Pháp cho biết sẽ không thay đổi các quy định để hạn chế sự lây lan của COVID-19.
Người phát ngôn Chính phủ Pháp, Gabriel Attal, cho biết đang có khoảng 130 trường hợp nhiễm biến thể Omicron ở nước này.
Mặc dù biến thể Omicron đang dần lây nhiễm rộng hơn, Attal nói rằng Chính phủ không có ý định thay đổi các quy định để hạn chế sự lây lan của vi rút - ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Đối với việc hạn chế đi lại với Vương quốc Anh, người phát ngôn Chính phủ Pháp nói rằng "chúng tôi đang xem xét tình hình".
Quyết định này có tác động khá lạc quan đối với các doanh nghiệp, nhưng nếu sự lây lan vượt quá mức dự kiến, sẽ rất khó để duy trì tình hình như hiện tại trong vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng tới. Sẽ tốt nhất nếu bệnh viện có thể xử lý các trường hợp lây nhiễm này.
Dữ liệu kinh tế đáng chú ý trong phiên giao dịch châu Âu sắp tới
Trọng tâm thị trường đang chuyển hướng tới cuộc họp FOMC, nhiều thắc mắc được đặt ra xung quanh việc liệu Fed sẽ "diều hâu" sớm hơn hay không.
Bên cạnh đó, ngày giao dịch thận trọng trong hôm nay có thể khiến lợi suất trái phiếu kho bạc và thị trường chứng khoán phải chịu một sự vài biến động.
Các báo cáo được công bố hôm nay gồm có:
- Tỷ lệ thất nghiệp ILO tháng 10 của Vương quốc Anh, sự thay đổi trong thị trường lao động
- Thu nhập trung bình hàng tuần của Vương quốc Anh trong tháng 10.
- Dữ liệu sản xuất công nghiệp tháng 10 của EU
- Giá hàng nhập khẩu và sản xuất tháng 11 tại Thụy Sĩ.
ADB cắt giảm dự báo GDP của Trung Quốc trong năm 2021
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cắt giảm dự báo GDP của Trung Quốc cho năm 2021 xuống từ 8.1% xuống 8.0%
Trong đó ADB đưa ra lo ngại về biến chủng mới Omicron và cho rằng khả năng lây nhiễm tại Trung Quốc có thể bùng phát trở lại và Trung Quốc cần phải tỉnh táo.
Tình trạng đóng cửa nhà máy tại Trung Quốc ngày càng lan rộng
Mới đây, ít nhất 20 công ty công bố ngừng hoạt động ở Chiết Giang, hàng chục nghìn công dân đang bị cách ly, một số chuyến bay nội địa bị đình chỉ và một số sự kiện thể thao đã bị hủy bỏ.
Cơ quan Y tế Trung Quốc cho biết tình trạng dịch Covid đang bùng phát với tốc độ lây lan rất nhanh ở 3 thành phố Chiết Giang, Thiệu Hưng và Hàng Châu.
Chiết Giang là một trong những trung tâm sản xuất lớn nhất của Trung Quốc, tình trạng đóng cửa trong thời gian dài có thể dẫn tới những bất ổn đối với nền kinh tế quốc gia
Định hướng chính sách từ BoC mở ra triển vọng tăng giá lạc quan cho đồng CAD
Scotia đưa ra những lý do khiến triển vọng đồng CAD trở nên lạc quan:
- BoC có khả năng bắt đầu chu kỳ thắt chặt trước các NHTW khác, giúp sức mạnh CAD vượt trội so với đồng USD, cũng như EUR và JPY.
- Giá hàng hóa kỳ vọng sẽ được hỗ trợ khi nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại và sự gián đoạn nguồn cung sẽ duy trì mức cao đối với một số nguyên liệu thô nhất định
- Giá đầu vào hàng hóa nói chung cùng với việc cải thiện các điều khoản thương mại của Canada mang lại sự thuận lợi hơn nữa cho đồng CAD.
