Bitcoin giao dịch quanh mức $62,500
Bitcoin giảm gần 1% trong ngày xuống giao dịch quanh $62,500 từ $63,000 trước đó.
Bitcoin giảm gần 1% trong ngày xuống giao dịch quanh $62,500 từ $63,000 trước đó.
Mức đóng cửa trước đó là 6.9563.
PBoC tiếp tục đặt tỷ giá USDCNY thấp hơn ước tính (ước tính 6.9206).
Reuters đưa tin về vụ hack trò chơi Axie Infinity, trích dẫn thông tin từ Chainalysis:
Dữ liệu lạm phát của Trung Quốc cho tháng 8 năm 2022:
Những bình luận hawkish của Chủ tịch FED Powell và các đồng sự khiến thị trường chứng khoán Mỹ đầy biến động trong phiên ngày 08.09, những bình luận này cũng không làm thay đổi định giá thị trường về một đợt tăng lãi suất lớn khác trong cuộc họp của FED tới đây. Trong 15 phút cuối phiên, S&P 500 đã tiếp tục tăng ấn tượng, lần đầu tiên đóng cửa trên mức 4,000 điểm kể từ tháng tám. Sự hồi phục này tới từ việc nhà đầu tư đang đánh giá xem liệu chính sách thắt chặt tại Mỹ và châu Âu đã phản ánh hết lên giá hay chưa.
Trên thị trường tiền tệ, DXY cũng phải chịu những áp lực từ bài phát biểu của ông Powell, thoái lui xuống dưới ngưỡng 110.0. Bài phát biểu từ Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Lagarde cũng như động thái tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản cũng khiến EUR/USD diễn biến không mấy tích cực. Bà cũng cho biết 75 điểm cơ bản cũng sẽ không phải một mức tăng cố định trong thời gian tới.
Vàng tiếp tục đà giảm, trở về ngưỡng 1,708.74 USD/oz. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kì hạn đồng loạt tăng trong phiên,trong đó lợi suất trái phiếu chính phủ kì hạn hai năm ghi nhận mức tăng mạnh nhất với 2.01%. Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt giảm mạnh, giao dịch ở ngưỡng 82.71 USD/ thùng và 88.42 USD/thùng.
BTC chốt phiên tại 19,322 USD.
Lịch kinh tế hôm nay nổi bật với bài phát biểu từ Chủ tịch ECB, các thành viên FOMC và tỉ lệ việc làm tại Canada.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát của công ty tư vấn kinh doanh BDO:
Việc giảm chi tiêu tùy ý đang xảy ra khi các hộ gia đình hướng chi tiêu của họ vào những thứ thiết yếu trong lúc giá hàng hóa, và đặc biệt là sử dụng năng lượng, tăng cao.
Ngân hàng Trung ương Anh đang ở thế tiến thoái lưỡng nan với lạm phát tăng vọt và nền kinh tế đang lao dốc.
Chủ tịch FED Chicago, Evans cho biết:
Evans nói rằng ông sẽ theo dõi độ rộng của lạm phát và nếu có bất kỳ điều gì bất ngờ về tiền lương thì họ có thể cần phải đạt được mức đỉnh lãi suất sớm hơn. Các dấu hiệu hạ nhiệt sẽ không làm thay đổi sự cần thiết của mức lãi suất 4%, tuy nhiên điều đó cũng sẽ không xảy ra trong thời gian sớm.
Nữ hoàng Elizabeth II, vị quân vương tại vị lâu nhất thế giới, người đã đi qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhân loại, trong đó có cả thế chiến thứ 2, đã qua đời, thọ 96 tuổi
Nước Anh dự kiến sẽ tổ chức quốc tang kéo dài 10 ngày
Các nguồn tin từ ECB cho biết:
Nữ hoàng Elizabeth II được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch hôm nay. Một số nguồn tin cho rằng bà đã qua đời.
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada (BOC), Carolyn Rogers cho biết:
Cựu vua trái phiếu 78 tuổi, Bill Gross đã trở lại thị trường tiền tệ.
“Bất chấp các vấn đề chính trị và tài chính, tôi vẫn mùa vào đồng bảng Anh vì đồng đô la Mỹ đang được định giá quá cao so với các tiền tệ chính." Ông cũng nói thêm “Thâm hụt thương mại lớn và khả năng Fed tăng lãi suất lên mức dự đoán do suy thoái trong tương lai sẽ hạn chế việc đồng bảng mất giá hơn nữa và có khả năng dẫn đến mức tăng tương đối trong tương lai so với đồng đô la.”
Tháng 3 năm 2020 là tháng mà thị trường biến động nhiều nhất.
Trong nửa đầu tháng, đại dịch khiến nền kinh tế toàn cầu phải đóng cửa và giết chết hàng triệu người, tạo sự hoảng loạn trên diện rộng.
Đó cũng là một cơ hội tuyệt vời để mua tài sản rủi ro.
Liệu chúng ta có đang thấy điều tương tự ở cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu?
Giống như covid, các nhà lãnh đạo đã chậm chễ trong việc nhận ra phạm vi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và Nga như đã thêm dầu vào lửa khi hạn chế nguồn cung khí đốt. Tuy nhiên hiện nay, các chính phủ có những bước đi mạnh mẽ. Trong vòng một tuần qua, các báo cáo cho biết Anh sẽ công bố kế hoạch trị giá 130 tỷ bảng Anh (và đã trị giá thực tế cao hơn mức đó) để giới hạn giá năng lượng tiêu dùng và thanh toán khoản chênh lệch trong 18 tháng. Nếu điều đó xảy ra, về cơ bản sẽ loại bỏ rủi ro cho các hộ gia đình. Cũng có những gợi ý và báo cáo rằng các doanh nghiệp cũng sẽ nhận được hỗ trợ.
Hôm nay, chúng ta đã nghe thấy sự thay đổi đột ngột từ Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, người trước đó đã nói rằng một số công ty sẽ phải đóng cửa vào mùa đông này.
“Chúng tôi sẽ mở một chiếc ô cứu hộ rộng rãi,” Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck phát biểu “Chúng tôi sẽ mở rộng nó để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia.”
Không phải mọi quốc gia ở châu Âu đều có cùng một kế hoạch. Các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu đang đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về giới hạn giá, phân bổ và trợ cấp. Vào thứ Sáu, các bộ trưởng tài chính sẽ họp và hy vọng sẽ đưa ra một số thông tin rõ ràng.
Kho bạc Anh sẽ tự mình đánh giá chi phí gói cứu trợ năng lượng của chính phủ, tạm thời bỏ qua cơ quan giám sát ngân sách.
Việc thực hiện một chương trình trị giá hơn 100 triệu bảng Anh mà không được nghiên cứu kĩ càng vấp phải sự chỉ trích từ phía Viện Nghiên cứu Tài khóa. Giám đốc Viện nghiên cứu Tài khóa Paul Johnson gọi hành động này là hành động "lạ thường và gây thất vọng sâu sắc".
Tuy nhiên, điều này không phải là chưa từng có tiền lệ. Trong thời kì đại dịch, Kho bạc đã công bố quyết định tài khóa khẩn cấp, bao gồm việc thay đổi về thuế và không được hậu thuẫn bở Cơ quan quản lý Ngân sách.
Gói cứu trợ năng lượng sẽ có tác động phức tạp tới tài chính công. Chi phí ròng cho chính phủ sẽ thấp hơn chi phí gói khẩn cấp do việc đóng băng hóa đơn sẽ làm giảm lạm phát một cách cơ học, tăng thu nhập và bảo vệ tăng trưởng.
Đồng đô la đang chịu áp lực lớn sau khi bài phát biểu về cam kết tiếp tục giữ vững chính sách thắt chặt từ Chủ tịch FED Jerome Powell. Hiện DXY đã ở dưới mốc 110.0, ở ngưỡng 109.961.
Bài phát biểu vừa được đưa ra từ chủ tịch FED cho thấy FED sẽ tiếp tục duy trình chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đối phó với lạm phát. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư khi các nhóm chỉ số chính đều giảm điểm
Thị trường FX đầy biết động trước động thái tăng lãi suất từ ECB cũng như bài phát biểu của Chủ tịch hai ngân hàng trung ương lớn. DXY có lúc đã thoái lui xuống dưới 110.0 nhưng sau đó cũng đã hồi phục lại trên mức này. EUR/USD vẫn tiếp tục đà giảm điểm sâu mà chưa có bất kì tín hiệu khôi phục nào.
Vàng giảm sâu xuống gần mức 1,700 USD/oz sau khi có tín hiệu hồi phục nhẹ, hiện đang ở ngưỡng 1,707.51 USD/Oz.
Giá BTC giảm về 19,173 USD.
Dầu WTI và dầu Brent hồi phục nhẹ, lần lượt tại 83.45 USD/thùng và 89 USD/thùng.
Chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu tại Cato Inst cho biết Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ không bị làm lung lay trong việc tiếp tục nỗ lực giải quyết lạm phát, cho đến khi vấn đề này thực sự được giải quyết.
"Chúng ta cần phải hành động ngay lập tức, mạnh mẽ, thẳng thắn như chúng ta đã làm hiện tại." Ông nhấn mạnh trong bài phát biểu về chính sách tiền tệ. "Tôi và các động sự vô cùng đồng lòng với mục tiêu này và sẽ tiếp tục thực hiện nó."
EUR/USD cắm đầu sau tuyên bố về việc mức tăng định mức không phải là 75 bp. Cặp tiền này đã giảm đến gần 70 pips, về mức 0.99334.
Nhân viên ECB dự báo về lạm phát:
Đáng chú ý khi lạm phát quay trở lại gần mục tiêu cho năm 2024, nhưng điều đó không nói lên là lãi suất sẽ cần tiếp tục phải tăng để đạt được mục tiêu. Có lẽ sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất, đây cũng là nội dung thảo luận trong các cuộc họp sắp tới của ECB
Trong bối khi đó, tăng trưởng của năm tới được dự báo ở sẽ tăng 0,9%, chắc chắn tốt hơn con số âm mà tôi đang tính. Có những dấu hiệu cho thấy các chính phủ sẵn sàng chi nhiều hơn để giải quyết vấn đề năng lượng.
Lãi suất tăng cao không chỉ làm giảm áp lực lạm phát mà còn có thể đưa khu vực đồng tiền chung châu Âu vào suy thoái với nhiều nợ chính phủ hơn.
Theo ECB:
EURUSD quét 2 chiều biên độ 40pip sau tin:
ECB đã tăng các lãi suất 75bp đúng như kỳ vọng gây biến động cho đồng Euro. Hiện EUR/USD đang dao động quanh mức ngang giá. Đồng yên đã được chú ý từ rất sớm khi các quan chức tài chính hàng đầu của Nhật Bản mở cuộc họp để thảo luận về việc đồng yên đang suy yếu nhanh chóng. Một số lời cảnh báo đã được đưa ra nhưng USD/JPY đã tăng bất chấp trước khi giảm trở lại mức 143.30 hiện tại trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm trong ngày.
GBP đã tăng nhẹ khi Thủ tướng Truss tuyên bố hỗ trợ cho các hóa đơn năng lượng ở Anh. GBP/USD đã chạm mức thấp 1.1477 trong phiên nhưng hiện đã tăng lên 1.1560.
ECB đang chuẩn bị công bố một đợt tăng lãi suất mạnh mẽ (khả năng cao là 75 bps) để cố gắng kìm hãm lạm phát. Tuy nhiên, điều đó sẽ gây tổn thương cho nền kinh tế vốn đã đi vào vòng xoáy khi có khả năng phải đối mặt cuộc suy thoái vào mùa đông trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra.
Trong trường hợp có bất kỳ phản ứng tích cực nào đối với đồng euro, thì các mức cao gần đây xung quanh 1.0075-90 sẽ là những mức cần theo dõi.
Đối với rủi ro giảm giá, 0.9900 vẫn là điểm quan trọng cần quan tâm.
