Nhận định mới từ cuộc họp tháng 4 của NHTW Nhật Bản
Theo Reuters:
- Thách thức đối với NHTW Nhật không phải là kiềm chế lạm phát mà là kéo Nhật Bản ra khỏi tình trạng lạm phát quá thấp
- Không phù hợp để thay đổi chính sách tiền tệ khi cuộc khủng hoảng Ukraine làm tăng thêm rủi ro tăng trưởng đối với nền kinh tế Nhật Bản
- Phải xem xét tác động của hàng hóa, tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế và giá cả
- Không phù hợp để thay đổi chính sách tiền tệ nhằm mục đích kiểm soát tỷ giá hối đoái
- Nếu khó đạt được mục tiêu lạm phát 2% trong khung thời gian dự kiến, BOJ phải giữ vững chính sách hiện tại
- Đại diện Bộ Tài chính cho biết Chính phủ hy vọng BOJ đưa ra định hướng chính sách tiền tệ phù hợp để đạt được sự ổn định giá cả.
Thống đốc Fed St.Louis không ủng hộ mức tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, James Bullard cho biết
- Mức tăng 50bp là phù hợp cho cuộc họp sắp tới
- Báo cáo CPI tháng 4 về lạm phát có ghi nhận bất ổn nhưng vẫn nằm trong dự kiến.
Khảo sát giá nhà tháng 4 tại Anh
Cuộc khảo sát đo lường tỷ lệ chủ sở hữu có nhà tăng giá tại Anh.
Cụ thể vào tháng 4 có đến 80% người tham gia khảo sát cho biết giá nhà của họ tăng, dự kiến 70%, tháng trước 74%.
Lầu Năm Góc yêu cầu Quốc hội tài trợ cho các dự án khai thác khoáng sản ở Úc và Anh
Theo Reuters:
- Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã đề nghị Quốc hội cho phép họ tài trợ cho các cơ sở ở Vương quốc Anh và Úc, nơi chế biến các khoáng sản chiến lược được sử dụng để sản xuất xe điện và vũ khí, nhấn mạnh đề xuất này là quan trọng đối với quốc phòng.
Bối cảnh đưa ra đề xuất:
- Washington đang cố gắng hơn nữa để giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc về lithium, đất hiếm và các khoáng chất khác được sử dụng để sản xuất một loạt các sản phẩm công nghệ.
Tóm tắt cuộc họp tháng 4 của NHTW Nhật Bản
Theo Reuters, các nhận định chính được đưa ra như sau:
- Đồng Yên yếu là điều tích cực cho nền kinh tế khi chênh lệch sản lượng vẫn lớn, xu hướng lạm phát này là rất thấp
- Phải cảnh giác trước nguy cơ rủi ro bất ngờ do khủng hoảng Ukraine gây ra
- Trừ ngành năng lượng, lạm phát của Nhật Bản vẫn ở mức rất thấp, khác với Mỹ, Châu Âu
- Lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản có thể sẽ dao động quanh mức 2% kể từ tháng 4, nhưng việc tăng giá vượt quá 2% là rất khó
- Khó đạt được mục tiêu lạm phát của NHTW ở mức 2% khi kỳ vọng lạm phát tăng là do các yếu tố ngắn hạn
- Điều quan trọng là việc tăng lương ở các công ty lớn sẽ lan sang các công ty nhỏ để tiền lương tăng đều từ đó ổn định lạm phát.
- Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế với chính sách nới lỏng tiền tệ hiện tại
Bộ trưởng Tài chính New Zealand cho biết: Lạm phát sẽ giảm vào nửa cuối năm 2022
Cụ thể, ông đưa ra các nhận định:
- Trong khi lạm phát đang tăng đột biến, các dự báo tiếp tục cho thấy nó sẽ giảm trong nửa cuối năm.
- Với lãi suất tăng, tôi không thể phủ nhận tăng trưởng của New Zealand sẽ bị đình trệ vào năm 2023
- Tôi tin rằng nền kinh tế của đất nước vẫn ở một vị trí tốt, với tỷ lệ thất nghiệp thấp, tạo ra một bước đệm về đảm bảo việc làm cho người dân và dư địa cho đầu tư liên tục. Ngoài ra, sự quan tâm đầu tư nước ngoài vẫn còn mạnh mẽ.
