Quan chức ECB Knot: Dữ liệu khả quan đang ủng hộ cho một đợt cắt giảm lãi suất vào tuần tới
Quan chức ECB Knot:
- Dữ liệu đang khả quan, xác nhận rằng lạm phát sẽ quay lại mục tiêu
- Hy vọng nền kinh tế sẽ phục hồi
- Xuất hiện rủi ro mới từ chính sách thương mại đối với tăng trưởng, tuy nhiên tác động đến lạm phát là không rõ ràng
- Kỳ vọng của thị trường là tương đối phù hợp với hai cuộc họp tiếp theo
- Nhưng nếu sự phục hồi tiếp tục, chính sách nới lỏng có thể sẽ được thực hiện
Việc ông Knot khẳng định lại kỳ vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 1 và tháng 3 cho thấy rất nhiều điều về vị thế hiện tại của ECB. Tất nhiên, tất cả những điều này cũng phù hợp với định giá của thị trường với mức cắt giảm lãi suất ~46 bps được định giá cho cả tháng 1 và tháng 3.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Đầu tiên là quyền chọn EUR/USD ở mức 1.0400, quyền chọn này có thể hạn chế đà giảm của euro trước mối đe dọa thuế quan từ Trump.
Đối với USD/JPY, mức 155.50 của hợp đồng quyền chọn hôm nay không có ý nghĩa kỹ thuật lớn, nhưng hỗ trợ 155.00 quan trọng hơn. Nếu giá duy trì trên mức 155.73 (đường trung bình động 100 giờ), sẽ có cơ hội tăng lên mức 156.60 (đường trung bình động 200 giờ).
Lịch kinh tế phiên Âu sắp tới có gì đáng chú ý?
Trong phiên sắp tới, sẽ không có nhiều tin tức gây biến động từ châu Âu. Sẽ có một số quan chức ECB phát biểu. Vào buổi tối, chỉ có các đơn xin thế chấp MBA hàng tuần của Mỹ vào lúc 19:00.
Cập nhật phiên Á: Nhận xét về thuế quan của Trump khiến USD tăng vọt
Trump đã nói rằng EU 'đối xử tệ với chúng ta' và thuế quan đang trên đường đến với họ. EUR/USD giảm từ khoảng 1.0425 xuống mức dưới 1.04. Trước đó, Trump đã nhắc lại lời đe dọa áp thuế 10% đối với Trung Quốc, sớm nhất là vào ngày 1 tháng 2, và ông cũng muốn đàm phán lại thỏa thuận thương mại của mình với Canada và Mexico.
USD/JPY đang ở mức cao, khoảng 155.78. Có rất ít tin tức mới từ Nhật Bản ngày hôm nay.
Vàng đã tăng trở lại trên 2,750 USD/oz.
Trung Quốc sẽ triển khai một loạt sáng kiến tăng trưởng mới cho 10 ngành công nghiệp trọng điểm
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) đã công bố kế hoạch giới thiệu các sáng kiến tăng trưởng mới cho 10 ngành công nghiệp trọng điểm trong khi mở rộng hỗ trợ cho các tỉnh và thành phố công nghiệp lớn, các quan chức tuyên bố vào thứ Ba.
Các ngành công nghiệp mục tiêu bao gồm thép, kim loại màu, hóa dầu, hóa chất, vật liệu xây dựng, máy móc, ô tô, thiết bị điện, công nghiệp nhẹ và điện tử.
Theo MIIT, các ngành này cùng nhau đóng góp khoảng 70% giá trị gia tăng công nghiệp từ các doanh nghiệp trên quy mô được chỉ định.
Zhang Yunming, thứ trưởng MIIT, cũng hứa sẽ tăng cường hỗ trợ cho các tỉnh và thành phố công nghiệp lớn:
"Sẽ cải thiện các chính sách và cơ chế để thúc đẩy chuyển giao công nghiệp có trật tự, hỗ trợ các khu vực phát triển và mở rộng các ngành độc đáo và có sức cạnh tranh của họ, đồng thời đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế công nghiệp",
Dữ liệu lạm phát New Zealand hôm nay khiến thị trường định giá 67% khả năng RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tới
Dữ liệu chính thức về CPI quý 4 từ New Zealand cho thấy lạm phát nằm trong phạm vi 1 đến 3% của Ngân hàng Dự trữ New Zealand.
- RBNZ tập trung vào việc giữ lạm phát quanh mức trung bình 2% trong trung hạn.
- Mục tiêu này được đặt ra trong Nhiệm vụ Chính sách Tiền tệ, được đồng thuận giữa RBNZ và chính phủ New Zealand.
