Một nguồn tin tức cho biết một nhóm quan chức Nhà Trắng đã đến văn phòng của Chủ tịch Hạ viện McCarthy. Đại diện phía đảng Cộng hòa cũng có mặt
Quan điểm của Shadow Board về quyết định lãi suất của RBNZ trong tuần này có gì đáng chú ý?
Shadow Board đang chia rẽ về đề xuất của họ với RBNZ tại cuộc họp chính sách vào thứ Tư tới. Tóm tắt từ báo cáo của NZIER:
- Shadow Board đang bị chia rẽ về sự khác biệt trong lập trường chính sách của RBNZ, rằng liệu có nên tăng Lãi suất điều hành (OCR) trong Tuyên bố chính sách tiền tệ tháng Năm hay không. Một lượng lớn các thành viên Shadow Board đảm bảo việc OCR +25bp lên 5.5% do áp lực lạm phát trong nước vẫn ở mức cao và đang gia tăng rủi ro lạm phát do các sự kiện thời tiết cực đoan vào đầu năm nay.
- Các thành viên còn lại của Shadow Board khuyến nghị RBNZ nên giữ OCR ở mức 5.25%. Một thành viên nhấn mạnh rằng kỳ vọng lạm phát đối với hộ gia đình đang đi đúng hướng và chính sách tiền tệ cần có độ trễ về mặt thời gian để có các tác động đầy đủ. Một số khác cũng lo ngại về sự sụt giảm trong lợi nhuận của các doanh nghiệp khi người tiêu dùng ngày càng trở nên thận trọng hơn trong chi tiêu.
Cuộc họp chính sách tiếp theo của RBNZ sẽ diễn ra vào hôm thứ Tư vào lúc:
- 00:00 GMT
- 07:00 giờ Việt Nam
- 20:00 US EST hôm thứ Ba
Chủ tịch ECB Lagarde: ECB vẫn chưa hoàn thành lộ trình thắt chặt chính sách
Chủ tịch ECB Lagarde đã có buổi trò chuyện với giới truyền thông Hà Lan vào Chủ nhật, nhắc lại rằng Ngân hàng sẽ tăng thêm nhiều đợt tăng nữa.
- “Chúng tôi đã đi qua phần lớn hành trình kiểm soát lạm phát nhằm đưa nó trở lại mức mục tiêu 2%”
- “Với các dữ liệu hiện tại, chúng tôi vẫn chưa nghĩ đến việc tạm dừng tăng lãi suất”
- "Triển vọng lạm phát ở mức quá cao và dai dẳng"
- “Tôi vẫn chưa xác định được mức lãi suất mục tiêu cuối cùng”
Chủ tịch ECB Lagarde cũng phát biểu về các cuộc đàm phán trận nợ của Hoa Kỳ và cho rằng việc vỡ nợ sẽ là một thảm họa đối với thế giới.
Trung Quốc cấm các sản phẩm của Micron nhằm bảo đảm an ninh mạng quốc gia
Cơ quan quản lý không gian mạng (CAC) của Trung Quốc đã cấm các sản phẩm chip dữ liệu được sản xuất bởi Micron Technology của Mỹ - được ứng dụng trong chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng quan trọng. Lệnh cấm chip có thể bao gồm các lĩnh vực từ vận tải đến tài chính
Trong một tuyên bố vào Chủ nhật, CAC cho biết các sản phẩm của Micron đã không đạt tiêu chuẩn đánh giá an ninh mạng của nước này.
- "Đánh giá cho thấy các sản phẩm của Micron có thể gây rủi ro bảo mật đáng kể cho chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh mạng quốc gia của Trung Quốc"
Goldman Sachs: Nợ Hoa Kỳ sẽ đáo hạn vào ngày 8-9 tháng 6
Trước đó, Bộ trưởng tài chính Yellen đã tuyên bố ngày 1/6 là “hạn chót” để nâng trần nợ
Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs dự đoán vào ngày 8 hoặc 9 tháng 6, khi đó mức tiền mặt của chính phủ Hoa Kỳ ước tính sẽ giảm xuống dưới $30 tỷ - báo hiệu đây là mức tối thiểu để đáp ứng các nghĩa vụ chi tiêu của chính phủ.
Đảng Cộng hòa: Các cuộc đàm phán về trần nợ đang tụt lùi với dự kiến
Tổng thống Mỹ Biden đang ở Nhật Bản dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7.
Trong khi đó các cuộc đàm phán trần nợ cấp dưới tại Hoa Kỳ không đạt được tiến bộ mơi nào
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy cho biết ông không nhìn thấy tiến triển khi Tổng thống đi vắng:
- “Thật không may, Nhà Trắng đã tụt lùi lại phía sau.”
Trong khi đó một nguồn truyền thông chính trị khác từ phía Hoa Kỳ, phóng viên Politico đã tweet:
- "Các đảng viên Đảng Dân chủ tại Nhà Trắng và Capitol Hill cho biết các cuộc đàm phán đang đi sai hướng"
- "Họ nói rằng các yêu cầu của đảng Cộng hòa tiếp tục đi xa hơn khỏi mục tiêu."
Tổng thống Biden sẽ đến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, và sau đó là gặp riêng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào Chủ nhật (theo giờ Nhật Bản). Đồng thời sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào cuối ngày. Sau đó, ông sẽ trở lại Washington để tiếp tục đàm phán thêm về các khoản nợ, có thể là từ thứ Hai mặc dù ông có thể quay lại vào tối Chủ nhật theo giờ Hoa Kỳ.
PunchBowl: Không có thêm động thái nào từ Washington
Nhà báo Jake Sherman từ hãng tin PunchBowl đăng một dòng tweet nói rằng:
- Không có thêm động thái nào mới từ Washington
Lãnh đạo Hạ viện McCarthy: Nhìn thấy khả năng dẫn đến một thỏa thuận chung
- "Chúng ta cần phải cắt giảm chi tiếu vào năm tới"
- Nhìn thấy khả năng dẫn đến một thỏa thuận chung
- Khi được hỏi về trần nợ, việc tạm dừng các cuộc đàm phán phản ánh việc muốn đạt được những biến chuyển mới cần có những động thái bắt buộc từ phía Nhà Trắng
- "Tôi vẫn chưa có cuộc trò chuyện nào với Biden"
Nhà Trắng: Một thỏa thuận chung sẽ giúp cả hai phe đạt được điều họ mong muốn
Nhà Trắng cho biết:
- Nếu cả hai bên tham gia đàm phán với cùng sự thiện chí và hiểu rằng họ sẽ không đạt được mọi thứ họ muốn thì vẫn có khả năng đạt được một thỏa thuận chung
- Phiếu bầu dân chủ sẽ là cần thiết để thông qua bất kỳ thỏa thuận nào
Trong khi đó từ McConnell từ phía Đảng Cộng hòa:
- Tổng thống Biden đã đợi hàng tháng để đàm phán thỏa thuận về chi tiêu nên đã đến lúc anh ấy phải nghiêm túc
- Vấn đề bây giờ là về mặt thời gian
Quan chức ECB Schnabel: ECB sẵn sàng hành động để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%
- ECB sẵn sàng hành động để ổn định giá cả và đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%
- Ổn định tài chính là tiền đề cho ổn định giá cả và ngược lại
- ECB có các công cụ để cung cấp thanh khoản cho hệ thống tài chính khu vực EU
- Tốc độ tăng trưởng tiền lương đã tăng lên đáng kể
- Kết quả là dẫn đến những lo ngại về tác động vòng hai từ phía lạm phát
- Có vẻ như chính sách tài khóa hiện đang mở rộng
- Kỳ vọng lạm phát vẫn cao
Đảng Cộng hòa: Lập trường từ phía Nhà Trắng thật vô lý.
Trong khi Chủ tịch Fed Powell đang phát biểu, các tin tức tiêu cực về cuộc đàm phán trần nợ đã xuất hiện.
Punchbowls Sherman cho biết:
- Các cuộc đàm phán về trần nợ giữa Nhà Trắng và Đảng Cộng hòa Hạ viện đã bị tạm dừng
Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell thứ Sáu tuần trước có gì đáng chú ý?
Tóm tắt các bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Hội nghị nghiên cứu Thomas Laubach vào thứ Sáu tuần trước.
1. Chủ đề lạm phát:
- Lạm phát hiện vẫn đang cao hơn nhiều so với mục tiêu của Fed.
- Tái khẳng định tầm quan trọng của việc ổn định giá cả - nền tảng của một nền kinh tế vững mạnh và trách nhiệm duy trì nó thuộc về NHTW
- Bất chấp những thách thức đáng kể do lạm phát gây ra, Fed vẫn kiên định cam kết đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
2. Hệ thống ngân hàng:
- Tái khẳng định sức mạnh và khả năng phục hồi của hệ thống ngân hàng, đồng thời phân tích vai trò riêng biệt nhưng bổ sung lẫn nhau của chính sách tiền tệ và các công cụ giám sát.
- Gợi ý rằng do thắt chặt các điều kiện tín dụng, lãi suất chính sách có thể không cần phải tăng cao như dự kiến.
3. Nguồn cung:
- Thừa nhận có khả năng xảy ra những cú sốc bất ngờ về nguồn cung
- Khẳng định rằng những cú sốc cung tích cực trong thời kỳ toàn cầu hóa đã từng giúp duy trì lạm phát ở mức thấp nhưng điều này khó có khả năng lặp lại.
- Trách nhiệm của NHTW là ổn định giá cả bất chấp rắc rối đến từ các cú sốc cung
4. Thị trường lao động:
- Khẳng định mối quan hệ giữa tình trạng đình trệ của thị trường lao động và lạm phát về cơ bản không thay đổi sau đại dịch
- Mặc dù điều này ban đầu không ảnh hưởng đến lạm phát, nhưng nhiều khả năng đây sẽ là một yếu tố dẫn đến lạm phát trong tương lai.
- Lạm phát và các dịch vụ không bao gồm nhà ở đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi kết quả lao động
5. Các dữ liệu kinh tế:
- Chỉ ra vai trò của các dự báo kinh tế từ Fed và làm rõ rằng chúng không không phải là các dự báo
- Không chắc chắn về tác động của độ trễ chính sách
- Đang có sự chuyển đổi từ việc quyết liệt thắt chặt sang cẩn thận đánh giá các điều kiện thị trường - điều này có thể dẫn đến việc thắt chặt hơn nữa
6. Kỳ vọng lãi suất:
- Kỳ vọng thị trường khác với lộ trình lãi suất của Fed
- Dự đoán lạm phát sẽ giảm nhanh hơn
- Dữ liệu hiện tại phản ánh việc giảm lạm phát sẽ cần có thời gian
- Cần chú ý tới cả bù đắp rủi ro cho giá cả thị trường
- Chưa xác nhận việc liệu lãi suất đã đủ thắt chặt chưa, nhưng mục tiêu hiện tại là sẽ điều chỉnh tăng lãi suất đến mức vừa đủ
- Fed vẫn chưa quyết định mức độ thắt chặt cần thiết, nhưng hiện đã cân bằng được giữa việc tăng lãi suất quá nhiều và quá ít
Mỹ áp lệnh trừng phạt mới với Nga
Mỹ áp hành lệnh trừng phạt mới lên Nga
- Hoa Kỳ cảnh báo các tổ chức tài chính về khả năng kiểm soát xuất khẩu của Nga trong thời kì chiến tranh xảy ra
- Các biện pháp trừng phạt nhắm vào hơn 30 công ty nhập khẩu, vận chuyển hoặc sản xuất linh kiện điện tử, chất bán dẫn và vi điện tử sang Nga
- Các biện pháp trừng phạt nhằm hạn chế nhập khẩu và khả năng trích xuất doanh thu trong tương lai của Nga từ xuất khẩu năng lượng mà không làm tăng lạm phát
- Mỹ mở rộng phạm vi trừng phạt bao gồm các lĩnh vực kiến trúc, kỹ thuật, xây dựng, sản xuất và giao thông
- Ngoại trưởng Blinkin cho biết các lệnh trừng phạt cũng củng cố cam kết của Hoa Kỳ và các đối tác trong việc hành động chống lại những hành vi lách lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu
G7 kêu gọi loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch
Các nhà lãnh đạo của các quốc gia G7 bao gồm Hà Lan và Chile đang cố gắng tạo đà cho một thỏa thuận toàn cầu trong năm nay để dần dần từ bỏ dầu mỏ, than đá và khí đốt.
EU hy vọng tất cả các quốc gia sẽ đồng ý tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc năm nay để loại bỏ dần việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch gây ra biến đổi khí hậu
Quan chức FED: Cần xem xét các mục tiêu điều chỉnh đối với quy định của ngành ngân hàng
Quan chức FED, Bowman đưa ra các bình luận về quy định ngân hàng:
- Cần xem xét các mục tiêu điều chỉnh đối với quy định của ngành ngân hàng
- Điều chỉnh quy định và giám sát ngân hàng dựa trên quy mô và hồ sơ rủi ro của các ngân hàng là rất quan trọng
- Nhắc lại lời kêu gọi FED thuê một bên thứ 3 độc lập để xem xét sự sụp đổ của các ngân hàng
- Nên tránh sử dụng sự sụp đổ của ngân hàng như một cái cớ để thúc đẩy những thay đổi không cần thiết với quy định của ngân hàng
Chủ tịch FED New York không đưa ra bình luận nào về chính sách tiền tệ hay triển vọng kinh tế
- Chủ tịch FED New York, Williams không đưa ra bình luận nào về triển vọng chính sách tiền tệ cũng như kinh tế tại hội nghị của FED
- Số việc làm mới cho thấy ngay cả ở thời kì dịch bệnh, lãi suất tự nhiên vẫn ở mức thấp
- Tác động của dịch bệnh tới lãi suất tự nhiên khá khiêm tốn
Doanh số bán lẻ tháng 3 của Canada có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán lẻ tháng 3 của Canada -1.4%, đúng như mức dự kiến
- Con số không bao gồm ô tô ở mức -0.3%
Cập nhật thị trường: USD tiếp tục suy yếu nhẹ
- NZD tăng cao, USD suy yếu
- Chứng khoán châu Âu tăng điểm; Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.3%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 0.7 điểm cơ bản lên 3.655%
- Vàng tăng 0.3% lên 1.963,53 USD
- Dầu thô WTI tăng 1.0% lên 72.60 USD
- Bitcoin tăng 0.5% lên 26.843 đô la
Chủ tịch Fed Powell sẽ có bài phát biểu đáng chú ý vào tối nay lúc 22:00.
Anh công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga
Cùng với Mỹ, Anh và các nước G7 còn lại đã công bố các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu nhắm vào Nga tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản vào cuối tuần này. Anh cho biết rằng họ đang trừng phạt 86 cá nhân và tổ chức có liên quan đến hành vi trộm cắp và bán lại ngũ cốc của Ukraine. Các biện pháp trừng phạt cũng nhắm vào các công ty vận chuyển vũ khí và năng lượng của Nga.
Các nước thành viên G7 không nên cạnh tranh về năng lượng tái tạo
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết hôm thứ Sáu rằng các quốc gia G7 nên hợp tác để tiếp cận công nghệ và đảm bảo các nguồn khoáng sản quan trọng cho quá trình chuyển đổi xanh, tạo ra năng lực sản xuất bổ sung thay vì cạnh tranh. Các quốc gia G7 muốn đạt mức trung hòa carbon chậm nhất vào năm 2050, bổ sung năng lượng gió, mặt trời và các loại năng lượng tái tạo khác vào cơ cấu tiêu thụ. Họ cũng muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nơi cung cấp hơn 90% khoáng sản cần thiết để sản xuất điện gió và pin.
Cập nhật thị trường: Chứng khoán Âu tăng
Khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư được cải thiện khi căng thẳng trần nợ Hoa Kỳ đang có dấu hiệu giảm bớt. Các chỉ số chính của cổ phiếu châu Âu đồng loạt tăng điểm, HĐTL chứng khoán Mỹ cũng tăng nhẹ.
Giá dầu tăng trở lại do nguy cơ vỡ nợ của Mỹ giảm dần
Giá dầu tăng trở lại vào thứ Sáu từ mức giảm hơn 1% vào ngày hôm trước khi giới đầu tư dự đoán nguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang giảm dần. Đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã nhắc lại mục tiêu của họ là đạt được thỏa thuận nâng trần nợ liên bang lên mức 31.4 nghìn tỷ USD. Các nhà phân tích dự đoán giá dầu sẽ tăng lên do nhu cầu của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện trong suốt năm 2023.
BTC duy trì trên mức $26,800
BTC đang đi ngang sau khi giảm mạnh vào đêm qua. Thị trường giao dịch khá ảm đảm do không có nhiều tin tức và dữ liệu kinh tế đáng chú ý. Bên cạnh đó, USD hiện đang giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chính.
Các tập đoàn lớn trên thế giới cấm nhân viên sử dụng ChatGPT
Gã khổng lồ công nghệ lớn Apple đã hạn chế việc công ty sử dụng chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) phổ biến rộng rãi như ChatGPT vì lo ngại bị rò rỉ dữ liệu nhạy cảm, đồng thời cũng hạn chế công cụ AI Copilot của GitHub, một ứng dụng do Microsoft sở hữu để tự động viết mã phần mềm.
Bên cạnh Apple, các công ty lớn khác đã hạn chế sử dụng ChatGPT nội bộ. Vào ngày 2 tháng 5, Samsung đã gửi thông báo cho nhân viên rằng họ cấm sử dụng các công cụ AI như ChatGPT.
Ngoài Samsung và Apple, các công ty bao gồm JPMorgan, Bank of America, Goldman Sachs và Citigroup cũng đã cấm sử dụng nội bộ các công cụ AI được sử dụng rộng rãi như ChatGPT.
Vàng tăng nhẹ, dao động quanh $1,965
XAUUSD hồi phục nhẹ, hiện ở $1,965.11
Chủ tịch ECB Lagarde: ECB sẽ dũng cảm đưa ra các quyết định cần thiết để đưa lạm phát trở lại mức 2%
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết:
- “ECB sẽ dũng cảm đưa ra các quyết định cần thiết để đưa lạm phát trở lại mức 2%.
- “Chúng tôi đang hướng tới những quyết định hiệu quả hơn trong tương lai."
Bitcoin hồi phục nhẹ, giằng co quanh $26,900
BTCUSD hiện tăng 0.3% lên $26,898
Cập nhật FX: USD tiếp tục suy yếu, NZD dẫn đầu đà tăng
- USD tiếp tục suy yếu. DXY hiện giảm 0.15% xuống 102.94.
- NZDUSD tăng 0.72%, hiện ở 0.6270
- Theo sau đó là AUDUSD với mức tăng 0.5% lên 0.6654
- USDJPY giảm 0.43%, dao động quanh 138.13
- EURUSD tiếp đà tăng, đạt đỉnh trong ngày ở 1.0785.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào bài phát biểu tối nay của chủ tịch Fed Powell cũng như ECBspeak.
Thống đốc BOJ Ueda: Sẽ không ngần ngại thực hiện các bước nới lỏng bổ sung nếu cần
Thống đốc BOJ Ueda cho biết:
- Không thay đổi lập trường của BOJ về việc kiên nhẫn duy trì chính sách nới lỏng
- Sẽ không ngần ngại thực hiện các bước nới lỏng bổ sung nếu cần
- Sẽ duy trì các biện pháp kích thích và kiểm soát đường cong lợi suất
- Cái giá phải trả cho thay đổi chính sách sớm là rất cao
- Nhược điểm của việc chờ đợi để đảm bảo lạm phát đạt 2% một cách bền vững nhỏ hơn so với việc thay đổi chính sách sớm
Điều này chỉ củng cố lập trường hiện tại của BoJ. Khi Ueda tiếp quản, các cuộc đàm phán về tiền lương của shunto được coi là bàn đạp cho sự thay đổi tiềm năng trong chính sách của Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa thành hiện thực và nó đã đánh bật cánh buồm của những người đầu cơ giá lên đồng yên vào lúc này.
Thống đốc BOJ Ueda: Lạm phát của Nhật Bản có khả năng ở dưới 2% vào giữa năm tài chính hiện tại
Thống đốc BOJ Ueda cho biết:
- Lạm phát của Nhật Bản có khả năng ở dưới 2% vào giữa năm tài chính hiện tại
- Lạm phát tăng hiện nay là do các yếu tố bên ngoài, chi phí đẩy
- Thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với điều này sẽ làm tổn thương nền kinh tế
- Kỳ vọng lạm phát phải tăng cao để lạm phát đạt 2% một cách bền vững
Phát biểu trên tiếp tục khẳng định quan điểm bồ câu của BOJ. Sự khác biệt giữa các kỳ vọng xoay trục chính sách giữa Fed (ít ôn hòa hơn) và BOJ (ít diều hâu hơn) đang thể hiện bằng USD/JPY khi cặp tiền giao dịch trở lại trên 138.00 - mức đỉnh trong năm nay vào ngày hôm qua.
Commerzbank kỳ vọng PBoC cho phép CNY tiếp tục giảm
USD/CNY đã vượt mốc 7 sau dữ liệu tháng 4 đáng thất vọng. Các nhà kinh tế tại Commerzbank kỳ vọng CNY sẽ tiếp tục mất giá:
- “Áp lực đối với Nhân dân tệ có thể kéo dài và rủi ro là rất lớn vì niềm tin yếu kém của khu vực tư nhân có thể làm hỏng quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Sự gia tăng chênh lệch lợi suất âm giữa Trung Quốc và Mỹ và triển vọng nới lỏng tiền tệ hơn nữa ở Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng đến CNY.”
- “Sẽ rất thú vị để xem PBoC sẽ phản ứng như thế nào trong những ngày tới. Chúng tôi không nghĩ rằng ngân hàng trung ương sẽ hành động dứt khoát để bảo vệ tiền tệ vào lúc này. Thay vào đó, chúng tôi kỳ vọng PBoC sẽ cho phép Nhân dân tệ giảm giá. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng có thể có những điều chỉnh lớn hơn đối với tỷ giá tham chiếu hằng ngày hoặc các hành động chính sách khác nếu có những động thái đột ngột ảnh hưởng đến CNY, nhằm mục đích tránh tích tụ kỳ vọng giảm giá một phía”.
Thị trường đã định giá lãi suất cuối kỳ của Fed như thế nào trong tuần qua?
Vào đầu tuần, thị trường định giá khoảng 10% khả năng Fed tăng lãi suất 25 bps trong tháng 6. Nhưng bây giờ, tỉ lệ đã tăng lên khoảng 32%, đặc biệt là sau các tin tức diều hâu hơn từ ngày hôm qua. Nhìn vào đường cong hợp đồng tương lai của quỹ Fed cũng cho thấy rằng các nhà giao dịch đã giảm bớt kỳ vọng của họ về việc cắt giảm lãi suất. Trước đây, thị trường chờ đợi ba lần cắt giảm lãi suất vào cuối năm và hiện tại, con số đó đã giảm xuống chỉ còn hai:
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Không có gì cần chú ý ngoài việc hợp đồng quyền chọn USD/CAD sẽ đáo hạn ở mức 1.3500, nằm gần đường trung bình động 100 ngày ở 1.3507. Điều này có thể hạn chế đà tăng của cặp tiền trong phiên Âu, trước khi dữ liệu doanh số bán lẻ Canada được tuyên bố.