BlackRock: Dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít nhất 25bp từ giờ đến hết năm
Theo nhận định của Larry Fink, CEO BlackRock, Fed có thể cắt giảm lãi suất ít nhất 25bp từ giờ đến hết năm 2024. Động thái này hoàn toàn nằm trong dự đoán của ông, với mức cắt giảm có thể vào khoảng 25 - 50bp. Tuy nhiên, Fink lưu ý về tiềm ẩn rủi ro lạm phát, và lãi suất sau điều chỉnh sẽ không nới lỏng như dự báo.
Hiện tại, nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất 25bp vào tuần tới, ghi nhận tổng cắt giảm là 43bp từ giờ đến cuối năm 2024.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng 0.2% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số Dax (Đức): +0.2%
- HĐTL chỉ số FTSE (Anh): 0.2%
HĐTL Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi loạt sự kiện quan trọng sắp diễn ra trong những ngày tới. Đối với thị trường châu Âu, báo cáo lạm phát CPI và tăng trưởng GDP tại khu vực sẽ là những dữ liệu kinh tế đáng chú ý. Trong khi đó, thị trường Anh đang hướng trọng tâm vào thông báo kế hoạch ngân sách của chính phủ, được dự kiến công bố vào ngày mai.
GfK: Tâm lý người tiêu dùng Đức ghi nhận sự cải thiện trong tháng 11
- Trước đó: -21.2
- Dự báo: -20.5
- Thực tế: -18.3
Bất chấp những lo ngại xoay quanh nền kinh tế, niềm tin của người tiêu dùng Đức đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Cả kỳ vọng về thu nhập và xu hướng chi tiêu đều ghi nhận cải thiện trong 2 tháng liên tiếp. Tuy nhiên, các chuyên gia GfK nhận định chỉ số này vẫn đang ở mức rất thấp so với dữ liệu lịch sử. GfK nhấn mạnh rằng:
- "Niềm tin tiêu dùng của Đức vẫn đang duy trì ở mức thấp. Người tiêu dùng Đức vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ nhiều yếu tố bất ổn như khủng hoảng địa chính trị, chiến tranh và lạm phát cao. Những yếu tố tích cực như tăng trưởng thu nhập thực tế chưa thể phát huy đầy đủ tác dụng. Làn sóng doanh nghiệp phá sản gia tăng, cùng với kế hoạch cắt giảm việc làm và di dời sản xuất ra nước ngoài cũng đang cản trở đà phục hồi mạnh mẽ hơn trong niềm tin tiêu dùng."
JPY chật vật phục hồi trong ngày do sự không chắc chắn về triển vọng chính sách BoJ
Đồng JPY nhận được động lực tăng tích cực sau dữ liệu công bố vào thứ Ba cho thấy thị trường lao động thắt chặt hơn. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato một lần nữa khơi dậy lo ngại về khả năng chính phủ can thiệp, từ đó hỗ trợ cho đồng JPY và đẩy cặp USD/JPY thoái lui khỏi đỉnh 3 tháng được chạm vào thứ Hai. Tuy nhiên, những hoài nghi về khả năng BoJ có tiếp tục tăng lãi suất hay không đang khiến những nhà đầu cơ JPY tỏ ra thận trọng.
Thực tế, lãnh đạo Đảng Dân chủ vì Nhân dân Nhật Bản (DPP), ông Yuichiro Tamaki, đã phản đối việc BoJ tăng lãi suất thêm nữa. Thêm vào đó, tâm lý tích cực trên toàn thị trường đang hạn chế đà tăng của JPY như một tài sản trú ẩn, kết hợp với nhu cầu mua USD lớn hơn đang gây áp lực lên cặp USD/JPY. Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi cuộc họp chính sách quan trọng của BoJ vào cuối tuần này và loạt dữ liệu kinh tế Mỹ trong tuần này để có thêm manh mối về hướng đi tiếp theo của cặp tỷ giá.
Mỹ được cho là đã từ chối thay đổi ngôn từ khi thảo luận về vấn đề độc lập của Đài Loan
Reuters đưa tin rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thay đổi ngôn từ mà ông Biden sử dụng khi thảo luận về lập trường của mình về vấn đề độc lập của Đài Loan. Yêu cầu này được đưa ra vào năm ngoái, khi Trung Quốc muốn Hoa Kỳ nói rõ rằng họ "phản đối Đài Loan độc lập" thay vì đề cập rằng họ "không ủng hộ Đài Loan độc lập".
Theo một số nguồn tin, mặc dù Mỹ có đề cập rằng họ "không ủng hộ Đài Loan độc lập", nhưng họ vẫn duy trì quan hệ không chính thức với hòn đảo này và là bên ủng hộ quan trọng nhất cũng như là nhà cung cấp vũ khí của họ.
Mỹ khả năng sẽ không thay đổi ngôn từ để xoa dịu Trung Quốc. Nếu Mỹ thay đổi, chắc chắn Bắc Kinh sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên Đài Loan.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Sẽ chỉ có một quyền chọn EUR/USD ở mức 1.0800. Hợp đồng này có thể hạn chế biến động tỷ giá trong phiên giao dịch tới.
Đường MA 200 giờ, hiện đang ở mức 1.0820, đóng vai trò là mức trần, trong khi đường MA 100 giờ tại mức 1.0803 cung cấp mức hỗ trợ ở phía dưới.
Lịch kinh tế phiên Âu sắp tới có gì đáng chú ý?
Trong phiên giao dịch sắp tới, không có nhiều thông tin kinh tế thực sự tác động đến tâm lý giao dịch.
- 13:00 - Tâm lý người tiêu dùng GfK của Đức trong tháng 11
- 16:30 - Phê duyệt thế chấp và dữ liệu tín dụng của Anh trong tháng 9
Lưu ý: Đây là một tuần quan trọng trong lịch báo cáo thu nhập
Chúng ta sẽ có 5/7 công ty trong nhóm Mag7 báo cáo thu nhập trong tuần này. Alphabet sẽ là công ty đầu tiên. Sau đó, ngày mai, chúng ta sẽ đến với Microsoft và Meta. Và vào thứ năm, sẽ là Apple và Amazon.
Mặc dù có nhiều dữ liệu lớn khác tác động đến tâm lý thị trường, báo cáo thu nhập ở trên cũng sẽ là yếu tố quyết định tác động đến cổ phiếu trong tuần.
Vương quốc Anh được cho là đã sẵn sàng khởi động lại cuộc đối thoại thương mại quan trọng với Trung Quốc
Một trong những cuộc đối thoại thương mại quan trọng giữa Anh và Trung Quốc là Ủy ban Kinh tế và Thương mại Chung (JETCO). Mục đích của cuộc đối thoại này là tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước nhưng đã bị chính phủ Anh trước đó đóng băng sau các hành động của Trung Quốc đối với Hồng Kông vào năm 2022.
Hiện tại, có thông tin cho rằng chính phủ Anh đương nhiệm "sẵn sàng" xem xét lại cuộc đối thoại thương mại "nếu có thể hợp tác với Trung Quốc". Theo Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Jonathan Reynolds, họ sẽ thực hiện việc này theo các điều kiện mà Vương Quốc Anh đặt ra, thay vì phụ thuộc vào điều kiện của phía Trung Quốc.
Bản tin FX Châu Á-Thái Bình Dương: Thị trường ngoại hối biến động nhẹ trong phiên Á
Phiên giao dịch tại Châu Á hôm nay khá yên tĩnh.
Dữ liệu xác nhận thị trường lao động thắt chặt ở Nhật Bản, một số lập luận cho rằng điều này báo hiệu tốt cho việc tăng lương. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản đã ở mức thấp trong nhiều năm trước khi tiền lương bắt đầu tăng.
Có vẻ như Thủ tướng Ishiba đang đàm phán với Đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPP) để tham gia liên minh LDP/Komeito. Người đứng đầu DPP, Yuichiro Tamaki cho biết ông muốn BoJ ngừng tăng lãi suất.
Tỷ giá USD/JPY đã giảm nhẹ trong phiên giao dịch và ở mức khoảng 153.00 vào thời điểm viết bài.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato: Cần theo dõi chặt chẽ các biến động trên thị trường FX
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato cho biết:
- Sẽ không bình luận về tỷ giá hối đoái
- Quan trọng là đồng tiền phải di chuyển theo cách ổn định và phản ánh các yếu tố cơ bản
- Theo dõi chặt chẽ các biến động trên thị trường FX, bao gồm cả những động thái do các nhà đầu cơ thúc đẩy, với tinh thần cảnh giác cao hơn
Bitcoin vượt mức 71,000 USD
Bitcoin đã vượt 71,000 USD, chạm mức đỉnh tại 71,500 USD.
Đồng tiền này hiện đang ở mức 71,270 USD:
Chủ tịch Đảng DPP Tamaki: BoJ nên tránh những thay đổi lớn về chính sách ở thời điểm hiện tại
Chủ tịch Đảng DPP Tamaki cho biết
- BoJ nên tránh thay đổi chính sách lớn ngay bây giờ vì tiền lương thực tế vẫn không thay đổi
- Nếu chắc chắn rằng mức tăng trưởng tiền lương sẽ vượt quá 4% tại các cuộc đàm phán tiền lương vào năm tới, BoJ có thể xem xét lại chính sách tiền tệ
- Muốn các nhà hoạch định chính sách xem xét kỹ lưỡng xem tiền lương thực tế có chuyển biến tích cực ổn định trong việc định hướng chính sách tài khóa, tiền tệ hay không
USD/JPY chạm đáy trong phiên giao dịch:
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba được cho là đang tìm kiếm một liên minh với Đảng DPP
Khi bước vào cuộc bầu cử, Đảng LDP cầm quyền kết hợp với đối tác liên minh Komeito (giúp hai đảng này chiếm đa số ở thượng viện) đã nắm giữ 288 ghế ở hạ viện.
Theo số liệu hiện tại, LDP có 191 ghế, Komeito có 24 ghế, tương đương với 215 ghế, thấp hơn nhiều so với số ghế cần thiết để có được đa số là 233 ghế.
Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản là đảng đối lập lớn nhất, họ đã tăng số ghế nắm giữ lên 148 (trước đó là 91 ghế).
Hai đảng đối lập nhỏ hơn, Nippon Ishin no Kai (có 38 ghế, từ 43 ghế trước đó) hoặc Đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPP) (có 28 ghế, từ 7 ghế trước đó) có vẻ như sẽ là đối tác hợp lý để LDP/Komeito đạt được 233 ghế. Vì vậy, một số nguồn tin cho rằng Ishiba sẽ tìm cách đưa DPP vào liên minh.
Đối với đồng yên và BoJ, DPP có thể yêu cầu một số loạt cứu trợ chi phí sinh hoạt liên quan đến việc tăng lãi suất chậm hơn. Khi bước vào cuộc bầu cử, DPP có vẻ ủng hộ việc tăng lãi suất, nhưng đó là trong bối cảnh họ muốn nhận được phiếu bầu. Hiện tại, nếu họ trở thành liên minh trong chính phủ, họ sẽ phải chịu trách nhiệm với các quyết định.
Đồng yên được hỗ trợ sau tin tức này, USD/JPY hiện giảm 0.21% trong phiên giao dịch hôm nay:
Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 của Nhật Bản thấp hơn dự kiến
Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 của Nhật Bản ở mức 2.4%, dự kiến: 2.5%.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1283
- Dự kiến: 7.1271
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1266
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 28.10: Chứng khoán Mỹ "thăng hoa" chờ đợi báo cáo kết quả kinh doanh của Big Tech, Lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục vượt đỉnh trong 3 tháng, Vàng "tạm nghỉ" sau đà tăng mạnh của tuần trước
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa cao hơn vào thứ Hai trước một tuần bận rộn với báo cáo kết quả kinh doanh từ các công ty vốn hóa lớn và cuộc bầu cử tổng thống ngày 5 tháng 11 đang tới gần. Chỉ số S&P 500 tăng 15.4 điểm, tương đương 0.27%, lên 5,823.52. Trong khi Nasdaq Composite tăng 48.58 điểm, tương đương 0.26%, lên 18,567.19. Chỉ số Dow Jones tăng 273.17 điểm, tương đương 0.65%, lên 42,387.57. Sự tích cực trong chỉ số chứng khoán Mỹ diễn ra khi phố Wall tập trung vào báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty trong tuần tới với khoảng 169 công ty S&P 500 dự kiến sẽ công bố báo cáo. Trong số các công ty công bố báo cáo bao gồm Mag7 - các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn đã đưa chứng khoán Mỹ lên đỉnh. Alphabet, Meta Platforms và Apple đều tăng trước khi công bố báo cáo kết quả kinh doanh tuần này. Tuần trước, Nvidia đã vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới. S&P 500 đã đạt 15 mức đỉnh mới trong 52 tuần trong khi Nasdaq Composite ghi nhận 101 mức đỉnh mới. Dữ liệu kinh tế công bố trong tuần này sẽ rất quan trọng để đánh giá chính sách của Fed, đáng chú ý nhất là dữ liệu PCE phát hành vào Thứ năm, thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Trọng tâm cũng sẽ là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với việc thị trường đang định giá một chiến thắng dành cho Trump, mặc dù cuộc bầu cử dự kiến sẽ rất sít sao.