BOJ tiếp tục "bơm" lượng tiền mặt khổng lồ để ngăn chặn đà tăng của lãi suất
Dưới nỗ lực nhằm chống lại đà tăng của lãi suất ngắn hạn, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã can thiệp vào thị trường tiền tệ và đưa ra hai kế hoạch để bơm tổng cộng 97 tỷ USD thông qua việc mua trái phiếu chính phủ tạm thời.
BOJ hôm thứ Ba đã đưa ra hai đề nghị, trong đó có một đề nghị mua trái phiếu trị giá 2,000 tỷ yên, và một đề nghị khác với trị giá 7,000 tỷ yên.
Tỷ giá USD/JPY giảm mạnh xuống 113.49 bởi định hướng của BOJ trước khi phục hồi trở lại và hiện giao dịch quanh mức 113.57.
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên tăng trên mức 14 cho 1 đồng đô la!
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên tăng trên mức 14 cho 1 đồng đô la, khiến Ngân hàng Trung ương phải can thiệp lần thứ 4 trong tháng này, sau khi S&P hạ triển vọng xếp hạng tín dụng của chính phủ xuống mức âm. Bộ trưởng Tài chính mới cho biết Ankara vẫn kiên quyết không tăng lãi suất. Các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ nới lỏng trở lại vào thứ Năm.
Ngân hàng Trung ương Canada sẽ duy trì mục tiêu lạm phát 2% trong năm năm tới.
Ngân hàng Trung ương Canada sẽ duy trì mục tiêu lạm phát 2% trong năm năm tới, nhưng sẽ phải hỗ trợ thêm nhân sự để họ đưa ra chính sách tiền tệ. Thống đốc Tiff Macklem cho biết: “Chúng tôi đang tập trung vào việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu mà không gây cản trở cho sự phục hồi”.
OPEC không lo lắng về biến thể Omicron!
OPEC không lo lắng về Omicron khi tổ chức này đã tăng dự báo trong quý đầu tiên về nhu cầu dầu thô toàn cầu thêm 1.1 triệu thùng / ngày, cho biết tác động của biến thể dự kiến sẽ nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn.
Việc sửa đổi có nghĩa là OPEC+ có thể không tạo ra lợi nhuận lớn khi họ tăng nguồn cung vào tháng Giêng. Trong khi đó, Saudi Arabia cảnh báo các thương nhân không nên bán khống giá dầu, đồng thời cho rằng liên minh có thể phản ứng nhanh chóng với bất kỳ sự sụt giảm của giá nào.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng AUD giảm giá sau số liệu niềm tin người tiêu dùng và doanh nghiệp!
Đồng USD dao động quanh mức mở cửa.
- Tỷ giá EUR/USD giao động quanh mức mở cửa tại mức 1.1282.
- Cặp GBP/USD giảm 0.07% xuống 1.3204.
- USD/JPY tăng 0.06% lên 113.61.
- Đồng AUD giảm mạnh 0.23% xuống 0.7113 do phe "bò" đồng AUD "nghỉ ngơi" trước thềm FOMC sau khi dữ liệu về tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp được công bố.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 13/12: Chứng khoán Mỹ "tắm máu", đồng USD bật tăng khi tâm lý nhà đầu tư tiêu cực trở lại!
Các thị trường trên toàn cầu đã chuẩn bị cho làn sóng quyết định của ngân hàng trung ương khi các nhà giao dịch đang cân nhắc những tác động tiềm tàng của các chính sách tiền tệ thắt chặt hơn trong bối cảnh COVID vẫn hoành hành và định giá cổ phiếu cao ngất ngưởng. Kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao mới là 6% trong năm tới, theo cuộc khảo sát người tiêu dùng mới nhất của Fed New York.
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.91% xuống 4668.98 điểm
- Chỉ số Nasdaq 100 giảm 1.55% xuống 16082.55 điểm
Giá vàng tăng nhẹ lên mốc $1787/oz
Giá dầu thô tại Mỹ giảm xuống $71.28/thùng, tiếp tục dao động trong biên độ hẹp.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng giá mạnh khi chỉ số DXY tăng 0.4% lên 96.40.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.2% xuống 1.1287
- Đồng Bảng Anh giảm 0.5% xuống 1.3213
- Tỷ giá USD/JPY tăng 0.1% lên 113.58
Thủ tướng Canada: Các gói hỗ trợ đại dịch sẽ tiếp tục được đưa ra nếu cần thiết
Canada đang tỏ ra không chút do dự trong việc quyết định tung ra các gói hỗ trợ kinh tế trong thời kỳ đại dịch.
Mới đây, thủ tướng Canada Trudeau đã nói rằng:
"Nếu chúng tôi cần các gói hỗ trợ nhiều hơn, chúng tôi sẽ thực hiện, chúng tôi đã có dự luật trước Hạ viện để đảm bảo điều đó. Bởi vì điều đó không chỉ đáp ứng về mặt sức khỏe, mà còn giúp cho nền kinh tế hồi phục nhanh nhất có thể."
Bitcoin đang chuẩn bị cho đợt sụt giảm tiếp theo?
Tưởng chừng như Bitcoin đã có đợt phục hồi mạnh mẽ sau đà giảm trong tuần trước, nhưng sau khi tiến tới mốc $50,000 bitcoin đã giảm về quanh mốc $47,000 vào ngày hôm nay. Điều này có thể phản ánh đợt phục hồi cho đà giảm tiếp theo hơn là 1 sự đảo chiều.
Bitcoin hiện được coi là tài sản rủi ro xung quanh sự bùng phát của tiền mã hóa. Lượng bán ra đã tăng lên trong ngày hôm nay sau khi Vương quốc Anh đã có trường hợp tử vong do Omicron. Điều đó không phải là một bất ngờ nhưng nó có tác động đủ lớn với thị trường tiền mã hóa.
Điểm nổi bật từ thông cáo nhiệm vụ của Ngân hàng Canada
Ngân hàng Canada và Fed đã xem xét nhiệm vụ của BOC và sẽ công bố những thay đổi vào ngày hôm nay lúc 10 giờ sáng theo giờ ET. Tuy nhiên thông tin đã bị lộ ra sớm hơn thời điểm công bố.
Lạm phát mục tiêu sẽ được kiểm soát ở mức 2% và có thể điều chỉnh từ 1% - 3%, trái ngược với lạm phát mục tiêu mà Fed đã đề ra trước đó.
Báo cáo cho rằng, ít nhiều sẽ có thay đổi trong thị trường lao động, cũng có thể là các vấn đề về môi trường.
Trung Quốc ghi nhận ca mắc covid chủng Omicron đầu tiên.
Được biết, đây là trường hợp đầu tiên được báo cáo từ đại lục Trung Quốc, bệnh nhân là khách du lịch từ nước ngoài.
Trung Quốc đã và đang áp dụng phương pháp không COVID nghiêm ngặt trong việc xử lý virus và điều này có thể khiến họ phải tăng cường các biện pháp hạn chế.
Chỉ số chứng khoán Thượng Hải hiện vẫn không cho thấy dấu hiệu tiêu cực, hiện đang giao dịch quanh mức 3681.1 điểm
OPEC lạc quan về nhu cầu dầu mỏ vào năm 2022
OPEC gạt rủi ro omicron sang một bên, cho biết tác động của biến thể omicron không đáng lo ngại và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Đồng thời, tăng dự báo nhu cầu dầu thế giới trong quý 1 năm 2022 lên 99.13 triệu thùng/ngày (tăng 1.11 triệu thùng)
Bệnh nhân đầu tiên ở Anh tử vong vì biến thể Omicron
Theo Reuters, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã xác nhận báo cáo của Sky News rằng bệnh nhân đầu tiên đã tử vong sau khi mắc phải biến thể coronavirus Omicron.
Ngoài ra, nước Anh có khả năng sẽ không loại trừ các hạn chế khác trước Giáng sinh.
Người ta đang tranh luận rằng việc omicron được phổ biến rộng rãi chỉ là vấn đề thời gian.
