Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên mở cửa
Thị trường chứng khoán giảm điểm vào thứ Hai khi các cổ phiếu công nghệ chủ chốt, từng dẫn dắt thị trường tăng trưởng, tiếp tục bị nhà đầu tư bán tháo.
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.45%
- Nasdaq Composite giảm mạnh 1.08%
- Dow Jones tăng 0.39%
Bitcoin lao dốc xuống $89,500
Bitcoin hiện đang giao dịch dưới mức $90,000, giảm 4.74% trong ngày. Vùng kháng cự gần nhất nằm trong khoảng $90,742 - $92,092
Lịch kinh tế tuần này có gì đáng chú ý
Thứ Ba, 14/1:
- Chỉ số PPI lõi m/m của Mỹ: Dự kiến: 0.2% (không đổi so với kỳ trước).
- Chỉ số PPI m/m của Mỹ: Dự kiến 0.4% (không đổi so với kỳ trước)
Thứ Tư, 15/1:
- Chỉ số CPI y/y của Anh: Dự kiến 2.6% (không đổi so với kỳ trước).
- CPI lõi m/m của Mỹ: Dự kiến 0.2% (giảm từ 0.3%).
- CPI m/m của Mỹ: Dự kiến 0.3% (không đổi so với kỳ trước).
- CPI y/y của Mỹ: Dự kiến 2.9% (tăng từ 2.7%).
- Chỉ số sản xuất Empire State: Dự kiến -0.3 (giảm từ 0.2).
Thứ Năm, 16/1:
- Số lao động thay đổi của Úc: Dự kiến 14.5 nghìn (giảm mạnh từ 35.6 nghìn).
- Tỷ lệ thất nghiệp của Úc: Dự kiến 4.0% (tăng từ 3.9%).
- GDP m/m của Anh: Dự kiến 0.2% (tăng từ -0.1%).
- Doanh số bán lẻ lõi m/m của Mỹ: Dự kiến 0.5% (tăng từ 0.2%).
- Đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ:: Dự kiến 210 nghìn (tăng từ 201 nghìn).
- Chỉ số sản xuất Philly Fed của Mỹ:: Dự kiến -7.0 (cải thiện từ -16.4).
Thứ Sáu, 17/1:
- GDP y/y của Trung Quốc: Dự kiến 5.0% (tăng từ 4.6%).
- Sản lượng công nghiệp y/y của Trung Quốc: Dự kiến 5.4% (không đổi).
- Doanh số bán lẻ y/y của Trung Quốc: Dự kiến 3.5% (tăng từ 3.0%).
- Doanh số bán lẻ của Anh: Dự kiến 0.4% (tăng từ 0.2%)
- Giấy phép xây dựng của Mỹ: 1.46 triệu (giảm từ 1.49 triệu).
Cập nhật từ Fed
-
Kỳ vọng lãi suất:
- Trong cuộc họp tháng 12, Fed giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất từ 4 lần xuống 2 lần trong năm 2025.
- Thị trường không kỳ vọng có thay đổi lãi suất trong tháng 1 và chỉ có 22% khả năng thay đổi lãi suất trong tháng 3.
-
Lịch phát biểu của các quan chức Fed:
- Thứ Ba:
- Schmid 22h00
- Thứ Tư:
- Williams 3h05
- Barkin 21h20
- Kashkari 22h00
- Williams 23h00
- Thứ Năm:
- Goolsbee 0h00
- Williams 23h00
- Thứ Ba:
Lịch công bố báo cáo kết quả kinh doanh
- Thứ Tư, 15/1:
- Citibank, Wells Fargo, BlackRock, Bank of New York.
- Thứ Năm, 16/1:
- TSMC, UnitedHealth, Goldman Sachs, Bank of America, Morgan Stanley, US Bancorp, PNC
Bản tin FX phiên Âu: Chứng khoán châu Âu giảm điểm, USD tiếp tục tăng mạnh
- Chứng khoán châu Âu giảm; Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.7%.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 4.773%.
- Vàng giảm 0.8% xuống 2,668.50 USD/ounce.
- Dầu thô WTI tăng 1.9% lên $78.06/thùng.
- Bitcoin giảm 4.2% xuống $90,574.
Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi đồng USD mạnh lên, nối tiếp đà tăng từ tuần trước sau báo cáo việc làm tích cực của Mỹ.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 giảm từ 0.3% lúc đầu phiên xuống 0.7%. S&P 500 có khả năng giảm xuống dưới đường MA 100 ngày lần thứ hai kể từ tháng 11/2023.