Westpac & Scotia Bank: Kỳ vọng đối với lạm phát tại New Zealand
Westpac:
- Kỳ vọng lạm phát đã tăng cao hơn trong cuộc khảo sát kỳ vọng quý 3 của NH dự trữ New Zealand. Đây là động lực cho mức tăng 50bp vào tháng Tư vừa rồi.
- Cuộc khảo sát tháng 6 sau báo cáo lạm phát quý 3 cho thấy lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong 31 năm. Với căn cứ đó, chúng tôi kỳ vọng cuộc khảo sát quý II sẽ cho thấy kỳ vọng lạm phát tăng mạnh hơn trong ngắn hạn (một đến hai năm tới). Kết quả đó sẽ ủng hộ dự báo của chúng tôi về mức tăng lãi suất thêm 50bp nữa vào tháng 5
Scotia:
- NH dự trữ New Zealand rất chú ý đến các chỉ số về kỳ vọng lạm phát, chẳng hạn như các chỉ số kỳ vọng trong 1 năm và 2 năm được rút ra từ cuộc khảo sát hộ gia đình. Kết quả quý II rất có thể sẽ tăng cao hơn so với quý I (biểu đồ 13). Đó là bởi vì cuộc khảo sát được thực hiện vào giữa mỗi quý và do đó kết quả Q1 sẽ được khảo sát vào tháng Hai trước khi phần lớn tác động của cuộc chiến Ukraine lên hàng hóa bắt đầu vào tháng Ba.
Giá thực phẩm tháng 4 của New Zealand ghi nhận dấu hiệu tích cực
- Cụ thể giá thực phẩm của New Zealand trong tháng 4 +0.1%, giảm so với mức tăng 0.7% ghi nhận vào tháng 3
- Giá thực phẩm so với cùng kỳ năm trước tăng 6.4%
- Giá lương thực chiếm dưới 20% CPI của New Zealand
TDS có nhận định gì sau số liệu CPI Mỹ?
Theo TDS, lạm phát tại Mỹ tăng vượt kỳ vọng sẽ khiến tất cả các đồng tiền không phải USD gặp áp lực. Ngoài ra, thị trường cũng đang định giá Fed thắt chặt quá mạnh tay. Điều này cũng sẽ giúp USD củng cố sức mạnh trong thời gian tới.
Chỉ số DXY hiện giảm 0.2% trong phiên xuống 103.7.
Tồn kho dầu tại Mỹ tăng mạnh!
Theo EIA:
- Tồn kho dầu thô tuần trước tăng 8.5 triệu thùng, kỳ vọng ban đầu là giảm 457 nghìn thùng
- Tồn kho xăng giảm 3.6 triệu thùng, nhiều hơn kỳ vọng giảm 1.6 triệu thùng
- Tồn kho sản phẩm chưng cất giảm 913 nghìn thùng, thấp hơn kỳ vọng giảm 1.3 triệu thùng
- Hiệu suất nhà máy lọc dầu +1.6% so với kỳ vọng +0.3%
Dầu WTI chưa có nhiều thay đổi sau tin, vẫn tăng hơn 6% lên $105/thùng. Điều đáng chú ý hơn là tồn kho xăng giảm mạnh. Đây có thể là lý do khiến giá xăng tiếp tục chạm đỉnh tại Mỹ.
Bitcoin hồi phục sau tin CPI
USD giảm nên phe mua BTC cũng nhân cơ hội này để đưa Bitcoin về mức $31K, tăng nhẹ trong ngày và giảm một chút so với thời điểm trước khi tin CPI được công bố.
Chứng khoán Mỹ chuyển xanh; câu chuyện lạm phát đỉnh điểm đang thực sự diễn ra?