GBP/USD đã tăng 0.1% lên mức 1.1530 với mức thấp trước đó chạm 1.1477 trong phiên giao dịch buổi sáng ở châu Âu. Mặc dù thông báo của Thủ tướng Anh Truss là một tiến triển đáng hoan nghênh đối với các hộ gia đình, nhưng nó vẫn chưa đủ để thực sự đưa Vương quốc Anh thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế có nguy cơ xảy ra vào năm tới. Gốc rễ của các vấn đề năng lượng vẫn chưa được giải quyết.
Mức trung bình động 200 giờ tại 1.1575 hiện tại sẽ là mốc quan trọng cần theo dõi trong ngắn hạn.
Theo Thủ tướng Anh Liz Truss:
Trên thực tế, điều này sẽ làm cho hóa đơn năng lượng trở nên hợp lý hơn đối với các hộ gia đình ở Vương quốc Anh nhưng về cơ bản chi phí đang được phân bổ cho tương lai.
Cặp tiền này đã giảm xuống mức thấp nhất là 143.45 trước đó sau bình luận của Kanda. Nhưng sự can thiệp bằng lời nói vào cuối ngày hôm nay vẫn không thể cản bước USD/JPY tăng trở lại lên mức 144.00 - mức tăng 0.2% trong ngày.
Cần phải lưu ý rằng 145.00 vẫn là một điểm kháng cự khó vượt qua. Nhưng nếu mức này bị phá vỡ, USD/JPY có khả năng sẽ tiếp tục tăng nhanh đến mốc 147.00.
Nhận xét của ông Masato Kanda sau cuộc họp giữa MOF, FSA và BOJ:
Một số bình luận ở đây mạnh mẽ hơn dự kiến, khiến tỷ giá USD/JPY giảm nhẹ từ 143.75 xuống 143.45 trước khi phục hồi chỉ vài phút sau đó.
Kanda giải thích với các phương tiện truyền thông về lý do tại sao Bộ Tài chính, FSA và BOJ không đưa ra bất kỳ tuyên bố chung nào vào hôm nay.
Những bình luận hôm nay có mạnh mẽ hơn nhưng vẫn chỉ đơn thuần là can thiệp bằng lời nói. Khả năng về một sự can thiệp thực sự vào thị trường hiện vẫn rất ít và trừ khi USD/JPY chạm ngưỡng 150.00, có thể khó để thấy các nhà chức trách Nhật Bản hành động quyết liệt.
Người dân Nga sẽ có cơ hội mua iPhone 14 mới của Apple bất chấp việc công ty công nghệ Mỹ đã rời khỏi đất nước nhờ chương trình nhập khẩu song song của Moscow, một quan chức chính phủ cấp cao nói với hãng tin RIA Novosti hôm thứ Năm.
Nga đã công bố kế hoạch này vào tháng 3 khi họ cho phép các nhà bán lẻ nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu
Chứng khoán Châu Âu mở cửa phiên giao dịch ngày 08 tháng 09 với sắc xanh phủ lên các chỉ số chính. Sự kiện quan trọng nhất trong hôm nay đó là cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 09 của ECB, bên cạnh buổi phát biểu của chủ tịch FED vào 9h tối.
Câp nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY tích lũy trở lại trên mốc 109.7 sau khi thoái lui từ mốc 110.8 ngày hôm qua.
USD hiện đang là đồn tiền mạnh nhất trong số các đồng G7, NZD yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá dầu giảm trở lại trong tuần đầu tiên của tháng 09. Dầu Brent và dầu WTI giao dịch lân lượt tại mốc 88 và 83 USD/thùng.
Vàng hồi phục trở lại, giao dịch phía dưới ngưỡng hỗ trợ 1,720. Kim loại quý giao dịch ở mốc 1,718 USD/oz, giảm nhẹ 0.02% so với mức mở cửa.
Trong ngày hôm nay, mọi ánh mắt đang đổ dồn về việc tăng lãi suất của ECB. Bên cạnh đó, vẫn có những dữ liệu đáng chú ý:
13:45 - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 7 của Pháp
19:15 - ECB công bố quyết định chính sách tiền tệ tháng 9
19:45 - Chủ tịch ECB Lagarde họp báo