Đức sẽ công bố chủ tịch mới của Bundesbank trong thời gian sớm nhất
Theo Bộ trưởng Tài chính, Christian Lindner
Lindner nói rằng quyết định vẫn chưa được đưa ra về việc ai sẽ kế nhiệm Weidmann nhưng chính phủ sẽ sớm công bố đề xuất của mình. Chia sẻ với các phóng viên ở Berlin, ông Lindner nói rằng:
"Hôm nay ông ấy (Weidmann) sẽ chính thức nói lời từ biệt tại hội nghị G7. Và rất nhanh sau đó, chính phủ liên bang sẽ đưa ra đề xuất bổ nhiệm."
Về một số thông tin, Weidmann sẽ từ chức vào ngày 31/12. Trong lúc đó, thành viên ban điều hành ECB, Isabel Schnabel, là một trong những ứng cử viên có tiềm năng có thể thay thế ông Weidman.
EURUSD đang ở mức đáy, có thể biến động mạnh trước Fed/ECB
Cặp EUR/USD đã tiếp tục mức sụt giảm trong suốt phiên giao dịch giữa châu Âu, dao động xung quanh khu vực 1.1260.
Cặp tiền này đã giằng co để tận dụng mức tăng trong ngày thứ Sáu lên khoảng 60 pips, tương ứng với bối cảnh nhu cầu Dollar Mỹ hồi sinh. Triển vọng về việc Fed sớm thắt chặt chính sách tiếp tục đóng vai trò là luồng gió cho đồng bạc xanh. Điều này, cùng với việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) ôn hòa hơn, đã tạo ra một số áp lực giảm đối với cặp EUR/USD.
Các nhà đầu tư dường như đang bị thuyết phục rằng Fed sẽ buộc phải áp dụng một phản ứng chính sách tích cực hơn để kiềm chế lạm phát cao. Điều này đã được khẳng định lại bởi dữ liệu được công bố vào thứ Sáu, cho thấy CPI đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1982.
Sự khác biệt trong triển vọng chính sách tiền tệ của Fed-ECB là một yếu tố khác khiến dòng tiền chảy ra khỏi đồng tiền chung. Điều đó nói rằng, sự kết hợp của các yếu tố có thể giới hạn USD và giúp hạn chế mức sụt giảm hơn cho cặp EUR/USD.
Các nhà đầu tư có thể đang chờ đợi những sự kiện quan trọng của ngân hàng trung ương - quyết định rất được mong đợi của FOMC vào thứ Tư và cuộc họp của ECB vào thứ Năm.
Tuy nhiên, xu hướng vẫn nghiêng về các giao dịch giảm giá. Cặp EUR/USD sẽ biến động mạnh nếu xuống dưới 1.1200 hoặc mức đáy của năm vào ngày 25/11. Hiện tại hai mốc này đang là hỗ trợ cứng cho EUR/USD.
USD/JPY đang thiếu sự chắc chắn, mọi con mắt đều đổ dồn vào cuộc họp của Fed
Đồng đô la vững chắc hơn và đang củng cố cho cặp tiền này cho đến ngày hôm nay.
Tỷ giá USD/JPY tăng nhẹ lên 113.70 vào ngày hôm nay nhưng động thái này không đưa ra nhiều thông tin dự báo về hành động sắp tới của Fed.
Mức tăng nhẹ này xảy ra khi đồng USD đang vững chắc hơn trên diện rộng. Mặt khác, lợi suất trái phiếu kho bạc giảm nhẹ hơn một chút với lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 1.5 điểm cơ bản xuống 1.474%.
Biểu đồ giá tiếp tục tái khẳng định rằng hỗ trợ chính là mốc 112.60-72 trong khi bất kỳ động lực tăng giá nào cũng bị giới hạn bởi mức kháng cự tại mức 114.00.
Cuộc họp FOMC vào thứ Tư sẽ chỉ ra tâm lý trên thị trường trái phiếu và kỳ vọng lãi suất, vì vậy, đó cũng sẽ là động lực chính cho tỷ giá USD/JPY dao động.
Thủ tướng Trung Quốc tự tin đạt được các mục tiêu kinh tế trong năm nay
Nhận xét của Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường, về nền kinh tế hiện tại của Trung Quốc
• Trung Quốc có khả năng thực hiện các mục tiêu kinh tế chính trong năm nay.
