Hiện tại:
- Lãi suất LPR kỳ hạn 01 năm là 3.65%
- Lãi suất LPR kỳ hạn 5 năm là 4.3%
PBOC được kỳ vọng sẽ tuyên bố cắt giảm lãi suất 10 bp trong tuyên bố vào thứ 2 tới
Hiện tại:
PBOC được kỳ vọng sẽ tuyên bố cắt giảm lãi suất 10 bp trong tuyên bố vào thứ 2 tới
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm:
USD chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm của lợi suất trái phiếu:
Bitcoin cắm đầu giảm hơn 7% vào tối qua, kết phiên mức $26,593.68. Sự sụt giảm của bitcoin diễn ra vài giờ sau khi Tạp chí Phố Wall báo cáo rằng SpaceX, được điều hành bởi Elon Musk, đã bán toàn bộ số BTC tương đương 373 triệu đô la mà công ty đã sơ hữu vào năm 2021 và 2022.
Ryan Rasmussen, nhà nghiên cứu tại Bitwise Asset Management cho biết: “Đây là một trong những đợt bán tháo lớn nhất mà chúng tôi từng ghi nhận trong lịch sử bitcoin. Suy đoán hiện tại là đây là một đợt bán tháo do Elon Musk/SpaceX thúc đẩy.” Ông cũng lưu ý rằng sự sụt giảm nghiêm trọng này là “thiển cận và phần lớn là do bán lẻ”.
Vào năm 2022, Tesla - một công ty khác của Musk cũng đã thông báo rằng họ đã bán khoảng 75% số bitcoin nắm giữ sau khi đầu tư 1.5 tỷ đô la vào loại tiền điện tử hàng đầu này.
Trong một diễn biến khác, Coinbase tuyên bố hệ thống gặp sự cố và đang cố gắng phục hồi đồng thời trấn an nhà đầu tư rằng tiền của họ vẫn an toàn.
Citigroup cho biết:
Chứng khoán Mỹ giảm điểm ngày thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tăng cao và nỗi lo về nền kinh tế Trung Quốc bao trùm thị trường. Nasdaq dẫn đầu đà giảm giảm khi giảm 1.15%. Chỉ số này đã giảm 2.40% trong tuần và đang trên đà đóng cửa ở mức đáy trong tuần thứ 3 liên tiếp. Trong nửa đầu tháng 8, Dow Jones đã giảm 3.05% - mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5 trong khi S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 4.76% và 7.17% - cả hai đều là mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 12/2022.
Trên thị trường FX, USD giảm mạnh sau khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Mỹ thấp hơn dự kiến và Chỉ số sản xuất của Philadelphia Fed tại Hoa Kỳ trong tháng 8 vượt xa dự đoán trước khi hồi phục nhẹ, DXY kết phiên ở 103.43. JPY đóng cửa tăng mạnh nhất nhóm G7 trong khi AUD yếu nhất. USD/JPY giảm từ 146.25 xuống 145.62 sau khi chạm đỉnh năm 2023 ở 146.50 trong phiên Á. Thị trường chờ đợi dữ liệu CPI Nhật Bản được công bố hôm nay. AUD tiếp tục giảm do nỗi lo về nền kinh tế Trung Quốc kết hợp với báo cáo việc làm tháng 7 yếu của Úc.
Vàng tiếp tục suy yếu, giảm $3 xuống $1888. Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng mạnh trước khi giảm nhẹ vào cuối phiên. Lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng lên 5.002% trước khi quay trở lại kết phiên ở 4.938%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm kết thúc ngày ở 4.28% sau khi đạt mức đỉnh mới vào năm 2023 là 4.328%. Lợi suất kỳ hạn 30 năm tạo đỉnh mới năm 2023 ở 4.426% trước khi kết phiên ở 4.392%. Bitcoin cắm đầu giảm hơn 7%, kết phiên ở $26.7K sau thông tin SpaceX của Elon Musk bán BTC. Giá dầu tăng hơn 1% vào hôm qua sau khi giảm ba phiên liên tiếp trong bối cảnh USD suy yếu nhẹ và PBOC tìm cách thúc đẩy tăng trưởng thị trường bất động sản và nền kinh tế. Dầu thô Brent tăng 41 cent, tương đương 0.49% lên $83.86/ thùng. Dầu thô WTI tăng 74 cent, tương đương 0.93%, kết phiên ở mức $80.13 USD/ thùng.
