![](/uploads/2023/04/03/image-928453c4f1282cffb617725e685443ca.png)
- PMI Sản xuất Mỹ tháng ba đạt 49.2 điểm, thấp hơn so với con số 49.3 điểm sơ bộ
- Con số trước đó là 47.3 điểm
Bitcoin giảm mạnh từ trên 62,000 USD xuống sát 59,000 USD.
Bitcoin đã giảm xuống dưới đường trung bình động 100 và 200 ngày ở mức 63,478 USD và 63,712 USD và hiện đã phá vỡ mức hỗ trợ ở 60,000 USD.
Việc phá vỡ dưới mức 60,000 USD sẽ khiến các nhà giao dịch nhắm tới mức thoái lui 38.2% của đợt tăng từ mức đáy vào tháng 9 năm 2023 lên mức đỉnh đạt được vào tháng 3 năm 2024 ở 55,124 USD và là mục tiêu quan trọng trong dài hạn của phe bán.
Cặp USD/JPY đã trải qua những biến động trong phiên giao dịch hôm nay khi trader phản ứng với tin tức cắt giảm sản lượng dầu vào cuối tuần. Ban đầu, lực bán đồng JPY khiến USD/JPY tăng giá. Tại thời điểm này, phe mua đã chuyển sang bán và giá giảm trở lại mức đáy trong phiên gần 132.813. Mức đáy đầu phiên Mỹ đạt 132.35.
Chủ tịch FED St. Louis, Bullard cho biết:
Vài giờ sau khi OPEC+ tuyên bố sẽ giảm sản lượng dầu hơn 1 triệu thùng/ngày, Goldman Sachs đã đưa ra bản sửa đổi dự báo giá dầu, nâng lên 95 USD/thùng từ 90 USD/thùng vào cuối năm đối với dầu thô Brent. Ngân hàng cũng nâng dự báo dầu thô Brent cho năm 2024, hiện ở mức 100 USD/thùng vào cuối năm so với dự báo trước đó là 97 USD/thùng.
Tháng trước, Goldman Sachs cho biết giá dầu thô có thể tăng lên 107 USD/thùng nếu OPEC giữ nguyên mục tiêu sản xuất. Vào thời điểm đó, dầu Brent được giao dịch ở mức khoảng 84 USD/thùng.
Hợp đồng kỳ hạn dầu thô WTI tháng 5/2023 CLEK23: +6%
AUDUSD tiếp tục đà tăng trong phiên Âu và hiện đã đạt mức đỉnh trong ngày, giao động quanh 0.67.
Cuộc họp tái khẳng định việc cắt giảm sản lượng dầu sẽ là 1.66 triệu thùng/ngày cũng như việc cắt giảm 500 nghìn thùng/ngày của Nga.
DXY tiếp tục giảm trong phiên Âu và hiện đang giao động quanh mức 102.4.
USDJYP tiếp tục giảm và hiện đang giao động quanh 133.2.
Ngân hàng Deutsche cho biết:
Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs kỳ vọng Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ tăng lãi cơ bản thêm 25 điểm cơ bản (bps) vào thứ Ba.
USDCAD hiện đang giảm xuống mức thấp nhất ngày, giao động quanh mức 1.34
EURUSD hiện đang tăng lên mức cao mới trong ngày, giao động trên mức 1.08
S&P Toàn cầu lưu ý rằng:
“Tình hình sản xuất của Vương quốc Anh đã giảm trở lại vào cuối quý 1, khi các công ty thu hẹp quy mô sản xuất để đối phó với điều kiện thị trường khó khăn. Việc giảm số lượng đơn hàng xuất khẩu mới là một sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu, bù đắp cho các dấu hiệu phục hồi khiêm tốn ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, đã có tin tốt về giá cả và nguồn cung trong tháng 3. Lạm phát giá đầu vào chạm mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020. Chuỗi cung ứng cũng tiếp tục phục hồi khi thời gian giao hàng trung bình của nhà cung cấp cải thiện ở mức độ lớn nhất trong lịch sử khảo sát 31 năm."
S&P Global lưu ý:
“Hoạt động sản xuất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn gặp khó khăn, các nhà máy báo cáo nhu cầu hàng hóa giảm trong tháng thứ 11 liên tiếp trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, chuyển sang giải phóng hàng tồn kho và niềm tin của khách hàng giảm sút."
“May mắn thay, sự cải thiện về thời gian giao hàng của nhà cung cấp và lượng đầu vào sẵn có nhiều hơn đã cho phép các công ty hoàn thành các đơn đặt hàng đã đặt trong những tháng trước, nghĩa là sản lượng nhìn chung không thay đổi trong hai tháng qua. Tuy nhiên, mức sản lượng hiện tại này rõ ràng là không bền vững và không thể tránh khỏi việc sản xuất sẽ suy yếu trong những tháng tới trừ khi tăng trưởng đơn hàng phục hồi."
Cập nhật EURUSD:
Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện đang giảm 9 điểm, tương đương 0.2%.
Hoạt động sản xuất của Tây Ban Nha tiếp tục tăng vào cuối quý 1 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh. Mức sản lượng và việc làm tăng mạnh nhất trong hơn một năm, chi phí đầu vào trung bình lần đầu tiên giảm kể từ tháng 11 năm 2019.
Hoạt động sản xuất của Thụy Sĩ tiếp tục giảm trong tháng 3 và duy trì dưới ngưỡng tăng trưởng (50.0) trong tháng thứ ba liên tiếp. Chi tiết:
Lĩnh vực sản xuất của Ý vẫn nằm trong vùng tăng trưởng với sản lượng tăng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm giúp duy trì đà tăng trưởng trong tháng thứ ba liên tiếp.
Ngành sản xuất của Pháp tiếp tục gặp khó khăn khi sản lượng của nhà máy giảm trong tháng thứ mười liên tiếp và các doanh nghiệp trở nên bi quan về triển vọng trong năm tới. Điểm tích cực duy nhất là các điều kiện cung cấp đang được cải thiện, giúp hạ nhiệt lạm phát một chút.
Sự kiện sắp tới:
Lĩnh vực sản xuất của Đức suy yếu trong tháng 3 mặc dù sản lượng và hoạt động của nhà cung cấp được cải thiện.
Nga sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày cho đến cuối năm nay, Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết hôm Chủ nhật (2/4).
Nga tuyên bố động thái này chỉ trong vài phút sau tuyên bố của Ả Rập Saudi, Kuwait, Oman, Iraq và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất rằng họ cũng sẽ giảm sản lượng cho đến cuối năm nay. "Với tư cách là một bên tham gia thị trường có trách nhiệm và là một biện pháp phòng ngừa trước những biến động tiếp theo của thị trường, Liên bang Nga sẽ thực hiện cắt giảm tự nguyện 500 nghìn thùng/ngày cho đến cuối năm 2023, từ mức sản xuất trung bình được đánh giá bởi các nguồn thứ cấp cho tháng Hai," Novak nói trong một tuyên bố.
Thông báo này có nghĩa là Nga hiện đã hai lần gia hạn cắt giảm sản lượng mà Novak đã công bố lần đầu tiên vào tháng Hai.
Hợp đồng kỳ hạn dầu thô WTI tháng 5/2023 CLEK23: 🟢 79.59 (+5.19%)
Một cuộc khảo sát tư nhân cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 3, dẫn đến sự sụt giảm trong các thước đo về nhà máy trên khắp châu Á khi triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên u ám.
Chỉ số PMI sản xuất Caixin của Trung Quốc - chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và định hướng xuất khẩu - đã giảm nhẹ vào tháng trước khi các đơn đặt hàng mới và sản lượng đều giảm, đạt mức 50.
Sau khi kết thúc mạnh mẽ vào cuối tuần trước, thị trường chứng khoán biến động trái chiều trước giờ mở cửa phiên Âu ngày hôm nay.
