Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm cũng giảm xuống mức thấp nhất trong ngày, giảm hơn 6 điểm cơ bản xuống 3.733%.
PMI dịch vụ tháng 6 của Đức là 54.1 so với 56.2 dự kiến
- Trước đó 57.2
- PMI sản xuất 41.0 so với 43.5 dự kiến
- Trước 43.2
- PMI tổng hợp 50.8 so với 53.5 dự kiến
- Trước 53,9
Đây là một kết quả đáng thất vọng và chắc chắn chỉ làm tăng thêm áp lực đối với đồng euro và ECB.
Cập nhật diễn biến thị trường FX: EUR, GBP, CHF đồng loạt giảm sau khi dữ liệu PMI ở châu Âu được công bố
GBPUSD giảm 0.4% còn 1.2696
EURUSD giảm 0.85% còn 1.0862
CHFUSD giảm 0.72% còn 0.901
Đây là những cặp tiền tệ có mức giảm đáng chú ý trong thời gian này.
Doanh số bán lẻ tháng 5 của Vương quốc Anh +0.3% so với dự kiến -0.2%
- Tháng trước đó +0,5%
- Doanh số bán lẻ -2.1% so với -2.6% so với dự kiến
- Doanh số bán lẻ (nhiên liệu, ô tô) +0.1% so với -0.3%dự kiến
Doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh đã vượt lên trên các ước tính và tăng trong tháng 5/
Giá dầu WTI giảm hơn 5.65% chỉ trong 24h qua
Sự lao dốc của giá dầu chịu tác động mạnh bởi việc tăng lãi suất 50bp, cao gấp đôi dự kiến của Ngân hàng Trung ương Anh, lên mức 5%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 13 liên tiếp của ngân hàng này, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu giảm.
Cập nhật thị trường: USDCHF chạm đỉnh trong ngày
USDCHF tiếp tục tăng trong phiên Á, hiện đang ở mức 0.89789.
Doanh số bán lẻ tháng 5 của Vương Quốc Anh có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán lẻ tháng 5 của Vương Quốc Anh: 0.3% m/m, -2.1% y/y
- Dự báo: -0.2% m/m, -2.6% y/y
- Trước đó: 0.5% m/m, -3.0% y/y
- Doanh số bán lẻ trừ nhiên liệu: 0.1% m/m, -1.7% y/y
- Dự báo: -0.3% m/m, -2.1% y/y
- Trước đó: 0.8% m/m, -2.6% y/y
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
- 13:00 - Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 5 của Vương quốc Anh
- 14:00 - Số liệu GDP quý 1 của Tây Ban Nha
- 14:15 - PMI sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 6 của Pháp
- 14:30 - PMI sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 6 của Đức
- 15:00 - PMI sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 6 của Eurozone
- 15:30 - PMI sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 6 của Vương quốc Anh
Cập nhật thị trường: USD phục hồi trên diện rộng, AUD yếu nhất
- USD phục hồi trên diện rộng, hiện DXY đang ở mức 102.640
- AUD tiếp tục suy yếu, AUDUSD dao động quanh 0.6696
Cập nhật thị trường: Bitcoin duy trì trên $30K
Bitcoin hiện đang giao dịch ở mức $30,095.
Cập nhật thị trường: Dầu thô WTI giảm xuống dưới $68.50/thùng
Dầu thô WTI hiện đang giao dịch quanh $68.48/thùng.
Chính phủ Nhật Bản nâng đánh giá về thị trường lao động lần đầu tiên sau 11 tháng
Chính phủ Nhật Bản đã ban hành đánh giá hàng tháng về nền kinh tế, ICYMI.
Báo cáo cho biết:
- Xu hướng việc làm của Nhật Bản gần đây cho thấy "sự cải thiện", lần đầu tiên chính phủ nâng đánh giá về tình hình việc làm trong 11 tháng
- Ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp giảm và mức tăng lương lớn nhất trong khoảng ba thập kỷ được cam kết bởi các công ty lớn
- Chính phủ duy trì đánh giá chung về nền kinh tế trong tháng, cho rằng đang "phục hồi vừa phải"
- Cần lưu ý về những rủi ro tiềm ẩn của suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng giá và biến động thị trường tài chính
ICYMI: UBS kỳ vọng nhu cầu tăng, hàng tồn kho giảm để hỗ trợ dầu trong mùa hè
Một lưu ý từ UBS lập luận về giá dầu cao hơn trong những tháng tới:
- Sự gia tăng nhu cầu theo mùa
- Và khả năng sụt giảm trong kho dầu khá lớn
UBS chỉ ra việc cắt giảm sản lượng dầu thô của OPEC + đã giảm xuất khẩu xuống mức thấp nhất trong năm.
Cập nhật thị trường: USDCAD tiếp tục tăng trong phiên Á
USDCAD hiện tăng lên mức 1.31868.
Cập nhật FX: DXY tăng hơn 14pip lên trên vùng 102.500
- DXY tăng hơn 14pip so với giá mở cửa trước đó để giao dịch trên vùng 102.500
- Các đồng G7 tiếp tục mở rộng đà giảm, ngoại trừ JPY vẫn tăng so với USD nhưng đã có dấu hiệu chững lại
- AUD dẫn đầu đà giảm trong ngày (-0.60%), hiện AUDUSD đang ở dưới mức 0.67200
Đề xuất mua vào TPCP Nhật Bản của BoJ có gì đáng chú ý?
BoJ đề xuất mua vào TPCP Nhật Bản:
- Kỳ hạn 1-3 năm khoảng 425 tỷ JPY
- Kỳ hạn 3-5 năm khoảng 450 tỷ JPY
- Kỳ hạn 5-10 năm khoảng 575 tỷ JPY
- Kỳ hạn 10-25 năm khoảng 200 tỷ JPY
ANZ: Tại sao dầu tăng giá mỗi lần các NHTW tăng lãi suất?
Nhận định từ các nhà phân tích hàng hóa của ANZ sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell cảnh báo về việc lãi suất sẽ tiếp tục tăng cao trong phần còn lại của và BoE bất ngờ có động thái tăng mạnh lãi suất thêm 50bp:
- Chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn sẽ cản trở hoạt động của thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, dường như thị trường đang hiểu sai tác động của nó.
- Lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí nắm giữ hàng tồn kho, khiến các nhà sản xuất phải tìm cách để tiêu thụ hàng tồn kho. Và lãi suất cao hơn đang gây áp lực lên HĐTL dàu thô, vì việc nắm giữ một thùng dầu ngày nay trở nên đắt đỏ hơn. Kết quả từ việc đường cong HĐTL phẳng hơn sẽ ít liên quan đến sự sư yếu về cầu.
- Thêm vào đó, thực tế lạm phát hạ nhiệt đã làm giảm ham muốn của nhà đầu tư.
ING: Có 2 lý do khiến BoJ điều chỉnh việc kiểm soát YCC tại cuộc họp tháng 7
Dữ liệu lạm phát từ Nhật Bản trong tháng 5 cho thấy giá vẫn tăng mạnh:
- Chỉ số CPI tháng 5 tại Nhật Bản đã +3.2% y/y (trước đó +3.5%)
- Dữ liệu lạm phát từ Nhật Bản ngày hôm nay sẽ khơi lại suy đoán về việc BoJ điều chỉnh chính sách
Nhận định từ phía ING:
- Chương trình trợ cấp năng lượng hiện tại sẽ kết thúc vào tháng 9
- Đồng thời, một số công ty điện lực sẽ bắt đầu tăng phí điện trở lại.
- Do đó, chúng tôi nhận thấy lạm phát toàn phần sẽ duy trì ở mức trên 2% trong một thời gian dài
Về triển vọng thay đổi chính sách trong cuộc họp diễn ra vào ngày 27-28 tháng 7 tới:
- Chúng tôi cho rằng BoJ sẽ nâng dự báo lạm phát vào tháng 7 và vẫn có thể sẽ điều chỉnh việc kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) bất chấp những bình luận ôn hòa từ một số thành viên thuộc hội đồng chính sách
- Họ có thể sẽ biện minh cho hành động của mình bằng cách nói rằng điều chỉnh YCC không phải là động thái thắt chặt, mà nó được thực hiện để cải thiện chức năng của thị trường.
- Một lý do khác mà chúng tôi cho rằng BoJ có thể điều thay đổi chính sách vào tháng 7 là việc điều chỉnh YCC có thể cần phải gây bất ngờ để tránh một đợt bán tháo trái phiếu lớn.
Cập nhật FX: AUD giảm mạnh hơn 27pip đầu phiên Á
- AUD giảm mạnh hơn 27pip đầu phiên Á và hiện đang giao dịch dưới cùng 0.67400
- Dẫn đầu đà giảm trong số các tiền tệ chính, theo sau là GBP và AUD
Cần cẩn trọng với các bình luận can thiệp vào FX của quan chức Nhật Bản sau khi USDJPY tăng mạnh trong đêm qua
Sự sụt giảm nhanh chóng của JPY vào thứ Năm sẽ kéo theo các động thái can thiệp bằng lời nói từ chính quyền Nhật Bản ngày hôm nay. Điều này có thể lsẽ thúc đẩy những người bán khống JPY phải mua bù lại và khiến các cặp tỷ giá với JPY yếu hơn một chút. Trước đó, Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki vào đầu tuần này đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc ổn định của JPY trên thị trường ngoại hối.
Ý kiến có ảnh hưởng nhất sẽ đến từ Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Nhật Bản Kanda - thường được gọi là 'nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu' của Nhật Bản. Ông là người sẽ chỉ thị cho BOJ can thiệp khi cho rằng điều đó là cần thiết.
Dữ liệu CPI tháng 5 tại Nhật Bản đang khơi lại suy đoán về việc điều chỉnh chính sách của BOJ
- CPI tháng 5 của Nhật Bản +3.2% y/y (trước đó +3.5%)
Lạm phát lõi không bao gồm cả thực phẩm tươi sống và nhiên liệu, được BOJ theo dõi chặt chẽ như một thước đo quan trọng của xu hướng lạm phát cơ bản đối với nhu cầu trong nước đã đạt mức cao nhất trong 42 năm qua tại 4.3%.
Tại cuộc họp tháng 7 (vào ngày 27 và 28), BoJ dự kiến sẽ điều chỉnh lại dự báo lạm phát lên mức cao hơn. Ngân hàng thường đưa ra đánh giá hàng quý tại cuộc họp tháng Bảy. Ước tính hiện tại của BoJ về lạm phát tiêu dùng trong năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 3 năm 2024) là 1.8% - nhưng điều này có vẻ khó có thể xảy ra.
Báo cáo sơ bộ về chỉ số PMI sản xuất Jibun tại Nhật Bản giảm xuống trong tháng 6 năm 2023
Dữ liệu sơ bộ của Jibun Nhật Bản cho tháng 6 năm 2023:
- Chỉ số PMI sản xuất trở lại xuống mức 49.8 điểm (trước đó là 50.6 điểm)
- Chỉ số PMI dịch vụ sơ bộ là 54.2 điểm, trước đó là 55.9
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 22.06: USD tăng, vàng giảm sâu sau phiên điều trần của chủ tịch Fed Powell trước Thượng Viện Hoa Kỳ.
Chứng khoán Hoa Kỳ đóng cửa trái chiều trong bối cảnh cổ phiếu công nghệ nhanh chóng lấy lại sức hút, bất chấp việc lợi suất tăng mạnh khi chủ tịch Fed Powell trong phiên điều trần trước Hạ Viện Mỹ tiếp tục tái khẳng định về khả năng FOMC sẽ tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm, trước sức nóng của lạm phát dịch vụ và sự thiếu tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu chính sách. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 gần như đi ngang trong phiên. Chỉ số Nasdaq và S&P 500 kết thúc chuỗi ba ngày giảm liên tiếp:
- Dow Jones -0.01%
- S&P 500 -0.37%
- Nasdaq +0.95%
Trên thị trường FX, USD tăng trên diện rộng (ngoại trừ với CAD) sau các bình luận hawkish của chủ tịch Fed Powell, bất chấp dữ liệu khai báo thất nghiệp lần đầu trong tuần này tại Hoa Kỳ quay trở lại mức cao nhất tính từ cuối tháng 1 năm ngoái đến nay (đạt 264K so với dự báo 261K). CHF quét hai chiều sau quyết định chính sách như kỳ vọng thị trường của (+25bp lên 1.75%) do áp lực lạm phát đã trở lại trong trung hạn. Đáng chú ý, BoE gây bất ngờ cho thị trường khi tăng mạnh lãi suất thêm 50bp lên 5% đối với lần thắt chặt thứ 13 liên tiếp, trong bối cảnh lạm phát lõi dai dẳng hơn kỳ vọng. GBP tăng vọt rồi nhanh chóng thoái lui do lo ngại về tác động của chính sách thắt chặt hơn, lãi suất thế chấp tăng và tiềm ẩn nguy cơ suy thoái kinh tế. JPY yếu nhất trong nhóm G7 sau khi USDJPY tăng hơn 120 pip để chạm mốc 143 trong đêm.
- Chỉ số DXY +0.31%
- EURUSD -0.28%
- GBPUSD -0.15%
- AUDUSD -0.60%
- NZDUSD -0.41%
- USDJPY +0.86%
- USDCHF +0.19%
- USDCAD -0.10%
USD và lợi suất đồng loạt tăng đã gây áp lực khiến vàng giảm sâu trong phiên thứ 04 liên tiếp, xuống mức thấp nhất trong hơn 14 tuần trở lại đây. Chốt phiên, kim loại quý đóng cửa gần mức đáy ngày, giảm $18.85 xuống $1913.15/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt +7.1bp và +7.4bp lên 4.793% và gần 3.8%.Dầu thô có một phiên giao dịch tồi tệ do USD tăng, bất chấp dự trữ dầu thô EIA tuần này tại Hoa Kỳ giảm mạnh 3.8M thùng (so với dự báo +0.3M). Chốt phiên, dầu WTI giảm hơn $3 xuống $69.51/thùng. Bitcoin giao dịch ổn định quanh mốc 30K sau khi chạm mức đỉnh ngày tại 30.5K.
Dữ liệu PMI sơ bộ tại Úc thấp hơn trong tháng 6 năm 2023
Jundo Bank / S&P PMI toàn cầu nhanh từ Úc cho tháng 6 năm 2023
- Sản xuất: 48.6 điểm (trước đó: 48.4 điểm)
- Dịch vụ: 50.7 điểm (trước đó: 52.1 điểm)
- Toán phần: 50.5 điểm (trước đó: 51.6 điểm)
Tóm tắt từ báo cáo:
- Hầu hết các chỉ số hoạt động trong cuộc khảo sát đều yếu hơn vào tháng 6, mặc dù các chỉ báo về việc làm và kinh doanh quan trọng vẫn ở trên mức trung bình dài hạn là 50 điểm. Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự chậm lại trong lĩnh vực dịch vụ, vốn đã chứng kiến sự hạ nhiệt trong hai tháng qua.
- Lạm phát tiếp tục dai dẳng một cách khó chịu, với chỉ số giá trong ngành dịch vụ vẫn tăng so với mức trước đại dịch. Ngược lại, áp lực về lạm phát trong ngành sản xuất đã giảm nhẹ và ổn định về mức trước đại dịch.
- Dự liệu thấp hơn trong những tháng gần đây có thể sẽ khiến RBA an tâm phần nào rằng hoạt động kinh tế đang chậm lại vào năm 2023, sau các đợt tăng lãi suất liên tiếp trong tháng 5 và tháng 6.
- Cuộc khảo sát cho thấy RBA không nhất thiết phải tăng lãi suất một lần nữa vào tháng Bảy. Sự chậm lại diễn ra trên toàn bộ nền kinh tế đã củng cố quan điểm rằng RBA đang tiến gần hơn đến cuối chu kỳ thắt chặt.
- Chúng tôi không thể loại trừ khả năng lãi suất tăng thêm trong vài tháng tới, nhưng chúng ta hiện đang ở gần mức lãi suất mà RBA có thể tạm dừng từ 4-6 tháng để quan sát tác động của các đợt điều chỉnh trước đó.
Tâm lý của người tiêu dùng tại Vương quốc Anh có sự cải thiện trong tháng 6 dù vẫn rất tiêu cực
Tâm lý người tiêu dùng GfK tại Vương quốc Anh đạt mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2022 khi:
- Chỉ số niềm tin toàn phần đã tăng tháng thứ 05 liên tiếp từ -27 vào tháng 5 lên -24 trong tháng 6
- Tiêu dùng đã phục hồi đáng kể trước áp lực lạm phát dai dẳng hơn dự kiến
- "Nếu người tiêu dùng tiếp tục có thể vượt qua cơn bão kinh tế hiện tại, thì điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế trở lại"
- Tâm lý tiêu dùng tại Vương quốc Anh vẫn rất tiêu cực nhưng đã tăng lên mức cao nhất trong 17 tháng
- Trước đó, thước đo niềm tin của người tiêu dùng GfK tại Vương quốc Anh đã đạt mức thấp kỷ lục -49 vào tháng 9 năm 2022
Chỉ số CPI tại Nhật Bản thấp hơn dự kiến trong tháng 5 năm 2023
Trong tháng 5 năm 2023:
- CPI loại trừ lương thực và năng lượng đang duy trì mức tăng trên 4% khi +4.3% y/y - mức cao nhất trong hơn 40 năm qua.
- CPI loại trừ thực phẩm tươi sống: +3.2% y/y (dự kiến +3.1%, trước đó +3.4%)
- CPI toàn phần: +3.2% y/y (dự kiến +4.1%, trước đó +3.5%)
Áp lực lạm phát lõi ở Nhật Bản vẫn cao hơn so với lạm phát toàn phần Trước đó, BoJ đã nhấn mạnh rằng CPI sẽ bắt đầu giảm từ khoảng tháng 9 đến tháng 10 năm nay.
Cuộc họp chính sách tiếp theo của BoJ sẽ diễn ra vào ngày 27 - 28 tháng 7. Một lần nữa, thị trường lại xuất hiện những lời bàn tán về sự điều chỉnh đối với chính sách YCC, bất chấp nhiều thất vọng tại các cuộc họp gần đây.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen: Vẫn còn nguy cơ suy thoái kinh tế
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen cho biết rủi ro suy thoái kinh tế vẫn còn khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, dù xác suất xảy ra đã thấp hơn:
- Một cuộc tranh luận về mục tiêu lạm phát 2% hiện nay là không phù hợp
- Có thể cần thấy chi tiêu của người tiêu dùng giảm xuống để thấy CPI hạ nhiệt
Deutsche Bank: Dự báo mức đỉnh lãi suất của BoE đạt 5.75%
Dự báo của Deutsche Bank về mức đỉnh lãi suất của BoE hiện ở mức 5.75%:
- Dự đoán lãi suất sẽ tăng tổng 75bps trong tháng 8, tháng 9 và tháng 11
- DB không cho rằng lãi suất sẽ tăng 50bp vì họ cho rằng lạm phát dịch vụ có thể sẽ giảm trong các dữ liệu được công bố tiếp theo
- DB cảnh báo mặc dù rủi ro đối với quyền chọn mua lãi suất đầu cuối 5,75% của họ nghiêng về phía tăng,
- Sức nóng từ lạm phát và tiền lương có thể mất nhiều thời gian hơn để hạ nhiệt
- Dường như không thể đạt được mức đỉnh lãi suất gần 6%
Chủ tịch Fed Richmond Barkin: Fed vẫn còn cách xa mục tiêu lạm phát 2%
Nhận định của Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin trong bài phát biểu về nền kinh tế trước Hiệp hội Quản lý Rủi ro:
- Fed vẫn còn cách xa mục tiêu lạm phát 2%
- Không bày tỏ lập trường cho quyết định chính sách tháng 7
- Sẽ hỗ trợ cắt giảm lãi suất khi có niềm tin lạm phát đang dần giảm xuống
- Câu hỏi cần thắt chặt thêm bao nhiêu nữa để giảm lạm phát là vấn đề trọng tâm mà Fed cần tập trung nghiên cứu
- Tiết kiệm vượt mức, các tài sản bao gồm nhà ở và chi tiêu tài chính trong thời kỳ đại dịch vẫn đang cản trở việc thắt chặt của FOMC
- Có vẻ như nhu cầu đang dần suy yếu
Goldman Sachs: JPY có thể sẽ vẫn tương đối yếu so với USD trong trung hạn
1. Kỳ vọng về một sự điều chỉnh đối với YCC:
- Các nhà kinh tế của Goldman Sachs mong đợi BoJ sẽ điều chỉnh YCC vào tháng Bảy. Điều này có thể xoa dịu bất kỳ lo ngại nào đến từ chính quyền Nhật Bản.
2. Tác động tiềm ẩn của việc loại bỏ YCC:
- Nếu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) làm thị trường ngạc nhiên bằng cách loại bỏ YCC thay vì chỉ điều chỉnh nó, Goldman Sachs hy vọng JPY sẽ bị bán tháo từ 4-5%. Ước tính này cao hơn một chút so với dự báo trước đó của họ nhưng tác động của nó vẫn nhỏ hơn so với những gì nhiều người suy đoán.
3. Sức mạnh của đồng JPY bị hạn chế trong trung hạn:
- Trừ khi BoJ trở nên hawkish rõ ràng và đưa ra kế hoạch tăng lãi suất, Goldman Sachs cho rằng sức mạnh của JPY sẽ bị hạn chế trong trung hạn, bất chấp các định giá hấp dẫn và dòng vốn cổ phần nước ngoài gần đây đổ vào.
4. Náng dự báo về USD/JPY:
- Goldman Sachs đã điều chỉnh dự báo của họ về USD/JPY.
- Các cập nhật dự báo điều chỉnh tăng của họ đối với mức lãi suất cuối chu kỳ thắt chặt tại Hoa Kỳ và chỉ số S&P 500 cho thấy có nhiều cơ hội hơn cho X/JPY tăng giá, với khả năng USD/JPY giao dịch gần mức 145 trong tháng tới, thay vì dự báo trong 3 tháng hiện tại của họ là 140.
- Kết hợp với rủi ro về khả năng Fed hawkish trở lại do áp lực lạm phát gia tăng sẽ làm sai lệch dự đoán của họ cho xu hướng tăng của USD/JPY trong 12 tháng tới.
Tóm lại, Goldman Sachs tin rằng JPY có thể sẽ vẫn tương đối yếu so với USD trong trung hạn. Họ cũng kỳ vọng BoJ sẽ điều chỉnh YCC vào tháng 7 và nâng dự báo của họ đối với tỷ giá USD/JPY trong 12 tháng tới.
Chủ tịch Fed Richmond Barkin: Lạm phát của Mỹ vẫn còn quá cao
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Richmond Thomas Barkin cho biết:
- Lạm phát dù đã giảm từ đỉnh nhưng vẫn còn quá cao
- Nhu cầu tiếp tục tăng so với xu hướng trước đại dịch đang thúc đẩy lạm phát cao hơn
- Đồng tình với việc thắt chặt hơn nữa nếu lạm phát không tiến tới mục tiêu 2%
JP Morgan: BoE sẽ tăng lãi suất khoảng 75bps nữa
Các cập nhật dự báo trước đó của BoE:
- Goldman Sach kỳ vọng BoE sẽ tăng 50bp vào tháng 8 và 25bp cuối cùng vào tháng 9
Nhận định của JP Morgan:
- Nâng dự báo lãi suất cuối cùng của họ cho BoE lên 5.75%
- Dự báo BoE sẽ tăng 25bp vào tháng 8, cùng với hai đợt tăng khác sau đó
- BoE sẽ cần phải tăng thêm lãi suất để làm thị trường lao động suy yếu, thông qua việc giảm tốc độ tăng lương và giá cả.
Cuộc họp chính sách của BoE sẽ diễn ra vào ngày 3 tháng 8 và 21 tháng 9 lnăm 2023.
Các bình luận chính từ Chủ tịch Fed Powell trong phiên điều trần trước Hạ Viện Hoa Kỳ có gì đáng chú ý?
Về Chính sách tiền tệ của Fed:
- Các giao dịch reverse repo đã giảm kể từ tháng 3 và không tính đến sự sụt giảm về tiền gửi ngân hàng.
- Số dư đã lần lượt giảm và không hy vọng nguồn dự trữ sẽ sớm trở nên cạn kiệt.
- Việc thắt chặt tín dụng có thể đóng vai trò thay thế cho việc tăng lãi suất và bày tỏ rằng dự báo của ông gần sát với nhận định của ủy ban.
- Đa số thành viên FOMC tin rằng cần có thêm hai đợt tăng lãi suất nữa trước khi kết thúc năm.
- Ông cũng nhấn mạnh rằng Fed đã quyết định chậm lại quá trình thắt chặt vào tuần trước để thận trọng hơn trong việc điều chỉnh chính sách.
- Chúng ta đang tiến gần đến mục tiêu lạm phát đê ra và việc chậm lại quá trình thắt chặt nhằm trách việc tăng lãi suất lên quá cao.
Về lạm phát và thị trường lao động:
- FOMC dự đoán lạm phát sẽ giảm trong năm nay và thị trường lao động sẽ tiếp tục dần hạ nhiệt
- Lạm phát dịch vụ vẫn dai dẳng khiên Fed còn lâu mới đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ.
- Hy vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng nhẹ và phần lớn việc nới lỏng thị trường lao động sẽ đến từ các phương diện khác thay vì thất nghiệp.
Về hiệu quả chính sách tiền tệ:
- Không có kỳ vọng chung nào về độ trễ chính sách sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, nhưng ước tính nó sẽ rơi vào khoảng một năm.
- Bác bỏ ý kiến cho rằng chính sách tiền tệ đang trở nên kém hiệu quả và cam kết sẽ làm những gì cần thiết để đưa lạm phát xuống mục tiêu 2% theo thời gian.
Về việc tăng lãi suất:
- FOMC hầu như đồng tình với việc sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay hoắc cũng có thể là hai lần nữa.
- Quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là để Fed thận trọng hơn trong việc đánh giá ảnh hưởng của chính sách thông qua các dữ liệu.
Chủ tịch Fed Powell: Còn khoảng 2 đợt tăng lãi suất nữa trong phần còn lại của năm nay
- Dự kiến thị trường lao động sẽ dần hạ nhiệt và lạm phát sẽ giảm trong năm nay
- Tái khẳng định sẽ còn khoảng 2 đợt tăng lãi suất nữa trong phần còn lại của năm nay
- Quyết định tuần trước phản ánh việc Fed muốn có thêm thời gian để đánh giá dữ liệu
- Sẽ làm những gì cần thiết để giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% theo thời gian