Cuộc họp tiếp theo của RBNZ vào ngày 19 tháng 2. Thị trường đang định giá:
- 33% cho việc RBNZ cắt giảm lãi suất 25bp
- 67% cho việc RBNZ cắt giảm 50bp
Khảo sát: 18/19 nhà kinh tế dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tới
CNBC đã tiến hành cuộc khảo sát:
- 18/19 nhà kinh tế dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất 25 bps trong cuộc họp tới
- Việc tăng lãi suất sẽ đưa lãi suất điều hành của BoJ lên 0.5%, mức cao nhất kể từ năm 2008.
- Các bình luận công khai của Thống đốc Kazuo Ueda và bài phát biểu của Phó Thống đốc Ryozo Himino trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vào tuần trước đã chỉ ra rằng BoJ sẵn sàng tăng lãi suất, các nhà kinh tế cho biết.
Các công đoàn tại Nhật Bản bắt đầu đàm phán lương cho năm 2025
Nhóm vận động hành lang lớn nhất của Nhật Bản, Keidanren, và các công đoàn thương mại đã bắt đầu các cuộc đàm phán lao động hàng năm vào hôm nay:
- Công đoàn kỳ vọng sẽ có một đợt tăng lương đáng kể khác.
- Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đặc biệt tập trung vào việc liệu mức tăng lương này có lan sang các doanh nghiệp nhỏ hơn hay không.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản đã khảo sát và cho biết:
- Các công ty lớn dự kiến sẽ đưa ra mức tăng lương trung bình 4.74% - giảm nhẹ so với mức 5.33% của năm ngoái, nhưng vẫn là một mức tăng vững chắc
- Công đoàn lớn nhất của Nhật Bản, Rengo, đang thúc đẩy mức tăng lương ít nhất 5% vào năm 2025, và mục tiêu 6% cho các doanh nghiệp nhỏ để giúp giảm chênh lệch thu nhập với các tập đoàn lớn
BoJ nhiều khả năng sẽ quyết định tăng lãi suất trong bối cảnh triển vọng tiền lương được cải thiện.
Mô hình của RBNZ dự báo lạm phát New Zealand suy yếu trong quý 4/2024
Mô hình của RBNZ dự báo mức lạm phát là 3.1% so với cùng kỳ năm trước cho quý 4 năm 2024 (so với mức 3.4% vào Quý 3)
Kết quả CPI trước đó cũng đã hỗ trợ kỳ vọng về việc RBNZ cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản (cuộc họp tiếp theo là vào ngày 19/02).
PBOC bơm tiền nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trong kì nghỉ lễ
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc sẽ bắt đầu từ ngày 28/01 (Giao thừa) đến ngày 04/02. Với kỳ nghỉ dài này, nhu cầu về tiền mặt của người dân sẽ rất lớn.
Do đó, PBOC đã bơm tiền hôm nay bằng các hợp đồng Repo nghịch đảo kỳ hạn 14 ngày thay vì 7 ngày như thường lệ, lên tới 1,157 tỷ CNY.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Học Tường: Sẽ không ai chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại
Phó thủ tướng Trung Quốc phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos:
- Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi.
- Cảnh báo về cái giá phải trả cho tất cả các quốc gia
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1696
PBOC đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay ở mức 7.1696 (Dự báo: 7.2642. Trước đó: 7.2620)
Ngoài ra, NHTW này đã bơm 1,157 tỷ CNY thông qua hợp đồng Repo nghịch đảo kỳ hạn 14 ngày trên thị trường mở
-
Lãi suất hợp đồng kỳ hạn 14 ngày là 1.65%.
-
959 tỷ nhân dân tệ hợp đồng Repo sẽ đáo hạn hôm nay.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 21/01: Chứng khoán Mỹ tích cực, đồng USD suy yếu sau ngày nhậm chức của Tổng thống Donald Trump
Thị trường chứng khoán Mỹ tích cực khi các nhà đầu tư xem xét các bình luận của Trump về thương mại quốc tế
Chỉ số Dow Jones tăng 537.98 điểm, đóng cửa ở mức 44,025.81. S&P 500 và Nasdaq Composite cũng kết thúc phiên trong sắc xanh lần lượt ở mức 6,049.24 và 19,756.78.
Trump cho biết ông đang xem xét mức thuế 25% đối với Mexico và Canada vào ngày 01/02 vì các chính sách biên giới của họ trong khi ký các sắc lệnh hành pháp ngày đầu tiên tại Nhà Trắng vào tối thứ Hai. Ông cũng đề cập đến Trung Quốc, lưu ý rằng Hoa Kỳ có thể áp thuế đối với quốc gia này nếu họ không chấp thuận thỏa thuận liên quan tới TikTok.
