GPB đang ở gần mức 1.2800
USD tăng 3.2 điểm cơ bản lên 4.29%, lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 5.2 bps lên 4.70%
Bitcoin cho thấy dấu hiệu phục hồi và tăng lên trên 60,000 USD vào thứ Ba, sau ba phiên giảm khi điều chỉnh từ mức 60,500 USD vào cuối tuần. Theo dữ liệu của CME Group, động lực tích cực này có thể được củng cố bởi kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất 50bps vào thứ Tư. Đồng thời, thông báo về kế hoạch mua thêm BTC của Microstratergy cho thấy tiềm năng phục hồi của Bicoin trong những ngày tới.
GPB đang ở gần mức 1.2800
USD tăng 3.2 điểm cơ bản lên 4.29%, lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 5.2 bps lên 4.70%
Dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ tiếp tục cho thấy nền kinh tế này có khả năng phục hồi, điều này khiến cho việc lãi suất tăng trong dàu hạn ngày càng trở nên chắc chắn và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng. Những điều kiện trên đã hỗ trợ cho đồng USD khi dữ liệu của Mỹ có sự phân kì với các quốc gia khác
Mặt khác, BOE đã tăng 25 điểm cơ bản như mong đợi do chỉ số CPI không đạt kỳ vọng và báo cáo việc làm của Anh cho thấy một bức tranh hỗn loạn với tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng tiền lương đều cao hơn. Ngân hàng trung ương Anh dường như đang nghiêng nhiều hơn về phía ít hawkish hơn trong tuyên bố của mình.
Trên biểu đồ ngày, có thể thấy vùng hỗ trợ mạnh xung quanh mức 1.2593, đây cũng là nơi xuất hiện Fibonacci thoái lui 38.2%. Trên thực tế, giá đã bật lên hai lần từ đó và tạo thành đáy đôi. Các đường MA bị cắt xuống phía dưới và xu hướng vẫn là giảm khi giá tiếp tục hình thành các đỉnh thấp hơn. Nếu cặp tiền giảm xuống dưới mức hỗ trợ, giá có thể giảm xuống 1.2310.
Trên khung 4 giờ, có một trendline giảm mạnh đóng vai trò là ngưỡng kháng cự đáng tin cậy đối với phe bán. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng sau đợt tăng đột biến ban đầu sau dữ liệu CPI của Vương quốc Anh, phe bán lại đổ xô vào và giá giảm xuống mức trước khi công bố CPI. Phe mua sẽ muốn thấy giá phá vỡ trên đường xu hướng để có thêm niềm tin vào xu hướng tăng giá và nhắm mục tiêu đến ngưỡng kháng cự 1.2847.
Trên khung 1 giờ, có thể có một bullish flag hình thành xung quanh đường xu hướng. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ngày hôm nay sẽ đưa ra xu hướng tiếp, bởi nếu giá tiếp tục tăng lên, mục tiêu tiếp theo của nó sẽ là kháng cự 1.2847. Ngược lại, nếu giảm, mục tiêu của cặp tiền sẽ là 1.26.
Lợi suất thực của Mỹ tiếp tục tăng không ngừng, ở chiều ngược lại, vàng lao đầu giảm. Dữ liệu kinh tế tiếp tục cho thấy nền kinh tế Mỹ có khả năng phục hồi ngay cả sau đợt thắt chặt mạnh mẽ thứ hai trong lịch sử và điều này khiến thị trường tự hỏi liệu Fed có cần phải hành động nhiều hơn hay không. Nhìn chung, có nhiều yếu tố khiến vàng nghiêng về xu hướng giảm hơn là tăng, trừ khi dữ liệu kinh tế chỉ ra dấu hiệu của một cuộc suy thoái
Trên biểu đồ ngày, có thể thấy rằng vàng đã chạm mức đáy tại 1893. Đây là vùng ta có thể mong đợi sự xuất hiện của phe mua, đẩy giá lên mức kháng cự tại 1934. Tuy nhiên, nếu giá giảm sâu hơn, mục tiêu tiếp theo của phe bán sẽ là vùng 1805.
Trên biểu đồ khung 4 giờ, chúng ta có thể thấy rằng giá đã phân kì với MACD từ khá lâu. Đây thường là một dấu hiệu của động lượng suy yếu, thường được theo sau bởi các đợt phục hồi hoặc đảo chiều. Trong trường hợp này, nếu giá phục hồi trở lại, thì đợt thoái lui sẽ kết thúc tại trendline, nơi chúng ta có thể kỳ vọng phe bán xuất hiện ồ ạt nhằm hướng tới việc phá vỡ đáy 1893. Tuy nhiên, nếu giá tăng cao hơn, nó sẽ xác nhận sự đảo chiều và phe mua sẽ mở rộng đà tăng tới vùng kháng cự 1934.
Trên biểu đồ 1 giờ, chúng ta có thể quan sát kỹ hơn thiết lập với đường xu hướng và các mức Fibonacci thoái lui hướng hợp lưu. Đó là vùng kháng cự để quan sát tiếp theo.