• Sẽ ưu tiên ổn định tăng trưởng kinh tế trong năm tới trước áp lực giảm giá mới.
Hiển nhiên, những phát biểu này tái khẳng định quan điểm rằng Trung Quốc sẽ không để nền kinh tế của mình bị ảnh hưởng quá nhiều mặc cho lạm phát mạnh và sẽ cố gắng chuyển hướng tới mục tiêu “sự thịnh vượng chung”.
Đại học Oxford: Vắc xin tạo ít các kháng thể chống virus hơn với Omicron
Theo đại học Oxford, so với các chủng virus khác, vắc xin Covid tạo ra ít kháng thể hơn để chống lại chủng Omicron. Ngoài ra:
- Tăng cường tiêm vắc xin ở những người chưa được tiêm chủng, khuyến khích tiêm mũi thứ ba là các biện pháp ưu tiên để giảm mức độ lây truyền và khả năng mắc bệnh nặng
- Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm mẫu máu của hai người đã tiêm 2 mũi vắc xin, một người tiêm của AstraZeneca và người kia tiêm Pfizer
- Kết quả cho thấy omicron có khả năng tạo một làn sóng nhiễm bệnh mới, bao gồm cả những người đã được tiêm chủng
SocGen có nhận định gì về USDCAD?
USDCAD đã tăng 4 phiên liên tiếp, phần lớn nhờ sức mạnh vượt trội của đồng đô la. Theo SocGen, với việc giữ được hỗ trợ tại đường MA 200 màu đỏ, cặp tiền này sẽ hướng tới các mục tiêu 1.2950/1.3020.
Hiện tại USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2743.
Vàng tiếp tục chật vật quanh vùng 1,780-90, chờ đợi cuộc họp Fed
Vàng hôm nay tiếp tục giao dịch trong biên độ hẹp dưới vùng 1,790, hiện đang ở mức 1,787, tăng 0.26% trong ngày. Phe mua vàng đã rất chật vật khi cụm kháng cự MA 100 và 200 ngày ngay trên đầu có vẻ đang cản trở đà tăng của vàng, khiến kim loại này đã kẹt trong biên độ này gần 2 tuần. Mặc dù thời điểm cuối năm này theo thời vụ là có lợi cho vàng, tuy nhiên, với một Fed đã hawkish hơn, giới đầu tư đang chuyển hướng sang USD, kể cả khi lạm phát tăng cao, và đã không còn mặn mà với vàng nữa.
Sau báo cáo CPI tuần trước, vàng có xém chạm đường MA 100 ngày để rồi lại nhanh chóng đảo chiều, Vàng sẽ cố gắng kiểm tra 2 đường MA 100 và 200 ngày trong các phiên tới.
Chứng khoán châu Âu khởi đầu nhẹ nhàng trong tuần giao dịch mới
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đang tăng nhẹ đầu phiên hôm nay. Giới đầu tư sẽ tiếp tục đánh giá thêm về rủi ro dịch Covid tại đây. Tuy nhiên, mức tăng nhẹ đầu phiên cũng đã khả quan hơn khi các chỉ số đều đã giảm 2 phiên liên tiếp:
- Chỉ số Eurostoxx +0.2%
- Chỉ số DAX +0.2%
- Chỉ số CAC 40 +0.1%
- Chỉ số FTSE +0.1%
- Chỉ số IBEX +0.3%
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đang tăng nhẹ so với các đồng tiền khác, chỉ số DXY tăng 0.2% lên 96.2 điểm. Đa phần các đồng tiền lớn đều đang giảm so với USD:
- EUR -0.23%
- GBP -0.19%
- AUD -0.3%
- NZD -0.16%
- JPY -0.23%
- CHF -0.28%
- CAD - 0.12%
Vàng tăng 0.21% lên 1,786. Dầu thô tăng 0.5% lên$72.3/thùng. Bitcoin giảm từ $50,000 về $48,000.
Bộ trưởng Y tế Anh: Chủng omicron lan truyền với tốc độ đáng e ngại
Khoảng 40% trường hợp nhiễm bệnh ở London liên quan đến biến thể omicron, tuy nhiên vẫn chưa có trường hợp dẫn đến tử vong. Sắp tới đây, Anh sẽ triển khi mũi vắc-xin thứ 3 để đảm bảo sự an toàn cho người dân.
Đồng bảng Anh tiếp tục chịu một vài áp lực nhẹ. Tâm lý thị trường dần trở nên thận trọng sau cảnh báo của Thủ tướng Anh Johnson về "sóng thủy triều" omicron.
GBP/USD hiện đang ở quanh mức 1.3225 - 30 sau khi vượt qua vùng cản tại 1.3200 vào cuối tuần trước.
Chương trình nghị sự trong tuần này từ các NHTW lớn có gì đáng chú ý?
Trọng tâm trong tuần này, thị trường hướng tới những phát biểu từ các ngân hàng trung ương lớn nhất để xem liệu
- Fed sẽ cứng rắn hơn trong quan điểm của họ? Và liệu khả năng thắt chặt sẽ diễn ra sớm hơn
- ECB sẽ còn giữ lập trường "tạm thời"? Công bố định hướng cho gói hỗ trợ APP trong năm tới?
- BoE sẽ công bố tăng lãi suất?
Giá quặng sắt tại Trung Quốc nối tiếp đà tăng mạnh.
Hợp đồng tương lai quặng sắt tăng 5.0% lên mốc $105.46/tấn vào sáng sớm thứ Hai tại châu Âu, đánh dấu bước tăng vọt trong ba ngày liên tiếp.
Trong Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương năm 2021, Trung Quốc đã cho thấy sự sẵn sàng sử dụng các công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ để ổn định nền kinh tế. Việc chi tiêu nhiều hơn sẽ là động lực cho giá quặng sắt tăng mạnh.
Quặng sắt là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Úc và bất kỳ động thái nào về giá đều sẽ ảnh hưởng đến AUD/USD. Kết quả là cặp Aussie đã nhanh chóng hồi phục lên mốc 0.7190.
Kỳ vọng gì từ cuộc họp của BoC sắp tới?
Thống đốc Ngân hàng Tiff Macklem và Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland sẽ tổ chức một cuộc họp báo chung vào ngày hôm nay.
Dự kiến, việc đổi mới khung chính sách tiền tệ 5 năm của Bộ và Ngân hàng sẽ được công bố. Nghĩa là, BoC sẽ cho biết họ sẽ duy trì mục tiêu lạm phát ở mức 2%.
Các chuyên gia không rõ liệu chuỗi cung ứng có đang phục hồi hay không!
Các chuyên gia logistics đang cố gắng phân biệt giữa tia sáng lé loi của sự tiến bộ trong chuỗi cung ứng toàn cầu và những sai lầm tiềm ẩn. Trong số các dấu hiệu cho sự thay đổi mới là một báo cáo của Oxford Economics cho thấy sự căng thẳng chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ đã giảm bớt vào tháng 11, mặc dù thước đo vẫn duy trì ở gần đỉnh. Biến thể Omicron có khả năng "làm chậm tốc độ giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng và có thể phá hủy những gì đã đạt được cho đến nay".
Thị trường trái phiếu đang đưa ra tín hiệu cảnh báo Fed!
Thị trường trái phiếu đang cảnh báo Fed rằng họ có rất ít lựa chọn. Đường cong lợi suất của trái phiếu Kho bạc được cho sẽ "phẳng" nhất ở đầu chu kỳ thắt chặt nếu Powell bắt đầu tăng lãi suất vào giữa năm 2022 như dự báo hiện nay. Cả độ "phẳng" của đường cong lợi suất và mức lợi suất TPCP kỳ hạn dài khiến các nhà đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Trung ương không thể làm được quá nhiều trước khi phải tạm dừng, hoặc thậm chí phải thay đổi 180 độ.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD tăng giá đầu tuần!