Sau khi có khởi đầu hơi bết bát hơn nửa tiếng trước, các chỉ số chứng khoán Mỹ lúc này cũng đã hồi phục trở lại. Chỉ số S&P 500 từ mức giảm 0.5% giờ đã nhanh chóng chuyển thành tăng 0.6% chỉ trong 30 phút. Nasdaq hiện tại đã về mức đóng cửa hôm qua.
Nhìn chung, dù lạm phát có nóng, có cao hơn kỳ vọng, nhưng nó có giảm và đó mới là điều quan trọng vì thị trường đang dựa vào đây để ra quyết định.
DXY đảo chiều, chạm đáy phiên mới sau dữ liệu CPI
Mua tin đồn, bán sự thật? Nỗi lo lạm phát đình trệ?
Đây đều có thể là lý do cho sự đảo chiều của USD ngay sau dữ liệu lạm phát vượt kỳ vọng. Chỉ số DXY sau khi chạm đỉnh phiên tại 104.1 đã nhanh chóng quay đầu giảm về lập đáy phiên mới tại 103.37. Hiện tại DXY đã hồi phục lên 103.56, nhưng phe mua USD đã phần nào bị hớ trong phiên hôm nay.
Ở một diễn biến khác, vàng cũng đã chạm đỉnh phiên mới tại 1,858, hiện cũng đã thoái lui nhẹ về 1,853.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ: USD quay xe, chứng khoán mở cửa trong sắc đỏ
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chào phiên hôm nay chìm trong sắc đỏ, tuy nhiên đã hồi phục so với đáy của HĐTL trước phiên giao dịch khi lạm phát Mỹ vượt kỳ vọng. CPI tăng 8.3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt dự báo 8.1%. Điều này một lần nữa thổi phồng kỳ vọng Fed thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Có thể thấy, câu chuyện lạm phát chạm đỉnh không sai, nhưng chạm đỉnh không có nghĩa là giảm:
- Dow Jones -0.21%
- Nasdaq -1.3%
- S&P 500 -0.5%
Một pha "mua tin đồn, bán sự thật" có vẻ đang diễn ra với USD. Sau tin CPI, đồng bạc xanh tăng mạnh, chỉ số DXY lên gần 104 điểm, tuy nhiên lại nhanh chóng đảo chiều, giảm về 103.5, và hiện tại đang ổn định quanh mức 103.6. Đa phần các đồng tiền đều đang tăng so với USD, mạnh nhất là 2 đồng Antipodean:
- EUR +0.26%
- GBP +0.4%
- AUD +1.1%
- NZD +1.04%
- JPY +0.1%
- CHF +0.54%
- CAD +0.53%
Vàng hồi đầu cũng đã giảm sâu xuống 1,832 sau tin CPI, tuy nhiên đã tăng trở lại lên $1,851. Dầu WTI cũng đang tăng gần 6% lên $105/thùng.
Lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm trở lại mức 3%
Sau khi giảm xuống 2.9% trong phiên hôm nay, lợi suất trái phiếu 10 năm đã tăng trở lại và quay về mức 3%, chạm đỉnh quanh 3.07% trước tin lạm phát Mỹ vượt dự báo.
Thành viên ECB: Có rủi ro rất cao rằng kỳ vọng lạm phát sẽ mất kiểm soát
Theo bà Schnabel:
- Rủi ro rất cao kỳ vọng lạm phát sẽ mất kiểm soát
- Lạm phát có thể ở mức cao khủng khiếp trong một khoảng thời gian đáng kể
- Sự cấp thiết trong điều chỉnh chính sách tiền tệ bảo vệ ổn định giá cả đã tăng lên trong những tuần gần đây
- Chúng ta phải quyết tâm hơn trong cam kết thực hiện nhiệm vụ chính (bình ổn giá cả)
- Đã đến lúc chấm dứt các biện pháp gây lạm phát thấp
- Áp lực giá có thể tiếp tục kéo dài chừng nào tình trạng mất cân bằng cung-cầu không cải thiện
- Các điều kiện thị trường lao động trong khu vực đồng euro tiếp tục thắt chặt
Các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ hậu CPI!
Phiên giao dịch chính mở cửa 30 phút tới nhiều khả năng sẽ khá ảm đạm. Tài sản rủi ro đang tiếp tục bị chèn ép.
Bitcoin đã về tới Hà Nội!
Lùm xùm Luna và stablecoin UST đang khiến thị trường crypto chao đảo. Ngoài ra, lạm phát Mỹ tăng vượt dự báo cũng đang gây áp lực lên BTC. Kỳ vọng Fed thắt chặt tiếp tục được thổi phồng, kích cầu đồng đô la. Hiện tại BTC đã giảm xuống $29,000, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021.
Có vẻ như trong thời gian này, nắm giữ USD là khoản đầu tư tốt nhất!
Diễn biến thị trường hậu CPI Mỹ: USD, lợi suất tăng, vàng, Bitcoin cắm đầu giảm
Báo cáo CPI có những yếu tố tích cực và tiêu cực. Tích cực có thể là lạm phát đang thực sự giảm. Nhưng tiêu cực là lạm phát chả giảm được bao nhiêu. Điều này một lần nữa khiến USD và lợi suất tăng cao trước kỳ vọng Fed thắt chặt. Nạn nhân đầu tiên phải kể đến là vàng.
Vàng nhanh chóng đảo chiều và về vùng hỗ trợ 1,835 sau tin CPI. Lợi suất 10 năm đã tăng trở lại lên 3%.
Ngoài ra:
Bitcoin cũng đang sập về vùng $30,000. Một câu chuyện buồn khi nhiều người từng xướng danh Bitcoin là công cụ phòng hộ lạm phát, tuy nhiên khi mà Fed ra tay, tất cả phải quỳ gối trước USD.
Chi tiết báo cáo CPI Mỹ
- CPI tháng Tư tăng 8.3%, vượt kỳ vọng 8.1%
- So với tháng trước, CPI tăng 0.3%
- CPI lõi tăng so với 6.2%, vượt kỳ vọng 6.0%
- So với tháng trước, CPI lõi tăng 0.6%
Tổng hợp phiên giao dịch Châu Âu: Lạm phát đạt đỉnh?
Thị trường:
- AUD mạnh nhất, USD yếu nhất
- Thị trường chứng khoán châu Âu tích cực; HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 1.2%
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 6.3 bps xuống 2.930%
- Vàng giảm 0.8% xuống 1,851.60 USD
- Dầu thô WTI tăng 4.2% lên 103.90 USD
- Bitcoin tăng 1.7% lên $31,517
Trọng tâm trong ngày hôm nay sẽ là việc công bố CPI của Hoa Kỳ vào lúc 12:30 GMT nhưng thị trường dường như cho rằng chúng ta đã đạt đỉnh của lạm phát.
Dollar giảm trong khi cổ phiếu và trái phiếu được mua trong suốt phiên giao dịch. Các chỉ số châu Âu đang tăng vững chắc khoảng 1.5% đến 2% trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới mốc 3%, giảm 6 bps xuống 2.93% hiện tại.
Trên thị trường ngoại hối, đồng bạc xanh suy yếu với AUD/USD tăng hơn 1% trở lại trên mốc 0.7000 trong khi USD/JPY giảm 0.5% xuống dưới 130.00 ở mức 129.70 vào thời điểm hiện tại.
Tâm lý risk-on đang hỗ trợ các loại tiền tệ hàng hóa, với tỷ giá USD/CAD giảm 0.5% xuống 1.2960. Đồng Loonie cũng được hưởng lợi từ giá dầu cao hơn với dầu thô WTI tăng hơn 4% lên gần 104 USD do tình hình COVID-19 của Thượng Hải được cải thiện, mang lại hy vọng nới lỏng các lệnh phong tỏa.
Mọi con mắt hiện đang hướng về dữ liệu lạm phát ở Mỹ, vì vậy hãy cùng chờ đợi!
Không có tiến triển nào đối với lệnh cấm vận của EU và Nga
Một phóng viên của Wall Street Journal viết trên Twitter rằng: Đã không có tiến triển nào đối với một thỏa thuận về lệnh cấm vận nhập khẩu dầu của Nga tại cuộc họp giữa các đại sứ của 27 quốc gia EU.
Hungary là người phản đối lệnh cấm vận nhập khẩu dầu của Nga và các báo cáo trước đó cho thấy EU có thể đang cân nhắc việc bồi thường tài chính cho quốc gia này.
Dữ liệu Hồ sơ xin vay thế chấp MBA của Hoa Kỳ có gì nổi bật?
Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp của tuần kết thúc vào ngày 6 tháng 5 năm 2022, cho thấy mức tăng nhẹ 2% so với tuần trước.
• Trong tuần trước, dữ liệu +2.5%
• Chỉ số thị trường 358.9 so với 351.8 trước đó
• Chỉ số mua hàng 255.4 so với 244.4 trước đó
• Chỉ số tái cấp vốn 913.6 so với 932.3 trước đó
• Lãi suất thế chấp 30 năm 5.53% so với 5.36% trước đó
Lãi suất cho vay mua nhà trung bình trong 30 năm ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2009 vào tuần trước lên 5.53% nhưng điều đó không ngăn được nhu cầu thế chấp, khi các đơn đăng ký tăng cao hơn. Mặc dù lượng mua trong tuần đã được cải thiện, nhưng vẫn không tránh khỏi thực tế là dữ liệu này vẫn thấp hơn 8% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nhà ở tiếp tục đưa ra những tín hiệu trái chiều với giá nhà vẫn tăng trưởng hai con số hàng năm mặc dù hoạt động thế chấp đã giảm khá nhiều kể từ năm ngoái.
EU sẵn sàng đình chỉ thỏa thuận thương mại với Anh nếu đơn phương hủy bỏ Nghị định thư Bắc Ireland!
EU sẵn sàng đình chỉ thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Anh nếu Anh đơn phương hủy bỏ Nghị định thư Bắc Ireland (NIP), Bloomberg đưa tin hôm thứ Tư dẫn lời một quan chức EU. EU cũng có thể tạm dừng các cuộc đàm phán liên quan đến Gibraltar nếu Anh hành động đơn phương về thỏa thuận Brexit, quan chức EU cảnh báo.
Hôm thứ Tư, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết các cuộc đàm phán NIP đang ở trong tình trạng nghiêm trọng, đồng thời cho biết thêm rằng trong khi Vương quốc Anh thích một giải pháp thương lượng, thì nước này có quyền thực hiện thêm hành động nếu không thể tìm ra giải pháp khẩn cấp.
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh: Nghị định thư Bắc Ireland đang trong tình trạng nghiêm trọng!
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết các cuộc đàm phán về Nghị định thư Bắc Ireland (NIP) đang ở trong tình trạng nghiêm trọng. Người phát ngôn nói thêm, trong khi Vương quốc Anh thích giải pháp thương lượng hơn, Vương quốc Anh có quyền thực hiện thêm hành động nếu không thể tìm ra giải pháp phù hợp. Thêm rằng thời gian cụ thể về các cuộc nói chuyện sẽ không cần thiết.
Đồng thời, người phát ngôn nói rằng ông Johnson kêu gọi các bộ trưởng của mình tiến nhanh hơn trong việc giải quyết các vấn đề khủng hoảng giá sinh hoạt.
Bộ trưởng Tài chính Đức: Có thể quay lại chính sách “Phanh nợ” vào năm 2023
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho rằng nước này cần phải "tìm lối thoát khỏi tình trạng khủng hoảng", lưu ý rằng có thể trở lại “phanh nợ” vào năm tới.
Về cơ bản, “phanh nợ” có nghĩa rằng là thâm hụt tài khóa của Đức không được vượt quá 0.35% GDP của nước này nhưng sau đó đã bị tạm dừng do tình hình đại dịch.
Hợp đồng quyền chọn đáo hạn ngày 11 tháng 5 có gì nổi bật?
Chỉ một vài điều cần lưu ý trong ngày. (đã được bôi đậm)
Đó là đối với hợp đồng quyền chọn cặp USD/CAD ở mức 1.2950 và 1.3000. Đây được sẽ “khung” giao dịch của cặp tiền trước khi dữ liệu CPI của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào cuối ngày.
XAU/USD “thoát khỏi” DMA 200!
+
Giá vàng phục hồi từ mức thấp nhất trong ba tháng (1,836 USD) trong phiên giao dịch châu Âu, lên mức 1,850 USD ở thời điểm hiện tại, tăng 0.78% trong ngày!
Đà phục hồi của XAU/USD mạnh lên, khi chỉ số đô la Mỹ “đánh mất mốc” 104.00. (bởi đà phục hồi của tâm lý risk-on)
Thêm vào đó, thị trường đang hy vọng rằng lạm phát giá tiêu dùng có thể sẽ đạt đỉnh vào tháng Tư đang khiến USD mất giá. Đồng thời, lợi suất sụt giảm cũng góp phần vào đà giảm của đồng bạc xanh.
Giá vàng cũng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ sau khi hỗ trợ cứng tại đường MA 200 ngày (ở mức 1,836 đô la) được bảo toàn!
Lạm phát liệu đã chạm đỉnh?
Trọng tâm vào hôm nay là liệu chúng ta đã chạm được đỉnh của lạm phát hay chưa. Về bản chất, thật dễ dàng để tranh luận rằng chúng ta có thể thấy chỉ số lạm phát yếu hơn trong những tháng tới và đó có lẽ là tất cả những gì mà thị trường quan tâm - ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Nhưng tổng quát, người ta cần phân biệt điều gì sẽ xảy ra với triển vọng lạm phát sau đó. Một 'đỉnh' cho thấy rằng chúng ta có thể thấy áp lực lạm phát giảm trở lại và hướng tới mục tiêu 2% của các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sẽ phải chứng kiến lạm phát đi ngang hoặc thậm chí cao hơn trong thời gian tới.
Không có giải pháp đơn giản nào cho các vấn đề khiến lạm phát tăng cao ở thời điểm hiện tại. Và chắc chắn, trong thời gian tới, điều này sẽ không biến mất nhanh chóng.
Mặc dù kỳ vọng số lạm phát ít nóng hơn trong tương lai là hợp lý, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ thấy áp lực lạm phát hạ nhiệt đáng kể.
Và đó có thể là một vấn đề đối với các ngân hàng trung ương trong giai đoạn cuối của năm hoặc có thể là đầu năm sau.
NZD/USD phục hồi từ đáy năm, chờ đợi CPI của Mỹ!
Cặp NZD/USD đã kéo dài đà tăng trong suốt nửa đầu của phiên giao dịch châu Âu và leo lên mức cao hàng ngày mới, khoảng 0.6350 trong giờ trước. Tỷ giá hiện tại tăng gần 1% trong ngày!
Xu hướng sụt giảm của lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ đã khiến đồng phe Bò Dollar Mỹ suy yếu. Ngoài ra, sự phục hồi mạnh mẽ trong tâm lý rủi ro toàn cầu tiếp tục làm suy yếu đồng tiền trú ẩn an toàn và mở rộng hỗ trợ cho đồng Kiwi.
Ngược lại, việc Fed tích cực tăng lãi suất sẽ hạn chế đà giảm của USD.
Trọng tâm hôm nay vẫn sẽ tập trung vào số liệu lạm phát tiêu dùng mới nhất của Hoa Kỳ!
"Lạm phát đỉnh" đến sớm?
Báo cáo CPI của Hoa Kỳ vẫn chưa được công bố nhưng thị trường đang có chút diễn biến trái chiều.
Đồng đô la đang giảm trên diện rộng với lợi suất TPCP thấp hơn, chứng khoán tăng nhẹ trong ngày. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm 5.3 bps xuống 2.94%, HĐTL S&P 500 ăng 42 điểm tương đương 1.1% lên 4.038 vào hiện tại.
AUD/USD tăng trở lại mức 0.7000 khi đồng USD sụt giá trong ngày
Cặp AUD/USD đang tăng trở lại trước khi Hoa Kỳ công bố CPI.
Đồng đô la được đánh dấu thấp hơn và đang tiếp tục giảm trong phiên Âu do chứng khoán tăng giá và lợi suất trái phiếu cũng tiếp tục giảm.
AUD/USD đã tăng trở lại lên 0.7000 và việc giữ trên mức này sẽ có lợi cho bên mua.
Về mặt kỹ thuật ngắn hạn, đường trung bình động 100 giờ tại 0.7032 là mức quan trọng cần theo dõi trước khi CPI Hoa Kỳ được công bố vào cuối ngày.
ECB: Sẽ hỗ trợ thực hiện chính sách nhanh hơn
- Lạm phát ngày càng lan rộng
- Các chính sách phải được chỉnh sửa hợp lý
ECB - Bà Lagarde: APP sẽ được kết thúc sớm vào Quý 3
- Lần tăng lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra "một thời gian" sau khi kết thúc chương trình mua tài sản
- "Một thời gian" có thể chỉ là vài tuần
- Sau đợt tăng lãi suất đầu tiên, quá trình bình thường hóa sẽ dần được thực hiện
Chủ tịch ECB không phủ nhận lập trường tích cực hơn do các nhà hoạch định chính sách diều hâu đưa ra. Tất cả các dấu hiệu đều hướng tới một đợt tăng lãi suất vào tháng Bảy và lạm phát có thể sẽ hỗ trợ điều đó. Nhưng việc đưa lãi suất trở lại mức 0 được hay không cần được xem xét thêm.
Phó chủ tịch ECB: Lạm phát khu vực đồng Euro sẽ duy trì ở mức 4% đến 5% vào cuối năm
Phó chủ tịch ECB ám chỉ rằng ngân hàng này sẽ duy trì mức lạm phát trên 2%, và việc tăng lãi suất có vẻ chắc chắn hơn.
Các chỉ số chứng khoán tăng đầu phiên Âu
- Eurostoxx +0.9%
- DAX +0.3%
- FTSE +0.6%
- CAC 40 +1.1%
- IBEX +0.6%
Đây là một khởi đầu tốt khi chứng khoán châu Âu đang bắt kịp đà phục hồi nhẹ của chứng khoán Mỹ vào cuối ngày hôm qua. HĐTL Mỹ cũng tăng nhẹ, với HĐTL S&P 500 tăng 0.3%, HĐTL Nasdaq tăng 0.7% và HĐTL Dow Jones tăng 0.2%.
Công bố CPI của Hoa Kỳ sẽ là sự kiện chính vào cuối ngày hôm nay.
Đồng đô la sụt giá đầu phiên Âu
Đồng USD đang sụt giá nhẹ, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào báo cáo CPI của Hoa Kỳ vào cuối ngày. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 3.3 bps xuống 2.959%. Lợi suất kỳ hạn 2 năm giảm 1.5 bps xuống 2.608% vào thời điểm hiện tại.
Tình hình tại Trung Quốc đang dần lạc quan hơn
Số ca nhiễm mới tại Thượng Hải đã giảm 50.7% trong 24 giờ qua, xuống còn 1,487 ca nhiễm - mức thấp nhất trong 18 ngày. Ngoài ra không có ca nhiễm trong cộng đồng được báo cáo ở 8 quận, mở ra hy vọng thành phố sẽ có thể sẽ được giải thoát khỏi những hạn chế chặt chẽ đã được áp dụng trong khoảng sáu tuần. Nếu mọi thứ tiếp tục ổn định, có lẽ thị trường sẽ bắt đầu khởi sắc.
CPI cuối tháng 4 của Đức: +7.4%, bằng mức trước đó
Chỉ số HICP +7.8%, cũng bằng so với mức trước đó vào tháng 3.
ECB's Müller: Tăng lãi suất lên mức dương vào cuối năm là hợp lý!
Quan chức ECB, ông Muller cho biết:
- ECB có thể đưa ra các kỳ vọng về lãi suất trong tương lai tại cuộc họp tháng 6
- Chương trình APP sẽ kết thúc vào đầu tháng 7 hoặc sớm hơn một vài tuần
- Việc tăng lãi suất sẽ diễn ra không lâu sau đó
- Chính sách hiện tại của ECB không thích hợp do lạm phát cao