EUR/USD giảm 0.5%, xuống 1.0195, dưới mốc 1.0200. GBP/USD giảm 0.7%, kiểm tra mức 1.2100 và có thể tiến gần đến ngưỡng 1.2000 nếu áp lực bán tiếp tục gia tăng. USD/JPY giảm 0.4% xuống 157.05 do lợi suất trái phiếu Mỹ giảm nhẹ từ 4.80% xuống 4.77%.
Vàng chịu áp lực từ đồng USD tăng mạnh, giảm 0.8%. Bitcoin giảm hơn 4%, hướng về mốc $90,000 khi áp lực bán tiếp tục gia tăng. Thị trường tài chính mở đầu tuần mới với khẩu vị rủi ro suy yếu.
DXY chạm đỉnh 2 năm tại 110.176
Đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh, chạm mức cao nhất trong 2 năm, sau khi dữ liệu NFP tích cực hôm thứ 6 làm giảm kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Chỉ số DXY chạm mức đỉnh 2 năm tại 110.176. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4.788%, mức cao nhất kể từ tháng 11/2023.
Thị trường hiện dự đoán chỉ có một lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm 2025. Theo Chris Turner, Giám đốc Thị trường Toàn cầu tại ING, "Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Fed có thực sự cần cắt giảm lãi suất trong năm nay hay không." Sự suy giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất tại Mỹ trái ngược với tình hình tại khu vực Eurozone và Anh, nơi nền kinh tế đang suy yếu, điều này tiếp tục hỗ trợ đà tăng giá của đồng USD.
Từ sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đồng USD đã liên tục tăng giá nhờ các chính sách như thuế nhập khẩu và giảm thuế, dự kiến sẽ thúc đẩy lạm phát và hạn chế thêm khả năng cắt giảm lãi suất.
Theo ING, sức mạnh của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ gia tăng đang tạo áp lực lớn lên hệ thống tài chính toàn cầu. Lợi suất trái phiếu tại Anh đã đạt mức cao nhất trong nhiều năm, trong khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc gần chạm mức thấp nhất trong 16 tháng.
USD dự kiến sẽ tiếp tục tăng giá, với nhiều dự báo cho rằng đồng EUR/USD có thể giảm xuống dưới mức 1.000, theo Kit Juckes, chuyên gia tại Societe Generale.
Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng chịu áp lực vào ngày thứ Hai do lo ngại lạm phát, đặc biệt từ giá dầu tăng cao. Hợp đồng tương lai Nasdaq 100 giảm hơn 1.3%, dẫn đầu đà giảm. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.9%. Tại châu Á, chỉ số và HSI của Hong Kong giảm 1%. Chỉ số Euro Stoxx 50 tại châu Âu cũng giảm 0.9%.
Mỹ công bố các hạn chế mới đối với xuất khẩu chip AI
Mỹ vừa công bố các hạn chế mới đối với việc xuất khẩu chip máy tính tiên tiến, đặc biệt là các chip phục vụ cho trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm kiểm soát công nghệ và bảo vệ an ninh quốc gia. Theo đó, các hạn chế mới sẽ thiết lập hạn ngạch xuất khẩu đối với khoảng 120 quốc gia, tuy nhiên, 18 đồng minh và đối tác của Mỹ, bao gồm Nhật Bản và Vương quốc Anh, sẽ được miễn khỏi các biện pháp này.
Các hạn chế sẽ có hiệu lực trong vòng 120 ngày tới, theo thông báo của Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo, tạo cơ hội cho cựu Tổng thống Trump có thể điều chỉnh nếu cần thiết. Dù vậy, các chuyên gia nhận định rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ các biện pháp này, đặc biệt là với việc thuế quan có thể sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cập nhật hàng tuần về kỳ vọng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu
Các ngân hàng được kỳ vọng cắt giảm lãi suất trước cuối năm:
- Fed: 24 điểm cơ bản (98% không thay đổi lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
- ECB: 85 điểm cơ bản (90% cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
- BoE: 42 điểm cơ bản (66% cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
- BoC: 41 điểm cơ bản (57% cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
- RBA: 61 điểm cơ bản (62% cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
- RBNZ: 125 điểm cơ bản (88% cắt giảm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp sắp tới)
- SNB: 34 điểm cơ bản (90% cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
Các ngân hàng được kỳ vọng tăng lãi suất trước cuối năm:
- BoJ: 50 điểm cơ bản (51% không thay đổi lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
Chứng khoán tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch châu Âu
- Hợp đồng tương lai S&P 500 đang giảm khoảng 0.8% trong ngày.
- Trong khi đó, DAX giảm 0.8% và CAC 40 giảm 0.7%.
Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào các phiên Mỹ tối nay. Đặc biệt, S&P 500 sẽ là tâm điểm chú ý vì chỉ số này có thể giảm xuống dưới đường MA100 ngày. Khi điều này xảy ra, nhiều nhà đầu sẽ tư lo ngại rằng một sự điều chỉnh mạnh mẽ hơn sắp tới. Các nhà đầu tư sẽ cần theo dõi chặt chẽ tình hình trong những ngày tiếp theo để đưa ra những quyết định phù hợp.
Tổng tiền gửi thanh toán của SNB tăng trong tuần 10 tháng 1
- Tổng tiền gửi thanh toán của SNB tuần 10 tháng 1: 445.1 tỷ CHF, tăng so với mức 439.6 tỷ CHF trước đó
- Tiền gửi thanh toán trong nước: 437.1 tỷ CHF, cao hơn mức 426.6 tỷ CHF trước đó
Quan chức ECB Vujcic: ECB khó có thể đẩy nhanh tốc độ cắt giảm lãi suất
- ECB khó có thể đẩy nhanh tốc độ cắt giảm lãi suất.
- Việc cắt giảm nhanh hơn sẽ cần một sự khác biệt đáng kể hơn so với các dự báo của chúng tôi.
- Các động thái dần dần là tốt nhất trong bối cảnh không chắc chắn.
- Kỳ vọng của thị trường trong ngắn hạn là hợp lý.
Chứng khoán châu Âu suy yếu đầu phiên
Cập nhật thị trường:
- Chỉ số Eurostoxx giảm 0.3%
- Chỉ số DAX (Đức) giảm 0.3%
- Chỉ số CAC 40 (Pháp) giảm 0.2%
- Chỉ số FTSE (Anh) giảm 0.2%
- Chỉ số IBEX (Tây Ban Nha) giảm 0.3%
- Chỉ số FTSE MIB (Ý) giảm 0.2%
Cổ phiếu châu Âu đang bắt đầu tuần trong sắc đỏ với tâm lý tiêu cực từ tuần trước. Trong khi đó, hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.4% với hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 0.5%, hợp đồng tương lai Dow chỉ giảm 0.1% trong ngày
Vàng tiếp tục duy trì đà tăng, tiếp cận ngưỡng $2,700
Một báo cáo việc làm mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ vào cuối tuần trước đã dẫn đến đà tăng của đồng USD và lợi suất TPCP Mỹ. Tuy nhiên, vàng vẫn xoay sở để vân vào thứ Sáu và tiến gần đến việc kiểm tra mốc $2,700.
Tâm lý của phe mua vàng tiếp tục mạnh mẽ để bắt đầu năm mới, được hỗ trợ bởi xu hướng tăng theo mùa của tháng Giêng. Khi kim loại quý này tiến gần đến mốc $2,721-$2,726, bài kiểm tra thực sự sẽ bắt đầu.
Quan chức ECB Rehn: Việc tiếp tục cắt giảm lãi suất là hợp lý
- Cho đến giữa mùa hè, chúng ta nên từ bỏ chính sách thắt chặt.
- Hướng đi của lãi suất là rõ ràng, triển vọng tăng trưởng đã suy yếu.
- Có rất nhiều lo ngại về các diễn biến địa chính trị.
- Tỷ giá hối đoái có tác động đến lạm phát nhưng ECB không có mục tiêu chính sách nào về tiền tệ.
Điều này chỉ nhằm tái khẳng định những con đường khác nhau giữa ECB và Fed vào lúc này. Những bình luận của quan chức Rehn phù hợp với triển vọng của NHTW.
Lịch kinh tế tuần này có gì đáng chú ý?
Dữ liệu nổi bật của tuần bao gồm lạm phát của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, dữ liệu thị trường lao động của Úc và doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ.
Thứ Hai sẽ không có sự kiện kinh tế quan trọng nào cho thị trường. Vào thứ Ba, Hoa Kỳ sẽ công bố dữ liệu PPI lõi và PPI hàng tháng, và thứ Tư sẽ có các công bố dữ liệu lạm phát cho cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Tại Vương quốc Anh, CPI được dự báo ở mức 2.6% so với cùng kỳ (Trước đó: 2.6%), trong khi lạm phát cơ bản dự kiến sẽ ở mức 3.4%.Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu trong tuần này để hiểu rõ hơn về các bước đi tiếp theo của BoE về chính sách tiền tệ. Nhắc lại, BoE đã giảm lãi suất tổng cộng 50 điểm cơ bản vào năm ngoái với các đợt cắt giảm vào tháng 8 và tháng 11
Thứ Năm sẽ mang đến số liệu thay đổi việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của Úc. Tại Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ hàng tháng, đơn xin trợ cấp thất nghiệp và chỉ số sản xuất của Fed Philadelphia.
Vào thứ Sáu, Vương quốc Anh sẽ công bố dữ liệu doanh số bán lẻ của mình, trong khi Hoa Kỳ sẽ công bố các báo cáo về giấy phép xây dựng và khởi công nhà ở.
Thị trường đang dự báo Fed sẽ chỉ cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay
Trước báo cáo việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ vào cuối tuần trước, các nhà giao dịch đã kỳ vọng vào lần cắt giảm đầu tiên trong tháng 6 năm nay, với tổng cộng ~42 điểm cơ bản sẽ được cắt giảm trong năm 2025 vào thời điểm đó. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, tình hình đã thay đổi khá đáng kể.
Hiện tại, dữ liệu cho thấy thị trường chỉ kỳ vọng Fed cắt giảm ~26 điểm cơ bản trong năm, với lần cắt giảm duy nhất dự kiến vào tháng 12 ( hoặc có thể là tháng 9 hoặc tháng 10 với mức định giá là ~88% hoặc ~96% vào thời điểm đó).Tuy nhiên, điều nổi bật là các nhà giao dịch hiện không còn tin tưởng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm nay sau dữ liệu thị trường lao động tuần trước.
Tôi cho rằng những gì dữ liệu hôm thứ Sáu đã làm là tái khẳng định thông báo của Fed từ tháng 12. Và điều đó có nghĩa là tạm dừng cắt giảm lãi suất trong thời điểm hiện tại. N
Yếu tố rủi ro khác đang diễn ra là các chính sách của Trump, đặc biệt là về thương mại. Điều cần lo ngại bây giờ bây giờ là với dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ, một cuộc chiến về thuế quan sẽ có nguy cơ thổi bùng ngọn lửa lạm phát trong những năm tới.
Cập nhật thị trường chứng khoán châu Á
Thị trường chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương suy yếu vào thứ Hai, sau khi báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vào thứ Sáu làm giảm kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất.
Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 12 đã tăng vượt kỳ vọng. Xuất khẩu tăng 10.7% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua kỳ vọng của Reuters về mức tăng trưởng 7.3%. Nhập khẩu của nước này trong tháng 12 bất ngờ tăng 1%, so với ước tính giảm 1.5% của Reuters.
Tuy nhiên, chỉ số CSI 300 đã giảm 0.5%, đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2024 vào thứ Sáu.
Các nhà đầu tư ở Châu Á sẽ tiếp tục theo dõi lợi suất trái phiếu của Trung Quốc sau khi NHTW nước này tạm dừng việc mua TPCP vào thứ Sáu tuần trước. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng này.
Đồng nhân dân tệ trong nước đã chạm mức thấp nhất trong 16 tháng, trong khi đồng nhân dân tệ ở nước ngoài đã trượt dốc kể từ tháng 9 năm ngoái.
Chỉ số Hang Seng giảm 1.07% xuống dưới 19,000 lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm ngoái, dữ liệu từ LSEG cho thấy.
Ấn Độ dự kiến sẽ báo cáo số liệu lạm phát vào cuối ngày. Chỉ số Nifty 50 giảm 0.53% và BSE Sensex giảm 0.4%.
Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ. Chỉ số Kospi giảm 1.1% trong khi Kosdaq giảm 1.26%.
Chỉ số S&P/ASX 200 giảm 1.23%.
Quan chức ECB Lane: Chính sách tiền tệ có thể được nới lỏng hơn nữa
Quan chức ECB Lane:
- Nền kinh tế châu Âu vẫn đang phục hồi sau đại dịch
- Kịch bản cơ sở của ECB dành cho châu Âu là sự phục hồi
- Dự kiến mức tiêu thụ sẽ cải thiện vào năm 2025
- Ngân hàng có khả năng nới lỏng hơn nữa
Ông Lane phát biểu trong một cuộc đối thoại chính sách tại Diễn đàn Tài chính Châu Á (AFF) 2025, được tổ chức tại Hồng Kông.
Tiến sĩ Olli Rehn, Thống đốc Ngân hàng Phần Lan, cũng phát biểu trong cùng hội thảo:
- Châu Âu không được bất ngờ trước cuộc chiến thương mại
- EU không nên chịu ảnh hưởng vì thuế quan
Cập nhật thị trường FX châu Á
Tác động của báo cáo việc làm tháng 12 của Hoa Kỳ tiếp tục lan rộng tại Châu Á ngày hôm nay:
- Lợi suất TPCP Hoa Kỳ vẫn vững chắc ở mức cao nhất trong 14 tháng gần đây
- USD mở rộng đà tăng, khiến EUR và GBP trượt xuống thấp hơn
- Cổ phiếu Châu Á suy yếu
- Giá dầu tăng cao hơn, tin tức về việc Hoa Kỳ và Anh thắt chặt lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga vào thứ Sáu tiếp tục tác động
Hôm nay là ngày lễ ở Nhật Bản, điều này làm thanh khoản tương đối mỏng. Mặc dù là ngày lễ, đồng yên vẫn tự tạo ra con đường riêng của mình, USD/JPY ban đầu tăng nhẹ (mức cao nhất trong phiên là trên 157.90 trong thời gian ngắn) trước khi đồng yên hồi phục, đưa USD/JPY trở lại dưới 157.50. Các cặp tiền tệ liên quan đến đồng yên bị ảnh hưởng nặng nề, GBP/JPY và EUR/JPY là những cặp tiền tệ giảm đáng kể.
Một loạt thông báo từ Trung Quốc nhằm hỗ trợ đồng nhân dân tệ đã được công bố trong hôm nay:
- PBoC và SAFE đã tăng tham số điều chỉnh thận trọng vĩ mô từ 1.5 lên 1.75, cho phép các công ty vay nhiều hơn từ nước ngoài
- Ủy ban Ngoại hối Trung Quốc cam kết giữ tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ ở mức hợp lý, chống lại các hành vi thị trường theo chu kỳ và ngăn chặn sự biến động tỷ giá hối đoái quá mức
- Thống đốc PBoC Pan Gongsheng tái khẳng định rằng Trung Quốc có khả năng duy trì hoạt động ổn định thị trường ngoại hối của mình.
- Đồng nhân dân tệ khá ổn định so với USD, không giảm như EUR và GBP
Trung Quốc tăng cường các nỗ lực để hỗ trợ đồng nhân dân tệ
Trung Quốc tăng cường nỗ lực vào thứ Hai để ổn định đồng nhân dân tệ đang suy yếu, vốn đang chịu áp lực do USD mạnh hơn, lợi suất trái phiếu Trung Quốc giảm và căng thẳng thương mại gia tăng. Các biện pháp bao gồm nới lỏng các quy tắc cho vay nước ngoài và đưa ra cảnh báo bằng ngôn từ khi đồng nhân dân tệ dao động gần mức thấp nhất trong 16 tháng.
Nâng giới hạn vay nước ngoài
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã tăng tham số điều chỉnh thận trọng vĩ mô từ 1.5 lên 1.75, cho phép các công ty vay nhiều hơn từ nước ngoài. Động thái này nhằm mục đích tăng cường động thái cấp vốn xuyên biên giới, tối ưu hóa quản lý tài sản-nợ và cung cấp thêm nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính.
Cam kết ổn định tiền tệ
Ủy ban ngoại hối Trung Quốc cam kết giữ tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ ở mức hợp lý, chống lại các hành vi thị trường theo chu kỳ và ngăn chặn sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái. Thống đốc PBoC Pan Gongsheng tái khẳng định rằng Trung Quốc có đủ tự tin và năng lực để duy trì hoạt động ổn định của thị trường ngoại hối.
Can thiệp thị trường
PBoC có kế hoạch bán 60 tỷ nhân dân tệ TPCP kỳ hạn sáu tháng tại Hồng Kông vào ngày 15 tháng 1, quy mô lớn nhất kể từ năm 2018. Biện pháp này nhằm mục đích giảm thanh khoản thị trường để hạn chế các khoản đầu cơ chống lại đồng nhân dân tệ.