Đồng USD đang tăng giá đầu tuần khi chỉ số DXY tăng 0.08% lên 96.13.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.1% xuống 1.1304.
- Cặp GBP/USD giảm 0.09% xuống 1.3255
- USD/JPY mạnh 0.19% lên 113.53.
- Hai đồng Antipodean dao động quanh ngưỡng mở cửa.
Bản tin COVID-19: Thủ tướng Anh cảnh báo quốc gia này đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới!
- Boris Johnson cảnh báo Vương quốc Anh đang phải đối mặt với "làn sóng mới" về Omicron và đặt ra thời hạn cuối năm cho chương trình tiêm chủng tăng cường của Anh.
- Vương quốc Anh đã xác nhận 1,239 ca nhiễm biến thể mới vào Chủ nhật, gần như gấp đôi số lượng một ngày trước đó.
- Đức ghi nhận 32,646 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong khi Nam Phi ghi nhận 18,035 trường hợp.
- Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã có kết quả dương tính, và Luis de Guindos của ECB cũng vậy. Cả hai đều có các triệu chứng nhẹ.
- Áo đã chấm dứt tình trạng phong tỏa trên toàn quốc đối với hầu hết mọi người, trong khi vẫn giữ các hạn chế đối với những người chưa được tiêm chủng.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 10/12: Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc xanh khi dữ liệu lạm phát được công bố!
Chứng khoán Mỹ đã bật tăng vào thứ Sáu khi dữ liệu lạm phát được công bố khá tương đồng với dự báo của chuyên gia, khiến các nhà đầu tư đặt cược rằng Fed sẽ không phải đẩy nhanh kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ. Tâm lý người tiêu dùng Hoa Kỳ đang được cải thiện, khi một thước đo cho thấy sự gia tăng niềm tin từ mức thấp nhất thập kỷ vào tháng 11. Nhà đầu tư đang trông đợi vào cuộc họp của Fed vào tuần tới để tìm manh mối về tốc độ thu hẹp QE và tăng lãi suất, sau khi Chủ tịch Jerome Powell nói rằng ngân hàng trung ương này nên xem xét rút lại các biện pháp kích thích với tốc độ nhanh hơn.
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.95% lên 4712.01.
- Chỉ số Nasdaq 100 tăng thêm 1.13% lên 16331.98 điểm
Giá vàng tăng trở lại lên mốc $1782/oz
Giá dầu thô tại Mỹ tăng lên $72/thùng.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD giảm giá nhẹ khi chỉ số DXY giảm xuống 96.06 và tiếp tục dao động trong biên độ hẹp.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.2% lên 1.1317
- Đồng Bảng Anh tăng 0.3% lên 1.3267
- Cặp USD/JPY dao động quanh mốc 113.44
ING có nhận định gì về giá vàng?
Theo ING, vàng đang được giao dịch ở mức cao hơn giá trị hợp lý so với trái phiếu phòng chống lạm phát (TIPS) do áp lực lạm phát tại Mỹ ngày càng lớn và thêm nữa là một số phần bù rủi ro từ những bất ổn xung quanh biến thể Omicron và rủi ro địa chính trị ở Đông Âu. Ngoài ra, Fed nhiều khả năng sẽ hoàn thành thắt chặt trong quý I/2022, với 2 lần tăng lãi suất trong nửa sau của năm.
Lạm phát rồi sẽ hạ nhiệt, cộng với thanh khoản suy yếu trước việc thắt chặt chính sách, đưa lợi suất trái phiếu lên cao và ảnh hưởng tiêu cực tới vàng. Tuy nhiên, lúc này vàng chỉ đang chịu áp lực giảm trung hạn, chứ không phải sự đảo chiều xu hướng tăng đang diễn ra.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ có gì mới?
Trong báo cáo mới nhất từ đại học Michigan, chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng Mười Hai đạt 70.4 điểm, vượt kỳ vọng 67.1 điểm. Đây là mức tăng 3 điểm so với tháng trước. Ngoài ra, kỳ vọng lạm phát 1 năm ở mức 4.9%. Kỳ vọng lạm phát 5-10 năm ở mức 3%.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc sau báo cáo CPI đúng như kỳ vọng
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đều đang mở cửa phiên cuối tuần trong sắc xanh sau khi số liệu CPI tháng Mười Một đã không có quá nhiều bất ngờ. Lý do đó là Nhà Trắng nói rằng CPI lần này sẽ không tính đến đợt giá năng lượng giảm, do đó nhiều người lo sợ con số vượt 7%. Tuy nhiên, mức 6.8% YoY là chấp nhận được, dù vẫn cao nhất trong gần 40 năm. Chỉ số Dow Jones lúc này tăng 0.5%, chỉ số S&P 500 tăng 0.73% và chỉ số Nasdaq tăng 0.88%. Tuy nhiên, dịch bệnh và cuộc họp Fed vẫn sẽ được chú trọng trong tuần tới.
Đồng đô la đã suy yếu nhẹ sau tin CPI, chỉ số DXY chạm đáy ngày tại 96.1 điểm, tuy nhiên tới giờ đã hồi phục trở lại mức ban đầu và hầu như chưa có gì thay đổi. Các đồng tiền khác cũng gần như đứng im, chỉ duy nhất có AUD là có biến động đáng kể:
- EUR giảm 0.11%
- GBP tăng 0.04%
- AUD tăng 0.4%
- NZD tăng 0.05%
- JPY giảm 0.03%
- CHF chưa đổi
- CAD tăng 0.08%
Vàng tăng 0.3% lên 1,780 một phần do lạm phát tăng cao. Dầu thô tăng 1.5% lên $71.66/thùng.
Thị trường thở phào nhẹ nhõm sau báo cáo CPI
Đã có nhiều lo ngại rằng CPI tháng Mười Một sẽ tăng hơn 7% khi Nhà Trắng nói số liệu lần này sẽ không phản ánh đợt giá năng lượng giảm, tuy nhiên, tất cả đều đã thở phào nhẹ nhõm khi lạm phát thực tế đạt đúng như dự báo. Đồng đô la đang suy yếu nhẹ về vùng 96.1 điểm.
Các hợp đồng tương lai chỉ số tại Mỹ đều đang rất khởi sắc sau tin này: HĐTL Dow Jones tăng 0.53%, HĐTL S&P 500 tăng 0.72% và HĐTL Nasdaq tăng 0.82%.
Thị trường tiếp theo sẽ tiếp tục đánh giá rủi ro từ phía Omicron và cuộc họp Fed tuần tới.
Toàn cảnh báo cáo CPI tháng Mười Một tại Mỹ
Trong tháng Mười Một, CPI tại Mỹ tăng 6.8% YoY đúng với kỳ vọng thị trường. So với tháng trước, CPI tăng 0.8%. Với CPI lõi, con số này tăng 4.9% YoY, cũng đúng bằng thị trường. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1982.
Sau tin này, USD đang suy yếu, chỉ số DXY giảm xuống vùng 96.1 điểm. Vàng tăng lên 1,780. Ngoài ra, thị trường tiền ảo cũng đang khởi sắc khi Bitcoin tăng 5% và tiến sát $50,000.
Vàng trầm lắng chờ đợi dữ liệu CPI
Vàng hiện đang gần như không đổi trong ngày ở mức 1,777, vẫn quanh quẩn ở vùng giá quen thuộc trước khi báo cáo CPI tại Mỹ được công bố. Dự báo CPI lần này là 0.7% MoM. Nếu số liệu tăng mạnh hơn kỳ vọng, vàng hoàn toàn có thể tăng trước áp lực lạm phát cùng với USD (cả vàng và USD tăng là chỉ báo lo ngại lạm phát lên cao). Nếu CPI hạ nhiệt, có thể vàng sẽ giảm vì nỗi lo lạm phát không quá đáng sợ. Các trader sẽ chuẩn bị tinh thần cho một phiên biến động mạnh hôm nay.
Về yếu tố kỹ thuật, vùng các đường MA đang tập trung lại sẽ là một kháng cự tiềm năng, trên đó là 1,800. Phe bán sẽ tìm đường xuống 1,760.