Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đã có một phiên đầu tuần tăng mạnh:
Cặp tiền này đang gặp khó khăn trước khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư thay đổi. Tâm lý risk-on đang chiếm ưu thế hơn khi chứng khoán đang đạt đỉnh và giá hàng hóa tăng trở lại. Ngoài ra, kiểm tra kháng cự 1.2510 thất bại cũng góp phần vào đà giảm của USDCAD. Cặp tiền này giảm liền 50 pip, hiện rơi xuống vùng 1.2460.
Theo khảo sát mới nhất của Fed New York về kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng, trong một năm tới, kỳ vọng lạm phát sẽ đạt 4.8%. Trong tháng Năm, khảo sát này chỉ ghi nhận con số 4%. Ngoài ra, mức kỳ vọng trung bình cho 3 năm được giữ nguyên ở 3.6%.
Có vẻ như đồng bạc xanh đang yếu đi đôi chút vài giờ sau phiên Mỹ. Chỉ số DXY quay về mức 92.1 điểm. Các đồng tiền khác nhìn chung đều tăng trở lại. Vàng vượt 1,800 dù vẫn đang giảm trong ngày. Dầu cũng đang tiến sát lại mức $74/thùng. Nhiều khả năng đây là do tâm lý risk-on đang trở lại, khi các chỉ số chứng khoán cũng đang khởi sắc.
Sau khoảng thời gian mở cửa bấp bênh, tới giờ, cả ba chỉ số chứng khoán lớn tại Mỹ đều đang lập đỉnh mới. Chỉ số S&P 500 tăng lên 4,376 điểm (+0.15%), chỉ số Dow Jones tăng mạnh nhất 0.27% lên 34,966 điểm. Chỉ số Nasdaq khởi đầu thuận lợi hơn hai chỉ số kia, nhưng đến giờ lại hụt hơi và đang giảm 0.12%, nhưng trước đó đã tăng lên 14,701 điểm.
Cặp tiền này đã lập đỉnh ngày mới tại 110.39. Đồng đô la đang mạnh lên trở lại nhờ việc lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng lên mức 1.3578%, kết thúc hai phiên giảm sâu liên tiếp. Với việc USD tăng lên, vàng cũng đang giảm sâu xuống mức $1,795/oz.
Hiện tại, USDJPY đang được giao dịch quanh mức 110.36
Thị trường chứng khoán Mỹ đang diễn biến trái chiều khi chỉ số xanh duy nhất lúc này là Nasdaq với mức tăng 0.1%. Hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones hiện chưa có nhiều thay đổi. Tại châu Âu, đa phần các chỉ số đều đang khởi sắc. Sau khi Ý đánh bại Anh trong trận chung kết EURO, trùng hợp thay, chỉ số FTSE MIB của Ý đang tăng mạnh nhất (+0.48%), còn chỉ số duy nhất mang sắc đỏ là FTSE 100 của Anh.
Sau hai phiên cuối tuần trước giảm sâu, đồng bạc xanh đang từng bước hồi phục, và cũng là đồng tiền mạnh nhất phiên hôm nay. Chỉ số DXY hiện tăng 0.22%. Các đồng tiền khác đều đang giảm so với USD. Trụ lại tốt nhất tới lúc này là EUR, CHF và JPY với mức giảm khoảng 0.17%. GBP giảm 0.26%. ZND, AUD, CAD, ba đồng tiền nhạy cảm với giá hàng hóa, đang ghi nhận mức giảm sâu nhất, lần lượt giảm 0.43%, 0.33% và 0.44%.
Dầu đánh mất toàn bộ đà tăng từ phiên thứ Sáu, hiện giảm sâu xuống còn $73.48/thùng (-1.59%). Một phần điều này là do nội bộ OPEC+ chia rẽ và vẫn chưa có tiến triển trong thỏa thuận. Vàng giảm 0.55%, một lần nữa đánh mất mức $1,800.
Hiện tại vàng đang suy yếu nhẹ trong phiên Mỹ trước sức ép từ đồng đô la. Chỉ số DXY hiện tăng 0.2%, trong khi đó, vàng giảm 0.3%, trước kỳ vọng Fed có khả năng thắt chặt trở lại. Tuy vậy, những lo ngại từ chủng virus Delta đang có ảnh hưởng lớn tới tâm lý nhà đầu tư, giúp vàng không giảm sâu trong phiên hôm nay.