Củng cố tỷ giá hối đoái
PBoC đã thiết lập hướng dẫn tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ ở mức cao hơn các mức chính, báo hiệu lo ngại về sự suy yếu gần đây và cố gắng định hướng kỳ vọng của thị trường.
Dữ liệu Cán cân thương mại tháng 12 của Trung Quốc có gì đáng chú ý?
Cán cân thương mại của Trung Quốc tháng 12 năm 2024, số liệu tính theo USD:
- Cán cân thương mại thặng dư đạt 104.84 tỷ, dự kiến đạt 99.8 tỷ, trước đó đạt 97.44 tỷ
- Xuất khẩu tăng 10.7% so với cùng kỳ năm trước, dự kiến tăng 7.3%, trước đó tăng 6.7%
Xuất khẩu có thể đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng việc gửi hàng ra nước ngoài trước khi thuế quan dự kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Trump được áp dụng
- Nhập khẩu tăng 1.0% so với cùng kỳ năm trước, dự kiến giảm 1.5%, trước đó giảm 3.9%
- Thặng dư thương mại tháng 12 của Trung Quốc với Hoa Kỳ đạt 33.5 tỷ cao hơn so với 29.7 tỷ của tháng 11. Trong cả năm 2024, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ đạt 361 tỷ
HKMA và PBoC thiết lập quỹ thanh khoản 100 tỷ nhân dân tệ hỗ trợ tài trợ thương mại
Hong Kong Monetary Authority (HKMA) tuyên bố:
- HKMA và PBoC sẽ thiết lập một cơ chế thanh khoản trị giá 100CNY để hỗ trợ tài trợ thương mại.
- Trung Quốc sẽ khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết và phát hành nợ tại Hong Kong.
- Giờ giao dịch của Chương trình Kết nối Trái phiếu chiều Nam (Bond Connect Southbound Scheme) sẽ được kéo dài.
- Các lựa chọn đầu tư quốc tế cho nhà đầu tư trong nước thông qua kết nối trái phiếu sẽ được mở rộng.
Thương mại Trung Quốc: Nhập khẩu năm 2024 tăng 2.3% so với cùng kỳ
Một số dữ liệu thương mại của Trung Quốc đã được Tổng cục Hải quan nước này công bố, cho thấy tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2024 tăng 2.3% so với năm trước.
Theo các quan chức hải quan, kim ngạch nhập khẩu trong nửa cuối năm 2024 chịu ảnh hưởng bởi biến động giá hàng hóa toàn cầu. Bên cạnh đó, việc một số quốc gia "chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại" cũng như "lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu" đã tác động đáng kể đến hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc trong năm qua.
Tuy nhiên, cơ quan này nhấn mạnh rằng vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng nhập khẩu trong năm 2025.
Bộ Thương mại Trung Quốc cam kết thúc đẩy tiêu dùng nội địa
Vào Chủ nhật vừa qua, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố các mục tiêu trọng tâm cho năm 2025, tập trung vào việc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường nội địa, tăng cường hợp tác toàn cầu trong phát triển chuỗi cung ứng, đồng thời duy trì sự ổn định trong thương mại và dòng vốn nước ngoài.
Trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp thường niên kéo dài hai ngày, Bộ cam kết đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, tiến gần hơn tới các tiêu chuẩn và thực tiễn thương mại quốc tế, củng cố quan hệ kinh tế và thương mại song phương, đa phương và khu vực, giải quyết các rủi ro quan trọng, đồng thời bảo vệ an ninh quốc gia.
Mặc dù các cam kết này tạo nên một lộ trình tích cực, nhưng nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều áp lực ngày càng lớn. Những thách thức bao gồm:
- Thị trường bất động sản trì trệ;
- Nợ công gia tăng;
- Tài chính của chính quyền địa phương bị thắt chặt;
- Năng suất lao động suy giảm;
- Dân số già hóa nhanh chóng.
Những vấn đề trên đang khiến tiêu dùng nội địa ở mức thấp, đặt ra bài toán đầy khó khăn cho Bộ Thương mại trong việc thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng của mình.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1885
Giá đóng cửa trước đó: 7.3327
PBOC bơm 24.8 tỷ nhân dân tệ thông qua các hợp đồng reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.5%.
Singapore cấm Polymarket
Singapore vừa chính thức gia nhập danh sách các quốc gia như Mỹ, Pháp, Đài Loan và một số nước khác trong việc hạn chế truy cập vào Polymarket – nền tảng phi tập trung dựa trên blockchain dành cho các thị trường thông tin.
Polymarket cho phép người dùng giao dịch dựa trên kết quả của các sự kiện thực tế, từ chính trị, thể thao, tài chính đến các vấn đề toàn cầu, thông qua việc mua bán cổ phần của các kết quả dự đoán. Tuy nhiên, Singapore đã đặt dấu chấm hết cho Polymarket tại quốc gia này.
Trên trang chủ Polymarket trên mạng xã hội X, một thông báo từ GRA cho biết nền tảng này bị coi là bất hợp pháp tại Singapore. Người vi phạm có thể đối mặt với khoản phạt lên tới 10,000 đô la Singapore, 6 tháng tù giam, hoặc cả hai.
Thông báo cũng nhấn mạnh rằng Singapore Pools – một công ty xổ số thuộc sở hữu nhà nước và là nhà cung cấp dịch vụ cờ bạc trực tuyến duy nhất được cấp phép tại quốc gia này – là đơn vị duy nhất được phép hoạt động trong lĩnh vực này.
CFXC: Cam kết hỗ trợ đồng CNY
Ủy ban Ngoại hối Trung Quốc (CFXC) vừa tổ chức một cuộc họp quan trọng tại Bắc Kinh dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC). Những cuộc họp như thế này thường tập trung thảo luận các vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách ngoại hối và sự ổn định của thị trường.
Các nội dung chính được thảo luận trong cuộc họp:
- Cam kết giữ tỷ giá hối đoái của đồng CNY ổn định và ở mức cân bằng.
- Tăng cường khả năng chống chịu và củng cố sức mạnh của thị trường ngoại hối.
- Công bố các biện pháp nhằm điều chỉnh các hoạt động thị trường mang tính chu kỳ, xử lý các hành vi làm rối loạn trật tự thị trường.
- Ngăn chặn rủi ro tỷ giá vượt mức, góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Động lực mua vào JPY ít ỏi vào ngày nghỉ lễ của Nhật Bản
Hôm nay là ngày nghỉ lễ của Nhật Bản. Thị trường sẽ quay trở lại hoạt động vào thứ Ba. Lịch kinh tế hôm nay cũng không có nhiều điều đáng chú ý.
USD/JPY đã quay trở lại mốc cao trước đó sau khi chạm mức thấp ghi nhận trong phiên Mỹ hôm thứ Sáu.
Thống đốc PBoC: Công cụ lãi suất và RRR sẽ được sử dụng để duy trì thanh khoản
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Phan Công Thắng cho biết nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua nhiều rủi ro và thách thức trong những năm gần đây. Ông khẳng định Trung Quốc có đủ niềm tin và năng lực để vượt qua những khó khăn kinh tế hiện tại.
- Công cụ lãi suất và RRR sẽ được sử dụng để duy trì thanh khoản dồi dào.
- Trung Quốc tái khẳng định kế hoạch tăng thâm hụt tài khóa.
- Nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực chính cho kinh tế toàn cầu.
- Chính sách sẽ tập trung vào đầu tư và tiêu dùng.
- Những thách thức trong phát triển kinh tế vẫn còn.
- Đặc biệt chú trọng vào việc kích cầu tiêu dùng của người dân.
- Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đạt trạng thái cân bằng mới.
PBoC và SAFE mở rộng khả năng tiếp cận vốn nước ngoài cho doanh nghiệp Trung Quốc
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) đã nâng hệ số điều chỉnh vĩ mô đối với tài chính xuyên biên giới từ 1.5 lên 1.75, có hiệu lực từ ngày 13/01/2025. Đây là một bước đi quan trọng trong chính sách tiền tệ và quản lý tài chính của Trung Quốc.
Hệ số điều chỉnh vĩ mô là gì là công cụ quản lý được PBoC và SAFE sử dụng để kiểm soát tài chính xuyên biên giới của các doanh nghiệp và tổ chức tài chính. Hệ số này ảnh hưởng đến giới hạn trên của khoản nợ nước ngoài mà các doanh nghiệp và tổ chức tài chính có thể vay. Việc nâng hệ số cho phép các thực thể vay nhiều hơn từ thị trường nước ngoài, gia tăng dòng vốn xuyên biên giới.
Những tác động chính:
- Tăng cường tiếp cận vốn nước ngoài
- Việc nâng hệ số giúp các doanh nghiệp và tổ chức tài chính huy động thêm nguồn vốn từ nước ngoài.
- Động thái này có thể hỗ trợ thanh khoản trong nước và đáp ứng nhu cầu tài chính của các ngành phụ thuộc nhiều vào đầu tư hoặc tài trợ nước ngoài.
- Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
- Nới lỏng hạn chế vay vốn xuyên biên giới nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế và tăng trưởng trong bối cảnh điều kiện kinh tế khó khăn.
- Chính sách này phù hợp với nỗ lực của Trung Quốc trong việc ổn định nền kinh tế trước tình trạng nhu cầu nội địa suy yếu và những bất ổn toàn cầu.
- Tác động đến đồng CNY
- Việc tăng vay vốn nước ngoài có thể dẫn đến dòng vốn ngoại tăng, giúp ổn định hoặc tăng giá đồng NDT nếu được quản lý hiệu quả.
- Tuy nhiên, điều này cũng có thể làm tăng nghĩa vụ nợ nước ngoài, gây áp lực lên NDT trong dài hạn nếu rủi ro trả nợ gia tăng.
- Phù hợp với mục tiêu chính sách
- Điều chỉnh này thể hiện cam kết của chính phủ trong việc duy trì ổn định tài chính, đồng thời khuyến khích đầu tư nước ngoài và tài chính xuyên biên giới.
- Động thái này cho thấy lập trường nới lỏng, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh bất ổn toàn cầu, chẳng hạn như căng thẳng địa chính trị hoặc mất cân bằng thương mại.
Những rủi ro tiềm ẩn:
- Bền vững nợ
- Tăng vay nước ngoài có thể làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các công ty có mức nợ cao.
- Rủi ro trả nợ có thể gia tăng nếu lãi suất toàn cầu duy trì ở mức cao.
- Biến động tỷ giá: Dòng vốn ra vào lớn hơn có thể gây ra biến động tỷ giá NDT, đòi hỏi PBoC phải quản lý cẩn thận.
- Tác động đến thị trường vốn toàn cầu: Việc các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận nhiều hơn với thị trường vốn nước ngoài có thể ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu và tiền tệ toàn cầu, tùy thuộc vào quy mô vay nợ.
Những điểm cần lưu ý đối với thị trường và nhà đầu tư:
- Nhà đầu tư: Động thái này có thể là tín hiệu tích cực cho thị trường vốn Trung Quốc, mang lại sự linh hoạt tài chính cho doanh nghiệp và củng cố niềm tin nhà đầu tư.
- Doanh nghiệp: Các công ty có hoạt động quốc tế hoặc nhu cầu tài trợ từ nước ngoài sẽ được hưởng lợi từ khả năng vay vốn mở rộng.
- Nhà hoạch định chính sách: Điều chỉnh này cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực cân bằng giữa việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quản lý rủi ro tài chính.
Kinh tế Mỹ tăng tốc trở lại, khả năng Fed tăng lãi suất trong năm nay gần 50-50
Torsten Sløk, chuyên gia kinh tế trưởng của Apollo, trong báo cáo có tựa đề "Kinh Tế Quay trở lại Đường đua Tăng tốc" đã chỉ ra rằng xác suất Fed tăng lãi suất vào năm 2025 đang gia tăng.
Theo ông Sløk, một số chỉ báo quan trọng cho thấy đà tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn rất mạnh:
- Báo cáo việc làm gần đây vượt xa kỳ vọng.
- Doanh số bán lẻ hàng tuần tại các cửa hàng cũng tích cực hơn dự đoán.
- Chỉ số Giá cả phải trả trong lĩnh vực dịch vụ của ISM cao hơn dự báo.
Sløk nhấn mạnh rằng “động lực trong nền kinh tế vẫn rất mạnh mẽ” và quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ hiện tại đang kiềm chế nền kinh tế là không chính xác. Ngoài ra, ông còn lưu ý về sự gia tăng tâm lý lạc quan trên thị trường và dự báo mới nhất của Fed Atlanta về tăng trưởng GDP đạt 2.7%. Từ đó, Sløk ước tính khả năng Fed tăng lãi suất trong năm 2025 là khoảng 40%.