Bitcoin giảm gần 6% xuống dưới $65,600
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Khảo sát về kỳ vọng lạm phát CPI từ các doanh nghiệp Nhật Bản trong báo cáo Tankan của BoJ cho biết:
BoJ sẽ họp vào tuần tới, Tuyên bố chính sách và cuộc họp báo của Thống đốc Ueda sẽ diễn ra vào thứ Ba. Ông Ueda đang cân nhắc giữa việc không muốn gây bất ngờ cho thị trường khi đột ngột xoay trục quan điểm chính sách hay về thời điểm ngân hàng bình thường hóa chính sách do họ vẫn đang chờ đợi kết quả từ cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân năm sau.
Tốc độ giảm giá thực phẩm tại New Zealand đã chậm lại đáng kể trong tháng 11.
Chứng khoán tăng phiên thứ 4 liên tiếp trước thềm cuộc họp Fed, với dữ liệu CPI tháng 11 tại Hoa Kỳ củng cố suy đoán lạm phát giảm dần, nhưng Fed sẽ không vội tuyên bố chiến thắng lạm phát và hiện đã có đủ căn cứ để đẩy lùi kỳ vọng sớm nới lỏng chính sách của thị trường. Điều này cũng không làm xấu đi khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường lãi suất mặc dù đã giảm nhẹ kỳ vọng nới lỏng, nhưng vẫn định giá lần cắt giảm đầu tiên diễn ra vào tháng 5 năm sau với gần 49% xác suất xảy ra. Báo cáo CPI phù hợp với dự báo, với CPI toàn phần giảm nhẹ từ 3.2% xuống 3.1% như kỳ vọng và CPI lõi ổn định ở mức 4%. Nhóm cổ phiếu công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu dẫn đầu đà tăng trong các lĩnh vực, trong khi năng lượng là nhóm ngành giảm mạnh nhất. Kết phiên, chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà tăng với hơn 100 điểm, chỉ số Dow Jones tăng 160 điểm trong khi S&P 500 chạm mức cao nhất kể từ tháng 1/2022:
Trên thị trường FX, USD đã suy yếu từ trước thềm mở cửa phiên Mỹ. Tâm điểm chú ý là báo cáo CPI tháng 11 tại Hoa Kỳ. Phản ứng ban đầu là USD giảm hơn 25pip, nhưng sau đó đã đảo chiều tăng trở lại. Các nhà đầu tư đánh giá báo cáo CPI Mỹ không có gì đáng ngạc nhiên và phù hợp với dự báo. Với tốc độ giảm lạm phát hiện nay sẽ không đủ để biện minh cho kỳ vọng sớm nới lỏng của thị trường và điều này đã hỗ trợ lợi suất và USD đảo chiều tăng trở lại. Giá có nhịp điều chỉnh giảm trong phần còn lại của ngày giao dịch. Chốt phiên, USD giảm trên diện rộng, ngoại trừ với AUD và JPY. CHF dẫn đầu đà tăng, với JPY yếu nhất trong số các đồng tiền chính.
Vàng ban đầu chạm đỉnh ngày tại $1996.73/oz sau khi báo cáo CPI được công bố nhờ lợi suất TPCP đồng loạt giảm. Tuy nhiên, lợi suất nhanh chóng đảo chiều tăng trở lại khắp các kỳ hạn đã gây áp lực khiến vàng thoái lui về dưới vùng $1980/oz, giảm nhẹ hơn $2 trong ngày và là phiên giảm thứ 3 liên tiếp trong tuần. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm tăng 2.3bp lên 4.73%, trong khi đó lợi suất 10 năm giảm 3.2bp xuống 4.20%. Dầu thô giảm mạnh hơn $2.7 xuống gần $68.60/thùng, đồng thời xóa bỏ toàn bộ đà tăng của 3 phiên trước đó.
Thị trường hiện tại đang cho thấy:
Trên thị trường trái phiếu Mỹ, lợi suất hiện đang tăng trong ngày sau khi giảm khoảng sáu điểm cơ bản trước khi dữ liệu CPI được công bố:
Nhìn vào các thị trường khác:
Thị trường đã nhanh chóng thay đổi quan điểm về báo cáo CPI của Mỹ. Ban đầu, nhà đầu tư bán tháo đồng USD nhưng sau đó nhanh chóng mua lại và hiện tại đồng USD đang tăng. Trước khi báo cáo được công bố, thị trường dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 115 điểm cơ bản, sau đó tăng lên 120 điểm cơ bản nhưng hiện đã giảm xuống 110 điểm cơ bản.
Có một khả năng lớn là thị trường đang mua đồng USD trước cuộc họp của Fed vì Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) và Chủ tịch Powell có thể phản đối việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ, đặc biệt là đối với cuộc họp tháng 3, vốn có khả năng cắt giảm gần 50%.
