Bitcoin giảm mạnh xuống gần 66,000 USD
- Bitcoin giảm mạnh xuống gần 66,000 USD
- ETH cũng giảm xuống dưới $3,370.
Tiền điện tử đã gặp một số áp lực sau dữ liệu mạnh mẽ ở Mỹ vào thứ Hai, điều này gây ra nhiều rủi ro phức tạp.
Tiền điện tử đã gặp một số áp lực sau dữ liệu mạnh mẽ ở Mỹ vào thứ Hai, điều này gây ra nhiều rủi ro phức tạp.
Cổ phiếu châu Âu giảm vào thứ Ba khi các nhà đầu tư đánh giá tác động từ các chính sách thuế quan mới của Donald Trump lên nền kinh tế khu vực, trong lúc chờ đợi báo cáo CPI Mỹ vào tối mai.
Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu giảm 0.84%, với sắc đỏ bao trùm lên tất cả các ngành và sàn giao dịch chứng khoán lớn. Cổ phiếu khai khoáng dẫn đầu đà giảm, giảm 1.4%, với các ngân hàng, ô tô và hóa chất đều giảm hơn 1%.
Sự kiện quan trọng nhất trong ngày là báo cáo thị trường lao động Vương quốc Anh từ ONS, đã được công bố vào 14h chiều nay. Các con số đưa ra khá trái chiều, nhưng nhìn chung nghiêng về phía dovish và có thể tạo áp lực giảm lên GBP hoặc thúc đẩy BoE thận trọng hơn trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Trong thời gian còn lại của ngày giao dịch, hầu như không có sự kiện kinh tế nào lớn, với một số các báo cáo cấp thấp như chỉ số ZEW của Đức và Chỉ số niềm tin doanh nghiệp nhỏ NFIB của Mỹ.
Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ chuyển rời sự chú ý đến bài phát biếu của các quan chức Fed trong ngày, bao gồm Waller, Barkin, Kashkari và Harker. Khả năng cao là họ sẽ lặp lại quan điểm của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong cuộc họp báo tuần trước do chưa có dữ liệu mới về lạm phát tiêu dùng (CPI). Nếu dữ liệu kinh tế tiếp tục cho thấy sức mạnh, các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ bắt đầu nói về khả năng tạm dừng tăng lãi suất vào năm 2025.
Xu hướng của các giao dịch "Trump trade" vẫn đang chiếm thế chủ đạo, và một số động thái đáng chú ý có thể xuất hiện trước thềm công bố báo cáo CPI Mỹ vào tối mai.
Thời gian | Ngày | Quan chức | Lập trường | Quyền bỏ phiếu |
16:00 | 12/11 | ECB Rehn | Trung lập | Có |
16:00 | 12/11 | BoE Pill | Trung lập | Có |
22:00 | 12/11 | Fed Waller | Trung lập | Có |
22:15 | 12/11 | Fed Barkin | Trung lập | Có |
02:00 | 13/11 | Fed Kashkari | Hawkish | Có |
05:00 | 13/11 | Fed Harker | Trung lập | Không |
Bitcoin tiếp tục tăng mạnh sau cuộc bầu cử, trở thành một trong những tài sản "thắng lớn nhất" từ làn sóng giao dịch liên quan đến Trump. Giá Bitcoin hiện đang áp sát mốc 90,000 USD, tăng khoảng 32% so với thứ Ba tuần trước và tiếp tục hướng đến các mức cao mới.
Trump khuyên mọi người nên “HODL” (giữ chặt) vì giá Bitcoin đang “phóng lên mặt trăng” - tức là có tiềm năng tiếp tục tăng mạnh.
Các con số khớp với dự báo sơ bộ. Tuy nhiên, cần chú ý, lạm phát lõi hàng năm được dự báo sẽ tăng từ 2.7% vào tháng 9 lên mức 2.9% trong tháng 10.
Tâm lý thị trường có phần thận trọng hơn trong ngày, với HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.1%.
Dữ liệu mới nhất do từ ONS công bố vào ngày 12/11/2024
Tỷ lệ thất nghiệp ở Vương quốc Anh tăng lên, với số liệu bảng lương tháng 10 tiếp tục giảm, mặc dù số liệu tháng 9 được điều chỉnh tăng nhẹ. Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) nhấn mạnh rằng việc đánh giá thị trường lao động hiện nay gặp khó khăn và số liệu có sự biến động cao. Do quy mô khảo sát bị thu hẹp, các số liệu thay đổi cần được phân tích kỹ lưỡng và cẩn trọng hơn, vì độ chính xác không được đảm bảo tuyệt đối.
Với tỷ lệ thất nghiệp tăng, thay đổi bảng lương vẫn ở mức âm (giảm), và tiền lương thực tế không tăng trở lại sau khi giảm vào tháng 5, dữ liệu này đưa ra một góc nhìn dovish hơn đối với BoE. Sau khi dữ liệu được công bố, GBP/USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong ngày là 1.2813.
GBP/USD hồi nhẹ vào ngày sau khi có kết quả bầu cử Hoa Kỳ, nhưng nhịp hồi bị cản tại mốc 1.3000, gần với đường MA 100 ngày (màu đỏ) vào tuần trước. Kể từ đó, phe bán đã quay trở lại nắm lấy quyền kiểm soát và đẩy giá giảm sâu hơn trong ngày hôm nay, đồng thời hướng tới ngày giảm thứ 3 liên tiếp.
Cặp tỷ giá đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 và hướng tới kiểm tra hỗ trợ quan trọng MA 200 ngày (màu xanh) ở khoảng 1.2817. Phá xuống dưới khu vực này, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ tháng 5 cặp tiền giao dịch dưới cả 2 đường MA quan trọng, đồng thời củng cố cho xu hướng giảm giá sâu hơn nữa khi USD nỗ lực mở rộng đà tăng sau bầu cử, với mục tiêu tiếp theo là đáy tháng 8 quanh 1.2664/72.
Nhìn vào giai đoạn hậu bầu cử, USD tiếp tục được ưa chuộng, ngay cả khi đặt bên cạnh triển vọng chính sách của các ngân hàng trung ương. Thị trường định giá 87% khả nằng Fed cắt giảm lãi suất 25bps vào tháng 12, trong khi có 75% xác suất BoE giữ nguyên lãi suất điều hành. Nhưng nếu Fed quyết định giữ nguyên trong khi BoE chuyển sang cắt giảm lãi suất, đây sẽ trở thành nhân tố chính gây áp lực lên GBP/USD trong dài hạn.
Sự chú ý của ngày hôm nay đều dành cho EUR/USD ở mức 1.0600 và 1.0625. Cặp tiền này đang chịu áp lực giảm, chạm đáy kể từ tháng 4 khi USD tiếp tục tăng mạnh. Do đó, điều này sẽ nhấn mạnh thêm vào mức hỗ trợ chính từ mức đáy của tháng 4 tại 1.0601. Các hợp đồng hạn ở trên sẽ chỉ thêm một chút lớp phòng thủ, ít nhất là cho phiên giao dịch sắp tới.
Cũng sẽ có một sự chú ý khác ở mức 1.0600 vào ngày mai. Nhưng hiện tại, tâm lý tích cực đối với USD sau bầu cử vẫn tiếp tục là động lực số một.
USD/JPY đã tăng vọt lên trên 154.00 mà không thấy có chất xúc tác mới nào. Tuy nhiên, đỉnh không kéo dài lâu, cặp tiền này đã sớm giảm trở lại xuống khoảng 153.53.
Các điểm nhấn dữ liệu hôm nay đến từ New Zealand và Úc, với AUD/USD là cặp tiền giảm ròng trong phiên giao dịch:
Niềm tin của người tiêu dùng Úc đã tăng vào tháng 11 khi người tiêu dùng tin tưởng vào việc RBA sẽ cắt giảm lãi suất (có thể mất một thời gian). Niềm tin của doanh nghiệp cũng tăng cao hơn trong cuộc khảo sát doanh nghiệp tháng 10 của RBA. Điều kiện kinh doanh không thay đổi. Có lẽ tin tốt nhất từ cuộc khảo sát này là dấu hiệu cho thấy áp lực về chi phí và giá sản phẩm đã chậm lại hơn nữa.
PBoC đã đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY ở mức yếu nhất (đối với đồng nhân dân tệ) kể từ giữa tháng 9 năm ngoái.
Bitcoin tăng nhưng vẫn chưa đạt mốc 90,000 USD.
Trích dẫn lời của nhà phân tích Ed Yardini:
Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch thứ Ba, khi chỉ có thị trường chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc ghi nhận dấu hiệu khởi sắc. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0.23%, Topix tăng 0.68%. Các thị trường Trung Quốc đại lục và Hong Kong mở cửa trong sắc xanh với CSI 300 tăng 0.22% và Hang Seng tăng 0.21% trong giờ giao dịch đầu tiên. Ngược lại với tín hiệu lạc quan từ các thị trường này, chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 0.33%. Trong khi đó, hai chỉ số Kospi và Kosdaq của Hàn Quốc giảm mạnh, lần lượt là 1.25% và 2.04%.
Đối với thị trường FX, đồng USD tiếp tục xu hướng tăng khi chỉ số DXY hiện đang ở mức 105.565, sau khi chạm mức 105.70 điểm trong phiên trước, giao dịch quanh mức đỉnh kỷ lục 4 tháng. Cặp tiền EUR/USD giảm xuống mức đáy gần 7 tháng. Cùng lúc đó, USD/CNY cũng chạm đáy 3 tháng do lo ngại về khả năng Mỹ áp thuế quan mới.
Bitcoin tiếp tục thu hút sự chú ý của nhà đầu tư khi lập kỷ lục mới ở mức 89,637 USD. Đà tăng của đồng tiền mã hóa hàng đầu này được hỗ trợ bởi tuyên bố của ông Trump về việc biến Mỹ thành "thủ đô tiền điện tử của thế giới".
Thị trường dầu mỏ ghi nhận phiên giao dịch ổn định trong sáng nay. Các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo hàng tháng của OPEC, sau khi giá dầu chịu áp lực từ kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc và những lo ngại về tình trạng dư cung trong các phiên giao dịch trước đó.
Thủ tướng Ishiba cho biết chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp với đại diện doanh nghiệp và công đoàn trong tháng này để thảo luận về đàm phán lương năm tới. Động thái này nhằm:
Cuộc đàm phán dự kiến diễn ra vào cuối quý I/2025.
Cập nhật diễn biến tỷ giá USD/JPY:
Theo Bloomberg, các cơ quan quản lý đang xây dựng đề xuất cho phép các thành phố lớn, như Thượng Hải và Bắc Kinh, giảm thuế chuyển nhượng bất động sản đối với người mua từ mức hiện tại là 3%, xuống mức thấp kỷ lục 1%.
Động thái này được dự đoán nhằm thúc đẩy nhu cầu bất động sản trong nước. Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng mở cửa tích cực trong phiên giao dịch hôm nay.
Theo các phân tích mới, Trung Quốc hiện đang lo ngại về tác động của thuế quan Mỹ đối với kinh tế của quốc gia này. Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, Robert Friedland, nhà sáng lập Ivanhoe Mines nhận định:
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vừa công bố kế hoạch đầu tư quy mô lớn trị giá 65 tỷ USD (tương đương 10 nghìn tỷ JPY) nhằm tăng cường năng lực ngành công nghiệp chip và trí tuệ nhân tạo, dự kiến hoàn thành vào năm tài khóa 2030.
Các điểm chính của kế hoạch:
USD/JPY đã quay về vùng giá cao kỷ lục tại 153.90. Hiện tại, thị trường vẫn chưa có thêm bất cứ thông tin về động thái can thiệp nào đến từ các quan chức BoJ.
Giá đóng cửa trước đó: 7.2150. Mức tỷ giá tham chiếu USD/CNY là thấp nhất kể từ ngày 12/09/2023.
PBOC bơm 125 tỷ nhân dân tệ thông qua các hợp đồng reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.5%.
18 tỷ nhân dân tệ từ các hợp đồng reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay.
Một khoản bơm ròng 107 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở.
Theo khảo sát hàng tuần của ANZ, dữ liệu tại Úc ghi nhận:
ANZ nhận định niềm tin tiêu dùng đã và đang kéo dài xu hướng tăng. Đặc biệt, niềm tin tiêu dùng được ghi nhận cao nhất ở nhóm người sở hữu nhà và nhóm người hoàn tất chi trả vay thế chấp, hưởng lợi từ động thái nâng lãi suất của RBA hồi 2022. Tuy nhiên, dữ liệu này vẫn nằm trong vùng bi quan và chưa thể dự đoán trước thời điểm quay về vùng tích cực.
Theo khảo sát hàng tháng của National Australia Bank, dữ liệu kinh doanh tại Úc ghi nhận:
Ngoài ra, một số chỉ số thứ yếu được ghi nhận:
Theo nhận định của NAB, niềm tin kinh doanh đã tăng vọt sau một thời gian dài duy trì dưới mức trung bình. "Dù mới chỉ là diễn biến một tháng nhưng đây là tín hiệu đáng mừng, cùng với sự cải thiện ban đầu trong đơn hàng tương lai", báo cáo nêu rõ.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng mặc dù áp lực lạm phát đang dần hạ nhiệt nhưng vẫn cần thêm thời gian để về mức ổn định. Lãi suất cao được duy trì để kiểm soát lạm phát vẫn là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục chạm đỉnh kỷ lục mới, ghi nhận chuỗi 5 ngày tăng điểm liên tiếp. Trong phiên, chỉ số Dow Jones tăng hơn 500 điểm, chạm mức đỉnh trước khi hồi về mức 44,293 ở cuối phiên. Chỉ số S&P 500 tăng 0.10%, vượt mốc 6,000 điểm và chỉ số Nasdqa tăng 0.06%, chạm mức 19,298. Cổ phiếu Nvidia được Piper Sandler nâng hạng lên vị trí hàng đầu trong nhóm vốn hóa lớn, nhờ vị thế thống lĩnh trong lĩnh vực chip AI và kế hoạch ra mắt con chip Blackwell thế hệ mới. Đi ngược lại với xu hướng thị trường, cổ phiếu AbbVie sụt giảm mạnh, sau khi hai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn giữa về thuốc điều trị tâm thần phân liệt không đạt mục tiêu, ảnh hưởng đến thương vụ mua lại Cerevel Therapeutics trị giá 8.7 tỷ USD đầu năm nay. Kết phiên:
Trên thị trường FX, USD vững đà tăng trên diện rộng, khi chỉ số DXY đã vượt đỉnh sau kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. Cặp tiền EUR/USD chạm mức đáy trong 6.5 tháng do lo ngại về khả năng Mỹ áp thuế quan mới, tác động tiêu cực đến nền kinh tế khu vực đồng EUR. Theo ông Bipan Rai, Giám đốc điều hành tại BMO Global Asset Management: "Thị trường đang ngày càng đặt cược vào chiến thắng của phe Cộng hòa và USD đang là đồng tiền hưởng lợi từ xu hướng này". Cặp USD/JPY giao dịch gần mức 154, khi đồng JPY suy yếu do ảnh hưởng từ biến động chính trị tại Nhật Bản và kịch bản điều chỉnh lãi suất của BoJ còn mơ hồ.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường vàng cũng chịu áp lực giảm giá mạnh, với mức sụt giảm hơn 2% do tác động từ đồng USD mạnh lên và những kỳ vọng về chính sách tài khóa cũng như cắt giảm lãi suất sau chiến thắng của ông Trump. Thị trường trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa nghỉ lễ ngày Cựu chiến binh. Giá dầu giảm mạnh hơn 2%, chịu ảnh hưởng từ sự thất vọng của nhà đầu tư trước gói kích thích kinh tế Trung Quốc, quốc gia với sản lượng tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, không như kỳ vọng. Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 2.03 USD, chạm mốc 71.91 USD/thùng. Trong khi đó, hợp đồng tương lai dầu WTI giảm 2.31 USD, chạm mốc 68.07 USD/thùng. Bitcoin "thăng hoa", chạm mức đỉnh kỷ lục mới tại 89,623 USD, thành công kéo dài đà tăng của thị trường tiền mã hóa nói chung sau chiến thắng của Donald Trump.
Trên thị trường FX, USD tiếp tục duy trì đà tăng so với các đồng tiền chính, với JPY và EUR yếu nhất trong nhóm G7. USD tiếp tục được hỗ trợ nhờ khả năng Đảng Cộng hòa sẽ giành đa số tại Quốc hội Mỹ sau chiến thắng của Donald Trump.
Trong khi đó, vàng bị bán tháo xuống dưới vùng 2,720 USD trước sức mạnh của USD. Kim loại quý hiện giảm 2.3% trong ngày xuống 2,621 USD, với mức thấp nhất chạm 2,617 USD/oz. Tương tự, dầu thô WTI cũng giảm gần 2.5% xuống 68.60 USD/thùng.
Dữ liệu từ CB cho tháng 9/2024:
Chỉ số LEI sụt giảm trong tháng 9 chỉ ra rằng nền kinh tế Vương quốc Anh có thể gặp khó khăn trong thời gian tới, với sự giảm tốc trong các chỉ báo dẫn dắt như sản xuất, đơn hàng và các chỉ số dự báo khác. Trong khi đó, sự tăng trưởng trong chỉ số CEI cho thấy các yếu tố kinh tế hiện tại như sản lượng và thu nhập vẫn đang duy trì tích cực.
Dữ liệu từ CB trong 6 tháng, tính từ tháng 3 đến tháng 9/2024:
Nhìn chung, mặc dù chỉ số LEI cho thấy có sự suy giảm tiềm ẩn trong tương lai, chỉ số CEI lại phản ánh nền kinh tế Vương quốc Anh vẫn đang có sự ổn định và tăng trưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sự đối lập giữa hai chỉ số này có thể cho thấy sự bất ổn tiềm ẩn hoặc sự chuyển tiếp trong nền kinh tế của Vương quốc Anh.
Trên thị trường FX, USD tiếp tục duy trì đà tăng so với các đồng tiền chính, với JPY và EUR yếu nhất trong nhóm G7. USD tiếp tục được hỗ trợ nhờ khả năng Đảng Cộng hòa sẽ giành đa số tại Quốc hội Mỹ sau chiến thắng của Donald Trump.
Trong khi đó, vàng bị bán tháo xuống dưới vùng 2,720 USD trước sức mạnh của USD. Kim loại quý hiện giảm 2.3% trong ngày xuống 2,623 USD, với mức thấp nhất chạm 2,617 USD/oz. Tương tự, dầu thô WTI cũng giảm gần 2.4% xuống 68.70 USD/thùng.
Cổ phiếu Hoa Kỳ tăng cao hơn khi mở cửa phiên thứ Hai nhờ 2 yếu tố chính: chiến thắng tái đắc cử của Donald Trump và việc Fed giảm lãi suất. Hai yếu tố này tạo ra tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư, giúp thị trường duy trì vị thế vững chắc, đặc biệt khi các báo cáo lợi nhuận quý tiếp tục được công bố, cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chỉ số Russell 2000 khởi đầu tuần mới khả quan, nhưng đang có dấu hiệu chững lại do một số cổ phiếu giảm giá, như Nvidia. Chỉ số Nasdaq tạo đỉnh mới ở 19,366 ngay khi mở cửa nhưng nhanh chóng giảm điểm, trong khi Dow Jones vọt hơn 400 điểm.
Sau cuộc bầu cử, các cổ phiếu liên quan đến "Trump trade", như Tesla tăng rất mạnh. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng dòng tiền có thể đến từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ thay vì các quỹ đầu tư lớn, từ đó làm dấy lên cảnh báo về sự bền vững của đà tăng.
Cuối năm là thời gian mà thị trường thường có xu hướng tăng, và những nhà quản lý quỹ thận trọng sẽ phải đối mặt với áp lực "đầu tư để hồi vốn hoặc bù lỗ". Tuy nhiên, nếu chu kỳ cắt giảm lãi suất Fed không thuận lợi, dẫn đến trái phiếu bị bán tháo, thị trường có thể điều chỉnh vào đầu năm sau.
Thị trường trái phiếu hôm nay đóng cửa nghỉ lễ, nhưng lợi suất giảm vào cuối tuần trước đã hỗ trợ thị trường giữ vững được tâm lý tích cực.
USD/CAD hiện đang kiểm tra mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, sau khi cặp tiền tăng thêm khoảng 35pip lên 1.3940. Nếu thành công phá lên trên vùng cản này, sự chú ý sẽ đổ dồn vào đỉnh năm 2022 ở ngay 1.3977.
Thị trường vẫn đang tiêu hóa cuộc bầu cử ở Mỹ, trong lúc các nhà đầu tư có phần thất vọng với các gói kích thích kinh tế mới nhất từ Trung Quốc và tiếp tục tìm kiếm thông điệp về lộ trình nới lỏng chính sách của BoC. Ngân hàng trung ương dự kiến sẽ kết thúc năm với cuộc họp diễn ra vào ngày 11/12, với định giá trên thị trường lãi suất hiện đang là gần 60% cho khả năng cắt giảm 50bps, và 40% cho khả năng cắt giảm 25bps.
Lịch kinh tế ở Canada tiếp tục ảm đạm vào tuần mới. Các nhà đầu tư phải chờ đến tuần sau mới có thêm dữ liệu từ các báo cáo kinh tế quan trọng trong tháng 10, bao gồm chỉ số CPI vào thứ Hai và Doanh số bán lẻ vào thứ Năm.
Ngoài ra, hoạt động bán tháo dầu thô cũng gây áp lực lên CAD. Giá dầu WTI hiện giảm 1.85 USD xuống 68.50 USD thùng trong phiên Mỹ và cũng là mức thấp nhất kể từ ngày 31/10.
Cổ phiếu của Trump Media & Technology Group (DJT) tăng tới 7% trong các giao dịch trước giờ mở cửa phiên thứ Hai, sau khi cổ phiếu này vọt 15% vào ngày thứ Sáu khi có thông tin Donald Trump sẽ không bán cổ phần của mình trong công ty.
Vào chiều hôm thứ Sáu vừa qua, ông Trump đã thông báo điều này trên tài khoản Truth Social. Hiện ông Trump đang nắm giữ khoảng 60% cổ phần trong DJT, công ty mẹ của Truth Social. Với mức giá đóng cửa vào khoảng 32 USD/cổ phiếu vào thứ Sáu, giá trị thị trường của Trump Media ước tính lên tới khoảng 7 tỷ USD, trong đó lượng cổ phần của ông Trump trị giá khoảng 4.2 tỷ USD.
Vàng giảm xuống dưới đáy tuần trước là 2,643 USD. Mọi sự chú ý hiện đang đổ dồn vào đáy tháng 10 ở khoảng 2,603 USD.
USD/JPY đã tăng từ khi mở cửa phiên Á, với các tin tức từ Nhật Bản làm thị trường thêm phần thích thú. Thủ tướng đương nhiệm Ishiba đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng 2, nhưng JPY vẫn chịu áp lực bán mạnh trong ngày khi USD tăng giá. Cặp tiền hiện đang áp sát mốc 154 khi thị trường bước vào phiên Mỹ.
Các chỉ số chứng khoán chính đã đạt mức cao kỷ lục vào cuối tuần qua nhờ 2 yếu tố chính: chiến thắng vang dội của Donald Trump và việc Fed giảm lãi suất. Hai yếu tố này tạo ra tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư, giúp thị trường duy trì vị thế vững chắc, đặc biệt khi các báo cáo lợi nhuận quý III tiếp tục được công bố cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong khi đó, thị trường trái phiếu sẽ tạm ngừng giao dịch vào thứ Hai (ngày 11/11), nhân dịp Ngày Cựu chiến binh (Veterans Day) và sẽ mở cửa hoạt động trở lại vào thứ Ba. Tuy nhiên, các sàn chứng khoán như NYSE và Nasdaq vẫn sẽ hoạt động theo lịch bình thường.
Giá dầu thô giảm 1.7% vào thứ Hai, mở rộng đà giảm của phiên thứ Sáu và giao dịch quanh mức thấp nhất trong 1 tuần, ngay trước thềm công bố báo cáo hàng tháng của OPEC vào ngày mai.
Các nhà đầu tư đã đánh giá báo cáo này không còn quan trọng vì OPEC trước đó đã trì hoãn việc bình thường hóa nguồn cung vào cuối tuần trước, kết hợp với những lo ngại ngày càng tăng về nhu cầu dầu của Trung Quốc có thể giảm nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc.
Giá vàng kéo dài đà giảm trong phiên giao dịch ngày hôm nay, khi chỉ số DXY và lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ ghi nhận tăng đáng kể. Diễn biến này được cho là ảnh hưởng từ xu hướng đầu tư vào "Trump trades" điển hình như tiền mã hóa và cổ phiếu, khiến vàng không còn là tài sản được ưa chuộng như thời điểm trước bầu cử.
Sự sụt giảm ngày hôm nay khiến giá vàng quay về dưới mức 2,700 USD/oz, thu lại đà phục hồi sau công bố về kết quả bầu cử. Đáng chú ý, vùng giá hỗ trợ thiết lập hồi tháng 8 đã bị phá vỡ, giá vàng hiện đang giao dịch dưới cả đường MA 100 giờ và đường MA 200 giờ.
Điều này càng cùng cố đà giảm trong ngắn hạn, nhất quán với tác động từ kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa tích cực trong phiên giao dịch đầu tuần. Đà tăng được củng cố bởi chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và các động thái cắt giảm lãi suất từ các NHTW.
Chỉ số Stoxx 600 tăng hơn 1%, với ghi nhận tăng điểm ở tất cả các ngành và thị trường chính. Cổ phiếu nhóm xây dựng và vật liệu dẫn đầu đà tăng với mức tăng 2%. Cụ thể:
Trước đó, thị trường chứng khoán châu Âu đã ghi nhận đà giảm kéo dài 3 tuần liên tiếp, khi nhà đầu tư đánh giá kịch bản tổng thống đắc cử Trump sẽ áp dụng các biện pháp thuế quan mới.
Tuần này, thị trường sẽ tập trung theo dõi loạt dữ liệu kinh tế quan trọng, bao gồm số liệu lạm phát tại Đức và Mỹ, cũng như báo cáo sơ bộ về tăng trưởng GDP quý III.
Tại Mỹ, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán tăng nhẹ trong phiên sáng thứ Hai sau đà tăng mạnh tuần trước. Thị trường chứng khoán Mỹ đã lập kỷ lục mới vào thứ Sáu tuần trước, với Dow Jones và S&P 500 ghi nhận tuần tăng điểm tốt nhất trong năm sau chiến thắng của ông Trump.
Cổ phiếu Mỹ cũng được hỗ trợ bởi quyết định giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm của Fed vào thứ Năm tuần trước. Nhà đầu tư đang tiếp tục chờ đợi báo cáo lạm phát mới nhất của Mỹ sẽ công bố trong tuần này.