- Dow Jones + 1.24%
- S&P 500 + 0.88%
- Nasdaq Composite + 0.64%
Trên thị trường ngoại hối. đồng USD đã có một phiên giảm điểm khi thị trường cho rằng tân Tổng Thống Mỹ sẽ không áp thuế quá mạnh đối với các quốc gia khác
- Chỉ số DXY -1.21%
- USD/CAD + 0.10%
- EUR/USD + 0.08%
- USD/CHF - 0.17%
- GBP/USD + 0.22%
- USD/JPY - 0.09%
- AUD/USD - 0.01%
- NZD/USD + 0.08%
Giá vàng tăng giá một phần nhờ vào đồng USD suy yếu, trong khi giá dầu suy yếu do khả năng Mỹ áp đặt thuế quan lên Trung Quốc, làm giảm khả năng tiêu thụ của đất nước có nhu cầu dầu lớn nhất thế giới.
- XAU/USD + 1.36%
- Giá dầu WTI giảm 2.02%
Chứng khoán Hoa Kỳ: Ngành công nghệ tăng trưởng mạnh với Google và Nvidia dẫn đầu, Apple gặp khó khăn
Tổng quan Ngành: Tâm lý tích cực đang chiếm chủ đạo trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ hôm nay, với nhiều ngành chủ chốt có những chuyển động đáng chú ý. Ngành công nghệ dẫn đầu trong đợt tăng trưởng hôm nay, nổi bật bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các lĩnh vực dịch vụ truyền thông và bán dẫn.
Ngành Công nghệ và Bán dẫn: Ngành công nghệ đang chứng kiến sự bùng nổ, được thúc đẩy từ các ông lớn như Google (GOOG), tăng 2.02%, và Nvidia (NVDA), tăng 0.93%. Sau những sự đổi mới liên tục và mở rộng thị phần, cả hai công ty đều đang hưởng lợi từ sự tự tin mạnh mẽ của nhà đầu tư.
Điện tử tiêu dùng: Ngược lại, Apple (AAPL) giảm 2.69%, đánh dấu sự sụt giảm đáng kể trong một thị trường "tăng tốc". Sự giảm giá này cho thấy có thể có những lo ngại về nhu cầu sản phẩm hoặc việc chốt lời sau những kết quả tích cực trước đó.
Bán lẻ trực tuyến và Truyền thông: Amazon (AMZN) ghi nhận mức tăng 1.62%, phản ánh sự tích cực trong các ngành tiêu dùng chu kỳ. Trong khi đó, Meta (META) cũng tăng 1.01%, cho thấy động lực ổn định trong các dịch vụ truyền thông.
Ngành Tài chính: Cảnh quan tài chính có sự phân hóa—Visa (V) tăng nhẹ 0.42%, trong khi JPMorgan Chase (JPM) chỉ tăng nhẹ 0.21%, giữa những hoạt động vừa phải ở các ngân hàng đa dạng và các công ty quản lý tài sản.
Tổng thể, tâm lý thị trường lạc quan, với các cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là phần mềm và bán dẫn, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Sự tăng trưởng trong các dịch vụ truyền thông và ngành tiêu dùng chu kỳ cho thấy niềm tin tiếp tục vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và sự phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự sụt giảm đáng chú ý của Apple chỉ ra một số sự thận trọng trong ngành, có thể sẽ cần được theo dõi chặt chẽ.
Thủ tướng Justin Trudeau: Canada sẽ đáp trả nếu như thuế quan thực sự được ban hành
Thủ tướng Justin Trudeau sẽ tại chức Thủ tướng cho đến khi một vị lãnh đạo Đảng Tự do mới được bầu cử vào tháng 3. Chính vì vậy, ông sẽ là người có trách nhiệm trực tiếp tới vấn đề thuế quan Hoa Kỳ nếu chúng thực sự được áp dụng vào ngày 02/01.
Theo Thủ tướng Justin Trudeau:
- Chính phủ Canada đã hành động để giải quyết những lo ngại của Trump về vấn đề biên giới.
- Thời kỳ hoàng kim của Hoa Kỳ sẽ cần đến nguồn lực từ Canada.
- Trump là một nhà đàm phán tài giỏi, người sẽ làm mọi cách có thể để khiến các đối tác đàm phán mất vị thế.
- Ông ủng hộ ý tưởng áp dụng thuế quan trả đũa theo tỷ giá đô la đổi đô la.
- Trọng tâm của Canada hiện lại là chống lại thuế quan.
- Chính phủ Canada sẽ kiên định bảo vệ mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Canada.
Đồng USD giảm nhẹ khi thị trường cân nhắc những phát biểu của Trump
Thị trường tiếp tục đánh giá những phát biểu trong ngày đầu tiên tại chức của Tổng thống Trump.
