EUR/USD giao dịch giằng co dưới mức 1.0800 trước thềm điều chỉnh dữ liệu CPI của Mỹ
EUR/USD tiếp tục giằng co dưới mức 1.0800 trong phiên Âu ngày thứ Sáu. Cặp tiền này thiếu đi động lực rõ ràng do tâm lý thận trọng và đồng USD ổn định. Giới đầu tư đang chuyển sự chú ý sang việc điều chỉnh CPI của Mỹ, phát biểu của ECB và Fed để tìm kiếm động lực giao dịch mới.
Sản lượng công nghiệp tại Ý tăng nhẹ so với dự báo
- Sản lượng công nghiệp tại Ý tăng 1.1% so với tháng trước (Dự báo: 0.8%. Trước đó: -1.5%)
- Dữ liệu này cho thấy sự cải thiện đáng kể so với tháng trước.
GBP/USD tích lũy trước thềm dữ liệu lạm phát và thị trường lao động Anh Quốc
- GBP/USD giao dịch trong biên độ hẹp khi nhà đầu tư chờ đợi động lực mới.
- Dữ liệu về thị trường lao động và lạm phát của Anh sẽ cung cấp định hướng mới về lãi suất.
- Quan chức BoE Catherine Mann duy trì quan điểm "hawkish" trong khi Breeden và Pill tập trung vào thời điểm thích hợp nhất để cắt giảm lãi suất.
GBP/USD quay trở lại giao dịch quanh mức 1.262 trong phiên châu Âu. Hôm thứ Năm, quan chức BoE Mann đã duy trì lập trường "hawkish" do rủi ro về cú sốc lạm phát do khủng hoảng Biển Đỏ gây ra, đồng thời khẳng định đồng nội tệ sẽ thu hút dòng vốn nước ngoài tốt hơn nếu BoE duy trì lãi suất hiện tại trong thời gian dài hơn. Trong khi Catherine Mann ủng hộ việc thắt chặt chính sách hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách khác như Kinh tế trưởng BoE Huw Pill và Phó Thống đốc Sarah Breeden lại thảo luận về khoảng thời gian cần thiết để duy trì lãi suất ở mức hiện tại.
Giữa bối cảnh thiếu manh mối về chính sách của BoE, dữ liệu về thị trường lao động và lạm phát của Vương quốc Anh, dự kiến công bố vào tuần tới, sẽ được thị trường theo dõi sát sao. Áp lực giá cả giảm và điều kiện thị trường lao động tích cực hơn hơn có thể thúc đẩy hy vọng BoE hạ lãi suất sớm, gây áp lực lên Bảng Anh.
Giá vàng tiếp tục đi ngang khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ
- Kỳ vọng về việc Fed nới lỏng chính sách suy yếu dần, kìm hãm đà tăng của kim loại này.
- Nhà đầu tư thận trọng trước thềm công bố dữ liệu lạm phát Mỹ tuần tới.
Kỳ vọng về khả năng Fed sẽ duy trì mức lãi suất cao trong thời gian dài, được củng cố bởi dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn và quan điểm "hawkish" từ một số thành viên FOMC trở thành lực cản đối với kim loại quý này. Bên cạnh đó, tâm lý risk-on đang chiếm ưu thế cũng được coi là một yếu tố khác làm suy yếu các tài sản trú ẩn như vàng.
Tuy nhiên, xu hướng giảm cũng bị hạn chế nhờ việc đồng bạc xanh không tăng giá mạnh, trong khi nhà đầu tư thận trọng trong việc tìm kiếm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed. Do đó, dữ liệu CPI của Mỹ, dự kiến công bố tuần tới, sẽ được chú ý để phán đoán về thời điểm và tốc độ cắt giảm lãi suất trong năm 2024, từ đó cung cấp hướng đi mới cho cặp XAU/USD.
MUFG: Bảng Anh sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong ngắn hạn
Bảng Anh (GBP) là đồng tiền G10 có hiệu suất tốt nhất trong tháng 1. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng MUFG phân tích triển vọng của GBP:
- Cuộc họp tháng 2 của BoE đã củng cố niềm tin rằng BoE sẽ hạn chế nới lỏng chính sách tiền tệ do rủi ro lạm phát cao hơn, với lạm phát dịch vụ và lương tăng mạnh.
- Chúng tôi cho rằng điều này sẽ giúp GBP có thể tiếp tục vượt trội trong ngắn hạn
- Chúng tôi vẫn tin rằng BoE, giống như các NHTW khác, có khả năng sẽ thắt chặt chính sách quá mức.
- Trong trường hợp Fed và ECB cắt giảm lãi suất trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, chúng tôi cho rằng BoE sẽ cắt giảm trong khảng từ tháng 5 hoặc tháng 6. Đến lúc đó, chúng tôi kỳ vọng cả GBP/USD sẽ tăng mạnh do quan điểm tiêu cực về triển vọng của đồng bạc xanh.
NAB: Giá vàng trung bình năm 2024 sẽ đạt mức $2,025
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) đã phân tích triển vọng của kim loại quý này:
- Giá vàng đi ngang trong phần lớn giai đoạn kể từ cuối tháng 12 năm ngoái. Điều này có vẻ hơi mâu thuẫn với việc dữ liệu kinh tế đang cải thiện - lạm phát tại các nền kinh tế phát triển đang tiến gần mục tiêu hơn vào cuối năm 2023, dẫn đến đà tăng trên cả thị trường chứng khoán và trái phiếu.
- Tuy nhiên, báo cáo cho thấy các NHTW đã tăng cường mua vàng trong thời gian gần đây - đáng chú ý nhất là Trung Quốc và Nga - hỗ trợ cho nhu cầu trên toàn thế giới.
- NAB dự báo giá vàng trung bình sẽ đạt $2,025/ounce trong năm 2024, tăng so với mức $1,942/ounce trong năm 2023.
Quan chức ECB Vlileroy: ECB sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay
- Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, quan chức ECB Francois Villeroy cho biết, ECB có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.
- Phát biểu này phù hợp với dự đoán của thị trường.
CPI chính thức tại Đức không đổi so với dự báo
- CPI Đức tăng 0.2% so với tháng trước. (Dự báo: 0.2%. Trước đó: 0.2%)
- CPI Đức tăng 2.9% so với cùng kỳ. (Dự báo: 2.9%. Trước đó: 0.2%)
- Chỉ số HICP giảm 0.2% so với tháng trước (Dự báo: -0.2%. Trước đó: -0.2%)
- Chỉ số HICP tăng 3.1% so với cùng kỳ (Dự báo: 3.1%. Trước đó: 3.1%)
- Sự thay đổi này không gây bất ngờ và sẽ không có có tác động đáng kể đến thị trường.
NZD tăng giá nhờ kỳ vọng RBNZ tăng lãi suất
- Đồng NZD đang mạnh lên nhờ kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc RBNZ sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới.
- Ngân hàng ANZ dự đoán RBNZ sẽ nâng lãi suất điều hành lên 6% vào tháng 4, với mức tăng dự kiến diễn ra vào cả tháng 2 và tháng 4.
Quan chức ECB Kazaks: Không nên quá kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất trong mùa xuân năm nay
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Latvia được Bloomberg đưa tin, quan chức ECB Kazaks đã nhấn mạnh rằng chính sách tiền tệ có hiệu quả và ghi nhận lạm phát giảm đáng kể.
Ông cũng khẳng định địa chính trị là rủi ro chính gây ra lạm phát. Ông đề cập rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra trong năm nay, nhưng khẳng định rằng thời điểm chính xác phụ thuộc vào dữ liệu. Kazaks cảnh báo không nên quá kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất vào mùa xuân và từ chối cung cấp thông tin chi tiết cụ thể.
EURUSD duy trì dưới mốc SMA 100 ngày ở 1.0800
EURUSD hiện đi ngang ở 1.0770, duy trì dưới mốc SMA 100 ngày ở 1.0800.
Thị trường chờ đợi dữ liệu CPI chính thức của Đức và dữ liệu sản xuất công nghiệp ở Ý.
Bitcoin tăng vượt mức $46K
Bitcoin tăng hơn 2% lên $46.2K ở thời điểm hiện tại, chạm đỉnh trong 1 tháng và nâng mức tăng năm 2024 lên khoảng 9%. BTC đang nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn vốn ổn định đổ vào một số quỹ tiền điện tử tại Mỹ, đồng thời nhận được sự quan tâm đặc biệt về sự kiện halving dự kiến diễn ra vào tháng 4.
Quan chức BoE Haskel: Chờ thêm bằng chứng về lạm phát trước khi tăng lãi suất
Quan chức BoE Haskel cho biết:
- Cần chờ đợi thêm bằng chứng về việc lạm phát giảm kéo dài trước khi ngừng bỏ phiếu tăng lãi suất
- Mặc dù các dấu hiệu lạm phát giảm là đáng khích lệ nhưng chưa đủ.
Cập nhật thị trường tiền tệ phiên Á: NZD bật tăng khi ANZ kỳ vọng RBNZ tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tiếp theo
- NZD/USD chững lại đà tăng sau khi tăng từ khoảng 0.6095 lên mức đỉnh trong phiên ở 0.6126. ANZ kỳ vọng RBNZ tăng lãi suất trong 2 cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 28 tháng 2 và ngày 10 tháng 4. Lãi suất chính sách của New Zealand hiện ở 5.5%, hai lần tăng lãi suất 25 điểm cơ bản mà ANZ dự kiến sẽ đưa lãi suất lên 6%.
- AUDUSD đi ngang ở 0.6491. Thống đốc RBA nhấn mạnh trong bài phát biểu trước Quốc hội Úc: "Mặc dù chúng tôi không nhất thiết cần lạm phát dịch vụ ở mức trung bình của phạm vi 2–3% để đạt được mục tiêu của mình, nhưng chúng tôi cần nó thấp hơn một chút so với hiện tại." cũng như khẳng định không loại trừ khả năng tăng lãi suất, nếu điều đó là cần thiết
- USDJPY tăng 0.08% lên 149.91. Thống đốc BoJ Ueda cho biết: “Ngay cả khi chúng tôi chấm dứt lãi suất âm, các điều kiện tài chính phù hợp vẫn sẽ được tiếp tục dựa trên triển vọng kinh tế của ngân hàng’’. Trước đó, Phó Thống đốc BoJ Shinichi Uchida phát biểu rằng kịch bản tăng lãi suất chính sách liên tục và nhanh chóng ngay cả sau khi chấm dứt lãi suất âm là rất khó xảy ra. Nếu USDJPY vượt ngưỡng 150, thì nhiều khả năng sự thay đổi sớm về lãi suất sẽ diễn ra
IMF: BoJ nên xem xét việc chấm dứt YCC và các hoạt động mua tài sản lớn ngay bây giờ
IMF cho biết sau cuộc tham vấn chính sách hàng năm với Nhật Bản:
- Rủi ro lạm phát tăng cao đã hiện thực hóa trong năm qua
- Nhật Bản nên thắt chặt chính sách tài khóa, giảm kích thích tiền tệ
- BoJ nên tăng dần lãi suất ngắn hạn
- IMF chỉ trích trợ cấp năng lượng, kế hoạch cắt giảm thuế thu nhập
Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Gita Gopinath cho biết thêm:
- Nếu BOJ chuyển động dần dần với thông tin rõ ràng, việc tăng lãi suất trong ngắn hạn sẽ không dẫn đến tác động lan tỏa toàn cầu quá lớn.
- BoJ có thể chấm dứt lãi suất âm một cách suôn sẻ do nhận thức của thị trường rằng chi phí đi vay thực tế sẽ vẫn rất thấp
- Tốc độ và mức tăng lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu
PBoC giữ nguyên lãi suất MLF ở 2.5%
- PBoC giữ nguyên lãi suất MLF ở 2.5% đúng như dự kiến
- 499 tỷ nhân dân tệ của MLF sẽ đáo hạn hôm nay
Nikkei 225 đạt mức đỉnh mới trong 34 năm
Nikkei 225 đạt mức đỉnh mới trong 34 năm trong khi hầu hết các thị trường châu Á - Thái Bình Dương đều đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần để nghỉ Tết Nguyên đán. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ đóng cửa, trong khi Singapore và Hồng Kông có nửa ngày giao dịch.
- Nikkei 225 vượt mốc 37.000 lần đầu tiên sau 34 năm với mức tăng 0.52%, trong khi Topix tăng 0.19%
- S&P/ASX200 tăng 0.18%.
- Hang Seng giảm 1.63%, dẫn đầu là sự sụt giảm của cổ phiếu tiêu dùng không theo chu kỳ và cổ phiếu công nghệ.
Trước đó, trong phiên Mỹ, S&P 500 tăng vượt mốc 5,000 lần đầu tiên trong lịch sử. Dow Jones tăng 0.13%, trong khi Nasdaq Composite tăng 0.24%.
Thu nhập vẫn là lĩnh vực trọng tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Cổ phiếu Disney tăng 11.5% sau khi thu nhập được công bố vượt qua ước tính hàng quý. Cổ phiếu nhà sản xuất chip Arm đã tăng 47.9% sau khi báo cáo thu nhập cao hơn mong đợi và đưa ra dự báo lợi nhuận lạc quan.
Quan chức BoE Mann: Có nguy cơ lạm phát tiếp tục dai dẳng
Thành viên Uỷ ban Chính sách tiền tệ (MPC) của BoE Mann cho biết:
- Có nguy cơ lạm phát tiếp tục dai dẳng
- Thị trường lao động vẫn “tương đối chặt chẽ”
- Các điều kiện tài chính đã giảm đáng kể
- Lạm phát toàn phần không phải là thước đo lạm phát tốt
- Việc bỏ phiếu ủng hộ tăng lãi suất của tôi là một quyết định giúp "cân bằng" rủi ro
Dữ liệu doanh số bán buôn Mỹ tháng 12 cao hơn dự kiến
- Dữ liệu doanh số bán buôn Mỹ tháng 12: +0.7%
- Dự kiến: +0.2%
- Trước đó: +0.0%
- Hàng tồn kho: +0.4%, đúng như dự kiến
- Trước đó: +0.4%
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen: Không tin sự suy giảm trong lĩnh vực bất động sản thương mại là rủi ro mang tính hệ thống
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen cho biết:
- Rõ ràng là sẽ xuất hiện sự suy yếu trong lĩnh vực bất động sản thương mại
- Những lo lắng về bất động sản thương mại sẽ không biến mất, nó sẽ là lực cản lâu dài nhưng sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng.
- Không tin sự suy giảm trong lĩnh vực bất động sản thương mại là rủi ro mang tính hệ thống
- Hầu hết các nhà dự báo đều cho rằng lãi suất của Mỹ dự kiến sẽ giảm phần nào
Vàng hồi phục lên gần $2,032 khi USD chững đà tăng
Vàng hồi phục lên gần $2,032 khi USD chững đà tăng. DXY lập đỉnh trong ngày ở 104.40 sau công bố dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ trước khi giảm xuống 104.30 ở thời điểm hiện tại.
Bitcoin tăng gần 2%, vượt mức kháng cự $45,000
Bitcoin tăng 1.75% lên $45,123 trong bối cảnh khẩu vị rủi ro được cải thiện khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần trước tại Mỹ thấp hơn dự kiến.
Dầu thô tăng hơn 1% sau khi Mỹ giết chết một chỉ huy phiến quân ở Iraq và Israel bác bỏ đề xuất ngừng bắn của Hamas
Dầu thô đang có ngày tăng thứ 4 liên tiếp sau khi Mỹ giết chết một chỉ huy phiến quân ở Iraq và Israel bác bỏ đề xuất ngừng bắn của Hamas:
-
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm thứ 4 để thảo luận về một đề xuất của Hamas yêu cầu chấm dứt vĩnh viễn cuộc giao tranh. Tuy nhiên, ông Netanyahu bác bỏ đề xuất này, thề sẽ tấn công thành phố Rafah ở phía nam giáp biên giới với Ai Cập và đạt được “chiến thắng toàn diện” ở Gaza. Phái đoàn Hamas sẽ tới Ai Cập vào hôm thứ 5 để tiếp tục các cuộc đàm phán ngừng bắn.
-
Trong khi đó, theo Bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ, Mỹ đã tiêu diệt một thủ lĩnh cấp cao của nhóm chiến binh Kata'ib Hezbollah trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Baghdad nhằm đáp trả các cuộc tấn công vào quân đội Mỹ.
Chủ tịch Fed Richmond Barkin: Fed có thời gian để kiên nhẫn
Chủ tịch Fed Richmond Barkin cho biết trong bài phỏng vấn với Bloomberg:
- Dữ liệu rất đáng chú ý nhưng sẽ không tiếp nhận các tín hiệu từ dữ liệu trong một tháng tới do có những điều chỉnh lớn theo mùa vào khoảng thời gian đầu năm
- Fed có thời gian để kiên nhẫn
- Có khả năng giảm lãi suất trong năm nay
- Phải thừa nhận dữ liệu lạm phát tốt trong bảy tháng qua
- Sẽ có thêm dữ liệu lạm phát của vài tháng tới và tôi rất muốn thấy sự tích cực được duy trì
- Giảm phát hàng hóa giúp che dấu phần nào lạm phát dịch vụ
- Rút ra được nhiều tín hiệu từ việc quan sát thị trường việc làm mạnh mẽ đã như thế nào trong lịch sử
- Nghe nói lượng tuyển dụng không nhiều nhưng cũng không có nhiều cuộc sa thải
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần trước tại Mỹ thấp hơn dự kiến
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu: 218K
- Dự kiến: 220K
- Trước đó: 224K (sửa đổi thành 227K)
- Mức trung bình động 4 tuần của số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu: 212.25K so với 208.30K trước đó
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp tuần này: 1.871 triệu so với 1.878 triệu dự kiến và 1.894 triệu trước đó
- Mức trung bình động 4 tuần của số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp: 1.850 triệu so với 1.840 vào tuần trước
- Mức tăng lớn nhất về số đơn yêu cầu trợ cấp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 27 tháng 1 là ở Oregon (+5.458), California (+5.015), New York (+4.133), Georgia (+1.032) và Texas (+900),
- Mức giảm lớn nhất là ở Illinois (-2.278), Missouri (-1.588), Massachusetts (-898), Montana (-717) và New Jersey (-507).
Vàng giảm xuống dưới $2,025
Vàng giảm xuống dưới $2,025, chịu áp lực từ đà tăng của USD và lợi suất trái phiếu kho bạc.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu nhằm đánh giá sức mạnh của thị trường lao động cũng như đợt bán trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm trước giờ mở cửa
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm, thị trường chờ đợi dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Trong phiên trước đó, sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ. S&P 500 tiến gần mức 5,000 do các báo cáo thu nhập khả quan, đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ. Mùa thu nhập quý 4 mạnh mẽ hơn dự kiến, thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư rằng nền kinh tế hiện tại có thể tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp.
DXY tăng lên đỉnh mới trong ngày
DXY đã tăng lên đỉnh mới trong ngày tại 104.25.
XAUUSD giảm xuống đáy mới trong ngày
XAUUSD giảm xuống đáy mới trong ngày tại 2,028.59.
USD/JPY tạo đỉnh mới của năm 2024
USD/JPY hiện tạo đỉnh ở 149.15 khi phe mua cố gắng phá qua đỉnh tháng một ở khoảng 148.8. Mốc 150.00 sẽ là điểm quan trọng tiếp theo cần theo dõi.
EURUSD sẽ biến động như thế nào sau khi đạt đến vùng kháng cự quan trọng?
Trên biểu đồ ngày, có thể thấy EURUSD bật lên từ vùng hỗ trợ quan trọng ở mức 1.0723 và quay trở lại đường trung bình động 8 ngày. Tỷ giá đã phản ứng quá mức sau báo cáo NFP của Hoa Kỳ được mô tả bằng khoảng cách từ đường trung bình động 8 ngày. Diễn biến giá thường có thể thấy sự thoái lui về phía đường trung bình động hoặc pha tích lũy trước biến động tiếp theo.
Khẩu vị rủi ro giảm nhẹ trong phiên giao dịch buổi sáng ở châu Âu
Thị trường chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ vào tuần tới. Hầu hết các đồng tiền chính ít biến động, chỉ có đồng yên Nhật giảm nhẹ trong ngày. USD/JPY đã tăng, kiểm tra lại đỉnh năm nhưng hiện đã giảm xuống 148.78:
Bên cạnh đó, các cặp tiền khác với đô la khác đang có sự biến động nhẹ và giao dịch nhìn chung khá ổn định. Đó là một tín hiệu rõ ràng về việc khẩu vị rủi ro giảm bớt cho đến nay trong phiên.
Hợp đồng tương lai Mỹ hiện cũng không có nhiều biến động. Mọi sự chú ý sẽ đổ dồn về Phố Wall để xem liệu cổ phiếu công nghệ có thể tiếp tục gánh vác sức nặng một lần nữa hay không khi S&P 500 tiến gần mốc 5,000.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc hiện tại cũng ít biến động với lợi suất kỳ hạn 10 năm giữ nguyên ở mức 4.108% trong ngày.
BTC tăng lên mức đỉnh của gần một tháng
BTC tăng lên 44,734 USD - mức đỉnh của gần một tháng kể từ ngày 13 tháng 1.
Điều gì sẽ xảy ra khi S&P 500 tăng lên đỉnh mọi thời đại?
Hôm qua, S&P 500 đóng cửa ngày ở mức đỉnh mọi thời đại mới khi thị trường tiếp tục được hỗ trợ bởi cổ phiếu Mag7. Tuần này về cơ bản là không có biến động khi chỉ có PMI Dịch vụ ISM là dữ liệu kinh tế đáng chú ý duy nhất và gây bất ngờ về mức tăng trưởng trên diện rộng, nhưng chỉ số giá phải trả tăng vọt có thể là một tín hiệu đáng lo ngại. Dữ liệu Khai báo thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào tối nay trước khi phải chờ đến chỉ số CPI của Hoa Kỳ được công bố vào thứ Ba tuần sau.
Trên biểu đồ khung ngày, có thể thấy rằng tuần trước S&P 500 đã quay trở lại đường xu hướng sau khi Fed đưa ra quan điểm diều hâu hơn một chút so với dự kiến nhưng đã bật trở lại mạnh mẽ và tăng điểm lên mức đỉnh mới mọi thời đại. Nếu một đợt pullback khác xảy ra trên đường xu hướng, có thể kỳ vọng phe mua sẽ dựa vào đó một lần nữa để định vị các mức đỉnh mới.
ECB: Đảm bảo duy trì mức lãi suất hiện tại đủ lâu
Báo cáo Kinh tế của ECB công bố hôm nay cho biết rằng: "Các quyết định trong tương lai của Hội đồng quản trị ECB sẽ đảm bảo rằng mức lãi suất chính sách hiện tại sẽ được duy trì đủ lâu cho đến lúccần thiết."
Ngoài ra, các thông tin chính khác bao gồm:
- Hội đồng quản trị sẽ tiếp tục theo dõi dữ liệu kinh tế để xác định mức độ và thời gian duy trì mức lãi suất thích hợp.
- Các dữ liệu gần đây phần lớn xác nhận đánh giá trước đó của họ về triển vọng lạm phát trong trung hạn.
- Kinh tế khu vực Eurozone có khả năng đã trải qua giai đoạn trì trệ trong quý cuối năm 2023.
ING: Chỉ số DXY sẽ đi ngang quanh ngưỡng 104.00 đến 104.60
Đồng USD ổn định với chỉ số DXY dao động quanh mức 104.00. Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng bạc xanh:
- Chúng tôi dự đoán USD sẽ tiếp tục giao dịch trong biên độ hẹp trước khi dữ liệu CPI đã điều chỉnh của Mỹ được công bố vào thứ Sáu.
- Trong trường hợp số liệu trên không làm giảm kỳ vọng của thị trường về việc lạm phát đã suy yếu, USD có thể mất giá sau đó.
- Chúng tôi cho rằngrằng dữ liệu trợ cấp thất nghiệp của Mỹ sẽ không tác động nhiều đến thị trường hôm nay và chỉ số DXY có thể đi ngang quanh trong khoảng từ 104.00 đến 104.60.
Chứng khoán châu Âu diễn biến trái chiều ngay đầu phiên giao dịch
- Chỉ số Eurostoxx tăng nhẹ 0.1%.
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0.1%, chưa hoàn toàn phục hồi sau cú sập hôm qua.
- Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0.1%.
- Chỉ số FTSE của Anh tăng 0.2%.
- Chỉ số IBEX của Tây Ban Nha tăng 0.2%.
- Chỉ số FTSE MIB của Ý tăng 0.2%.
Tâm lý thận trọng tại thị trường Mỹ không tạo được động lực tăng giá cho thị trường châu Âu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng xu hướng mua vào cổ phiếu công nghệ thường tăng cao khi thị trường Mỹ mở cửa. Vì vậy cần theo dõi diễn biến của S&P 500, hiện đang rất gần mốc 5.000 điểm, để xem liệu có xu hướng tương tự có xảy ra tại châu Âu hay không.
GBP/USD đi ngang trước thềm phát biểu của quan chức BoE
- Cặp GBP/USD trở nên im ắng khi thị trường chờ đợi phát biểu của quan chức BoE Catherine Mann để có thêm manh mối về chính sách điều hành lãi suất.
- Nếu lãi suất ở Anh vẫn cao so với các nước, GBP có khả năng tăng giá do thu hút được dòng vốn đầu tư lớn hơn từ quốc tế.
Vào thứ Tư, Phó Thống đốc BoE Sarah Breeden cùng với Kinh tế trưởng Huw Pill cho biết thời gian bắt đầu cắt giảm là vấn đề họ đang bàn luận trong thời gian qua. Bên cạnh đó, trong tuyên bố về chính sách tiền tệ mới nhất, Thống đốc Andrew Bailey cũng cho biết thời gian duy trì mức lãi suất cao sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới.
Có thể thấy, các nhà hoạch định chính sách đang dần cân nhắc việc thoát khỏi chính sách diều hâu. Tuy nhiên, khoảng thời gian cần thiết để xoay trục chính sách của BoE có khả năng kéo dài hơn so với Fed và ECB do sự khác biệt đáng kể về động lực tăng lương.
Bảng Anh sẽ có nhiều biến động khi quan chức BoE Catherine Mann dự kiến phát biểu vào 22h00 đêm nay. Mann dự kiến sẽ duy trì quan điểm "hawkish" vì bà là một trong hai trong số chín quan chức đã bỏ phiếu tăng 0.25% lãi suất trong cuộc họp vừa qua.
CEO Maersk: Căng thẳng tại khu vực Biển Đỏ vẫn chưa đạt đỉnh
Trong bài phát biểu sau báo cáo thu nhập quý 4 của Maersk, CEO Vincent Clerc cho biết hãng đã phải chịu các cuộc tấn công nghiêm trọng ở Biển Đỏ và hiện vẫn chưa tính toán được mức thiệt hại từ những gián đoạn này. Ông dự đoán hàng hóa vẫn sẽ tiếp tục được vận chuyển qua các tuyến đường thay thế trong thời gian tới.
Mặc dù lợi nhuận quý 4 của Maersk thấp hơn dự báo, nhưng khủng hoảng Biển Đỏ mới là mối lo ngại lớn đối với thu nhập năm 2024.
Trên diện rộng, sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể khiến lạm phát tiếp tục dai dẳng trong năm nay. Trong trường hợp tình trạng kéo dài, hãy chuẩn bị đối mặt với áp lực giá cả mạnh mẽ hơn vào cuối năm 2024.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng 0.2% trước thềm phiên Châu Âu
- Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 0.1%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh ở mức tham chiếu.
Chỉ số DAX của Đức đã thoái lui từ mức đỉnh mới ngày hôm qua khi thị trường duy trì tâm lý thận trọng. Trong khi đó, hợp đồng tương lai của Mỹ đi ngang ở mức tham chiếu. Các cổ phiếu ngành công nghệ vẫn đang hỗ trợ cho thị trường, vì vậy hãy chú ý đến nhóm này trong hai phiên cuối cùng của tuần này