Trong khi đó, Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 14 điểm, tương đương 0.34%, vào thời điểm hiện tại.
XAU/USD đang dao động quanh $1,953.30 sau đà bán tháo trong phiên giao dịch châu Á. Giá vàng dự kiến sẽ kéo dài đà giảm trong bối cảnh giá dầu tăng vọt, USD tăng so với hầu hết các đồng tiền G10 và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng sau khi quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+.
BTCUSD giảm 1.84% trong ngày, hiện ở $ 27,666
Việc OPEC thông báo cắt giảm sản lượng dầu trên 1 triệu thùng mỗi ngày vào cuối tuần qua đã khiến giá dầu tăng vọt. Dầu WTI vượt mức $80/ thùng trước khi duy trì quanh $79.80/thùng ở thời điểm hiện tại. Cần theo dõi khu vực $82.35 - $82.60 để xác thực đợt tăng giá tiếp theo, trước khi xem xét đường trung bình động 200 ngày gần mức $84.10.
Với thị trường chứng khoán, cổ phiếu giảm nhẹ đầu phiên Á. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 12 điểm, tương đương 0.3%.
Về thị trường tiền tệ, USD thể hiện sức mạnh với hầu hết các loại tiền tệ chính:
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất tiếp tục tăng. Lợi tức trái phiếu kho bạc 2 năm tăng 5 bps lên 4.114% trong khi lợi suất 10 năm tăng 3 bps lên 3.518%.
UBS kỳ vọng RBA dừng tăng lãi suất vào ngày mai nhưng dự đoán mức tăng 25 bps cho cuộc họp tháng 5:
Cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ diễn ra vào ngày mai - Thứ Ba, ngày 4 tháng 4 năm 2023:
Lãi suất cơ bản và dữ liệu lạm phát hiện tại:
OPEC đã công bố cắt giảm sản lượng dầu trên 1 triệu thùng mỗi ngày vào cuối tuần qua. OPEC+ trước đó cũng đã bắn tín hiệu cho tuyên bố gây sốc này khi thông báo giữ nguồn cung dầu ổn định. Thông báo làm rung chuyển thị trường. Dầu Brent hiện tăng 5.39% lên $81.51/ thùng trong khi dầu WTI tăng 5.43% trong ngày, hiện ở $79.78/ thùng.
USDJPY tăng trong khi USDCAD giảm đầu phiên Á nhưng hiện các gap đã được lấp. USD hiện vẫn ở vị thế cao hơn so với các loại tiền tệ chính khi lo ngại lạm phát quay trở lại, cũng như lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm hơn do giá dầu cao hơn.
Trọng tâm hôm nay là sự phát triển của thị trường dầu mỏ.
Thị trường chứng khoán châu Á:
HĐTL Nikkei 225 +0.39%
HĐTL Shanghai Composite +0.41%
HĐTL Hang Seng -0.17%
HĐTL KOSPI -0.16%
HĐTL S&P/ASX 200 +0.76%
Shadow Board cho biết:
Shadow Board được thành lập bởi NZIER (Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand):
Khảo sát từ TD/Viện Melbourne về lạm phát CPI hàng tháng như sau:
Lạm phát toàn phần:
Đối với lạm phát cơ bản và lạm phát lõi lần lượt là 0.4 và 5.2%. Mức lạm phát lõi tháng 2 tăng 0.7% so với tháng trước và tăng 4.9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lạm phát quý là thước đo 'chính thức', sẽ được công bố vào ngày 29 tháng 4 cho Quý 1 năm 2023.
Số lượng giấy phép xây dựng tháng 2 của Úc
Lãi suất cao hơn, kèm theo áp lực chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động đang đè nặng lên lĩnh vực này. Lượng giấy được cấp phép đang rơi vào đà giảm.
Dữ liệu tài chính về nhà ở Úc cho tháng Hai như sau: