Bitcoin cho thấy dấu hiệu phục hồi và tăng lên trên 60,000 USD vào thứ Ba, sau ba phiên giảm khi điều chỉnh từ mức 60,500 USD vào cuối tuần. Theo dữ liệu của CME Group, động lực tích cực này có thể được củng cố bởi kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất 50bps vào thứ Tư. Đồng thời, thông báo về kế hoạch mua thêm BTC của Microstratergy cho thấy tiềm năng phục hồi của Bicoin trong những ngày tới.
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện của Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Chính sách Đài Loan với tỷ lệ bỏ phiếu 17/5.
Đạo luật này cho phép Mỹ hỗ trợ 4.5 tỷ USD về an ninh và củng cố thêm mối quan hệ song phương 2 nước. Sự chấp thuận của ủy ban Thượng viện này là bước đầu tiên để đưa viện trợ quân sự cho Đài Loan. Tất nhiên, Trung Quốc đại lục không đồng ý.
Cuộc khảo sát các CEO Hoa Kỳ của Business Roundtable kém lạc quan hơn trong quý này nhưng vẫn chưa báo hiệu một cuộc suy thoái.
Chỉ số giảm 12 điểm nhưng vẫn bằng với trung bình dài hạn và cao hơn mức suy thoái. Đó có phải là do nền kinh tế ổn không? Hay đó là bởi vì hầu như mọi CEO ngày nay đều chưa từng chứng kiến một cuộc suy thoái do lạm phát gây ra?
65% kỳ vọng doanh số sẽ tăng, so với 72% trong quý 2.
43% có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư so với 47% trong quý 2
BlackRock đã có một nhận định về sự cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát. Họ ước tính sẽ cần một cuộc suy thoái sâu ở Mỹ và 3 triệu người mất việc làm để đưa lạm phát nhanh chóng trở lại 2% và nó sẽ còn tồi tệ hơn ở châu Âu.
Họ nói rằng đã đến lúc các ngân hàng trung ương phải đối mặt với điều đó và tranh luận công khai về sự đánh đổi, Jean Boivin và Alex Brazier viết.
Bằng cách chỉ tập trung vào lý thuyết giảm kỳ vọng lạm phát và bỏ qua chi phí tăng trưởng thực tế, cả Fed và ECB đang chuyển sang một cuộc tranh luận quan trọng cần phải có: các nhà hoạch định chính sách nên đánh đổi lạm phát/tăng trưởng rao sao và tốc độ thắt chặt thích hợp để lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% là bao nhiêu?
Thay vào đó, các ngân hàng trung ương đang ngày càng dựa vào ngôn ngữ khô cứng, không linh hoạt trong nỗ lực tạo ra tín nhiệm ảo trong khi khẳng định có thể hạ cánh mềm.
Họ cho rằng con đường đúng đắn cho các ngân hàng trung ương là giảm tác động đến tăng trưởng bằng cách mất nhiều thời gian hơn để đưa lạm phát trở lại mục tiêu. Điều đó sẽ cho phép năng lực sản xuất bình thường hóa mà không bị ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng.
Vấn đề là các ngân hàng trung ương đã trói buộc với ý tưởng rằng lời nói của họ điều hướng kỳ vọng lạm phát. Vì vậy, thay vì có một cuộc tranh luận cởi mở và đi theo lời hứa về sự minh bạch của họ, họ sẽ chơi một trò chơi ẩn chứa thông điệp và có những cuộc tranh cãi bí mật.
Blackrock cũng nhấn mạnh rằng chủ tịch Fed huyền thoại Paul Volcker và gây áp lực lên các quan chức ngân hàng trung ương toàn cầu, những người có vẻ quan tâm đến di sản cá nhân của họ hơn là những gì tốt nhất cho xã hội.
"Từ góc độ cá nhân của các quan chức ngân hàng trung ương, trường hợp xấu nhất là họ trở thành Arthur Burns tiếp theo. Ông ấy đi vào lịch sử với tư cách là người để lạm phát Mỹ lên tới gần 15% và kỳ vọng lạm phát tăng vọt. Từ góc độ đó, suy thoái không phải là một kết quả tồi tệ, nhất là khi có thể đổ lỗi cho điều gì đó khác hoặc hoặc làm như ông Volcker, tăng lãi suất lên gần 20%."
Bà Andersson là lãnh đạo của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển (cánh tả/thiên tả) và là Thủ tướng từ năm 2021. Đảng của bà đã nắm giữ 100 trong số 349 ghế trước cuộc bầu cử và sẽ có nhiều ghế nhất nhưng có thể sẽ không đủ để thành lập một liên minh. Thay vào đó, đảng Dân chủ Thụy Điển với tư tưởng chống tội phạm, chống nhập cư do Jimmie Akesson lãnh đạo sẽ có cơ hội làm việc với các chính phủ cánh hữu để tạo thành một liên minh.
Chứng khoán Mỹ nỗ lực hồi phục sau cú rơi mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Sự bình tĩnh quay trở lại với thị trường sau đợt bán tháo ồ ạt khi thông tin về lạm phát tăng cao được công bố. Hai trong số ba chỉ số chứng khoán Mỹ chuyển sang sắc đỏ sau sự hồi phục nhẹ tại đầu phiên.
S&P 500 -0.24%
Dow Jones -0.30%
Nasdaq +0.33%
Đồng bạc xanh tiếp tục chịu áp lực sau khi thông tin PPI tháng tám được công bố cao hơn so với dự kiến. USD/JPY ghi nhận mức giảm nhiều nhất trong phiên.
EUR/USD +0.04%
GBP/USD +0.45%
AUD/USD -0.07%
NZD/USD +0.04%
USD/JPY -1.24%
USD/CAD +0.11%
USD/CHF +0.01%
Giá vàng hồi phục nhẹ sau khi giảm sâu, ở ngưỡng 1,703.07 USD/oz.
BTC cũng không mấy khả quan khi giảm về ngưỡng 20,151 USD.
Giá dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng, lần lượt tại 88.27 USD/thùng và 93.93 USD/thùng.
Khoảng 125,000 nhân viên đường sắt sẽ rời bỏ công việc nếu không đạt được thỏa thuận vào thứ sáu với các công ty đường sắt. Đây sẽ là cuộc đình công lớn nhất kể từ năm 1992 và sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, từ thực phẩm tới các linh kiện máy móc. Nhà Trắng đang cân nhắc một sắc lệnh nhằm giữ việc lưu thông các hàng hóa quan trọng được thông suốt
Cuộc đình công gia tăng gánh nặng lên chuỗi cung ứng của Mỹ cũng như giá cả, thứ vốn được làm xoa dịu không được như kì vọng của các nhà dự báo.
"Đây cũng là một rủi ro khác trong việc kiềm chế lạm phát" Sarah House, nhà kinh tế kì cựu tại Wells Fargo & Co. cho biết "Lạm phát giá thực phẩm nên là thứ được thấy rõ tác dụng của việc xoa dịu nhất"
Mức trần 180 triệu euro sẽ áp dụng cho năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo.
Thuế bạo lợi sẽ làm thặng dư lợi nhuận của các công ti dầu, khí đốt và than thu hẹp lại 33%, so với ba năm trước năm 2019
Điều này sẽ được áp dụng cho các công ty nhiên liệu hóa thạch có nghĩa vụ thuế ở các nước EU.
Đề xuất này hướng tới việc giảm 5% lượng tiêu thụ điện trong mùa cao điểm.
Đề xuất này cũng nhắm tới việc tự nguyện cắt giảm lượng tiêu thụ điện xuống 10% hàng tháng so với cùng kì những năm gần đây.
Không có gì đáng ngạc nhiên ở đây, câu hỏi thực sự bây giờ là: Điều này có thể nhận được sự ủng hộ rộng rãi không? Nếu vậy, nó sẽ không làm được gì để kích thích việc nghiên cứu và phát triển năng lượng ở châu Âu.
Doanh số sản xuất Canada tháng bảy -0.9%, tháng trước ghi nhận -0.8%.
Đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này sụt giảm.
12 trong số 21 ngành ghi nhận sự giảm sút, dẫn đầu là ngành công nghiệp kim loại -9,9%, sản phẩm xăng dầu và than -5.3%, sản phẩm nội thất và sản phẩm có liên quan -11.2%.
Thực phẩm +2.5%, phụ tùng xe cơ giới +10.7%, sản phảm giấy +8.1%
Chỉ số giá sản phẩm công nghiệp -2.1% trong tháng, tổng sản phẩm tồn kho +1.2% do tồn kho cao hơn tại 14 trên 21 ngành. Giá tăng cao là nguyên nhân chính làm tăng mức tồn kho kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.
Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 4.3 bps lên 3.466%
Vàng cố định ở mức $ 1,702.13
Dầu thô WTI giảm 0.7% xuống 86.72 USD
Bitcoin giảm 0.1% xuống 20,210 USD
Đồng đô la đang có xu hướng trái chiều so với hôm qua nhưng vẫn ở trong mức giá khá tốt, chứng khoán bất ngờ giảm sau khi duy trì ổn định vào đầu phiên.
Đáng chú ý là USD/JPY lao dốc khi các quan chức Nhật Bản có những phát biểu về việc can thiệp thị trường FX, các báo cáo cũng chỉ ra rằng BOJ đang tiến hành kiểm tra lãi suất khi cặp tiền này đạt 144.90 trước đó trong phiên Á. USD/JPY tiến gần tới 145.00 trước khi rút xuống dưới 143.00 một thời gian ngắn và hiện ở mức 143.20.
Đồng euro và bảng Anh đã tự ổn định sau khi giảm mạnh vào ngày hôm qua với lạm phát hàng năm ở Anh giảm khỏi mức hai con số nhưng lạm phát cơ bản tiếp tục tăng cao hơn. Tỷ giá EUR/USD bị mắc kẹt trong khoảng 0.9980-0.1010, đối mặt với nguy cơ giảm sâu hơn sau PPI Hoa Kỳ.
Các loại tiền tệ hàng hóa suy yếu khi tâm lý rủi ro dao động cùng chỉ số HĐTL S&P 500 giảm 0.1% sau khi tăng 0.6%. USD/CAD tăng 0.2%, kiểm tra lại 1.3200 trong khi AUD/USD giảm 0.3% xuống 0.6710 gần mức thấp nhất trong ngày.
Thị trường dành nhiều chú ý vào triển vọng của Fed trong tuần tới và câu hỏi đối với các thị trường bây giờ là định giá tăng lãi suất thêm 100 bps. Tuy nhiên, trước mắt, PPI Hoa Kỳ vẫn đang là tâm điểm của mọi thị trường trong tối nay.
Kinh tế trưởng Philip Lane của ECB cho biết hôm thứ Tư rằng quá trình chuyển đổi hiện tại sẽ yêu cầu ECB tiếp tục tăng lãi suất trong một số cuộc họp tiếp theo.
Khuyến khích trung gian thị trường tiền gửi của chính phủ vẫn là mong muốn trong dài hạn.
Hầu hết các thước đo về kỳ vọng lạm phát dài hạn hiện đang ở mức khoảng 2%.
Nếu chi phí năng lượng giảm hoặc nhu cầu suy yếu trong trung hạn, áp lực lên giá cũng sẽ giảm.
Tỷ giá EUR/USD đang chật vật duy trì đà phục hồi sau tin tức này và giao dịch ở mức 0.9995.
Nỗ lực duy trì trên mức ngang giá của EUR/USD đã không thể kéo dài, cặp tiền vừa giảm 13 pip xuống mức 0.9994 khi mọi con mắt đang hướng tới PPI Hoa Kỳ cuối ngày hôm nay.
Euro đang phải đối mặt với áp lực giảm giá hơn nữa khi thị trường kỳ vọng dữ liệu PPI có thể hỗ trợ cho USD tăng giá trở lại.
Việc tăng lãi suất đã có ảnh hưởng tốt đến thị trường tiền tệ.
Chính sách tiền tệ phù hợp cần tính đến rằng cú sốc năng lượng vẫn là một yếu tố chi phối.
Các yếu tố thúc đẩy lạm phát ở Eurozone khác biệt so với động lực tăng nóng do nhu cầu chi phối.
Động lực lạm phát liên quan đến yếu tố sốc năng lượng là những gì chúng ta đang phải đối mặt.
Đây là những luận điểm hợp lý nhưng miễn là giá năng lượng tăng cao và các vấn đề từ phía cung chưa trở lại như trước đại dịch, sẽ xuất hiện tác động lan tỏa đến giá cơ bản khiến lạm phát tiếp tục gia tăng trong nền kinh tế.
Ủy ban châu Âu hôm thứ Tư đã công bố một loạt đề xuất nhằm kiềm chế giá năng lượng tăng vọt đã làm rung chuyển châu Âu sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng tình đoàn kết của EU với Kyiv sẽ là "không thể lay chuyển".
Giá năng lượng và lạm phát đã tăng trên 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu khi Moscow cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt để đáp trả các lệnh trừng phạt, khiến một số người, đặc biệt ở cánh hữu, cho rằng các lệnh trừng phạt đang ảnh hưởng nhiều hơn đến EU và cần được hạ nhiệt.
Chủ tịch EC von der Leyen phát biểu trong cuộc họp tại Pháp: "Đây là thời điểm để chúng tôi thể hiện quyết tâm chứ không phải sự xoa dịu","Và tôi đứng ở đây với niềm tin rằng với lòng dũng cảm và sự đoàn kết, Putin sẽ thất bại và châu Âu sẽ chiến thắng". Bà dự kiến sẽ đến Kyiv vào cuối ngày hôm nay để gặp Tổng thống Ukraine Zelenskiy.
Bà von der Leyen, người có đề xuất giúp đỡ các hộ gia đình và công ty châu Âu bao gồm việc áp đặt cắt giảm sử dụng điện trên toàn khối, cho biết khối đang nỗ lực để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp.
S&P 500 hôm qua chốt phiên giảm 4.3%, Nasdaq giảm 5.2% và Dow Jones giảm 3.9%.
Đối với S&P 500, mức đóng cửa hôm qua trùng với mức thoái lui Fib 61.8 của đà tăng từ tháng 6 đến tháng 8 lên gần 3,900. Sự hợp nhất của các mức hỗ trợ sẽ khiến câu chuyện trở nên thú vị hơn, giá phá xuống dưới mức này có khả năng tạo ra đà giảm tiếp theo cho cổ phiếu.
Hiện tại, HĐTL S&P 500 phần nào 'nhẹ nhõm' hơn khi tăng 0.5%, HĐTL Nasdaq tăng 0.6% và HĐTL Dow Jones tăng 0.4%. Tuy nhiên, dữ liệu PPI Hoa Kỳ sẽ công bố vào cuối ngày, bức tranh có thể nhanh chóng xoay chuyển nếu lo ngại về Fed được tái hiện vào nửa cuối tuần.
Hoa Kỳ đang xem xét các lựa chọn cho các biện pháp trừng phạt Trung Quốc để ngăn chặn nước này xâm lược Đài Loan, trong khi Liên minh châu Âu đang chịu áp lực ngoại giao từ Đài Bắc để thực hiện điều tương tự.
Cuộc vận động hành lang riêng biệt của Washington và Đài Bắc đối với các phái viên EU đều ở giai đoạn đầu, đây là một phản ứng trước lo ngại về một cuộc xâm lược của Trung Quốc gia tăng khi căng thẳng quân sự leo thang ở eo biển Đài Loan.
Ý tưởng ban đầu là áp đặt các biện pháp trừng phạt ngoài các biện pháp đã được thực hiện ở phương Tây để hạn chế một phần thương mại và đầu tư với Trung Quốc trong các công nghệ nhạy cảm như chip máy tính và thiết bị viễn thông.
Sản xuất công nghiệp tháng 7 giảm 2.3% so với tháng 6, dự kiến giảm 1.1%.
Tháng 6: +0.7%.
Sản xuất công nghiệp tháng 7 giảm 2.4% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến tăng 0.4%.
Tháng 6: +2.4%.
Sản lượng công nghiệp khu vực đồng euro giảm mạnh trong tháng Bảy. Cụ thể, tư liệu sản xuất giảm 4.2%, hàng tiêu dùng lâu bền giảm 1.6% và hàng hóa trung gian giảm 0.8%; trong khi sản xuất năng lượng tăng 0.4% và hàng tiêu dùng phi lâu bền giảm 1.2%.
Theo nguồn tin của thời báo kinh tế Kommersant, Nga đang xem xét việc áp thuế xuất khẩu đối với phân bón. Đề xuất được đưa ra bởi Bộ Tài chính Nga với mục đích tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các quan chức của bộ hiện đang thảo luận về quy mô của mức thuế mới, nếu được áp dụng, chính sách này có thể sẽ giúp ngân sách nhà nước tăng thêm 100 tỷ Rúp (tương đương 1.7 tỷ USD).
Được biết chính sách thuế xuất khẩu đối với phân bón có thể sẽ được áp dụng trong 6 tháng, đây là khoảng thời gian tối đa mà thuế xuất khẩu có thể được áp dụng mà không cần Liên minh Kinh tế Á - Âu chấp thuận.
Các chuyên gia trong ngành cảnh báo rằng các mức thuế mới có thể làm tổn hại đến kế hoạch đầu tư của các nhà sản xuất phân bón ở Nga và sự không chắc chắn đối với khâu hậu cần và thanh toán do gia tăng các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Đặc phái viên của tổng thống Nga Vladimir Putin về Ukraine nói với nhà lãnh đạo Nga khi cuộc chiến bắt đầu rằng ông đã đạt được một thỏa thuận tạm thời với Kyiv sẽ đáp ứng yêu cầu của Nga rằng Ukraine không gia nhập NATO, nhưng tổng thống Putin đã bác bỏ điều đó và tiếp tục thực hiện chiến dịch quân sự của mình, theo ba người thân cận với giới lãnh đạo Nga.
Theo các nguồn tin này, đặc phái viên gốc Ukraine, Dmitry Kozak, nói với ông Putin rằng ông tin rằng thỏa thuận mà ông đã thực hiện loại bỏ việc Nga theo đuổi một cuộc chiếm đóng quy mô lớn tại Ukraine.
Chỉ số DXY hiện giảm về vùng 109.4 điểm. EUR, GBP và JPY là các đồng tiền tăng mạnh nhất lúc này. EUR trở lại trên ngang giá, GBP về trên 1.15 và USDJPY giảm xuống dưới 143.
Nhưng kể cả khi họ nói bất cứ điều gì, có lẽ điều đó sẽ lại phản tác dụng. Và hiện tại, khó mà thấy được khả năng can thiệp mà không có phối hợp từ nước ngoài.
Một số tuyến đường sắt của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu ngừng vận chuyển nông sản vào thứ Năm, một ngày trước khi ngừng hoạt động, đe dọa tới hoạt động xuất khẩu và giao thức ăn cho gia súc.
Với việc nông dân bắt đầu thu hoạch vụ thu được vận chuyển đến các nhà sản xuất thịt và nhiên liệu sinh học, việc gián đoạn vận chuyển có thể làm tăng lạm phát vốn đã ở mức cao. Nông dân cũng có kế hoạch bổ sung phân bón cho các cánh đồng sau khi thu hoạch, và các chuyến hàng phân bón đang bị trì hoãn.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết khối có thể huy động hơn 140 tỷ Euro để giảm bớt chi phí sinh hoạt cho người tiêu dùng bằng cách giới hạn doanh thu từ các nhà sản xuất điện giá rẻ.
“Trong nền kinh tế thị trường xã hội của chúng ta, có lợi nhuận là tốt. Nhưng trong những thời điểm như này, thật sai lầm khi nhận được những khoản lợi nhuận kếch xù được hưởng từ chiến tranh và người tiêu dùng ” - bà von der Leyen phát biểu tại Nghị viện Châu Âu hôm thứ Tư.
Ủy ban đề xuất giới hạn doanh thu của các công ty sản xuất điện với chi phí thấp thay vì các công ty sản xuất khí đốt đắt tiền.