Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 15/12: Chứng khoán Mỹ bật tăng mạnh mẽ dẫu cho Fed "hawkish" hơn dự báo!
Chứng khoán Mỹ bật tăng khi nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ chống lại giá cả tăng cao một cách hiệu quả mà không làm cản trở tăng trưởng kinh tế. Thị trường tiền tệ định giá mức tăng ba phần tư điểm phần trăm của lãi suất vào cuối năm 2022 theo tín hiệu của các quan chức. Các dự báo mới cũng cho thấy các nhà hoạch định chính sách sẽ có thêm 3 đợt tăng lãi suất nữa vào năm 2023 và thêm 2 đợt nữa vào năm 2024. Fed sẽ tăng gấp đôi tốc độ mà họ thu hẹp QE lên 30 tỷ đô la một tháng, đưa cơ quan này đi đúng hướng để kết thúc chương trình vào đầu năm 2022, thay vì vào giữa năm như kế hoạch ban đầu.
- Chỉ số S&P 500 đóng cửa gần mức cao nhất mọi thời đại sau khi giảm từ lúc tuyên bố của Fed được công bố với mức tăng 1.63% lên 4702.75 điểm
- Nasdaq 100 tăng 2.4% lên 16289.59 điểm
- Chỉ số Dow Jones tăng 1.1% lên 35927.44 điểm
Giá dầu thô WTI tăng 1.2% lên $71.58/thùng
Giá vàng tăng 0.4% lên $1.777/ounce
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD kết thúc phiên với đà giảm khi chỉ số DXY giảm 0.2% xuống 96.34.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.3% lên 1.1294
- Đồng Bảng Anh tăng 0.3% lên 1.3265
- USD/JPY tăng 0.3% lên 114.05 khi tâm lý thị trường tích cực
Trữ dầu tại Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến
Trong tuần trước, trữ dầu tại Mỹ giảm 4.584 triệu thùng, gấp đôi kỳ vọng ban đầu là 2.082 triệu thùng. Đây cũng là mức giảm rất mạnh so với con số của tuần trước nữa là 240 nghìn thùng. Ngoài ra, trữ xăng cũng giảm 719 nghìn thùng, trong khi đó kỳ vọng là tăng 1.6 triệu thùng.
Dầu hiện vẫn chưa có nhiều biến động sau tin này, hiện giảm nhẹ xuống $70/thùng.
Deutsche Bank có nhận định gì về vàng?
Theo Deutsche Bank, lạm phát cao nhưng giá vàng không tăng là một tín hiệu không tốt với vàng, và có vẻ như vàng sẽ không có một năm 2022 êm đềm. Deutsche Bank dự báo vàng sẽ chốt năm 2022 ở mức 1,750. Trước đó, Credit Suisse cũng nhận định vàng sẽ suy yếu trước sức mạnh của đồng đô la, và nếu phá 1,759 có thể hướng tới kiểm tra 1,691. Và phá 1,691 có thể đưa vàng xuống dưới vùng 1,561.
Chứng khoán Mỹ cẩn trọng chờ đợi cuộc họp Fed
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đang mở cửa khá trầm lắng khi giới đầu tư chờ đợi kết quả của cuộc họp Fed, khi Fed được kỳ vọng sẽ hawkish hơn, đẩy nhanh tốc độ thắt chặt và tăng triển vọng nâng lãi suất. Chỉ số Dow Jones giảm 0.28%, chỉ số S&P 500 chưa có nhiều thay đổi và chỉ số Nasdaq giảm 0.05%.
Sau báo cáo doanh số bán lẻ Mỹ và CPI Canada, thị trường tiền tệ vẫn chưa có nhiều biến động khi cuộc họp Fed vẫn đang là tâm điểm. Chỉ số DXY gần như không đổi trong ngày. Đa phần các đồng tiền đều biến động nhẹ, trừ một số đồng high-beta:
- EUR chưa có nhiều thay đổi
- GBP tăng 0.11%
- AUD tăng 0.5%
- NZD chưa có nhiều thay đổi
- JPY giảm 0.15%
- CHF giảm 0.27%
- CAD giảm 0.27%
Vàng giảm 0.2% xuống 1,766. Dầu giảm 0.4% xuống $70/thùng.
Thị trường chưa biến động nhiều sau báo cáo doanh số bán lẻ, tiếp tục chờ đợi cuộc họp Fed
Nhìn chung, hai tin CPI Canada và doanh số bán lẻ Mỹ không có quá nhiều ảnh hưởng khi tâm điểm chính của phiên Mỹ vẫn là cuộc họp FOMC. Chỉ số DXY tiếp tục biến động quanh 96.5 điểm. AUD đang là đồng tiền mạnh nhất phiên khi tăng gần 0.6%. CAD tiếp tục ở quanh mức giảm 0.17% so với USD. Dầu đã hồi phục lại đôi chút và lấy lại mốc $70.
Số liệu CPI tại Canada có gì đáng chú ý?
Trong tháng Mười Một, CPI tại Canada tăng 4.7% YoY (0.3% MoM), đúng với kỳ vọng ban đầu. CPI lõi cũng đã tăng 3.6% YoY (0.2% MoM). Đây vẫn là mức cao nhất trong gần 2 thập kỷ.
Hiện tại, CAD đang giảm 0.2% so với USD.
Chi tiết báo cáo doanh số bán lẻ tại Mỹ
Trong tháng Mười Một, doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng 0.3% MoM, không đạt kỳ vọng ban đầu là 0.8%. Đây là mức giảm khá mạnh so với con số +1.7% của tháng trước. Ngoài ra, doanh số bỏ qua doanh số ô tô tăng 0.3% so với kỳ vọng 0.9%, bỏ qua cả thực phẩm, tăng 0.2% so với kỳ vọng 0.7%.
Nhìn chung, USD không có quá nhiều biến động. Chỉ số DXY tiếp tục ở quanh mức 96.5 điểm, chờ đợi cuộc họp Fed.
Sự chậm trễ trong việc tiêm chủng tại London có thể châm ngòi cho Omicron
Mặc dù là thủ đô và là trung tâm tài chính của Anh, tốc độ tiêm chủng vắc xin tại London lại thuộc hàng chậm nhất, khi tới giờ, vẫn có hơn 30% người dân tại đây chưa được tiêm mũi 1. Trong khi đó, con số trung bình cả nước Anh là chỉ khoảng 11%.
Đây có thể là lý do chính khiến dịch bùng phát tại Anh nhanh như vậy, và với khả năng lây lan mạnh của Omicron, thì nỗi lo chỉ chồng chất nỗi lo.
Số liệu vay thế chấp mua nhà tại Mỹ có gì mới?
Trong tuần trước, số đơn đăng ký vay thế chấp mua nhà giảm 4%. Con số này nối tiếp mức tăng 2% của tuần trước nữa. Ngoài ra, lãi suất vay thế chấp 30 năm giữ nguyên so với tuần trước ở mức 3.3%.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền phiên Mỹ: Trầm lắng chờ đợi FOMC
Nhìn chung, thị trường tiền tệ vẫn chưa có quá nhiều biến động ngoại trừ với hai đồng châu Đại Dương. USD sau phiên trước tăng mạnh tới giờ cũng đang từ tốn chuẩn bị cho một quyết định từ phía FOMC. Bảng Anh tiếp tục nhận được hỗ trợ từ báo cáo CPI và báo cáo lao động hôm qua. CAD suy yếu một phần do giá dầu giảm, tuy nhiên vẫn sẽ chờ đợi số liệu lạm phát đêm nay.
Dầu WTI một lần nữa phá mức $70, hiện giảm 0.9% xuống $69.6/thùng và quay trở lại xuống dưới đường MA 200 ngày. Vàng giảm nhẹ 0.1% xuống 1,768.
Trung Quốc: Evergrande chưa cần thanh lý tài sản hay cứu trợ
Báo cáo gần đây từ Reuter nhấn mạnh rằng các nhà chức trách Trung Quốc đang kiểm tra tài sản của Evergrande và chủ tịch Hui Ka Yan, nhưng hy vọng rằng không có vụ thanh lý tài sản nào trong giai đoạn này.
Đợt kiểm toán này cũng đã củng cố rằng phía Bắc Kinh đang kiểm soát được tình hình, và cũng giúp chức trách xem xét xem Evergrande có cần cứu trợ nhà nước hay không. Một nguồn tin thân cận với các cơ quan quản lý đã nói rằng chưa cần kế hoạch thanh lý tài sản.
Điều đó cho thấy khả năng thoái vốn khỏi mảng kinh doanh của Evergrande. Trong khi đó, một nguồn tin khác nói rằng nếu chính quyền địa phương can thiệp, họ sẽ chỉ mua lại một phần tài sản của Evergrande.
Số liệu lạm phát tại các quốc gia Eurozone có gì đáng chú ý?
Trong tháng Mười Một, số liệu CPI các quốc gia được công bố như sau:
- Tây Ban Nha: CPI +5.5% (sơ bộ 5.6%); HICP +5.5% (sơ bộ 5.6%)
- Pháp: CPI +2.% đúng bằng sơ bộ, HICP +3.4% đúng bằng sơ bộ
Có vẻ như lạm phát các quốc gia Eurozone đang dần đạt đỉnh. Tuy nhiên, đây vẫn là các mức kỷ lục và nhiều khả năng sẽ buộc ECB cân nhắc lại quan điểm lạm phát.
MUFG: Chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều từ cặp tỷ giá EUR/USD
Đồng EUR đã tiếp tục suy yếu so với USD trong tháng qua và đạt mức thấp nhất trong năm là 1.1186. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng MUFG duy trì quan điểm bearish của họ đối với EUR/USD, nhưng áp lực rủi ro không còn quá nặng nề nữa.
“Fed đã phát đi tín hiệu rằng họ đang thận trọng hơn với rủi ro lạm phát tăng và có kế hoạch đẩy nhanh kế hoạch thắt chặt. Điều này có thể gây ra một cú sốc tiêu cực đáng kể hơn đối với nền kinh tế Mỹ. Ngược lại, chúng tôi kỳ vọng ECB sẽ duy trì sự thận trọng đối với chính sách thắt chặt. Nhìn chung, ECB sẽ vẫn là một trong những NHTW thuộc G10 ôn hòa, bởi việc tiếp tục thực hiện QE trong phần lớn nếu không nói là cả năm tới. ”
Cập nhật phiên giao dịch châu Âu: Tâm lý thị trường vẫn tỏ ra khá thận trọng
Trong đầu phiên giao dịch châu Âu hôm nay, thị trường chứng khoán đã có tâm lý đan xen lẫn lộn. Trọng tâm thị trường đang hướng tới cuộc họp FOMC và dường như giới đầu tư đang thận trọng hơn trước những dự báo chưa được xác tín.
- Eurostoxx tăng +0.3%
- DAX +0.4% và CAC tăng +0.4%
- FTSE giảm -0.1%
- IBEX giảm -0.5%.
Hôm nay phiên giao dịch sẽ kết thúc sớm trước cuộc họp của FOMC, và có thể là 1 phiên ảm đạm trên chứng khoán châu Âu, nhưng tâm lý hậu Fed sẽ quan trọng cho sự khởi đầu ngày mai.
Thị trường hàng hóa diễn ra những biến động nhẹ, vàng giảm -0.11% về mốc $1,768.25/oz, dầu giao dịch quanh mốc $70.2/thùng.
Thị trường trái phiếu tỏ ra thận trọng trước cuộc họp từ FOMC, lợi suất các khoản trái phiếu kho bạc dường như không thay đổi.
Thị trường vẫn đang "nóng lòng" chờ Fed.
Trong vài ngày tới, sự kiện được chờ đón nhiều nhất là cuộc họp FOMC. Và cho tới thời điểm đó thì thị trường đang cho thấy sự thận trọng nhất định khi các dự đoán chưa được xác nhận rõ ràng.
Thị trường trái phiếu cũng đang cho thấy những bước đi cẩn trọng. Trong khi đó, đồng USD gần như không biến động vì các nhà giao dịch vẫn chờ đợi Fed trước khi thực hiện bất kỳ động thái nào.
Lạm phát tại Anh đạt mức cao nhất trong 10 năm.
Dữ liệu CPI tháng 11 của Anh mới đây đưa ra con số là +5.1%, tăng cao so với dự đoán là 4.7%, CPI lõi đạt 4.0% cao hơn so với dự đoán trước là 3.7%.
Đây được coi là con số cao nhất trong 10 năm qua kể tháng tháng 9 năm 2011. Áp lực lạm phát gia tăng tại Anh đang đè nặng lên BoE khiến việc thực hiện chính sách kinh tế trở nên gấp rút.
Cặp tỷ giá GBP/USD ngay lập tức bật tăng 20 pips lên mốc 1.3262 sau khi báo cáo dữ liệu công bố, nhưng đã quay trở lại giao dịch quanh mốc 1.3244
Hạ viện Hoa Kỳ chấp thuận tăng nợ trần
Mới đây, Hạ viện Hoa Kỳ đã chấp thuận tăng trần nợ 2.5 nghìn tỷ USD thông qua cuộc bỏ phiếu liên bang.
Một lần nữa, điều này được ví như 1 cái lon bị đá xuống đường. Khi tới thời điểm quyết định, nó sẽ được thực hiện bằng cách này hay cách khác, và Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không bị vỡ nợ.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc trong tháng 11 tăng mạnh
- Tỷ lệ thất nghiệp trong dữ liệu tháng 11 của Trung Quốc đã tăng lên 5%
- Số giờ làm việc trung bình mỗi tuần giảm xuống 47.8 từ mức kỷ lục 48.6 vào tháng 10
- Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi 16-24 cũng nhích cao hơn, từ 14.2% lên 14.3%.
Nhận xét của ANZ (qua Bloomberg):
Tiêu thụ nội địa vẫn yếu với doanh số bán lẻ đáng thất vọng.
Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng đáng lo ngại. Các nhà chức trách nên cam kết hỗ trợ nhiều hơn và đưa ra tín hiệu mạnh mẽ hơn cho thị trường.
Lợi suất của Hoa Kỳ tăng nhẹ với kỳ hạn 2 năm đạt 1.00%
Lợi suất của Mỹ sẽ là tâm điểm chính trên các thị trường trong tuần này với việc Cục Dự trữ Liên bang cùng một loạt các ngân hàng trung ương khác bao gồm Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Nhật Bản tổ chức các cuộc họp chính sách trong tuần này.
Chỉ số giá sản xuất tăng 0.8% trong tháng 11, báo hiệu rằng lạm phát của Mỹ có khả năng sẽ vẫn ở mức cao vào năm 2022. Sau đó, với mức tăng gây sốc + 9.6% so với cùng kỳ năm trước, lợi suất của Mỹ dễ dàng tăng vượt quá kỳ vọng và đánh dấu mức tăng lớn nhất kể từ khi thay đổi lớn trong chỉ số trong năm 2009.
PPI tháng 11 của Mỹ đã giúp tỷ giá USD/JPY mở rộng hơn cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn hai năm và 10 năm công bố mức tăng lớn nhất trong khoảng một tuần. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm tăng từ 0.64% lên 0.66% và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng từ 1.42% lên 1.44%.
Các nhà phân tích tại Westpac chia sẻ: 'Fed dự kiến sẽ giữ lãi suất huy động vốn ở mức 0-0,25% nhưng sẽ tăng gấp đôi tốc độ giảm tốc độ mua trái phiếu để kết thúc quá trình vào tháng 3/2022, với việc giảm 30 tỷ USD mỗi tháng'.
'' Trong các dự báo hàng quý, lãi suất năm 2022 có khả năng xuất hiện 2 lần tăng lãi suất, trong khi dự báo lạm phát sẽ được nâng lên, GDP giảm nhưng tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi nhiều. ''
Chờ đợi gì cho cuộc họp FOMC tối nay?
Cuộc họp của Fed để tuyên bố chính sách tiền tệ sẽ được diễn ra vào tối hôm nay
• Powell đã loại bỏ từ 'tạm thời' đối với lạm phát và đã báo hiệu một đợt thắt chặt nhanh hơn có thể xảy ra.
• Mong đợi việc Fed dự kiến sẽ hoàn thành việc mua tài sản vào tháng 3, và do đó mở ra nhiều cơ hội cho các đợt tăng lãi suất vào năm 2022.
• Cuộc họp tháng 12 cũng sẽ chứng kiến các dự báo kinh tế được cập nhật với biểu đồ Dot plot được theo dõi chặt chẽ để xem liệu sự đồng thuận là cho một hay hai lần tăng vào năm 2022 và liệu có ai sẽ đặt bút vào ba lần tăng hoặc nhiều hơn hay không (tại cuộc họp trước, tỷ lệ bỏ phiếu chia đều cho một lần tăng vào năm 2022).
Kuroda nhận thấy khả năng lạm phát tiêu dùng sẽ tiếp cận 2%
Thống đốc BOJ Kuroda không đưa ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ sớm quay trở lại chính sách tiền tệ dễ dàng.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda cho biết có khả năng CPI có thể tăng 2%.
Điểm mấu chốt mà Thống đốc Kuroda đưa ra là:
"Nhưng điều mong muốn là nền kinh tế phục hồi ổn định và thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp, do đó dẫn đến tiền lương và lạm phát cao hơn. Chúng tôi sẽ kiên nhẫn duy trì chính sách cực kỳ dễ dàng để đạt được điều này vào ngày sớm nhất có thể".
Moody's cho biết các vụ vỡ nợ trái phiếu công ty Trung Quốc sẽ tiếp tục
Một báo cáo từ cơ quan xếp hạng Moody's cho biết.
• Các biện pháp hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc sẽ phần nào giảm bớt áp lực tái cấp vốn cho các công ty tài chính của chính quyền địa phương (LGFV)
• Chất lượng tín dụng sẽ tiếp tục phân hóa khi khả năng tiếp cận nguồn vốn có sự khác biệt giữa các công ty và các tỉnh, trong khi các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp của Trung Quốc sẽ tiếp tục
• Điều kiện tài trợ cho các công ty Trung Quốc sẽ suy yếu trong nửa đầu năm 2022, sau khi xấu đi trong quý 3 năm 2021
• Các vụ vỡ nợ trái phiếu đối với các công ty Trung Quốc sẽ tiếp tục vào năm 2022 do sự lo lắng về rủi ro gia tăng và khả năng tiếp cận nguồn vốn bị thắt chặt
Nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục cải thiện
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đưa ra nhận xét và dự báo sau khi công bố dữ liệu hoạt động “mờ nhạt” trong tháng 11
NBS nói:
• phục hồi kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
• Các chỉ số tháng 11 nằm trong phạm vi hợp lý.
• Kinh tế Trung Quốc cần tiếp tục cải thiện thêm.
• Thiếu hụt chất bán dẫn cho lĩnh vực ô tô đã giảm bớt.
Các hoạt động kinh tế ở Trung Quốc đã chậm lại trong tháng 11 do suy thoái ngành bất động sản và lượng tiêu dùng thấp.
Các hoạt động kinh tế ở Trung Quốc đã chậm lại trong tháng 11 do suy thoái ngành bất động sản và lượng tiêu dùng thấp. Các nhà phân tích dự báo tăng trưởng đầu tư tài sản cố định sẽ giảm để giảm mức đầu tư bất động sản. Giá nhà đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp. Doanh số bán lẻ được dự kiến cũng sẽ giảm xuống do sự bùng phát của Covid làm ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm trực tiếp. Tuy nhiên vẫn có những điểm sáng như: Sản lượng công nghiệp có khả năng tăng nhờ lượng cầu từ nước ngoài mạnh mẽ và và sự dỡ bỏ các quy định hạn chế sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp có thể giữ ở mức 4.9%.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng NZD giảm nhẹ sau phiên điều trần của Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand vào rạng sáng nay!
Đồng USD giảm nhẹ đầu phiên khi chỉ số DXY giảm 0.08% xuống 96.482.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.10% lên 1.1269.
- Cặp GBP/USD tăng 0.08% lên 1.3235.
- USD/JPY giảm nhẹ 0.01% xuống 113.69.
- Đồng NZD giảm nhẹ 0.07% xuống 0.6736 khi rạng sáng nay Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã có phiên điều trần trước Ủy ban Tài Chính và Chi tiêu ở Wellington.
Thặng dư dầu toàn cầu đã tăng trở lại và sẽ chỉ lớn hơn từ đây!
Thặng dư dầu toàn cầu đã tăng trở lại và sẽ chỉ lớn hơn từ đây. IEA cho biết trong báo cáo hàng tháng, hàng tồn kho có thể tăng với tốc độ 1.7 triệu thùng/ngày trong vài tháng đầu năm - và sẽ còn tăng hơn nữa - do sản lượng bổ sung từ OPEC +, Mỹ, Brazil và Canada. Điều này đã làm giảm dự đoán về lượng cầu. Giá dầu đã lao dốc.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 14/12: Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 2 liên tiếp sau khi số liệu PPI Mỹ đuợc công bố!
Trong khi Fed chuẩn bị kết thúc cuộc họp cuối cùng của năm, một báo cáo cho thấy lạm phát đang tăng nóng đã gây áp lực lên những cổ phiếu "đắt nhất" của thị trường chứng khoán Mỹ. Tâm lý thị trường nói chung trở nên tiêu cực do lo ngại rằng giá cả sản xuất và tiêu dùng tăng vọt sẽ gây áp lực buộc Fed phải hành động mạnh mẽ hơn.
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.75% xuống 4634.10
- Chỉ số Nasdaq 100 giảm 1.04% xuống 15914.90 điểm
Giá vàng giảm gần 20$ trong phiên hôm qua xuống $1769/oz
Giá dầu thô tại Mỹ giảm xuống sát mốc $70/thùng
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tiếp tục đà tăng của mình khi chỉ số DXY tăng 0.3%
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.2% xuống 1.1256
- Đồng Bảng Anh dao động quanh mốc 1.3227
- Cặp USD/JPY tăng 0.2% lên 113.74
Vàng tiếp tục gặp áp lực gần 1,770, chờ đợi cuộc họp Fed
Vàng hiện đang giảm 0.78% trong ngày xuống 1,772, trước đó chạm đáy ngày tại 1,765. Sự suy yếu của vàng là hậu quả của số liệu PPI tạo đà cho đồng đô la. Ngoài ra, triển vọng thắt chặt của Fed đang khiến giới đầu tư ngày càng xa lánh vàng. Thị trường sẽ tiếp tục đợi kết quả cuộc họp Fed tuần tới để có thêm xúc tác.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, các kháng cự quan trọng đang ở 1,780, và các đường MA 100/200 ngày quanh vùng 1,790. 1,770 sẽ là hỗ trợ vàng cần giữ.
Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ hậu PPI
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang chào phiên hôm nay trong sắc đỏ, sau khi số liệu PPI tăng nóng đã khiến sự lạc quan sau báo cáo CPI biến mất. Ngoài ra, một số nghiên cứu đáng lo ngại về chủng Omicron cũng có thể tác động lớn tới tâm lý rủi ro. Chỉ số Dow Jones giảm 0.07%. Chỉ số S&P 500 giảm 0.55% và chỉ số Nasdaq giảm 1%.
Trên thị trường tiền tệ, báo cáo PPI có vẻ như đã phục hồi chút sức mạnh của USD, khi chỉ số DXY đã hồi phục nhẹ lên 96.3 điểm. Nhìn chung, thị trường vẫn khá trầm lắng chờ đợi cuộc họp chính sách của Fed và ECB thứ Tư này:
- EUR tăng 0.14%
- GBP tăng 0.09%
- AUD giảm 0.22%
- NZD chưa có nhiều thay đổi
- JPY giảm 0.13%
- CHF tăng 0.15%
- CAD giảm 0.23%
Vàng giảm 0.9% xuống 1,770 và đang tiếp tục giằng co tại vùng hỗ trợ này. Dầu thô giảm gần 1% xuống $70.5/thùng. Bitcoin chưa có nhiều thay đổi tại 47,000. Dù giảm khá mạnh phiên hôm qua, đồng tiền ảo này cũng bắt được hỗ trợ là đường MA 200 ngày và hồi phục. Tâm điểm thị trường tiền ảo hôm nay thuộc về DogeCoin, khi đồng tiền này tăng hơn 20% nhờ việc Tesla cho phép thnh toán một số mặt hàng bằng DogeCoin.
Nam Phi: Những người đã mắc chủng Delta vẫn có thể tái mắc Omicron
Đây là nghiên cứu chi tiết đầu tiên về chủng Covid Omicron.
Phát hiện đầu tiên là tỷ lệ nhập viện với người trưởng thành giảm 29% so với đợt bùng dịch tháng 3/2020. Đây là điều tốt, nhưng điều này cũng chứng minh Omicron không nhẹ như nhiều người vẫn nói.
Về vắc xin, tỷ lệ nhập viện giảm 70% nếu đã tiêm đủ 2 mũi, so với 93% của chủng Delta. Tỷ lệ này giảm xuống 59% với những người 70-79 tuổi. Khả năng lây nhiễm với những người đã tiêm đủ 2 mũi giảm 33% (con số này ở Delta là 80%).
Hiệu quả kháng Omicron sau 2-4 tuần tiêm mũi 2 là 56%, sau 1-2 tháng là 37% và 3-4 tháng là 25%.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là những người đã mắc chủng Delta vẫn có tới 40% tái mắc Omicron.