Hiện tại, vàng đang được giao dịch quanh mức $1,803/oz
Reuters đưa tin một cuộc họp chính sách của OPEC + trong tuần này ít khả năng xảy ra hơn sau khi tổ chức này không đạt được tiến bộ trong việc thu hẹp chia rẽ với UAE.
Giá dầu thô WTI hôm nay giảm 97 cent xuống $73.59/thùng, lấy lại phần lớn đà tăng hôm thứ Sáu.
Phó Chủ tịch ECB ông Luis de Guindos cho biết NHTW này sẽ thảo luận về định hướng chính sách mới trong tuần tới.
Ông cho biết định hướng chính sách mới sẽ bao gồm những định nghĩa mới về sự ổn định giá cả.
Bình luận của chủ tịch Fed Richmond, ông Thomas Barkin
Tâm lý lo ngại rủi ro phần nào đã quay trở lại trong ngày hôm nay với các chỉ số cổ phiếu tại châu Âu sụt giảm và hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng yếu đi.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giao dịch ở mức 1.33%, giảm 3 bps trong khi vàng cũng mất khoảng 0.2% xuống còn $1,803.81/oz.
Không có yếu tố tác động đáng kể nào trong ngày hôm nay, thị trường vẫn đang giao dịch dựa trên kỳ vọng vào định hướng chính sách mới trong cuộc họp đánh giá chính sách tiếp theo của ECB và lo ngại về rủi ro bệnh dịch.
Dầu thô sau 2 ngày liên tiếp tăng giá đã tụt dốc tương đối mạnh trong hôm nay với dầu WTI giảm 1.55% xuống 73.51 USD/thùng.
Tại thị trường FX, tâm lý risk-off cũng đang được thể hiện rõ ràng. Các đồng tiền trú ẩn như JPY, CHF và USD đều tăng giá trong khi các đồng tiền rủi ro như AUD, NZD và CAD có mức sụt giảm mạnh nhất. AUD/USD hiện vẫn đang nằm dưới đường MA 200 ngày tại mức 0.7468 và trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại Sydney tăng rất nhanh, Aussie có lẽ sẽ còn chịu nhiều áp lực hơn nữa.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ xem xét việc mua trái phiếu xanh như một phần của nỗ lực chung giữa các ngân hàng trung ương châu Á nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu trong khu vực, một nguồn tin am hiểu về suy nghĩ của họ cho biết.
Động thái này sẽ nằm trong số các biện pháp mà BOJ sẽ thực hiện để chống lại biến đổi khí hậu, sẽ được công bố vào đầu tháng này, nguồn tin giấu tên cho biết do tính nhạy cảm của vấn đề.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay sẽ cảnh báo mọi người cảnh giác khi ông chuẩn bị dỡ bỏ hầu như tất cả các biện pháp hạn chế còn lại ở Anh, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng sẽ phát biểu trên toàn quốc hôm nay trong bối cảnh gia tăng số ca nhiễm bệnh.
Các nhà chức trách đã tăng cường các quy tắc giãn cách xã hội ở Bangkok, Seoul và các vùng của Việt Nam khi biến thể Delta lây lan nhanh chóng. Tokyo bước vào tình trạng khẩn cấp thứ tư và Sydney có mức tăng đột biến 45% về số ca nhiễm mới hàng ngày.
Hoa Kỳ có nhiều trường hợp mắc bệnh nhất kể từ giữa tháng 5 khi biến chủng Delta tấn công các khu vực ít được tiêm chủng hơn trên toàn quốc. Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ, cho biết “sự cứng nhắc về tư tưởng” đang ngăn cản mọi người tiêm vắc xin Covid-19.
Tiền gửi nội địa đạt 637.5 tỷ CHF so với 632.8 tỷ trước đó
Có một chút thay đổi về lượng tiền gửi, điều này cho thấy SNB vẫn ít can thiệp tích cực hơn vào thị trường ngoại hối mặc dù tỷ giá EUR/CHF đã mạnh lên vào cuối tuần trước; hiện ở mức 1.0850.
Eurostoxx giảm 0.29%
DAX của Đức giảm 0.11%
CAC của Pháp 40 giảm 0.5%
FTSE của Anh giảm 0.54%
IBEX Tây Ban Nha giảm 0.33%
Có vẻ như tâm lý lo ngại rủi ro đang bắt đầu trở lại trên thị trường chứng khoán khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng đang yếu đi bất chấp sự lạc quan sáng nay tại châu Á.
Donald Trump đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc thăm dò ý kiến tổng thống năm 2024 tại Hội nghị Hành động Chính trị phe Bảo thủ (CPAC), cho thấy mức độ thống trị của cựu tổng thống đối với Đảng Cộng hòa.
Trump có tỷ lệ tán thành là 98% và là sự lựa chọn của 70% những người tham dự CPAC trong cuộc thăm dò giữa các ứng cử viên Đảng Cộng hòa tiềm năng được thực hiện trong 3 ngày gặp mặt ở Dallas. Thống đốc Florida Ron DeSantis đứng thứ hai với tỷ lệ 21%.
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức đi ngang
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh giảm 0.2%
Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX của Tây Ban Nha giảm 0.2%
Điều này diễn ra trong bối cảnh thị trường hợp đồng tương lai Hoa Kỳ không có nhiều biến động, với hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0/15% cùng với hợp đồng tương lai Dow. Hợp đồng tương lai Nasdaq đang giao dịch khá ổn định.
JPMorgan cho biết rằng tính thiếu thanh khoản của Bitcoin (BTC), sự biến động và rủi ro khi chuyển đổi sang USD là những hạn chế lớn dành cho El Salvador khi quốc gia này sử dụng BTC làm tiền tệ hợp hợp pháp.
Theo báo cáo từ JPMorgan ngân hàng này cho biết rằng việc áp dụng BTC vào nền kinh tế của El Salvador có thể đối mặt với nhiều trở ngại. Nguyên nhân là do Bitcoin bị ràng buộc bởi những cá nhân ít thanh khoản. Cụ thể, đã có đến 90% trên tổng cung BTC trên thị trường không được đổi chủ trong hơn một năm nay.
Ngay sau đó, không ít chuyên gia kinh tế đã đặt những câu hỏi xung quanh động thái hợp pháp hóa Bitcoin của Tổng thống Nayib Bukele. Trong khi đó, nhiều người khác lại cho rằng điều này đang vi phạm các quyền hiến pháp của El Salvador.
Gần đây, JPMorgan đã tạo một cuộc khảo sát và cho thấy kết quả là phần lớn người dân tại quốc gia Nam Mỹ này xem luật mới không đúng chút nào! Trong đó, có đến 46% người dân El Salvador trả lời rằng họ không biết Bitcoin là gì.
Các dữ liệu mới nhất này được tổng hợp bởi John Dantoni cùng đội ngũ The Block Research, với tổng cộng 497 thương vụ đầu tư mạo hiểm có liên quan đến lĩnh vực tiền mã hóa đã được thực hiện trong giai đoạn này.
Khi loại trừ khoản rót vốn 9.7 tỷ USD của Block.one vào liên doanh giao dịch Bullish, quý hai năm 2021 đã chứng kiến khoản tiền đầu tư trị giá đến 6.2 tỷ USD đổ vào các dự án tiền mã hóa – con số lớn nhất được ghi nhận trong 1 quý, đồng thời cũng tăng đến 90% so với quý 1 trước đó.
APRA là Cơ quan Quy định Prudential của Úc, họ muốn các ngân hàng chuẩn bị cho khả năng lãi suất bằng 0 hoặc âm trước ngày 30 tháng 4 năm 2022
APRA tin rằng một mức lãi suất vậy có thể đặt ra "thách thức hoạt động" trong một số trường hợp
Hợp đồng tương lai dầu thô WTI đã giảm về mức 74 đô la sau khi sự phục hồi gần mốc 75 đô la và hiện đang được giao dịch ở mức $ 74.56, hầu như không thay đổi trong ngày.
Tâm trạng thị trường vẫn khá trái chiều khi đà bán tháo dollar đã tạm ổn định. Ngoài ra, các vụ việc leo thang ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tác động của nó đối với tăng trưởng toàn cầu cũng ảnh hưởng đến giá dầu
Tuần trước, giá dầu WTI phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp nhất trong ba tuần là 70.76 đô la - có thể liên quan đến việc dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) vào thứ Năm.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Sáu cho biết, trong cuộc trò chuyện với Vladimir Putin, ông đã đưa ra cảnh báo về các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền vào các công ty Hoa Kỳ do các thực thể có trụ sở tại Nga thực hiện. Theo New York Times:
“Tôi đã nói rất rõ với ông ấy rằng Hoa Kỳ mong đợi, khi một hoạt động ransomware diễn ra từ đất của ông, mặc dù không được nhà nước tài trợ, nhưng chúng tôi mong họ sẽ hành động nếu chúng tôi cung cấp cho họ đủ thông tin để xử lý đó là ai.”
Các bình luận sau đó từ Biden chỉ ra rằng các quan chức Hoa Kỳ đang cân nhắc các phản ứng trực tiếp đối với các cuộc tấn công ransomware ngoài những gì đã được thực hiện trước đây, bao gồm cả việc khôi phục một phần BTC đã trả cho những kẻ tấn công ransomware.
Risk-on trở lại, và chứng khoán châu Âu lại một lần nữa khởi sắc. Các chỉ số đều ghi nhận đóng cửa tăng mạnh:
Sau bất ngờ từ dữ liệu PMI mảng dịch vụ của ISM, Fed New York đã hạ thấp dự báo kinh tế quý II xuống từ 3.23% còn 3.19%. Riêng với quý III, tăng trưởng GDP được hạ xuống 3.81%, giảm 0.05%.
Theo báo cáo mới của Fed, rủi ro lạm phát ngắn hạn đã tăng, nhưng nhiều khả năng vẫn sẽ chỉ là tạm thời. Ngoài ra, kỳ vọng lạm phát vẫn đang trong mức ổn định và phù hợp với mục tiêu lạm phát dài hạn. Dữ liệu quý II cũng cho thấy nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng mạnh hơn nữa. Riêng về vấn đề QE, Fed sẽ xem xét tiếp tiến triển của nền kinh tế và đưa ra quyết định trong các cuộc họp sau.
Trong lúc đang thăng hoa, cặp tiền này đột ngột rơi xuống vùng giá 1.3832 từ 1.3875. Hiện lý do cho việc này vẫn đang chưa rõ.
Cặp tiền này đang có một ngày khởi sắc khi tâm lý risk-on quay trở lại. Trước đó, NZDUSD đã chứng kiến 3 phiên giảm sâu, đưa cặp tiền này từ mức đỉnh tại 0.71 lao xuống 0.6922 đầu phiên hôm nay. Hiện tại NZDUSD đang hồi phục mạnh mẽ và hướng tới 0.70.
Sau một ngày giảm sâu khi tâm lý risk-off bao trùm vào thứ Năm, hôm nay là ngày các tài sản rủi ro tỏa sáng. Ba chỉ số chứng khoán lớn tại Mỹ đang bay cao khi risk-on trở lại. Chỉ số Dow Jones tăng mạnh nhất ở mức 0.93%, theo sau là chỉ số S&P 500 với mức tăng 0.63%. Chỉ số Nasdaq tăng khiêm tốn ở mức 0.15%. Tại châu Âu, các chỉ số cũng đang hồi phục sau một ngày giảm sâu.
Nhìn chung, đồng bạc xanh đang yếu đi so với đa số các đồng tiền khác. Chỉ số DXY giảm 0.15% xuống vùng 92.2 điểm. AUD và NZD ghi nhận mức tăng ấn tượng 0.64% và 0.46%. Theo sau đó là CAD với mức tăng 0.32%. Cả ba đồng tiền này đều hưởng lợi rất nhiều từ tâm lý risk-on, và được hỗ trợ bởi hàng hóa tăng trở lại. EUR tăng 0.17%. GBP tăng 0.56%. JPY và CHF, hai đồng tiền đại diện cho sự an toàn và tâm lý risk-off, đều đang giảm. JPY đang là đồng tiền yếu nhất so với USD với mức giảm 0.32%, còn CHF đang giảm nhẹ 0.05%.
Vàng đang được giao dịch trong dải hẹp trên $1,800, hiện tăng nhẹ 0.11%. Dầu sau nhiều ngày lao dốc cũng đã vượt lại $74/thùng với mức tăng 1.3%.
Chủng Covid Delta đang là chủng phổ biến nhất tại Mỹ khi chiếm hơn 50% tổng số ca mắc tại nước này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Pfizer và BioNTech công bố rằng họ sẽ tăng thêm một mũi nữa cho liều vắc xin của mình để kháng lại chủng Delta tốt hơn. Tuy nhiên điều đáng lo ngại thực sự là tốc độ lây nhiễm của chủng này tại các khu vực chưa được tiêm chủng đầy đủ. Ba điều cần lưu ý với chủng Delta là:
Cặp tiền này bật tăng mạnh từ vùng đáy 0.7409, mức thấp nhất trong 7 tháng, khi tâm lý risk-on trở lại và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngoài ra, giá các loại hàng hóa như dầu và đồng cũng đang hỗ trợ cho đà tăng của AUD.
Hiện tại, AUDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7470, tăng 0.62%.
Điều nổi bật đối với tôi là tỷ lệ tham gia thị trường lao động tăng 0.6%, cùng với tỷ lệ thất nghiệp giảm 0.4% so với tháng trước. Đó là một sự thay đổi hoàn toàn và làm nổi bật một lực lượng lao động đang phục hồi nhanh chóng. Các lệnh cấm vẫn có hiệu lực vào tháng 7 ở hầu hết Canada nhưng việc tiêm chủng đã diễn ra cực kỳ nhanh chóng và gần đạt 80% với 1 liều vaccine.
Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh được thiết kế để thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngành công nghiệp của Mỹ, kêu gọi các nhà quản lý tăng cường giám sát các công ty công nghệ, giá thuốc, ngành vận chuyển và hơn thế nữa. Hành động này sẽ thúc đẩy chính phủ đưa ra các quy định mới từ phí hành lý hàng không đến các điều khoản không cạnh tranh. Ông sẽ ký sắc lệnh vào cuối ngày hôm nay sau khi đưa ra những nhận xét về nền kinh tế Mỹ.
Doanh thu cho vay của các ngân hàng Mỹ có thể vượt qua các ngân hàng châu Âu trong những quý tới do lạm phát làm tăng triển vọng tăng lãi suất. Thu nhập ròng từ lãi cho vay tại các ngân hàng khu vực đồng Euro đã tăng mạnh khi ECB trả tiền họ để cho vay vào đầu năm, nhưng lãi suất âm của NHTW này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu các NHTM.
Phòng phân tích của Credit Suisse cho rằng USD/CHF cần phải giữ trên vùng 0.9142/33 để tránh tạo thành đỉnh nhỏ và bật tăng để phá lên trên 0.9264/75.
Các nhà phân tích tại Credit Suisse cho rằng GBP/USD đang có xu hướng giảm và có thể hướng tới mức 1.3734, sau đó là vùng hỗ trợ quan trọng hơn ở 1.3669/48.
Sau 2 ngày biến động rất mạnh, các thị trường đã ổn định hơn với hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ lấy lại sắc xanh. S&P 500 tăng 0.42% lên 4,338 điểm và Nasdaq 100 tăng lên mức 14,743, tương đương 0.12%.
Giá vàng hầu như không thay đổi ở mức $1,802/oz bất chấp lợi suất TPCP Mỹ đã phục hồi lên 1.33% và đồng USD tăng giá.
Dầu hướng đến ngày tăng giá thứ 2 liên tiếp sau khi nhịp giảm rất mạnh trước đó, được hỗ trợ bởi tồn kho dầu thô Mỹ sụt giảm nhiều hơn dự báo. Hiện hợp đồng tương lai WTI giao tháng gần nhất ở mức 73.64 USD/thùng và dầu Brent giao dịch quanh 74.69 USD/thùng.
Những biến động “điên cuồng” trên thị trường FX cũng đã biến mất và các cặp tiền chủ yếu đảo chiều các diễn biến ngày hôm qua. AUD, NZD và CAD hồi phục trong khi JPY và CHF là 2 đồng tiền yếu nhất. Sự lo ngại về tăng trưởng kinh tế chững lại hay biến chủng virus mới cũng đã giảm bớt, thị trường hiện ở trạng thái trung lập hơn khá nhiều so với hôm qua.
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Jens Weidmann
Điều này có nghĩa là ông không muốn ECB đi theo bước chân của Fed trong lạm phát mục tiêu trung bình.