Tuy nhiên, có ba chi tiết đáng lo ngại đối với báo cáo này:
Những điều này có ảnh hưởng đến định hướng trước cuộc họp của Fed, nhưng cũng có một cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc 30 năm sẽ diễn ra vào cuối ngày hôm nay.
Các chỉ số chính:
CPI Mỹ sắp được công bố:
Các tin chính:
Thị trường:
Thị trường đã có một phiên giao dịch yên ắng, điều này có thể hiểu được vì các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ. Tuy nhiên, đồng USD đã giảm cùng với lợi suất trái phiếu, vì có thể các nhà giao dịch đang hình dung trước những gì có thể xảy ra khi thị trường tiến gần đến sự kiện rủi ro chính vào cuối ngày.
Yên Nhật là đồng tiền hưởng lợi nhiều nhất khi USD/JPY giảm từ khoảng 145.50 trong phiên Á xuống mức 145.15 hiện tại, -0.7% trong ngày. EUR/USD cũng tăng nhẹ 0.4% lên 1.0800 trong khi AUD/USD tăng 0.3% lên 0.6585 kể từ đầu ngày.
Bảng Anh suy yếu nhẹ sau báo cáo việc làm của Anh, điều này củng cố thêm kỳ vọng về việc BoE sẽ tạm dừng tăng lãi suất và thậm chí có thể cắt giảm lãi suất vào giữa năm tới. GBP/USD giảm từ 1.2580 xuống 1.2550 trước khi giữ quanh mức 1.2565 hiện tại.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu không quá tích cực vì các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát của Mỹ trước khi đưa ra bất kỳ hành động nào.
Mặc dù có thông tin một tàu chở dầu trên Biển Đỏ bị phiến quân Houthi bắt giữ, mức tăng của dầu là không đáng kể khi tình trạng nguồn cung lớn hơn như cầu dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian dài. Với việc OPEC + vẫn chưa đưa ra các mức cắt giảm nguồn cung cố định và cao hơn, các mỏ dầu vẫn đang đổ nhiều dầu hơn mức cần thiết vào thị trường.
Trong khi đó, đồng đô la Mỹ mất giá khi chỉ số DXY giảm xuống dưới mức 104 trước thềm dữ liệu CPI và PCE của Hoa Kỳ vào cuối ngày thứ Ba này, cùng với cuộc họp cuối cùng của Cục Dự trữ Liên bang năm 2023 sẽ diễn ra vào thứ Tư.
Dầu thô (WTI) giao dịch ở mức $71.23 và Dầu Brent giao dịch ở mức $75.8 tại thời điểm viết bài.
Phát biểu của phương tiện truyền thông nhà nước sau khi kết thúc Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương:
Đây là tháng thứ 23 liên tiếp chỉ số này thấp hơn mức trung bình 50 năm là 98. Điều này củng cố quan điểm rằng tâm lý của các doanh nghiệp vẫn đang trì trệ mặc dù không có bất kỳ dấu hiệu suy thoái nào. Một điều cần lưu ý là NFIB cho biết tỷ lệ các công ty tăng tuyển dụng đã ở mức âm kể từ tháng 3, cho thấy nhiều công ty cắt giảm nhân sự hơn là tuyển dụng thêm nhân viên.
Theo phương tiện truyền thông nhà nước, cuộc họp diễn ra từ ngày 11 đến ngày 12/12.
Hội nghị này là nơi các nhà lãnh đạo Trung Quốc gặp gỡ để thảo luận về các mục tiêu kinh tế và kế hoạch cho năm tới. Các quan chức hiện vẫn khá kín tiếng về kết quả cuộc họp, mặc dù có một số nhận xét từ Bộ Chính trị trong tuần trước.
Các báo cáo gần đây cho thấy Trung Quốc đang ủng hộ việc duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ khoảng 4.5% đến 5.5% trong năm sau.
Lợi suất 10 năm ở Mỹ giảm hơn 0.042% xuống mức 4.193% và tiếp tục đà giảm từ mức 5% cuối tháng 10. Điều này cũng gây áp lực lên đồng USD vào thời điểm hiện tại khi USD/JPY giảm 0.6% về mức 145.30 và EUR/USD hiện tăng 0.4% lên 1.0803.
Vẫn còn quá sớm để nói trước dữ liệu CPI sẽ ảnh hưởng ra sao đến quyết định của cuộc họp FOMC ngày mai, cùng với động thái của của BoE và ECB trong tuần này
Vấn đề quan trọng lúc này là nếu thị trường và quan điểm của Fed ủng hộ câu chuyện cắt giảm lãi suất, điều này sẽ giúp duy trì áp lực lên đồng USD đồng thời giúp cổ phiếu và trái phiếu tăng giá trước khi kì nghỉ lễ Giáng sinh đến.
Barclays cho biết họ dự kiến CPI lõi sẽ tăng 0.3%, trong khi chỉ số PCE tăng 0.39% so với tháng trước với việc các dịch vụ cốt lõi tiếp tục tăng giá trong khi giá hàng hóa giảm nhẹ. Họ cũng cho biết tốc độ tăng trung bình của mức giá sản phẩm cốt lõi sẽ là 2.9% hàng năm từ, cao hơn so với mức 2.8% từ tháng 6 đến tháng 10. Và điều đó sẽ tăng khả năng Fed duy trì quan điểm "hawkish" trong tuyên bố của FOMC.
Trong khi đó, Wells Fargo cũng lưu ý rằng:
Các số liệu cho thấy sự cải thiện nhẹ về triển vọng của nền kinh tế Đức. Tuy nhiên, ZEW lưu ý rằng phần lớn sự lạc quan đến từ tỷ lệ người tham gia kỳ vọng ECB cắt giảm lãi suất trong trung hạn đã tăng gấp đôi.
BofA lập luận rằng dữ liệu lạm phát ngày hôm nay sẽ hỗ trợ kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào đầu tháng 6 năm sau. Công ty dự báo lạm phát lõi sẽ tăng 0.32% trong tháng 11, phần lớn là do “sự biến động của các thành phần dễ biến động”. Giải thích thêm về điều đó, BofA cho biết:
BofA tiếp tục kỳ vọng rằng dữ liệu sẽ khẳng định lại bằng chứng về giảm phát bên ngoài các yếu tố dao động không ổn định. Và nếu vậy, điều đó sẽ hỗ trợ cho kỳ vọng của công ty rằng đợt cắt giảm đầu tiên của Fed sẽ không diễn ra cho đến tháng 6 năm sau.
BofA cũng chỉ ra rằng mặc dù thị trường đã chuyển sang định giá về khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3, nhưng động thái đó sẽ là quá sớm so với thị trường lao động hiện tại và triển vọng lạm phát. Tuy nhiên:
Nomura dự kiến lạm phát lõi của Mỹ sẽ tăng 0.3% trong tháng 11, tương tự như ước tính của các nhà kinh tế:
Về tác động của dữ liệu ngày hôm nay, Nomura cho biết dữ liệu sẽ không dẫn đến thay đổi đáng kể trong triển vọng ngắn hạn của Fed. Điều đó củng cố quan điểm rằng khó có thể ghi nhận quan điểm bồ câu hơn nữa từ chủ tịch Fed Powell cũng như các quan chức Fed trong tuần này.
Giá dầu ổn định trước các công bố về chính sách lãi suất và dữ liệu lạm phát quan trọng trong bối cảnh có nghi ngờ rằng việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ vào năm tới sẽ bù đắp cho tình trạng dư cung dầu thô và tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu yếu hơn.
GBPUSD tăng nhẹ sau công bố bảng lương tháng 11 của Vương quốc Anh trước khi giảm xuống 1.2570 tại thời điểm hiện tại:
Điều này xảy ra do hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ không có nhiều biến động và thị trường đang chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố tối nay cũng như quyết định chính sách của cuộc họp FOMC vào ngày mai.
Giá bán buôn tiếp tục giảm trong tháng do giá các sản phẩm dầu khoáng giảm. Chỉ cần lưu ý rằng các chỉ số giá bán buôn sẽ được điều chỉnh lại về năm 2021 kể từ tháng tham chiếu: tháng 4 năm 2024, với kết quả đầu tiên cho năm cơ sở mới sẽ được công bố vào tháng 5 năm 2024.
Thoạt nhìn, việc bảng lương giảm và tiền lương yếu hơn sẽ khiến BOE phải tiếp tục giữ nguyên lãi suất. Áp lực tiền lương đang giảm bớt đôi chút trong khi điều kiện thị trường lao động cũng bắt đầu có dấu hiệu dịu đi. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đang được giữ ổn định nên đó là điều cần lưu ý.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
USD/JPY đã giảm khoảng 70 pip từ đỉnh 146.20 xuống 145.50. AUD, NZD, CAD, CHF và GBP đều tăng trong phiên
Việc thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Bullock có xu hướng diều hâu hơn trong các bài phát biểu và nhận xét trước công chúng so với 'Tuyên bố' đi kèm quyết định của RBA mỗi tháng chính là động lực khiến AUD tăng. Thêm vào đó, Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đối với 3 lò mổ ở Úc. Kết quả niềm tin kinh doanh trong tháng 11 (thông qua Khảo sát kinh doanh của Ngân hàng Quốc gia Úc), mặc dù các điều kiện giảm xuống nhưng chúng vẫn ở mức cao. Hai cuộc khảo sát tâm lý người tiêu dùng được công bố đã được cải thiện ở mức tốt nhất trong nhiều tháng nhưng vẫn cho thấy sự bi quan sâu sắc.