Các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ suy yếu sau số liệu PPI tăng nóng
Số liệu PPI tháng Mười Một cao hơn kỳ vọng rất nhiều ở cả chỉ số cơ bản lẫn lõi, tăng lần lượt 0.8% và 0.7% MoM. Chỉ số PPI thành phẩm tăng 13.3% YoY, mức cao nhất kể từ tháng 8/1980.
Sau tin này, HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.6% trước giờ giao dịch. Ngoài ra, HĐTL Nasdaq cũng giảm tới 1.1% và HĐTL Dow Jones giảm 0.3%.
Các cổ phiếu công nghệ như Tesla và Nvidia đều đang suy yếu trước giờ mở cửa.
IMF có nhận định gì về triển vọng kinh tế Anh?
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP Anh được dự báo sẽ tăng 6.8% trong năm 2021 và 5% trong năm 2022. Ngoài ra, lạm phát sẽ chạm đỉnh tại mức 5.5% vào mua xuân năm sau, cộng với những hạn chế đã được áp đặt lại, tăng trưởng GDP quý I/2022 sẽ có đôi phần suy yếu.
Do vậy, IMF khuyên BoE nên bắt đầu thắt chặt hỗ trợ chính sách, và tập trung vào triển vọng 12-24 tháng tới, thay vì xu hướng Covid ngắn hạn.
Hiện tại GBPUSD đang tăng 0.16%, đã giảm nhẹ một chút sau báo cáo PPI tại Mỹ.
Số liệu PPI tại Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến
Trong tháng Mười Một, PPI Mỹ tăng 9.6% YoY (0.8% MoM), vượt kỳ vọng 9.2% (0.4% MoM). Đây đồng thời là mức tăng 1% so với con số của tháng trước. PPI lõi (bỏ thực phẩm và năng lượng) tăng 7.7% YoY (0.7% MoM), cũng vượt kỳ vọng 7.2% YoY (0.4% MoM).
Chỉ số DXY đang tiếp tục ở quanh mức 96.2 điểm sau tin.
Thủ tướng Anh cảnh báo về "sóng thần" Covid
Theo ông Boris Johnson:
- Số ca nhiễm sắp tăng rất mạnh
- Tỷ lệ nhập viện sẽ tăng cao
- Theo mô hình dự đoán, 200 nghìn ca/ngày là hoàn toàn có thể
Hiện tại, mỗi ngày Anh đang ghi nhận khoảng 50 nghìn ca nhiễm/ngày. GBPUSD đang tăng khoảng 0.28% lên 1.3250.
Thuốc viên COVID-19 thử nghiệm của Pfizer có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nhập viện
Pfizer tiết lộ những phát hiện từ hai nghiên cứu liên quan đến viên thuốc COVID-19 thử nghiệm của mình, Paxlovid
• Trong một nghiên cứu, Paxlovid đã không đạt được mục tiêu cuối cùng chính là giảm các triệu chứng ở 673 người lớn có nguy cơ phát triển biến chứng COVID-19 tiêu chuẩn.
• Nhưng tỷ lệ đã cho thấy, Paxlovid đã giảm tới 70% số ca nhập viện trong nhóm này
• Nghiên cứu thứ hai cho thấy điều trị có hiệu quả 89% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở những người không tiêm chủng
Đây là một kết quả hỗn hợp vì vậy các trường hợp Covid thực sự phụ thuộc vào cách điều trị sẽ được áp dụng trong tương lai. Nếu bệnh nhân mắc phải Covid, viên thuốc này có vẻ là một biện pháp ngăn chặn nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là viên thuốc Paxlovid dường như không cung cấp nhiều sự bảo vệ bổ sung cho những người được tiêm chủng và bị các triệu chứng nhẹ hơn.
Nhưng một chi tiết quan trọng mà Pfizer đã đề cập là Paxlovid sẽ duy trì hoạt động của nó khi chống lại omicron.
Chỉ số lạc quan cho doanh nghiệp nhỏ NFIB tháng 11 của Mỹ tăng nhẹ
Dữ liệu mới nhất do NFIB (Liên Đoàn Kinh Doanh Độc Lập Quốc Gia) phát hành - ngày 14/12/2021
Chỉ số lạc quan cho doanh nghiệp nhỏ NFIB tháng 11 của Mỹ tăng lên 98.4 so với 98.2 trong tháng 10.
Tuy nhiên, chỉ số không chắc chắn đã giảm thêm 4 điểm xuống 63 vào tháng trước trong khi kỳ vọng giảm 1 điểm xuống -38 xuống mức đáy kỷ lục trong 48 năm.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp nhỏ được cho là thất vọng về các khoản thuế, nhiệm vụ được đề xuất và sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
Nhìn vào áp lực chi phí, các doanh nghiệp nhỏ được cho là sẽ tăng giá hơn nữa vào tháng 11 với chỉ số tăng 6 điểm lên 59. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 10/1979. Cuộc khảo sát cũng cho thấy 54% doanh nghiệp có kế hoạch tăng giá thêm.
PBOC sẽ gia tăng tính linh hoạt của đồng Nhân Dân Tệ trong năm tới
Nhận xét của ngân hàng trung ương Trung Quốc
• Tạo môi trường tài chính, tiền tệ phù hợp để duy trì hoạt động kinh tế trong phạm vi hợp lý.
• Chính sách tiền tệ thận trọng vừa phải, sẽ linh hoạt nếu cần.
• Thanh khoản dồi dào.
Hiện tại, cặp tiền USD/CNY đang dao động quanh mốc 6.36, tiếp tục sụt giảm phiên thứ 3 liên tiếp.
Dữ liệu Sản xuất công nghiệp tháng 10 của Eurozone
Dữ liệu mới nhất do Eurostat phát hành - ngày 14/12/2021
Dữ liệu Sản xuất công nghiệp tháng 10 của Eurozone tăng nhẹ với +1.1% thấp hơn một chút so với kỳ vọng +1.2%. Tuy nhiên, chỉ số này đã có bước tiến mạnh mẽ khi so sánh với tháng 9 khi mà dữ liệu chỉ đạt được -0.2%.
Chỉ số Sản xuất công nghiệp cũng chứng kiến điều kiện tương tự, tăng nhẹ với +3.3% cao hơn kỳ vọng 0.3%.
Lý do cho dữ liệu Sản xuất khu vực đồng Euro tăng nhẹ là bởi vốn và hàng tiêu dùng tăng.
Vắc xin Pfizer bảo vệ 70% tác động trong làn sóng COVID-19 mới nhất của Nam Phi
Lưu ý ở đây là không phải tất cả các trường hợp được nghiên cứu đều liên quan đến biến thể omicron.
• Hai liều vắc xin Pfizer cung cấp 70% khả năng chống lại những triệu chứng nguy hiểm.
• Hai liều vắc xin Pfizer cung cấp 33% khả năng chống lại nhiễm Covid-19.
• Nghiên cứu cho thấy nguy cơ tái nhiễm trong làn sóng hiện tại cao hơn đáng kể so với trước đây.
Nghiên cứu được tiến hành bởi nhà quản lý bảo hiểm y tế tư nhân lớn nhất Nam Phi, Discovery Health. Đáng chú ý, số liệu này dựa trên hơn 211,000 trường hợp dương tính với COVID-19 - trong đó có khoảng 78,000 trường hợp được cho là do biến thể omicron. Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 15/11 đến ngày 7/12.
Do đó, điều này cho thấy hiệu quả của vắc xin chống lại Covid là chưa được tốt. Nhưng ít nhất nghiên cứu này cung cấp cách thức tổ chức y tế có thể đối phó trong giai đoạn đầu của Omicron.
Các nhà đầu tư kỳ vọng tâm lý rủi ro ổn định hơn sau khi có một đầu tuần không mấy ổn định.
Các nhà đầu tư kỳ vọng tâm lý rủi ro ổn định hơn sau khi có một đầu tuần không mấy ổn định.
Thị trường tiếp tục trong tâm thế chờ đợi các cuộc họp quan trọng của Ngân hàng Trung ương.
Sau thời gian mở cửa khá ổn định, một chút rủi ro đã xuất hiện vào thời điểm Phố Wall đóng cửa ngày hôm qua.
Đồng USD không có nhiều dao động so với giá mở cửa. Tỷ giá EUR/USD giảm nhẹ 0.01% xuống 1.1281. Đồng NZD cũng có dấu hiệu khởi sắc khi tăng 0.12% lên 0.6759.
Sự lo lắng đã lan ra trên diện rộng và vẫn còn kéo dài đến hôm nay.
Trong khi tâm lý rủi ro đang dần ổn định hơn, các nhà đầu tư vẫn giữ sự thận trọng trước cuộc họp của Fed vào ngày mai.