẫn là mùa thấp điểm theo truyền thống”.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ tăng cao hơn vào đầu phiên Âu trước thềm dữ liệu NFP tháng 3.
Đây là một ngày quan trọng đối với thị trường, với dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp NFP được công bố vào 19:30 tối nay. Thu nhập trung bình giờ được dự báo sẽ tăng 0.3% so với mức 0.1% của tháng trước. Hôm qua, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã vượt kỳ vọng và chạm mức cao nhất kể từ tháng 1.
Tại cuộc họp gần nhất, Fed cho biết họ vẫn giữ nguyên dự báo 3 lần cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari đã đặt ra nghi vẫn rằng liệu lãi suất có được cắt giảm nếu lạm phát vẫn ở mức cao hay không?
Ngoài ra, HCOB còn công bố dữ liệu PMI tại các quốc gia khác:
Mặc dù ghi nhận sự cải thiện nhẹ trong tâm lý của người tiêu dùng Thụy Sĩ, nhưng vẫn ở mức rất thấp.
Dự trữ ngoại hối của Thụy Sĩ tiếp tục tăng kể từ đầu năm. Dự trữ cao hơn hàm ý nhiều khả năng can thiệp hơn để kiểm soát biến động tiền tệ và có thể cung cấp những tín hiệu quan trọng về triển vọng lãi suất từ SNB. Việc cắt giảm lãi suất bất ngờ trong tháng 3 đã đẩy đồng CHF chạm đáy nhiều tháng so với EUR và USD, đồng thời cho thấy ngân hàng muốn giữ cho đồng tiền không tăng giá hơn nữa sau khi CHF chạm mức cao nhất kể từ năm 2015 vào năm ngoái. Một số nhà phân tích tin rằng tỷ giá hiện tại vẫn đang quá cao so với kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách.
Cập nhật USDCHF:
Chỉ số Stoxx 600 đã giảm 1% trong giao dịch trước giờ mở cửa, với tất cả các lĩnh vực liên quan đến dầu khí đều chìm trong sắc đỏ. Cổ phiếu du lịch và giải trí giảm 2%, trong khi cổ phiếu dịch vụ tài chính giảm 1.5%. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ chờ đợi dữ liệu doanh số bán lẻ, xây dựng tại Eurozone và chỉ số giá nhà ở Vương quốc Anh.
Nvidia đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động tại Đông Nam Á khi lên kế hoạch hợp tác với tập đoàn viễn thông nội địa - Indosat Ooredoo Hutchison để xây dựng một trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) trị giá 200 triệu USD ở Indonesia.
Bộ trưởng Công nghệ, Thông tin và Truyền thông Indonesia, Budi Arie Setiadi cho biết:
Một cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy các chuyên gia kinh tế dự đoán ECB sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6 với tần suất mỗi quý một lần nhằm đạt đưa lãi suất về mức 2.25% vào cuối năm 2025 từ mức 4% hiện tại. Điều này phù hợp với kỳ vọng của thị trường và nhiều khả năng ECB sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trước Fed.
Thị trường hiện đang đặt cược ECB cắt giảm 90bps lãi suất trong năm nay so với mức 70bps từ Fed.
Chỉ báo nhanh của Nhật Bản:
Chỉ báo trùng:
USDJPY giảm vào phiên Á do tâm lý "né tránh rủi ro".
Căng thẳng giữa Iran và Israel gia tăng cùng cảnh báo đáp trả của Israel khiến thị trường chứng khoán giảm điểm, kéo theo USDJPY. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2.4% nhưng sau đó đã phục hồi nhẹ, hiện tại giảm 1.93%.
USDJPY đã giảm xuống mức đáy 150.80 đầu phiên Á, chạm ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại 150.71 - 150.88. Trước đó, USDJPY đã break qua vùng này xuống mức đáy năm 2024 tại 146.479 vào hôm 11/3. Sau đó, USDJPY tăng trở lại và vượt qua vùng 150.71 - 150.88 vào ngày 19/3, tiến gần đến mức đỉnh của năm 2022 và 2023 tại 151.91 - 151.967.
Lực cầu xuất hiện tại vùng hỗ trợ khiến giá USDJPY bật lên. Đồng JPY không còn mạnh như đầu phiên nhưng vẫn là đồng tiền mạnh nhất trong các đồng tiền chính. AUD hiện là đồng tiền yếu nhất.
Thống đốc BOJ Ueda và Bộ trưởng Tài chính Suzuki cho biết những biến động tỷ giá nhanh chóng là điều không mong muốn. Theo Reuters, nếu JPY xuống dưới 152.00, BoJ có thể can thiệp. Thông tin này đã đẩy USDJPY xuống vùng hỗ trợ.
Các cặp tiền tệ khác:
Tình hình thị trường khác:
Giá vàng (XAU/USD) hiện đang phục hồi nhẹ sau khi sự sụt giảm trước đó. Lý do chính là đồng USD đang mạnh lên nhờ những nhận định "diều hâu" từ quan chức Fed, kéo giá vàng giảm theo trong hai phiên liên tiếp.
Tuy nhiên, giá vàng cũng không giảm sâu do căng thẳng địa chính trị từ các cuộc xung đột ở Trung Đông. Vàng vốn được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong những thời điểm bất ổn như vậy.
Thị trường đang chờ đợi dữ liệu việc làm NFP của Mỹ sắp được công bố. Nếu báo cáo cho thấy thị trường lao động đang "nguội lạnh", nó có thể củng cố niềm tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Điều này sẽ làm đồng USD yếu đi và hỗ trợ giá vàng tăng trở lại.
Giá đồng tiệm cận mức đỉnh kể từ tháng 1/2023 do lo ngại ngày càng tăng về nguồn cung quặng đồng toàn cầu và khả năng các nhà máy luyện kim của Trung Quốc cắt giảm sản xuất.
Giá đồng giảm 1.1% xuống 9,252 USD/tấn do lo ngại về việc Fed sẽ duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Thị trường ngoại hối (FX) hôm nay sẽ đón nhận nhiều dữ liệu kinh tế với trọng tâm là dữ liệu thị trường lao động của Mỹ. Tuy nhiên, phiên Âu cũng sẽ công bố một số báo cáo quan trọng:
Thị trường chứng khoán Nhật Bản đang giảm mạnh 2.42%, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 20/12/2022.
Đà giảm này diễn ra sau đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua. Các chỉ số S&P, Dow Jones và NASDAQ đều tụt dốc hơn 1.23%, trong đó NASDAQ giảm mạnh nhất với 1.4%.
Những lý do dẫn đến điều này bao gồm:
Chỉ số Nikkei đang giao dịch quanh 38,812 điểm, hướng đến ngưỡng hỗ trợ 38,271.38, mức thấp nhất kể từ ngày 12/3.
Hiện tại chỉ số Nikkei đang giao dịch thấp hơn mức đỉnh năm 1990 tại 38,957.75 sau khi đạt mức đỉnh mọi thời đại tại 41,087.75 vào hôm 22/03, điều này có thể gây ra các vấn đề về kỹ thuật cho chỉ số này.
Giá dầu tiếp tục tăng vào thứ Sáu và hướng tới tuần tăng thứ hai liên tiếp, được hỗ trợ bởi căng thẳng địa chính trị ở châu Âu và Trung Đông, lo ngại về nguồn cung thắt chặt và sự lạc quan về tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu toàn cầu khi nền kinh tế cải thiện.
Giá cả hai loại dầu đều đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 vào thứ Năm.
Các nhà phân tích Daniel Hynes và Soni Kumari của ANZ cho biết trong một báo cáo:
Giá dầu Brent và WTI dự kiến sẽ tăng hơn 4% trong tuần này, tăng tuần thứ hai liên tiếp, sau khi Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, thề sẽ trả thù Israel vì vụ tấn công giết chết các quan chức quân sự cấp cao của Iran. Israel chưa tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công vào khu đại sứ quán Iran ở Syria hôm thứ Hai.
Một quan chức NATO cho biết hôm thứ Năm rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đang diễn ra vào các nhà máy lọc dầu ở Nga có thể đã làm gián đoạn hơn 15% công suất của Nga, ảnh hưởng đến sản lượng nhiên liệu của nước này.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu, được gọi là OPEC+, trong tuần này đã giữ nguyên chính sách cắt giảm nguồn cung và thúc ép một số nước tăng cường tuân thủ việc cắt giảm sản lượng. Các nhà phân tích của ANZ cho biết:
Các nhà phân tích của JP Morgan cho biết điều này diễn ra trong bối cảnh nhu cầu dầu toàn cầu tăng trưởng vững chắc ở mức 1.4 triệu thùng/ngày (bpd) trong quý đầu tiên.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 3 của Hoa Kỳ vào cuối ngày thứ sáu để có thêm manh mối về sức khỏe nền kinh tế Hoa Kỳ và định hướng chính sách tiền tệ của nước này.