Như vậy, dữ liệu CPI lõi của Nhật Bản tiếp tục ở trên 4%. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã nhấn mạnh hết lần này đến lần khác rằng mức lạm phát cao hiện tại (đối với Nhật Bản) chỉ là nhất thời. BOJ dự kiến CPI sẽ bắt đầu giảm từ khoảng tháng 9/10 và do đó, chính sách tiền tệ siêu nới lỏng phải được duy trì.
Reuters đưa tin:
Evergrande lỗ khoảng 80 tỷ đô la Mỹ trong 2 năm qua và có khoản nợ khoảng 340 tỷ đô la Mỹ tính đến cuối năm 2022
Đối với các đài tin tức, chỉ số hàng đầu đã giảm trong tháng thứ 16 liên tiếp.
Chỉ số này được cho là đang tiến tới một cuộc suy thoái.
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ lên tới 4.301%, tăng 4.4 điểm cơ bản.
Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng tăng cường can thiệp vào đồng nhân dân tệ
Trung Quốc vẫn có nhiều đòn bẩy để giải quyết lạm phát ở mức 0% so với cùng kỳ nhưng thị trường đang nhanh chóng mất niềm tin.
Bloomberg hôm qua cũng cho rằng sự sụt giảm giá bất động sản ở Trung Quốc tồi tệ hơn nhiều so với dữ liệu chính thức đã đưa.
Mọi thứ ở Trung Quốc đều rất mơ hồ và nếu Trung Quốc bán trái phiếu Kho bạc nắm giữ hoặc thậm chí ngừng tái đầu tư thì điều đó có thể gây ra hậu quả tai hại về lâu dài
AUD/USD di chuyển dưới MA 100 giờ là 0.6463. Mục tiêu tại gần 0.6454. Đỉnh ngày hôm nay cho đến nay đã đạt 0.6450.
NZD/USD có đường MA 100 giờ hiện ở 0.59628.
Vùng dao động trong khoảng 0.5985 – 0.5992 và đường MA 200 giờ ở mức 0.6012 sẽ là mục tiêu tiếp theo
EUR/USD: đã tăng cao hơn và đạt 1.0916. Mục tiêu tiếp theo của MA 100 ngày là 1.0931.
USD/JPY: đang có giá giao dịch tại 145.81). Ở trên cùng, giá đã quay trở lại dưới mức đỉnh ở 145.90.
GBP/USD: đang ở khu vực dao động giữa 1.2789 và 1.27994. Nếu không thể đạt được 1.2816, tỷ giá sẽ duy trì trên mức thoái lui 38.2%
GPB đang ở gần mức 1.2800
USD tăng 3.2 điểm cơ bản lên 4.29%, lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 5.2 bps lên 4.70%
Dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ tiếp tục cho thấy nền kinh tế này có khả năng phục hồi, điều này khiến cho việc lãi suất tăng trong dàu hạn ngày càng trở nên chắc chắn và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng. Những điều kiện trên đã hỗ trợ cho đồng USD khi dữ liệu của Mỹ có sự phân kì với các quốc gia khác
Mặt khác, BOE đã tăng 25 điểm cơ bản như mong đợi do chỉ số CPI không đạt kỳ vọng và báo cáo việc làm của Anh cho thấy một bức tranh hỗn loạn với tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng tiền lương đều cao hơn. Ngân hàng trung ương Anh dường như đang nghiêng nhiều hơn về phía ít hawkish hơn trong tuyên bố của mình.
Trên biểu đồ ngày, có thể thấy vùng hỗ trợ mạnh xung quanh mức 1.2593, đây cũng là nơi xuất hiện Fibonacci thoái lui 38.2%. Trên thực tế, giá đã bật lên hai lần từ đó và tạo thành đáy đôi. Các đường MA bị cắt xuống phía dưới và xu hướng vẫn là giảm khi giá tiếp tục hình thành các đỉnh thấp hơn. Nếu cặp tiền giảm xuống dưới mức hỗ trợ, giá có thể giảm xuống 1.2310.
Trên khung 4 giờ, có một trendline giảm mạnh đóng vai trò là ngưỡng kháng cự đáng tin cậy đối với phe bán. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng sau đợt tăng đột biến ban đầu sau dữ liệu CPI của Vương quốc Anh, phe bán lại đổ xô vào và giá giảm xuống mức trước khi công bố CPI. Phe mua sẽ muốn thấy giá phá vỡ trên đường xu hướng để có thêm niềm tin vào xu hướng tăng giá và nhắm mục tiêu đến ngưỡng kháng cự 1.2847.
Trên khung 1 giờ, có thể có một bullish flag hình thành xung quanh đường xu hướng. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ngày hôm nay sẽ đưa ra xu hướng tiếp, bởi nếu giá tiếp tục tăng lên, mục tiêu tiếp theo của nó sẽ là kháng cự 1.2847. Ngược lại, nếu giảm, mục tiêu của cặp tiền sẽ là 1.26.
Lợi suất thực của Mỹ tiếp tục tăng không ngừng, ở chiều ngược lại, vàng lao đầu giảm. Dữ liệu kinh tế tiếp tục cho thấy nền kinh tế Mỹ có khả năng phục hồi ngay cả sau đợt thắt chặt mạnh mẽ thứ hai trong lịch sử và điều này khiến thị trường tự hỏi liệu Fed có cần phải hành động nhiều hơn hay không. Nhìn chung, có nhiều yếu tố khiến vàng nghiêng về xu hướng giảm hơn là tăng, trừ khi dữ liệu kinh tế chỉ ra dấu hiệu của một cuộc suy thoái
Trên biểu đồ ngày, có thể thấy rằng vàng đã chạm mức đáy tại 1893. Đây là vùng ta có thể mong đợi sự xuất hiện của phe mua, đẩy giá lên mức kháng cự tại 1934. Tuy nhiên, nếu giá giảm sâu hơn, mục tiêu tiếp theo của phe bán sẽ là vùng 1805.
Trên biểu đồ khung 4 giờ, chúng ta có thể thấy rằng giá đã phân kì với MACD từ khá lâu. Đây thường là một dấu hiệu của động lượng suy yếu, thường được theo sau bởi các đợt phục hồi hoặc đảo chiều. Trong trường hợp này, nếu giá phục hồi trở lại, thì đợt thoái lui sẽ kết thúc tại trendline, nơi chúng ta có thể kỳ vọng phe bán xuất hiện ồ ạt nhằm hướng tới việc phá vỡ đáy 1893. Tuy nhiên, nếu giá tăng cao hơn, nó sẽ xác nhận sự đảo chiều và phe mua sẽ mở rộng đà tăng tới vùng kháng cự 1934.
Trên biểu đồ 1 giờ, chúng ta có thể quan sát kỹ hơn thiết lập với đường xu hướng và các mức Fibonacci thoái lui hướng hợp lưu. Đó là vùng kháng cự để quan sát tiếp theo.
Trích điểm nổi bật của báo cáo chính sách tiền tệ Qúy hai của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc:
Thị trường FX đã mắc kẹt trong diễn biến nhạt nhòa này hơn một tuần nay.
USD tăng nhẹ trên diện rộng, trong khi AUD dẫn đầu đà giảm trong số các tiền tệ chính.
Trên thị trường chứng khoán, các chỉ số tại châu Âu giảm nhẹ từ khoảng 0.1 - 0.3%, trong khi HĐTL Hoa Kỳ tăng cao hơn một chút (HĐTL chỉ số S&P 500 hiện +0.2%). Tuy nhiên, cần thận trọng với việc lực bán thường sẽ tăng mạnh trong phiên Mỹ.
Chứng khoán châu Âu mở cửa giảm sau khi chứng khoán Hoa Kỳ quay đầu giảm về cuối phiên hôm qua. Lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng,đã gây áp lực lên cổ phiếu. Hợp đồng tương lai của Mỹ hiện tăng nhẹ 0.1%. Tuy nhiên như những gì đã diễn ra trong tuần trước, lực bán chỉ xuất hiện mạnh mẽ hơn vào cuối phiên, đặc biệt là khi lợi suất trái phiếu đang tìm cách phá vỡ các mức cao hơn .