Trích điểm nổi bật của báo cáo chính sách tiền tệ Qúy hai của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc:
Thị trường FX đã mắc kẹt trong diễn biến nhạt nhòa này hơn một tuần nay.
USD tăng nhẹ trên diện rộng, trong khi AUD dẫn đầu đà giảm trong số các tiền tệ chính.
Trên thị trường chứng khoán, các chỉ số tại châu Âu giảm nhẹ từ khoảng 0.1 - 0.3%, trong khi HĐTL Hoa Kỳ tăng cao hơn một chút (HĐTL chỉ số S&P 500 hiện +0.2%). Tuy nhiên, cần thận trọng với việc lực bán thường sẽ tăng mạnh trong phiên Mỹ.
Chứng khoán châu Âu mở cửa giảm sau khi chứng khoán Hoa Kỳ quay đầu giảm về cuối phiên hôm qua. Lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng,đã gây áp lực lên cổ phiếu. Hợp đồng tương lai của Mỹ hiện tăng nhẹ 0.1%. Tuy nhiên như những gì đã diễn ra trong tuần trước, lực bán chỉ xuất hiện mạnh mẽ hơn vào cuối phiên, đặc biệt là khi lợi suất trái phiếu đang tìm cách phá vỡ các mức cao hơn .
Như đã đề cập vào đầu tuần, các nhà đầu tư có thể thông qua biểu đồ lợi suất 10 năm để đánh giá thị trường:
Việc AUD bị bán ra hôm nay phần lớn là do dữ liệu việc làm kém khả quan tại Úc trong tháng 7 và USD tăng mạnh từ hôm qua trước lo ngại ngày càng gia tăng đối với nền kinh tế Trung Quốc trong khi nhân dân tệ thì đang lao dốc.
Các trader AUD đang chờ đợi giá phá vỡ xuống dưới 0.65 trên khung D1 và vượt qua đáy tháng 5 tại 0.6458. Động lực giảm được xây dựng dựa trên các yếu tố sau:
Biểu đồ khung D1 cho thấy rằng rất có chướng ngại để phe bán đẩy cặp tiền xuống 0.62 trừ khi thị trường trái phiếu cải thiện. Mô hình 2 đỉnh tại 0.69 cho thấy giá ít nhất sẽ cần phải giảm về 0.63 đầu tiên.
Bất chấp loạt dữ liệu kinh tế tích cực: lạm phát lõi giảm, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ổn định, kỳ vọng lạm phát thấp hơn và chi tiêu của người tiêu dùng mạnh mẽ đã hỗ trợ cho triển vọng hạ cánh mềm, chỉ số Dow Jones vẫn tiếp tục giảm. Các điều kiện tài chính trở nên chặt chẽ hơn do sự phục hồi không ngừng của lợi suất dài hạn và lợi suất thực đã gây áp lực nặng nề lên thị trường chứng khoán. Ngay cả dữ liệu kinh tế tốt cũng có thể là tín hiệu xấu vì lạm phát có thể vẫn cao hơn trong thời gian dài hơn, đòi hỏi Fed phải thắt chặt hơn nữa. Các phân tích kỹ thuật sẽ hữu ích hơn vào lúc này, trong bối cảnh những yếu tố cơ bản trái chiều đang khiến các nhà đầu tư mơ hồ về hướng đi của giá.
Phân tích kỹ thuật Dow Jones - Khung D1
Trên biểu đồ D1, chỉ số Dow Jones đã giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại mức thoái lui Fibo 50%. Pha false break trên kháng cự quan trọng tại 35,289 chắn chắn là tín hiệu xấu với phe mua, nhưng ta cần tiếp tục theo dõi tình hình quanh vùng hỗ trợ đã nói trên. Trên thực tế, phe mua tập trung thiết lập các vị thế ngay dưới hỗ trợ này, với mục tiêu trở lại vùng 35,289 kể trên. Ngược lại, phe short sẽ chờ một pha break hỗ trợ này và đưa giá hướng về 33,805.
Phân tích Kỹ thuật Dow Jones - Khung H4:
Trên biểu đồ 4H, giá đã giảm xuống dưới đường xu hướng quan trọng, một tín hiệu bearish nhưng ta cần phá tiếp qua hỗ trợ quan trọng để xác nhận xu hướng. Ngược lại, một pha false break có thể xảy ra nếu giá đảo chiều tăng với mục tiêu trở lại kháng cự 35,289.
Phân tích Kỹ thuật Dow Jones - Khung 1H:
Trên biểu đồ 1H, phân kỳ MACD xuất hiện tại vùng hỗ trợ có vẻ đang là tín hiệu đảo chiều tăng. Trong trường hợp này, giá có thể đảo chiều tăng trở lại đường xu hướng giảm, các đường Fibo, và cả đường xu hướng tăng đã bị phá vỡ trước đó. Phe bán có thể thiết lập vị thế quanh đường xu hướng giảm, mục tiêu sẽ là phá qua hỗ trợ quan trọng. Ngược lại, phe bán sẽ muốn giá tăng mạnh hơn lên kháng cự để xác nhận đảo chiều
Sự kiện sắp tới:
Dữ liệu kinh tế quan trọng còn lại trong tuần này là Báo cáo yêu cầu thất nghiệp tại Hoa Kỳ được công bố tối nay. Thị trường đã suy yếu bất chấp các kết quả kinh tế khả quan, nên có vẻ ta đang trong giai đoạn dữ liệu xấu thì gây ra lo ngại suy thoái trong khi dữ liệu tốt sẽ dẫn đến kỳ vọng lãi suất cao hơn. Vì vậy, có đôi khi thị trường lại phản ứng tích cực với một dữ liệu nhạt nhòa. Số liệu chênh lệch lớn sẽ đều là tin xấu
USD tiếp tục phục hồi trong phiên Á, hiện DXY đang ở mức 103.560.
EUR/USD ở mức 1.0865, mặc dù đà giảm giá đang hình thành. USD/JPY cũng đang mở rộng đà tăng lên mức 146.30
Đồng aussie và kiwi là những đồng tiền đang tụt lại trong ngày. Bên cạnh đó, những lo lắng đang diễn ra xung quanh Trung Quốc khiến đồng nhân dân tệ yếu hơn.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
USDCAD giảm nhẹ xuống gần mức 1.35300.
Trung Quốc một lần nữa trở thành tâm điểm với việc Hang Seng lao dốc, giảm gần 2% giờ mở cửa và giảm gần 20% so với mức cao vào tháng 1 năm nay.
Ngoài Trung Quốc, một sự kiện đáng chú ý khác là báo cáo việc làm tháng 7 của Australia với 24.000 việc làm toàn thời gian bị mất và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.7% so với 3.5% dự kiến. Cục Thống kê Úc đã cảnh báo về tác động của kì nghỉ hè nhưng AUD/USD vẫn giảm hơn 60 điểm trong ngày xuống 0.6381 ở thời điểm hiện tại. NZD/USD cũng giảm xuống 0.5914.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á:
Nikkei 225: -0.9%
Shanghai Composite: -0.04%
Hang Seng: -0.45%
KOSPI: -0.5%
ASX 200: -0.9%
Morgan Stanley hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc xuống 4.7% từ 5.0% và tăng trưởng GDP năm 2024 xuống 4.2% từ 4.5% trước đó.
Các ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc tiếp tục bán đô la để mua nhân dân tệ trên thị trường ngoại hối giao ngay ở trong nước như một động thái can thiệp nhằm hỗ trợ đồng nhân dân tệ
Thủ tướng Trung Quốc Li Qiang cho biết:
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á giờ mở cửa sau khi biên bản cuộc họp FOMC tháng 7 cho thấy những lo ngại về việc lạm phát kéo dài và chỉ ra rằng có thể sẽ cần phải thắt chặt hơn nữa để kiềm chế lạm phát:
Chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh khẩu vị rủi ro ảm đạm khi biên bản cuộc họp FOMC tháng 7 chỉ ra rằng lạm phát vẫn còn ở mức cao và việc thắt chặt hơn nữa có thể là cần thiết để giảm lạm phát. Bên cạnh đó, các quan chức của Fed cũng nhận định cần chấp nhận tăng trưởng yếu hơn để cân bằng cung cầu trong bối cảnh dữ liệu doanh số bán lẻ phản ánh nhu cầu vẫn còn mạnh mẽ.
Trên thị trường FX, USD tăng mạnh do số lượng nhà khởi công vượt kỳ vọng và sản xuất công nghiệp tăng 1%, cao hơn nhiều so với mức tăng 0.3% dự kiến. DXY chạm mức đỉnh 103.52 và lần đầu tiên đóng cửa trên đường MA 200 ngày kể từ tháng 11 năm 2022. USD/JPY tăng lên mức cao nhất từ giữa tháng 11 đến nay. Mục tiêu tiếp theo của cặp tiền là mức đỉnh của năm 2023 tại 147.80. GBP đóng cửa tăng mạnh nhất nhóm G7 trong khi AUD yếu nhất. GBP/USD tăng 0.24% trong ngày, vượt mức 1.2700 sau khi dữ liệu CPI của Vương quốc Anh cao hơn dự kiến. AUD/USD giảm 0.47% trong ngày xuống dưới đường MA 100 giờ tại 0.6489.
Lợi suất trái phiếu kho bạc đóng cửa gần mức đỉnh của phiên, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái đến nay tại 4.335%, trong khi lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng 2.4 điểm cơ bản lên 4.978%. Vàng tiếp tục suy yếu, giảm 0.51%, kết phiên ở $1,981.7. Bitcoin giảm hơn 1% xuống gần $28.5K. Giá dầu suy yếu bất chấp dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh khi các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng kinh tế kém khả quan từ Trung Quốc. Dầu thô Brent giảm 1.23 USD xuống 83.66 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI giảm 1.33 USD xuống 79.66 USD/thùng.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand Orr cho biết: