Bitcoin quay lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Các chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ đang giảm, dẫn đầu là chỉ số NASDAQ giảm khoảng 0.40%. Thị trường hiện tại cho thấy:
Nhìn vào một số cổ phiếu chính:
Đồng đô la Mỹ tiếp tục đà giảm vào đầu tuần lễ Thanksgiving. Các nhà kinh tế học tại UBS phân tích triển vọng của đồng bạc xanh.
Đồng đô la Mỹ sẽ duy trì ở mức hiện tại trong những tháng tới:
"Các nhà kinh tế học tại UBS dự kiến đồng đô la Mỹ sẽ giữ ổn định trong những tháng đầu năm 2024, do tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và lãi suất của Hoa Kỳ cao hơn so với phần còn lại của thế giới.
Chênh lệch lợi suất không có khả năng thu hẹp mạnh mẽ trong giai đoạn này, UBS dự kiến đồng đô la Mỹ sẽ duy trì biên độ trong quý đầu năm 2024 và trước khi tiếp tục suy yếu so với đồng euro, đồng bảng Anh, đồng yên Nhật và đồng franc Thụy Sĩ.
Cảnh báo đến từ hệ thống phát thanh khẩn cấp của chính phủ Nhật Bản
Theo Politico:
Thông báo có thể được đưa ra sớm nhất là vào thứ Ba nhưng cảnh báo rằng thỏa thuận có thể bị phá vỡ vào phút chót
Từ Fed Philadelphia:
"Các doanh nghiệp tham gia Khảo sát triển vọng kinh doanh phi sản xuất tháng 11 cho thấy sự cải thiện chung về hoạt động kinh doanh. Các chỉ số hoạt động chung tại cấp công ty và doanh thu/lợi nhuận đã trở lại mức tích cực lần đầu tiên kể từ tháng 7. Chỉ số đơn đặt hàng mới tăng nhưng vẫn ở mức âm. Các doanh nghiệp tiếp tục báo cáo việc làm toàn thời gian và bán thời gian nhìn chung đều tăng, các chỉ số giá phải trả và giá nhận được đều cho thấy sự gia tăng chung về giá cả. Các công ty tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng trong sáu tháng tới."
Các chỉ số lõi:
Các tin chính:
Thị trường:
Đồng đô la vẫn yếu, với USD/JPY bị đẩy xuống mức thấp hơn và dự kiến sẽ giảm trong ngày thứ tư liên tiếp. Cặp tiền này đã giảm 0.5% xuống còn 147.55, mức đáy trước đó là 147.15 trong phiên Á.
Các đồng tiền bên kia bán cầu tiếp tục được hưởng lợi với NZD/USD tăng 0.6% lên 0.6705 và AUD/USD tăng 0.3% lên 0.6575 và gần chạm mức kháng cự quan trọng trên biểu đồ. Euro và đồng bảng Anh cũng đang chứng kiến sự tăng nhẹ so với đồng bạc xanh. Hiện tại, EUR/USD tăng 0.1% lên 1.0948 và GBP/USD tăng 0.3% lên 1.2537
Các hợp đồng tương lai cổ phiếu chứng khoán Mỹ giảm nhẹ khi thu nhập Nvidia được chú ý trong bối cảnh những ồn ào xoay quanh OpenAI.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc cũng giảm nhẹ nhưng hầu hết ít biến động trong ngày. Điều này đã hỗ trợ vàng tăng 0.5% lên 1,987 USD và một lần nữa hướng tới mức 2.000 USD.
Trích dẫn từ nguồn tin thân cận, quá trình xúc tiến hòa giải do Qatar thực hiện giữa Israel và Hamas đang ở giai đoạn cuối.
Thỏa thuận sẽ bao gồm một khoảng thời gian tạm ngừng xung đột, cùng với việc Hamas phải giải phóng khoảng 50 con tin dân thường trong khi Isarel sẽ giải phóng phụ nữ và trẻ em Palestine khỏi các nhà tù của họ.
Giá dầu đã tăng mạnh liên tiếp trong hai ngày liên tiếp khi thị trường chuẩn bị cho khả năng cắt giảm nguồn cung từ OPEC+. Mặc dù cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 26 tháng 11, các tin đồn hiện cho rằng Ả Rập Saudi có thể kéo dài thời gian cũng như tăng sản lượng cắt giảm trong thời gian tới. Các nhà máy lọc dầu sẽ chịu ảnh hưởng khi trữ lượng tồn kho đang tăng trong khi nhu cầu giảm, biên lợi nhuận xuống thấp và nguồn cung đang cạn kiệt.
Trong khi đó, đồng đô la Mỹ (USD) tiếp tục giảm sâu trong thời gian vừa qua với chỉ số DXY hiện đang ở mức 103.36
Dầu thô WTI hiện được giao dịch ở mức $77.55, dầu Brent được giao dịch ở mức $82.1
Họ yêu cầu mức tăng lương hàng tháng kỷ lục 12.000 yên tương đương 4% lương cơ bản. Chủ tịch JAM, Katahiro Yasukochi phát biểu rằng “Mức lương cần phải tăng nhanh hơn mức lạm phát”. Đây là điều mà BOJ và chính phủ muốn nghe sau khi đã gây áp lực lên các công ty nhằm có mức tăng lương lớn hơn vào năm sau.
Trước đó, liên hiệp công đoàn lớn nhất Nhật Bản đã yêu cầu mức tăng 5% cho cuộc họp đàm phán lương sắp tới vào tháng 3.
Đồng Euro tiếp tục xu hướng tăng của mình so với đồng đô la Mỹ thúc đẩy EUR/USD tăng trở lại vùng 1.0960-1.0965 của tháng tám và cho thấy tín hiệu kháng cự tại khu vực này.
Mặt khác, chỉ số DXY hiện đang ở mức 103.00. Đà giảm liên tục của đồng Đô la thúc đẩy bởi quan điểm Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào mùa xuân 2024 sau dữ liệu lạm phát tốt hơn dự báo trong tuần trước.
Các sự kiện đáng chú ý sắp tới:
Tiếp tục là các phát biểu của thống đốc và các quan chức BOE:
Thống đốc Ngân hàng Anh Andrew Bailey có mặt tại phiên điều trần trước quốc hội:
Triều Tiên thông báo rằng việc phóng thử sẽ được thực hiện từ ngày 22/11 đến 1/12. Phát ngôn từ Tokyo và Seoul cho rằng đây có thể là lần thứ ba Triều Tiên cố gắng đưa một vệ tinh gián điệp lên quỹ đạo - hành vi vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.
Đây sẽ là lần phóng thử đầu tiên sau chuyến thăm của Kim Jong Un đến thăm cảng hàng không vũ trụ của Nga vào tháng 9 vừa qua.
Trong khi đó, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng cho thấy sự trầm lắng. Không có quá nhiều sự kiện nổi bật trong phiên, ngoại trừ đà suy yếu của đồng USD
Nhập khẩu của Thụy Sĩ không thay đổi trong tháng nhưng cán cân thương mại bị thu hẹp do xuất khẩu giảm, khoảng 6.8% từ tháng 9 đến tháng 10.
Hôm nay, các nhà giao dịch sẽ phụ thuộc tâm lý đồng đô la, khẩu vị rủi ro và diễn biến thị trường trái phiếu. Không có bất kỳ dữ liệu quan trọng nào được công bố ở Châu Âu:
Giá dầu giảm do lo ngại về nhu cầu yếu hơn trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chậm lại lấn át triển vọng cắt giảm nguồn cung sâu hơn của OPEC và các đồng minh như Nga.
Tsuyoshi Ueno, nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu NLI cho biết:
Thị trường dầu đã giảm gần 20% kể từ cuối tháng 9 do sản lượng dầu thô tại Mỹ, nhà sản xuất hàng đầu thế giới, giữ ở mức cao kỷ lục, trong khi thị trường lo ngại về nhu cầu yếu, đặc biệt là từ Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu số 1. Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi các dấu hiệu nhu cầu bị suy giảm do khả năng xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ vào năm 2024 và xem xét cảnh báo về khả năng giảm phát từ Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ.
Về phía nguồn cung, theo dự đoán của Reuters, OPEC+ có thể sẽ gia hạn hoặc thậm chí cắt giảm sâu hơn nguồn cung dầu vào năm tới. Goldman Sachs cho biết dựa trên mô hình thống kê về các quyết định của OPEC, không nên loại trừ khả năng cắt giảm sâu hơn do vị thế đầu cơ giảm và chênh lệch thời gian cũng như tồn kho cao hơn dự kiến.
Nhận định về tình hình Trung Quốc, Goldman Sachs cho biết:
USD suy yếu khi lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm: