Bitcoin giảm gần 6% xuống dưới $65,600
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Hôm nay là Ngày Martin Luther King Jr. nên thị trường Hoa Kỳ đóng cửa, còn Canada vẫn hoạt động bình thường. Dù không mong đợi nhiều biến động từ Canada, nhưng thị trường tiền tệ hàng hóa đang chịu áp lực sau khi Trung Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất. AUD giảm 51 pips xuống còn 0.6190.
Cho đến hiện tại, CAD vẫn giữ vững đà tăng, nhưng giá dầu giảm trong giờ qua do tin tức về lực lượng Houthi (Yemen) cho biết họ chỉ nhắm vào tàu thuyền đến Israel. Điều này có thể tạo cơ hội cho nhà đầu tư bán khống CAD trước khi giá chính thức giảm.
Về dữ liệu, báo cáo doanh số sản xuất của Canada sẽ được công bố trong vòng một giờ tới. Mặc dù không phải là yếu tố khiến thị trường biến động mạnh, nhưng Báo cáo Điều tra Triển vọng Doanh nghiệp quan trọng của Ngân hàng Canada, dự kiến công bố vào 22h30, sẽ thu hút nhiều sự chú ý.
Các tin chính:
Thị trường:
Nhìn chung, thị trường khá yên tĩnh trong ngày hôm nay, không có nhiều biến động đáng kể, một phần do thị trường Mỹ đang trong kỳ nghỉ lễ cuối tuần dài.
Đồng đô Mỹ duy trì vị thế ổn định so với các loại tiền tệ khác, ghi nhận mức tăng nhẹ so với đồng Yên và các đồng tiền của Úc và New Zealand. Cặp USD/JPY tăng từ 145.20 lên 145.90 trong phiên, do lợi suất trái phiếu châu Âu vẫn tăng nhẹ.
Đồng đô Úc và đồng đô New Zealand giảm do đồng Nhân dân tệ Trung Quốc yếu đi và tâm lý risk-off gia tăng vào đầu tuần. Cặp NZD/USD có thể giảm mạnh hơn khi giảm xuống dưới 0.6200 trong ngày.
Ngoài ra, các đồng tiền châu Âu gần như không thay đổi, bảng Anh giảm nhẹ trong khi Euro không biến động nhiều so với đồng đô Mỹ. Mặc dù có những bình luận cứng rắn từ ECB về việc duy trì lãi suất ở mức cao, nhưng các nhà giao dịch không mấy tin tưởng trừ khi dữ liệu kinh tế cho thấy dấu hiệu rõ ràng.
Trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô giảm do căng thẳng ở Trung Đông không leo thang, trong khi vàng ít biến động, vẫn duy trì mức tăng so với phiên thứ Sáu ở khoảng $2,051 hiện tại.
Bình luận của Holzmann bổ sung cho những bình luận trước đó của Nagel, cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang tìm kiếm một khung thời gian xa hơn nhiều cho việc cắt giảm lãi suất - hoặc họ chỉ nói vậy.
Nagel vốn là một người theo quan điểm diều hâu, vì vậy cần cân nhắc khi giải thích phát ngôn của ông ấy. Tuy nhiên, việc Nagel nói rằng thị trường nên chờ đợi đến sau kỳ nghỉ hè trước khi xem xét cắt giảm lãi suất là một điều khá thú vị, vì như vậy, mốc thời gian cho việc cắt giảm có thể sẽ bị đẩy sang tháng 9. Nếu điều này xảy ra, thị trường buộc phải điều chỉnh kỳ vọng lãi suất một cách đáng kể.
Giá dầu tiếp tục giảm mặc dù căng thẳng leo thang tại một vài khu vực trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc được cho là sẽ có hành động trả đũa đối với kết quả bầu cử ở Đài Loan khi đảng Dân chủ giành chiến thắng với các yêu cầu nhằm gia tăng chủ quyền và độc lập của khu vực này. Trong khi đó, nhiều lãnh đạo thế giới đang tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, với các cuộc họp bên lề nhằm thảo luận các vấn đề nóng bỏng như Ukraine, Đài Loan, Biển Đỏ và tại Gaza.
Chỉ số DXY tiếp tục đi ngang khi thị trường nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào trong tình hình của các vấn đề nêu trên. Về bản chất, sức mạnh của đồng USD đang giảm dần do dữ liệu kinh tế Mỹ không còn vượt qua ước tính. Trong tuần này, một vài dữ liệu sẽ được công bố như: Báo cáo Bán lẻ Mỹ và Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng của Đại học Michigan vào cuối tuần này.
Giá dầu thô WTI giao dịch ở mức 72.27 USD/thùng và dầu Brent giao dịch ở mức 77.61 USD/thùng tại thời điểm viết bài.
Đồng GBP đã có khởi đầu mạnh mẽ trong năm 2024. Tuy nhiên, theo các phân tích viên tại MUFG, sức mạnh này sẽ được kiểm chứng trong tuần tới:
Trong đó:
Chỉ số CPI của Anh sẽ được công bố vào thứ Tư tuần này. Các phân tích viên tại ING phân tích triển vọng của đồng Bảng Anh trước khi dữ liệu này được công bố:
Bộ Kinh tế cho biết đà phục hồi sẽ được thúc đẩy bởi nền kinh tế nội địa, mặc dù các số liệu kinh tế ban đầu vẫn chưa cho thấy dấu hiệu nào khả quan. Điểm tích cực là GDP của Đức tăng 0.7% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, một vài số liệu quan trọng như chi tiêu hộ gia đình giảm 0.8% so với năm trước. Điều này cho thấy lạm phát vẫn là một vấn đề lớn ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Bên cạnh đó, nhu cầu nội địa suy yếu và nền kinh tế toàn cầu khó khăn cũng ảnh hưởng đến tình hình chung.
Dưới đây là xu hướng của các số liệu kinh tế quan trọng từ 2020-2023
Báo cáo sơ bộ từ Destatis cho biết tăng trưởng GDP trong năm 2023:
Báo cáo sơ bộ phù hợp với ước tính đã tái khẳng định tăng trưởng âm của nền kinh tế Đức vào năm ngoái, phần lớn là do suy thoái sản xuất và nhu cầu tiêu dùng nội địa suy yếu.
Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại Thụy Sĩ tiếp tục tăng khi SNB chuyển hướng trung lập trong quan điểm chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, mức tăng cũng không quá đáng chú ý và sẽ sớm trở lại ngưỡng được ghi nhận trong tháng 11.
Cả AUD và NZD đều suy yếu cùng NDT Trung Quốc, bên cạnh đó còn có JPY. NZD/USD giảm 0.6% xuống gần 0.6200 trước sự kiểm soát của phe bán.
Dù mới bước vào đầu tuần nhưng NZD/USD có nguy cơ tiến tới kiểm tra hỗ trợ quan trọng MA 100 tuần tại 0.6213, sau đó là 0.6228 (mức FIbo 23.6%) và 0.6141 (mức Fibo 32.8%) của cùng pha tăng từ đáy tháng 10 đến đỉnh tháng 12.
Nhìn chung, USD vẫn sẽ là yếu tố then chốt chi phối thị trường FX và diễn biến trên thị trường trái phiếu tiếp tục là trọng tâm của các nhà đầu tư. Hiện tại, không có nhiều chất xúc tác thực sự hỗ trợ cho các đồng tiền cho đến khi Hoa Kỳ kết thúc đợt nghỉ lễ.
Cuộc khảo sát mới nhất của Reuters cho thấy:
Các thị trường vẫn đang dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại trong năm nay do áp lực giảm phát và thị trường bất động sản sụp đổ. Sự chậm chạp trong đà phục hồi hậu COVID không có gì quá gây thất vọng, đặc biệt là khi nhu cầu nội địa giảm mạnh trong phần lớn năm ngoái.
HĐTL các chỉ số châu Âu tăng nhẹ sau khi khẩu vị rủi ro có phần ảm đạm trong phiên thứ Sáu tuần trước.
Dữ liệu từ Destatis cho biết giá bán buôn tại Đức trong tháng 12/2023:
Chỉ tính riêng trong thnags 12/2023, giá bán buôn đã giảm 2.6% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm này chủ yếu là do giá các sản phẩm dầu khoáng giảm mạnh (giảm 9.8% so với cùng kỳ và giảm 4.6% so với tháng 11 năm ngoái). Trung bình hàng năm, giá bán buôn đã giảm 0.5% trong suốt năm 2023. Tuy nhiên, các chỉ số giá bán buôn sẽ được điều chỉnh về năm 2021 kể từ tháng 4/2024 (dữ liệu sẽ được công bố vào tháng 5/2024).
Trái phiếu vẫn là điểm quan trọng cần theo dõi vào lúc này ngay cả khi thị trường Mỹ không hoạt động trong ngày. Thị trường phải đợi đến ngày mai để hiểu rõ hơn về những động thái gần đây vào cuối tuần trước.
Hiện tại, các đồng tiền chính đang giảm nhẹ. Chứng khoán Mỹ cũng kết thúc ngày thứ Sáu ảm đạm, với S&P 500 và Nasdaq đi ngang trong khi chỉ số Dow bị các cổ phiếu ngân hàng kéo xuống.
Sẽ có một số dữ liệu được công bố trong phiên giao dịch châu Âu hôm nay. Tuy nhiên, không có tin nào trong số đó có tác động đến triển vọng của ECB trong thời điểm hiện tại. Hôm nay tất cả đều là dữ liệu lạm phát:
Dữ liệu PPI Hoa Kỳ được công bố trong phiên thứ Sáu đã chi phối biến động về mặt kỹ thuật trên nhiều thị trường, trong đó có vàng. Được biết, vàng đã hồi phục phân nửa đà giảm trong tháng kể từ cuối tuần trước.
Trước khi dữ liệu được công bố, XAU/USD đã kiểm tra thành công đường MA 200 giờ và kháng cự của kênh giá giảm. Tuy nhiên sau khi báo cáo được công bố, giá đã nhanh chóng thoái lui sau khi chạm đỉnh 2,060 USD và hồi phục trở lại quanh vùng 2,059 USD, với mức Fibo 61.8% của pha giảm từ đỉnh tháng 12 đến đáy tháng 1.
Trong ngắn hạn, xu hướng tăng đã quay trở lại sau khi phe bán nắm lấy quyền kiểm soát trong suốt giai đoạn đầu năm nay. Chỉ tính riêng trong tháng 1, vàng chỉ giảm khoảng 0.4% sau khi chật vật phục hồi từ đáy tháng tại 2,013 USD. Thông thường, tháng Giêng là thời điểm có lợi cho giá vàng, nhưng những hạn chế về mặt kỹ thuật có thể làm suy yếu đà tăng của kim loại quý.
Ngay cả khi vàng đã thu hẹp phân nửa đà giảm trong tháng, kháng cự quan trọng trước mắt cần chú ý vẫn là đỉnh năm 2020 ở khoảng 2,073 USD và chỉ cách giá giao ngay khoảng 0.9%. Giá vàng có thể tích lũy trước một kháng cự quan trọng, nhưng nếu lực mua trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng mạnh có thể làm chệch hướng đi dự kiến của vàng.
Một ngày không có quá nhiều tin tức đáng chú ý, ngoại trừ một số tin đối với thị trường năng lượng:
Tin tức chính trị:
Thị trường ngoại hối:
Cuộc khảo sát mới nhất của Wall Street Journal đối với các nhà kinh tế:
Các nhà kinh tế kỳ vọng nền kinh tế sẽ chỉ tăng trưởng 1% vào năm 2024
Các nhà tuyển dụng dự kiến sẽ tiếp tục tạo thêm việc làm vào năm 2024, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với những năm gần đây.
Các nhà kinh tế dự kiến lạm phát (chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân, không bao gồm thực phẩm và năng lượng) giảm xuống 2.3% vào cuối năm 2024 từ mức 3.2% trong tháng 11 vừa qua.
Fed chỉ ra rằng khoảng một phần ba số nhà kinh tế dự kiến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra tại cuộc họp ngày 30 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 và chỉ hơn một phần ba cho rằng cuộc họp ngày 11-12 tháng 6.
CEO JP Morgan Dimon cho biết:
Lực lượng Houthi bắn tên lửa hành trình chống hạm vào tàu USS Laboon. Tuy nhiên, tên lửa đã bị máy bay chiến đấu của Mỹ bắn hạ gần bờ biển Yemen mà không gây thiệt hại gì cho tàu hoặc máy bay.
Mr. JGB Michio Saito - cựu tổng giám đốc Cục Tài chính thuộc Bộ Tài chính và hiện là thành viên điều hành tại Viện Nghiên cứu Thị trường Vốn Nomura cho biết:
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Schumer cho biết:
Lợi suất TPCP Nhật Bản giảm xuống dưới 0 lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm 2023. USDJPY duy trì trên 145:
Thước đo lạm phát hàng tháng được khảo sát riêng bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế & Xã hội Ứng dụng Melbourne tại Đại học Melbourne: