Bitcoin giảm gần 6% xuống dưới $65,600
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
"Mối đe dọa can thiệp bằng ngôn từ tăng lên khi USD/JPY vượt mức 150." Điều này chắc chắn có liên quan đến phiên giao dịch hôm nay, với việc USD/JPY đã tăng hơn 150 điểm kể từ mức đáy theo giờ Châu Á vào thứ Hai.
Các nhà phân tích cho biết:
Sức bật được duy trì trong tuần tới vì cơ hội cho hành động can thiệp hiệu quả có thể biến mất khi không có các bản phát hành chính.
Đây là biểu đồ khung 4h cho thấy xu hướng tăng gần đây:
Thị trường chứng khoán Mỹ chậm lại vào đầu tuần, với chỉ số S&P 500 giảm 0.18% xuống 5,853.98. Chỉ số Dow Jones giảm 344.31 điểm, tương đương 0.8%, đóng cửa ở mức 42,931.60, chấm dứt chuỗi ba ngày tăng điểm và xoá bỏ một số mức tăng của tuần trước. Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq Composite là ngoại lệ, tăng 0.27% và đóng cửa ở mức 18,540.01. Sự chú ý của các nhà đầu tư vẫn tập trung vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3, với khoảng một phần năm công ty S&P 500 dự kiến sẽ công bố báo cáo trong tuần này. Theo FactSet, trong số khoảng 14% công ty S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh quý 3, có hơn 7 trong 10 công ty vượt kỳ vọng. Các nhà phân tích đã hạ đáng kể kỳ vọng về kết quả kinh doanh của các công ty trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phần lớn vẫn lạc quan rằng cổ phiếu vẫn còn dư địa để tăng giá hơn nữa, nhưng họ lưu ý rằng việc định giá đang chịu áp lực, đặc biệt là trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ và trong bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng.
Trên thị trường FX, chỉ số DXY tăng vào đầu tuần, được hỗ trợ bởi sự gia tăng của lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ. USD đã tăng trong ba tuần liên tiếp và 14 trong số 16 phiên gần đây khi một loạt dữ liệu kinh tế tích cực khiến các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về quy mô và tốc độ cắt giảm lãi suất từ Fed. Theo Công cụ FedWatch của CME, thị trường đang định giá 87% khả năng Fed sẽ cắt giảm 25 bps tại cuộc họp tháng 11, với 13% khả năng ngân hàng sẽ giữ nguyên lãi suất. USD/JPY tăng 0.92% lên 150.82 sau khi đạt đỉnh trong hơn 9 tuần ở 150.83. Nhật Bản sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào Chủ Nhật, ngày 27 tháng 10. Trong khi các cuộc thăm dò ý kiến khác nhau về số ghế mà Đảng LDP cầm quyền sẽ giành được, thị trường vẫn lạc quan rằng LDP cùng với đối tác liên minh Komeito sẽ giành chiến thắng. USD/CAD leo lên mức đỉnh trong gần 11 tuần vào thứ Hai, do khoảng cách giữa lợi suất trái phiếu Mỹ và Canada gây áp lực lên CAD, đặc biệt là trước việc BoC dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất mạnh tay trong tuần này.
Giá Vàng tiếp tục đạt các mức đỉnh mới vào thứ Hai, trong phiên giao dịch, kim loại này đã chạm mốc 2,740 USD/oz. Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng giá vàng sẽ đạt mức 2,900 USD/oz trong 12 tháng tới, nhờ sự hỗ trợ của việc Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất". Tuy nhiên, giá Vàng đã tạm nghỉ do lợi suất TPCP Hoa Kỳ và USD tăng cao đã bù đắp cho sự hỗ trợ từ những bất ổn ngày càng gia tăng xung quanh cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ và chiến tranh Trung Đông. Vàng giảm 2.23 USD xuống 2,719.7 USD/oz. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ nhảy vọt vào thứ Hai khi các nhà đầu tư tiếp thu một loạt bài phát biểu từ các nhà hoạch định chính sách của Fed. Lưu ý đến nền kinh tế phục hồi và thị trường lao động mạnh mẽ, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari cho biết vào thứ Hai rằng quỹ đạo dài hạn cho lãi suất có thể cao hơn so với trước đây. Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan cho biết bà ủng hộ động thái hiện tại là hạ lãi suất, nhưng cần phải có cách tiếp cận kiên nhẫn. Lợi suất 10y tăng gần 12 bps lên 4.194%, đạt mức đỉnh kể từ cuối tháng 7. Lợi suất 2y tăng khoảng 7 bps lên 4.027%. Giá dầu thô tăng nhẹ vào thứ Hai, bù đắp một số sự sụt giảm từ đợt bán tháo mạnh vào tuần trước. Giá dầu còn nhận được sự hỗ trợ sau khi Trung Quốc cắt giảm lãi suất LPR. Tổng giám đốc điều hành của Saudi Aramco, Amin Nasser cho biết ông vẫn khá lạc quan về nhu cầu tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Giá dầu thô WTI tăng 0.93 USD lên mức 69.7 USD/thùng.
USDCAD tăng vọt trong phiên hôm nay, break lên trên mức đỉnh tuần trước tại 1.3837. Nếu duy trì trên mức đó một cách ổn định, USD/CAD có thể quay trở lại vùng đỉnh trong năm 2022 quanh 1.3859 và 1.3898. Nếu tiếp tục vượt lên trên ngưỡng này, mục tiêu tiếp theo sẽ là mức đỉnh năm 2024 tại 1.39458 và mức đỉnh năm 2022 tại 1.3977.
Tuần này, Ngân hàng trung ương Canada (BoC) sẽ công bố quyết định lãi suất vào thứ Tư. Thị trường đang kỳ vọng BoC sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, điều này đã đè nặng lên đồng CAD trong vài tuần giao dịch gần đây.
Mặt khác, sức mạnh của USD đang được củng cố khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng 5.6 điểm cơ bản lên 4.010%, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 8.1 điểm cơ bản lên 4.1559%. Động thái này tạo động lực giúp cặp USD/CAD tăng vọt.
GBP/USD vẫn đang ở mức đáy trong phiên, quanh 1.3002 nhưng động thái này phần lớn được thúc đẩy bởi sức mạnh của đồng USD.
Đồng USD đang giao dịch quanh vùng đỉnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 8 điểm cơ bản lên 4.15% - mức đỉnh kể từ cuối tháng 7.
Tỷ giá USD/JPY đang tiệm cận vùng đỉnh của tuần trước và nếu break lên trên mức này, USD/JPY sẽ tăng lên mức đỉnh kể từ cuối tháng 7.
Tỷ giá USD/JPY hiện đang tăng lên trên 150.25 và tiệm cận vùng đỉnh của tuần trước. Nếu break lên trên mức này, USD/JPY sẽ chạm mức đỉnh kể từ cuối tháng 7. Đà tăng của cặp tiền này diễn ra trong bối cảnh sức mạnh của đồng USD được củng cố khi lợi suất TPCP Mỹ tăng vọt.
Giá vàng sau khi chạm đỉnh kỷ lục mới quanh 2740 USD/oz, hiện đang điều chỉnh gần 100pip xuống dưới 2732 USD/oz.
Kim loại quý này tăng vọt trong phiên hôm nay nhờ nhu cầu trú tài sản ẩn an toàn tăng cao do căng thẳng leo thang ở Trung Đông và động thái của PBOC nhằm tiếp tục nới lỏng các điều kiện tín dụng bằng cách cắt giảm lãi suất.
Chỉ số DXY duy trì đà tăng trên 103.70 trong phiên Mỹ, sau khi Chủ tịch Fed Logan một lần nữa nhấn mạnh quan điểm thận trọng về động thái cắt giảm lãi suất vì môi trường kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn.
Đồng tiền này cũng được thúc đẩy nhờ luồng dữ liệu kinh tế vĩ mô lạc quan của Hoa Kỳ gần đây, cũng như nhu cầu tài sản trú ẩn gia tăng do bất ổn địa chính trị và khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần.
Bitcoin đã tăng lên tiệm cận 70,000 USD trong phiên khi dòng tiền đổ vào các quỹ ETF Bitcoin cũng như sự lạc quan về triển vọng của các quy định tại Hoa Kỳ hỗ trợ tâm lý giới đầu tư. Tuy nhiên, Bitcoin hiện đã lao dốc xuống dưới 67,100 USD, diễn biến này xảy ra sau khi một nghiên cứu từ Fed Minneapolis chỉ ra rằng việc đánh thuế hoặc cấm các tài sản như Bitcoin là cần thiết để Chính phủ Hoa Kỳ có thể duy trì thâm hụt ngân sách.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều giảm khoảng 0.1%, chỉ số Dow Jones cũng giảm 0.15%, tương ứng 60 điểm.
Các động thái này diễn ra sau khi cả S&P 500 và Dow Jones đạt mức đỉnh mọi thời đại vào thứ Sáu, ghi nhận chuỗi tăng trong sáu tuần liên tiếp. S&P 500 kết thúc tuần vừa rồi với đà tăng 0.85%, trong khi Dow tăng 0.96%, còn chỉ số Nasdaq nhích 0.8%.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang tăng lên mức đỉnh trong phạm vi giao dịch gần đây, đồng thời tiệm cận đường MA200 ngày quanh 4.2%. Điều này đã gây áp lực lên hợp đồng tương lai cổ phiếu - giảm 0.2% và thúc đẩy USD/JPY tăng hơn 50 pip.
Bình luận từ Chủ tịch Fed Logan:
EUR/USD đang vật lộn để kéo dài đà phục hồi hôm thứ Sáu lên trên ngưỡng kháng cự tại 1.0870 trong phiên Mỹ vào thứ Hai. Cặp tiền này có thể giảm xuống mức đáy trong 11 tuần quanh 1.0800 (vào thứ Năm) khi các nhà đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất sâu hơn nữa.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại của Khu vực đồng tiền chung châu Âu và việc lạm phát hạ nhiệt xuống dưới mục tiêu 2% của ngân hàng, các nhà đầu tư kỳ vọng ECB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 12.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde vào thứ Ba để có thêm thông tin rõ ràng hơn về triển vọng lãi suất.
Giá vàng liên tục lập đỉnh mới trong thời gian gần đây khi căng thẳng ở Trung Đông tiếp tục thúc đẩy nhu cầu, giá vàng hiện đang giao dịch quanh mức đỉnh sử, tiệm cận 2740 USD/oz.
Tin tức:
Thị trường:
Phiên giao dịch hôm nay diễn ra khá ảm đạm, nhưng chứng kiến một số biến động đáng kể trên thị trường. Chứng khoán giảm điểm sau khi khởi đầu thận trọng, trong khi lợi suất trái phiếu tăng đã giúp đồng USD tăng nhẹ trong phiên.
EUR/USD giảm xuống mức 1.0845, trong khi USD/JPY lên chạm mốc 150.00 trong phiên. Do khẩu vị rủi ro suy yếu, AUD và NZD đang mất giá, với AUD/USD giảm xuống dưới đường MA 100 ngày.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm dần trong phiên, nhìn chung không có nhiều chất xúc tác. Tương tự đối với các chỉ số chứng khoán châu Âu và điều này đang gây áp lực lên tâm lý thị trường nói chung. Cổ phiếu công nghệ đang dẫn đầu đà giảm, với hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.4% và hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 0.6%.
Tâm lý thị trường nhìn chung trái chiều, với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đang hỗ trợ cho USD/JPY.
Giá vàng tiếp tục tỏa sáng, hướng tới mức cao kỷ lục mới gần $2,738
Thông điệp:
Theo Chris Turner, chuyên viên phân tích của ING, thị trường đang định giá sai chu kỳ nới lỏng của BoE:
Mức Open Interest (OI) trên các hợp đồng phái sinh Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục vào ngày 21/10, với CoinGlass báo cáo rằng OI của các hợp đồng tương lai Bitcoin đã đạt 40.5 tỷ USD. Trong đó, mức OI tại sàn giao dịch Chicago Mercantile Exchange (CME) chiếm 30.7%, theo sau là Binance với 20.4% và Bybit với 15%.
OI cao cho thấy có khả năng sử dụng đòn bẩy cao hơn, từ đó tạo ra mức biến động lớn hơn trên thị trường. Nếu giá di chuyển mạnh, nó có thể kích hoạt các đợt thanh lý hàng loạt và báo tháo trên thị trường giao ngay, dẫn đến việc giá BTC giảm mạnh. Hiện tượng trên xảy ra gần đây nhất vào đầu tháng 8, khi giá BTC giảm gần 20% trong vòng chưa đầy hai ngày và giảm dưới mốc $50,000.
Bitcoin đã tăng giá mạnh vào sáng này và đạt mốc $69,380 USD, trước khi gặp áp lực từ phe bán và hiện giảm về mức $68,374 tại thời điểm viết bài.
Theo Chris Turner, chuyên viên phân tích của ING, thị trường ngoại hối dường như đang kỳ vọng vào chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng tới. Tháng 10 dường như là một tháng tốt đẹp đối với Donald Trump trong các cuộc thăm dò dư luận và đồng USD đang được mua vào trên diện rộng. Điều thú vị là trong tuần tính đến thứ Ba tuần trước (ngày 15), các nhà đầu cơ, đặc biệt là các nhà quản lý tài sản, đã mua mạnh USD so với EUR, mà còn so với CAD:
Đồng USD đang tăng nhẹ trong phiên châu Âu, được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng.
USD/JPY hiện chạm mốc 149.95, vẫn đang dao động gần mức kháng cự cần theo dõi là 150.00 Các vùng kháng cự khác ở mức Fibonacci thoái lui 50.0% và đường MA100 ngày (đường màu đỏ) 150.76. GBP/USD giảm xuống 1.3020 trong khi AUD/USD giảm xuống 0.6690, phá vỡ mức hỗ trợ tại đường MA 100 ngày của là 0.6695.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng thêm 3 điểm cơ bản lên 4.116%, tiếp tục phục hồi sau khi kiểm tra mốc 4% vào tuần trước
Thị trường đang thiếu vắng các dữ liệu khi mà lịch kinh tế đầu tuần không có gì hấp dẫn. Do đó, các nhà giao dịch sẽ tập trung vào các yếu tố kỹ thuật và tâm lý thị trường, cho đến khi có chất xúc tác mới thúc đẩy thị trường. Và điều đó có thể sẽ không xuất hiện cho đến cuối tuần này.
Vàng tiếp tục mở rộng đà tăng của tuần trước và lập kỷ lục mới trên mốc 2,730 USD, ở khoảng 2,734 USD/oz. Lịch kinh tế thiếu đi xúc tác từ các dữ liệu kinh tế quan trọng, với trọng tâm là bài phát biểu của một số quan chức Fed.
Triển vọng lãi suất thấp trên toàn cầu và căng thẳng địa chính trị leo thang gần đây đang tạo thêm động lực tích cực cho giá vàng. Bên cạnh đó, vàng cũng được hỗ trợ nhờ lo ngại về khả năng suy thoái kéo dài ở Trung Quốc. Vào sáng nay, PBOC đã tiếp tục bổ sung thêm các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế thông qua hoạt động cất giảm lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm và 5 năm vào sáng nay.
Trên thị trường FX, USD tiếp tục tăng cao hơn so với các đồng tiền chính khác.
Cổ phiếu châu Âu giảm nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi các báo cáo tài chính quan trọng được công bố trong tuần, trong lúc đánh giá rủi ro địa chính trị ở Trung Đông và triển vọng tăng trưởng tại Eurozone, đặc biệt là sau khi Trung Quốc thực hiện một loạt các bước để phục hồi tăng trưởng.
Vàng đóng cửa tuần trước trên mốc 2,700 USD với chuỗi tăng 4 ngày liên tiếp đã tạo thêm niềm tin cho phe mua. Tuy nhiên, chỉ báo RSI trên khung D1 tiến vào vùng quá mua cho thấy giá có thể sớm điều chỉnh giảm nhẹ trong thời gian tới, hoặc đi ngang trước khi mở rộng xu hướng tăng mạnh mẽ hơn.
Hỗ trợ trước mắt là mốc 2,700 USD. Phá xuống dưới hỗ trợ này, đà giảm có thể tăng tốc về vùng 2,662/60 USD, với mục tiêu tiếp theo là 2,647/46 USD. Sau đó, phe bán có thể hướng tới mốc 2,600 USD, trước khi tiến tới vùng 2,630 USD.
Hạ lãi suất trước cuối năm:
- Fed: 43 điểm cơ bản (xác suất 92% sẽ có cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
2025: 143 điểm cơ bản
- ECB: 30 điểm cơ bản (xác suất 81% sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản vào cuộc họp sắp tới)
2025: 143 điểm cơ bản
- BoE: 44 điểm cơ bản (xác suất 99% sẽ có cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
2025: 143 điểm cơ bản
- BoC: 81 điểm cơ bản (xác suất 99% sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp sắp tới)
2025: 180 điểm cơ bản
- RBA: 7 điểm cơ bản (xác suất 91% sẽ không hạ lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
2025: 64 điểm cơ bản
- RBNZ: 55 điểm cơ bản (xác suất 78% sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp sắp tới)
2025: 163 điểm cơ bản
- SNB: 29 điểm cơ bản (xác suất 82% sẽ cắt giảm lãi suất 255 điểm cơ bản trong cuộc họp sắp tới)
2025: 73 điểm cơ bản
Tăng lãi suất trước cuối năm:
- BoJ: 7 điểm cơ bản (xác suất 93% sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
2025: 33 điểm cơ bản
Vào tuần trước:
- Tổng tiền gửi là 462.3 tỷ CHF, thấp hơn so với mức 467.1 tỷ CHF trước đó.
- Tiền gửi trong nước đạt 454.1 tỷ CHF, thấp hơn so với 459.4 tỷ CHF trước đó.
Lượng tiền gửi của Thụy Sĩ đã giảm trong vài tuần qua, quay về mức ban đầu sau cú hích nhẹ hồi cuối tháng 9.
Xu hướng tiền gửi trong thời gian qua:
- Eurostoxx: -0.2%
- DAX của Đức: -0.2%
- CAC 40 của Pháp: -0.4%
- FTSE của Anh: +0.2%
- IBEX của Tây Ban Nha: -0.3%
- FTSE MIB của Ý đi ngang
Phiên giao dịch hôm nay mở cửa trầm lắng, hợp đồng tương lai của Mỹ đi ngang. Biến động tỷ giá của các cặp tiền chính không quá đáng kể. Chỉ số DAX điều chỉnh giảm nhẹ nhưng vẫn trong xu hướng tăng, hiện đang dao động quanh mức cao kỷ lục được thiết lập vào tuần trước.
Nhà hoạch định chính sách ECB, Gediminas Šimkus cho biết lãi suất có thể được hạ xuống dưới mức trung lập trong chu kỳ nới lỏng hiện tại nếu tình trạng giảm phát trở nên phổ biến hơn ở Eurozone.
Không quân Israel đã tấn công hàng chục địa điểm liên quan đến Hezbollah tại Beirut và miền nam Lebanon, nhắm vào các chi nhánh của ngân hàng chợ đen Al Qard al Hassan – một nguồn tài chính lớn cho phong trào Hezbollah. IDF cho biết các quỹ tại các chi nhánh này được dùng để mua vũ khí và trả lương cho các chiến binh Hezbollah, trong nỗ lực phá vỡ hoạt động quân sự và khôi phục năng lực của nhóm này.
Israel báo cáo rằng 25 tên lửa đã được phóng từ Lebanon về phía Galilee. Cuộc tấn công đã kích hoạt còi báo động tại Ma'alot-Tarshiha, Sakhnin, Karmiel và một số thành phố khác. Theo quân đội, một số tên lửa đã bị hệ thống phòng không đánh chặn, số khác rơi xuống khu vực này.
Hiện Không có báo cáo về thương vong.
Đà tăng của USD/JPY được hỗ trợ nhờ việc USD hưởng lợi từ nhu cầu trú ẩn (do căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông và bầu cử Mỹ), kết hợp với dữ liệu kinh tế vĩ mô lạc quan của Hoa Kỳ cho thấy triển vọng tăng trưởng vững vàng. Vào sáng nay, Israel báo cáo rằng 25 tên lửa đã được phóng từ Lebanon về phía Galilee. D
Đồng thời, dữ liệu lạm phát của Nhật Bản chậm lại có khả năng làm giảm tính cấp thiết của việc tăng lãi suất, kết hợp với giọng điệu dovish hơn từ quan chức BoJ tiếp tục gây áp lực lên JPY.
Chỉ số DAX của Đức đang cố gắng duy trì đà tăng ở mức cao kỷ lục, trong khi hợp đồng tương lai của Mỹ ít biến động trong ngày. Tâm điểm thị trường tiếp tục xoay quanh những báo cáo tài chính quan trọng trong quý III từ các công ty lớn như Tesla, Boeing, và Amazon.
Tin tức mới trong tuần này khá khan hiếm, với lịch kinh tế trong ngày không có sự kiện quan trọng nào được công bố. Thông tin chủ yếu đến từ phát biểu của các quan chức Fed, nhưng có thể họ sẽ không mang đến nhiều thông điệp mới.
Lịch phát biểu của NHTW (theo giờ Việt Nam)
Đầu tiên là quyền chọn EUR/USD ở mức 1.0885, đóng vai trò hạn chế biến động trong phiên giao dịch sắp tới.
Sau đó là quyền chọn USD/CAD ở mức 1.3800. Cùng với đường MA 100 giờ là 1.3788, hợp đồng quyền chọn này có thể giúp thiết lập mức sàn cho cặp USD/CAD.