Như đã đề cập vào đầu tuần, các nhà đầu tư có thể thông qua biểu đồ lợi suất 10 năm để đánh giá thị trường:
Việc AUD bị bán ra hôm nay phần lớn là do dữ liệu việc làm kém khả quan tại Úc trong tháng 7 và USD tăng mạnh từ hôm qua trước lo ngại ngày càng gia tăng đối với nền kinh tế Trung Quốc trong khi nhân dân tệ thì đang lao dốc.
Các trader AUD đang chờ đợi giá phá vỡ xuống dưới 0.65 trên khung D1 và vượt qua đáy tháng 5 tại 0.6458. Động lực giảm được xây dựng dựa trên các yếu tố sau:
Biểu đồ khung D1 cho thấy rằng rất có chướng ngại để phe bán đẩy cặp tiền xuống 0.62 trừ khi thị trường trái phiếu cải thiện. Mô hình 2 đỉnh tại 0.69 cho thấy giá ít nhất sẽ cần phải giảm về 0.63 đầu tiên.
Bất chấp loạt dữ liệu kinh tế tích cực: lạm phát lõi giảm, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ổn định, kỳ vọng lạm phát thấp hơn và chi tiêu của người tiêu dùng mạnh mẽ đã hỗ trợ cho triển vọng hạ cánh mềm, chỉ số Dow Jones vẫn tiếp tục giảm. Các điều kiện tài chính trở nên chặt chẽ hơn do sự phục hồi không ngừng của lợi suất dài hạn và lợi suất thực đã gây áp lực nặng nề lên thị trường chứng khoán. Ngay cả dữ liệu kinh tế tốt cũng có thể là tín hiệu xấu vì lạm phát có thể vẫn cao hơn trong thời gian dài hơn, đòi hỏi Fed phải thắt chặt hơn nữa. Các phân tích kỹ thuật sẽ hữu ích hơn vào lúc này, trong bối cảnh những yếu tố cơ bản trái chiều đang khiến các nhà đầu tư mơ hồ về hướng đi của giá.
Phân tích kỹ thuật Dow Jones - Khung D1
Trên biểu đồ D1, chỉ số Dow Jones đã giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại mức thoái lui Fibo 50%. Pha false break trên kháng cự quan trọng tại 35,289 chắn chắn là tín hiệu xấu với phe mua, nhưng ta cần tiếp tục theo dõi tình hình quanh vùng hỗ trợ đã nói trên. Trên thực tế, phe mua tập trung thiết lập các vị thế ngay dưới hỗ trợ này, với mục tiêu trở lại vùng 35,289 kể trên. Ngược lại, phe short sẽ chờ một pha break hỗ trợ này và đưa giá hướng về 33,805.
Phân tích Kỹ thuật Dow Jones - Khung H4:
Trên biểu đồ 4H, giá đã giảm xuống dưới đường xu hướng quan trọng, một tín hiệu bearish nhưng ta cần phá tiếp qua hỗ trợ quan trọng để xác nhận xu hướng. Ngược lại, một pha false break có thể xảy ra nếu giá đảo chiều tăng với mục tiêu trở lại kháng cự 35,289.
Phân tích Kỹ thuật Dow Jones - Khung 1H:
Trên biểu đồ 1H, phân kỳ MACD xuất hiện tại vùng hỗ trợ có vẻ đang là tín hiệu đảo chiều tăng. Trong trường hợp này, giá có thể đảo chiều tăng trở lại đường xu hướng giảm, các đường Fibo, và cả đường xu hướng tăng đã bị phá vỡ trước đó. Phe bán có thể thiết lập vị thế quanh đường xu hướng giảm, mục tiêu sẽ là phá qua hỗ trợ quan trọng. Ngược lại, phe bán sẽ muốn giá tăng mạnh hơn lên kháng cự để xác nhận đảo chiều
Sự kiện sắp tới:
Dữ liệu kinh tế quan trọng còn lại trong tuần này là Báo cáo yêu cầu thất nghiệp tại Hoa Kỳ được công bố tối nay. Thị trường đã suy yếu bất chấp các kết quả kinh tế khả quan, nên có vẻ ta đang trong giai đoạn dữ liệu xấu thì gây ra lo ngại suy thoái trong khi dữ liệu tốt sẽ dẫn đến kỳ vọng lãi suất cao hơn. Vì vậy, có đôi khi thị trường lại phản ứng tích cực với một dữ liệu nhạt nhòa. Số liệu chênh lệch lớn sẽ đều là tin xấu