Động thái gần đây của Trump chưa cho thấy sự rõ ràng về việc áp đặt thuế quan 25% vào ngày 01/02 sắp tới. Những tuyên bố của ông không hoàn toàn khẳng định. Cụ thể, ng nói: “Chúng tôi đang nghĩ đến mức thuế 25% đối với Mexico và Canada vì họ đang cho phép một số lượng lớn người nhập cư. Canada đang tận dụng quá mức, hàng triệu người nhập cư và fentanyl đang tiến vào quốc gia này,” ông nói với các phóng viên.
Câu nói "đang nghĩ đến" được đánh giá mang tính chất thiếu chắc chắn.
Ngoài ra, ông cũng có những phát biểu về TikTok, ứng dụng mà ông liên kết với thuế quan với Trung Quốc sau khi ký sắc lệnh giữ ứng dụng này hoạt động trong 75 ngày. Ông nói rằng ông có thể "chắc chắn" áp đặt thuế quan lên Trung Quốc nếu nước này từ chối một thỏa thuận.
"Cuối cùng [Bắc Kinh] sẽ phê duyệt vì chúng tôi sẽ áp đặt thuế quan lên Trung Quốc," Trump nói khi ký sắc lệnh. "Tôi không nói là tôi sẽ làm vậy, nhưng bạn chắc chắn có thể làm điều đó."
Tất cả những điều này nghe có vẻ rất mang tính giao dịch và không giống như lời hứa áp đặt thuế 60% lên Trung Quốc mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
Vì vậy, thị trường sẽ phải tìm ra đâu là thông tin thực sự. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 5.1 điểm cơ bản trong ngày hôm nay. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng xảy ra chiến tranh thương mại đã giảm đáng kể, dẫn đến một số đợt bán ra đồng USD trong khoảng một giờ qua.
Teranet: Dữ liệu giá nhà Canada tháng 12 tăng nhẹ so với tháng trước
Theo công bố của Teranet:
- Chỉ số HPI điều chỉnh theo mùa: Tăng 0.8% so với tháng trước (Trước đó: +0.7%).
- Chỉ số HPI không điều chỉnh theo mùa: Giảm 0.1% so với tháng trước
- Chỉ số HPI: Tăng 3.6% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: +2.4%).
- Giá nhà hiện chỉ thấp hơn 0.3% so với đỉnh lịch sử hồi tháng 4/2022.
- Hiệu suất theo khu vực:
- Edmonton: Tăng mạnh nhất, tăng 1.6% so với tháng trước.
- Toronto: tăng 0.8% so với tháng trước.
- Vancouver: tăng 0.6% so với tháng trước.
Đây là tháng thứ sáu liên tiếp giá nhà tăng trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, cho thấy nhu cầu bị kìm nén đang được giải phóng sau các đợt cắt giảm lãi suất của BoC. Tuy nhiên, một số dấu hiệu gần đây cũng cho thấy lượng tồn kho nhà để bán đang tăng mạnh, có thể tác động đến giá cả trong tương lai gần.
Các báo cáo lợi nhuận đáng chú ý tại Mỹ tuần này
Tuần thứ hai của mùa báo cáo lợi nhuận tiếp tục với sự góp mặt của nhiều công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau (tuần đầu tiên thường tập trung vào nhóm doanh nghiệp tài chính). Tuần này, đáng chú ý nhất là báo cáo của Netflix vào cuối ngày hôm nay, cùng với P&G, Johnson & Johnson, Travelers, United Airlines, American Airlines, Intuitive Surgical, Amex, và Verizon.
Dưới đây là lịch trình các báo cáo lợi nhuận chính (theo giờ Việt Nam):
Sau khi thị trường đóng cửa hôm nay (Thứ Ba, 23/1):
- Netflix
- United Airlines
- Interactive Brokers
- Seagate
Sáng Thứ Tư (24/1):
- P&G
- Abbott
- Johnson & Johnson
- Halliburton
- Travelers
Chiều Thứ Tư (24/1):
- Kinder Morgan
- Alcoa
- Discover
Sáng Thứ Năm (25/1):
- American Airlines
- Freeport McMoran
Chiều Thứ Năm (25/1):
- Texas Instruments
- Intuitive Surgical
- CSX
Sáng Thứ Sáu (26/1):
- Verizon
- American Express
Donald Trump: Dự kiến có "thông báo quan trọng về cơ sở hạ tầng"
Theo Nhà Trắng, vào 4:00 sáng (giờ Việt Nam), Tân tổng thống Donald Trump dự kiến có "thông báo quan trọng về cơ sở hạ tầng".
Dữ liệu CPI tháng 12 Canada trái chiều
Theo dữ liệu lạm phát tháng 12 được công bố:
- CPI toàn phần: Tăng 1.8% so với cùng kỳ năm ngoái (Dự đoán: 1.9%; Trước đó: 1.9%).
- CPI toàn phần: Giảm 0.4% so với tháng trước (Dự đoán: -0.4%; Trước đó: 0.0%).
- CPI lõi: Tăng 0.3% so với tháng trước (Trước đó: 0.4%).
- CPI trung vị: Tăng 2.4% so với cùng kỳ năm ngoái(Dự đoán: 2.4%; Trước đó: 2.6%).
- CPI trung bình lược bỏ: Tăng 2.5% so với cùng kỳ năm ngoái (Dự đoán: 2.5%; Trước đó: 2.7%).
- CPI chung: Tăng 2.0% (Dự đoán: 2.0%; Trước đó: 2.0%).
- CPI lõi của BoC: Tăng 1.8% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: 1.6%), giảm 0.3% so với tháng trước (Trước đó: -0.1%).
Điểm nổi bật:
- Chi phí đi lại: Chi phí du lịch tăng mạnh, với chi phí lưu trú du lịch tăng 13.6% so với tháng trước. Đặc biệt, chi phí lưu trú tại British Columbia tăng mạnh (tăng 62.0% so với tháng trước), do sự kiện hòa nhạc lớn.
- Nhà ở:
- Chi phí chỗ ở tăng 4.5% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Giá thuê nhà tăng 7.1% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Lãi suất thế chấp tăng 11.7% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận tháng thứ 16 liên tiếp tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Tác động đến thị trường: USD/CAD: Tỷ giá tăng nhẹ từ 1.4422 sau báo cáo, do ảnh hưởng từ kỳ nghỉ thuế GST khiến dữ liệu bị méo mó. Khả năng BoC cắt giảm lãi suất trong tháng này tăng nhẹ sau khi dữ liệu được công bố.
CPI Canada tháng 12 dự kiến giảm nhẹ, vẫn dưới mục tiêu của BoC
Canada sẽ công bố báo cáo lạm phát tháng 12 vào thứ Ba, dựa trên CPI. Các dự báo ban đầu cho thấy lạm phát toàn phần có thể tăng 1.8% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài số liệu CPI tổng thể, BoC cũng sẽ công bố chỉ số CPI lõi (loài trừ giá thực phẩm và năng lượng). Trong tháng 11, CPI lõi đã giảm 0.1% so với tháng trước nhưng tăng 1.6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, CPI toàn phần tháng 11 tăng 1.9% so với cùng kỳ năm ngoái, dù không thay đổi theo tháng.
Những con số này đang được thị trường theo dõi sát sao. Thị trường dự đoán dữ liệu này sẽ ảnh hưởng đến đồng CAD và chính sách lãi suất của BoC. NHTW này đã giảm lãi suất chính sách 175 điểm cơ bản kể từ khi bắt đầu nới lỏng vào tháng 6/2024, đưa lãi suất xuống còn 3.25% vào ngày 11/12.
Hiện tại, đồng CAD đang đối mặt với nhiều thách thức, mất giá đáng kể trong thời gian gần đây. Tỷ giá USD/CAD đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2020, vượt qua mốc 1.4400. Dữ liệu CPI sẽ được thị trường theo dõi chặt chẽ để đánh giá triển vọng kinh tế Canada cũng như xu hướng của đồng CAD trong thời gian tới.
Cập nhật giá USD/CAD:
Bản tin FX phiên Âu: Đồng USD phục hồi trước lo ngại về chính sách thuế quan của Trump
Đồng USD tiếp tục phục hồi sau đợt mất giá hôm qua. Nguyên nhân được cho là đến từ đề cập của Tổng thống Trump về khả năng áp thuế 25% đối với Canada và Mexico. Đây là yếu tố chính chi phối thị trường trong phiên giao dịch hôm nay.
Báo cáo lao động Anh
Dữ liệu việc làm tại Anh tiếp tục cho thấy tình trạng thị trường lao động suy yếu, mặc dù tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, thị trường không thay đổi nhiều kỳ vọng đối với lãi suất điều hành sắp tới của BoE, tiếp tục dự đoán mức cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới.
Các thị trường khác
- Chứng khoán: Các chỉ số chứng khoán phục hồi toàn bộ đà giảm trước đó do lo ngại về thuế quan của Trump và hiện đang giao dịch gần mức cao nhất của ngày hôm qua.
- Lợi suất TPCP: Lợi suất trái phiếu tăng trong ngày, nhưng xu hướng này có thể dài lâu nếu lo ngại về chiến tranh thương mại dẫn đến kỳ vọng tăng trưởng chậm lại.
- Vàng: Giá vàng chủ yếu dao động trong biên độ hẹp gần mức đỉnh đạt được vào sáng nay.
- Dầu thô: Giá dầu tiếp tục giảm do sản lượng dầu của Mỹ có thể tăng cao hơn và lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm lại do áp lực giá gây ra bởi chiến tranh thương mại.
Lạm phát Canada được dự báo tiếp tục chậm lại, mở đường cho BoC cắt giảm lãi suất
- CPI của Canada dự kiến tăng 1.8% y/y vào tháng 12, mở đường cho việc cắt giảm lãi suất của BoC.
- BoC đã hạ lãi suất 175 điểm cơ bản vào năm 2024.
- USD/CAD đang ở mức cao nhất trong nhiều năm.
Dầu thô tiếp tục trượt dốc do các nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng toàn cầu
Dầu thô WTI hiện giảm 2.65% trong ngày. Cam kết tăng sản lượng dầu và áp thuế 25% đối với Canada và Mexico của Trump đang gây áp lực lên giá dầu.
Mối lo ngại lớn hơn trên thị trường có thể là một cuộc chiến tranh thương mại. Chiến tranh thương mại sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu. Sức mạnh của USD và khả năng Fed tạm dừng cắt giảm lãi suất cũng có thể gây áp lực đến thị trường dầu.
Chỉ số điều kiện hiện tại của Đức cao hơn dự kiến
Khaor sats Zew công bố chỉ số điều kiện hiện tại của Đức trong tháng 1 ở mức -90.4, thấp hơn so với mức -93.0 dự kiến
Tâm lý kinh tế 10.3, thấp hơn so với mức 15.3 dự kiến
Sau khi tâm lý kinh tế của Đức giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020 vào tháng 12, chúng ta đang thấy sự cải thiện nhỏ trong tháng 1.
Chứng khoán Mỹ hướng đến mức mở cửa cao hơn
Hợp đồng tương lai Dow tăng 0.3% và hợp đồng tương lai Nasdaq cũng tăng 0.4% ở thời điểm hiện tại.
Các chỉ số châu Âu giao dịch trái chiều, DAX giảm và các chỉ số khác giao dịch trong phạm vi hẹp.
Đồng USD tăng giá trước những lo ngại về thuế quan
Ngày hôm qua, đồng USD suy yếu khi các nhà đầu tư kỳ vọng rằng chính sách thuế quan của Trump có thể không quá khắc nghiệt. Bài phát biểu nhậm chức và các sắc lệnh đầu tiên của ông không quá tập trung vào vấn đề này. Tuy nhiên, vào cuối ngày, ông đã đưa ra một cảnh báo rõ ràng. Thực tế này nhấn mạnh các chính sách của Trump sẽ không dễ dàng như kỳ vọng ban đầu, từ đó đồng USD được hỗ trợ tăng giá trở lại.
Hiện tại, cặp EUR/USD đã giảm xuống mức thấp 1.0350:
Cặp tiền này có biến động tương đối lớn trong phạm vi hẹp, sau khi tăng từ 1.0320 lên 1.0400 vào ngày hôm qua.
Các hợp đồng quyền chọn lớn đáo hạn hôm nay cũng sẽ ảnh hưởng đến biến động.
Về phân tích kĩ thuật, phe mua vẫn kiểm soát xu hướng ngắn hạn, tuy nhiên độ vững chắc không cao nếu thị trường lo ngại rằng thuế quan sẽ gây căng thẳng thương mại trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ của Trump.
Thị trường trái phiếu vẫn chưa thể hiện rõ xu hướng, với lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm 4 điểm cơ bản từ tuần trước. Hiện tại, lợi suất đã tăng từ mức 4.53% đầu ngày lên 4.57%.
Các cặp tiền tệ khác:
- USD/JPY tăng 0.1% lên 155.70.
- GBP/USD giảm 0.6% xuống 1.2250.
- USD/CAD tăng 0.8% lên 1.4430, nhưng thấp hơn mức cao trong ngày là 1.4515.
Mặc dù thị trường chứng khoán vẫn duy trì sắc xanh, các đồng tiền hàng hóa như AUD và NZD lại suy yếu. AUD/USD giảm 0.6% xuống mức 0.6235.
Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ đầu phiên giao dịch
- Eurostoxx: -0.1%
- DAX (Đức): -0.3%
- CAC 40 (Pháp): -0.1%
- FTSE (Anh) đi ngang
- IBEX (Tây Ban Nha): -0.6%
- FTSE MIB (Ý): -0.2%
Tâm lý thị trường nhanh chóng thay đổi, từ trạng thái thở phào nhẹ nhõm khi những sắc lệnh đầu tiên của Donald Trump không liên quan tới thuế quan, cho tới trạng thái cảnh giác khi Tân tổng thống đưa ra những cảnh báo mới về thuế quan đối với Canada và Mexico. Điều này cho thấy thuế quan vẫn là một trong những trọng tâm chính. Mặc dù vậy, HĐTL Hoa Kỳ vẫn duy trì ở mức ổn định khi HĐTL S&P 500 tăng 0.1%.
Lịch kinh tế hôm nay có gì?
Phiên châu Âu: Báo cáo lao động Anh cho thấy thị trường việc làm tiếp tục có dấu hiệu yếu đi, mặc dù tăng trưởng tiền lương vẫn duy trì ở mức cao. Điều này không dự kiến sẽ thay đổi lập trường của BoE, khi thị trường hầu như đã định giá mức cắt giảm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp sắp tới.
Phiên Mỹ: Sự chú ý chuyển sang dữ liệu lạm phát của Canada và New Zealand.
- 20:30 (giờ Việt Nam): CPI tháng 12 của Canada
- Dự báo CPI: tăng 1.8% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: 1.9%).
- Dự báo CPI: giảm 0,4% so với tháng trước (Trước đó: 0.0%).
- Dự báo CPI trung bình lược bỏ: tăng 2.4% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: 2.7%).
- Dự báo CPI trung vị: tăng 2.4% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: 2.6%).
BoC đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp trước nhưng đồng thời tuyên bố: "Nếu nền kinh tế diễn biến phù hợp với dự báo mới nhất, chúng tôi kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm lãi suất." Điều này cho thấy BoC đã đạt đỉnh của chính sách nới lỏng và có thể chuyển sang cắt giảm 25 điểm cơ bản với tốc độ chậm hơn.
Hiện tại, thị trường định giá 82% khả năng cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới và tổng mức cắt giảm 60 điểm cơ bản trong cả năm.
- 04:45 ngày hôm sau (giờ Việt Nam): CPI quý IV của New Zealand
- Dự báo CPI: tăng 2.1% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: 2.2%).
- Dự báo CPI: tăng 0.4% so với quý trước (Trước đó: 0.6%).
RBNZ đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản như kỳ vọng tại cuộc họp trước. Thị trường đang định giá 53% khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản vào tháng 2 và tổng mức cắt giảm 105 điểm cơ bản trong năm nay.
HĐTL Eurostoxx giảm nhẹ trước giờ mở cửa phiên giao dịch
- HĐTL DAX (Đức): -0.4%
- HĐTL FTSE (Anh) đi ngang
Sau một thời gian ngắn ngủi hoãn kế hoạch thuế quan, Trump tuyên bố các thuế quan cho các mặt hàng Canada và Mexico sẽ sớm được đưa vào áp dụng. Điều này khiến các nhà đầu tư châu Âu phải cảnh giác khi Trump thể hiện rõ lập trường và cho thấy khả năng thuế quan sẽ được đưa vào áp dụng nhanh chóng. Đối với thị trường Hoa Kỳ, HĐTL chứng khoán Mỹ cho thấy sự ổn định và dự kiến tăng 0.1% trong ngày. Tâm lý thị trường được cải thiện đối với cổ phiếu công nghệ khi tại lễ nhậm chức hôm qua, các ông lớn công nghệ chiếm trọn vị trí ghế ngồi hàng đầu. Dường như đây là một phiếu tín nhiệm dành cho các công ty công nghệ lớn và thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Tỉ lệ thất nghiệp ILO tại Anh tăng so với tháng trước
Theo công bố của ONS về dữ liệu kinh tế tại Anh:
Tỉ lệ thất nghiệp ILO: 4.4% (Dự đoán: 4.4%; Trước đó: 4.3%)
Số lượng thay đổi việc làm: 35K (Dự đoán: 33K; Trước đó: 173K)
Thu nhập bình quân hàng tuần (bao gồm thưởng): tăng 5.6% so với cùng kỳ 3 tháng năm trước (Dự đoán: +5.6%; Trước đó: +5.2%)
Thu nhập bình quân hàng tuần (không bao gồm thưởng): +5.6% so với cùng kỳ 3 tháng năm trước (Dự đoán: +5.5%; Trước đó: +5.2%)
Thay đổi số lượng bảng lương tháng 12: -47K (Trước đó: -35K; Sau điều chỉnh: -32K)
Số lượng bảng lương tiếp tục giảm, cho thấy sự suy yếu kéo dài trên thị trường lao động. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức cao, tạo áp lực đối với BoE. Về tỷ lệ thất nghiệp, mặc dù có dấu hiệu tăng nhẹ, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) khuyến nghị nên thận trọng khi phân tích các thay đổi ngắn hạn, do vẫn còn các vấn đề về chất lượng dữ liệu.
Dữ liệu thị trường lao động Anh trở thành tâm điểm phiên Âu hôm nay
Đồng USD khởi đầu ngày mới với đà tăng nhẹ, phục hồi phần nào sau lễ nhậm chức của Trump. Những phát biểu của ông rằng “chúng tôi đang cân nhắc mức thuế 25% đối với Mexico và Canada” đã gây xôn xao trong ngày hôm qua. Tuy nhiên, đà tăng mạnh đầu năm đã bị kiềm chế, cùng với lợi suất TPCP Mỹ giảm kể từ tuần trước.
Các cặp tiền như EUR/USD, GBP/USD, và AUD/USD đều đang giao dịch trên mức trung bình động 100 và 200 giờ, cho thấy sự thay đổi trong ngắn hạn. Phe mua USD đã không còn chiếm ưu thế, nhưng đà đảo chiều vẫn còn khá nhẹ.
Cặp USD/CAD nổi bật với mức tăng 0.8%, lên trên 1.4400 sau cảnh báo về thuế của Trump, mặc dù đã rời xa mức đỉnh trong ngày là 1.4515. Điều này cũng khiến các thị trường thận trọng hơn trong việc loại trừ khả năng chính sách thuế sẽ được nới lỏng trên toàn cầu.
Trong phiên giao dịch châu Âu, dữ liệu thị trường lao động Anh là điểm nhấn quan trọng. Hiện tại, các nhà đầu tư đang định giá khoảng 83% khả năng BoE sẽ cắt giảm lãi suất trong hai tuần tới. Có thể dữ liệu lao động hôm nay sẽ không tác động đáng kể đến dự đoán này.
Lịch công bố dữ liệu kinh tế (theo giờ Việt Nam)
- 14:00: Tỷ lệ thất nghiệp ILO tháng 11, thay đổi việc làm tại Anh
- 14:00: Thu nhập bình quân hàng tuần tháng 11 tại Anh
- 14:00: Thay đổi bảng lương tháng 12 tại An
- 17:00: Khảo sát ZEW tháng 1 của Đức về điều kiện hiện tại và tâm lý kinh tế
Lịch kinh tế châu Âu có gì đáng chú ý?
Vào phiên giao dịch châu Âu, dữ liệu thị trường lao động của Anh là điểm nhấn chính trong chương trình nghị sự. ONS vẫn phải giải quyết những điểm yếu trong độ chính xác của dữ liệu và điều này sẽ tiếp tục khiến việc giải thích dữ liệu trở nên khó khăn. Hiện tại, các nhà giao dịch đang định giá khoảng 83% khả năng BoE sẽ cắt giảm lãi suất trong hai tuần tới. Số liệu thị trường lao động ngày hôm nay được các chuyên gia đánh giá sẽ có nhiều ảnh hưởng đến quyết định của BoE khi xét đến các vấn đề của ONS.
- 14:00 theo giờ Việt Nam - Tỷ lệ thất nghiệp của ILO tháng 11 tại Anh, thay đổi việc làm
- 14:00 theo giờ Việt Nam - Thu nhập trung bình hàng tuần tháng 11 tại Anh
- 14:00 theo giờ Việt Nam - Thay đổi bảng lương tháng 12 tại Anh
- 17:00 theo giờ Việt Nam - Khảo sát ZEW của Đức tháng 1, tình hình hiện tại, tâm lý kinh tế
Phó Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Miura: Các chính sách thuế quan của Trump sẽ gây ra lạm phát
Ông Miura cho biết:
- Các chính sách thuế, thuế quan và nhập cư do Trump đề xuất về cơ bản sẽ gây ra lạm phát
- Chính quyền Trump có thể sẽ sửa đổi các chính sách đó vào một thời điểm nào đó nếu lạm phát tăng tốc
- Tôi không nghĩ rằng cần phải thay đổi cam kết của G7 về tiền tệ
- Theo dõi chặt chẽ các động thái ngoại hối hàng ngày
- Không mong muốn các biến động trên thị trường ngoại hối
Chỉ là một số nhận xét mang tính tượng trưng của Mimura. Lợi suất giảm là một yếu tố chính góp phần vào sự suy yếu của USD/JPY trong tuần này nhưng cũng vì các nhà giao dịch chờ đợi quyết định chính sách của BoJ vào thứ Sáu. Khả năng tăng lãi suất 25 bps hiện ~88%. Đây là một sự thay đổi đáng chú ý so với định giá từ khoảng hai tuần trước.
Phó Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Mimura: Cần theo dõi chặt chẽ các động thái từ chính quyền Hoa Kỳ
Ông Mimura phát biểu với Reuters:
- Nền kinh tế Nhật Bản sau tháng 4 có vẻ "không tệ đến thế", được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư kinh doanh.
- Mức tiêu dùng thực tế của Nhật Bản có vẻ yếu.
- Phải theo dõi chặt chẽ các động thái của chính quyền Hoa Kỳ tiếp theo, khi được hỏi về ngoại hối.
- Không có bình luận nào về chính sách tiền tệ của BoJ.