- Dow Jones +0.65%
- S&P 500 +0.27%
- Nasdaq +0.26%
Trên thị trường FX, DXY suy yếu nhẹ, JPY chạm đáy trong 3 tháng. Đồng yên đã suy yếu mạnh vào đầu tuần, chạm đáy trong 3 tháng với việc Đảng LDP đã không thể giành được đa số trong cuộc bầu cử Nhật Bản hôm Chủ Nhật. Mặc dù vẫn giữ được nhiều ghế hơn phe đối lập chính, Đảng CDP, Đảng LDP đã không đảm bảo được đa số 233 ghế cần thiết trong Quốc hội gồm 465 thành viên, ngay cả khi đối tác liên minh của đảng này là Komeito có 24 ghế. Điều này làm thúc đẩy USD/JPY khi các nhà đầu tư lo ngại kết quả bầu cử có thể khiến BoJ chậm lại trong tiến trình tăng lãi suất. USD/JPY đã chạm đỉnh 153.87 trong phiên, tuy nhiên đã giảm lại mức 153.27 kết phiên, ghi nhận mức tăng 0.68%. Động thái lớn tiếp theo là AUD/USD, có một ngày giảm và tăng rồi lại giảm, đóng cửa gần mức đáy, ghi nhận mức sụt giảm 0.30%.
- Chỉ số DXY -0.01%
- EURUSD +0.17%
- GBPUSD +0.15%
- AUDUSD -0.28%
- NZDUSD +0.05%
- USDJPY +0.68%
- USDCHF -0.15%
- USDCAD +0.01%
Đợt tăng giá kỷ lục của Vàng đã tạm dừng vào thứ Hai, khi lợi suất TPCP Mỹ và USD chiếm ưu thế, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này để có manh mối về triển vọng lãi suất của Fed. Giá Vàng giảm 0.2% xuống còn 2,742.49 USD/ounce. Lợi suất 10y tăng lên mức đỉnh trong ba tháng. Chỉ số DXY đang trên đà đạt tháng tốt nhất kể từ 4/2022, khiến vàng kém hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng vào thứ Hai sau khi đạt mức đỉnh trong ba tháng vào tuần trước. Lợi suất 10y tăng 4 bps lên 4.274%, mức đỉnh kể từ tháng 7 năm 2024. Trong khi đó, lợi suất 2y cũng tăng khoảng 3 bps lên 4.131%. Dầu giảm mạnh vào thứ Hai, ngày tồi tệ nhất trong hơn hai năm sau khi các cơ sở năng lượng của Iran không bị hư hại sau các cuộc không kích của Israel vào cuối tuần. Hôm thứ Bảy, Israel đã tấn công các cơ sở quân sự của Iran tại ba tỉnh để đáp trả việc Tehran phóng tên lửa đạn đạo vào Israel vào ngày 1 tháng 10, tuy nhiên thiệt hại không mấy đáng kể. Dầu thô WTI giảm 3.67 USD, tương đương 5.13%, xuống 67.94 USD/thùng.
Cổ phiếu Alphabet giảm sau tin tức Meta phát triển công cụ tìm kiếm AI để cạnh tranh với Google
Cổ phiếu Alphabet giao dịch quanh 168.75 USD đầu phiên và test đường MA100 ngày tại 168.79 USD. Phe bán sau đó đã đẩy giá xuống thấp hơn, chạm đáy tại 165.81 USD.
Tin tức cho biết Meta có thể đã phát triển một công cụ tìm kiếm AI, giúp giảm sự phụ thuộc vào Google, đã khiến giá cổ phiếu lao dốc, hiện cổ phiếu này đang giao dịch quanh 168.16 USD. Với đường MA100 ngày đóng vai trò là ngưỡng kháng cự vào đầu phiên hôm nay, xét về mặt phân tích kỹ thuật, hành động giá sẽ thúc đẩy phe bán tham gia vào thị trường mạnh hơn.
Scotiabank: EUR/USD phục hồi sau khi các quan chức ECB "dập tắt" tin đồn về việc cắt giảm lãi suất mạnh tay
EUR/USD đã giảm trở lại mức 1.07 vào đầu phiên Á trước khi lên quanh 1.08.
Shaun Osborne, chiến lược gia về ngoại hối của Scotiabank lưu ý: “Bình luận từ thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Wunsch, cùng với một loạt phản đối việc tăng tốc độ cắt giảm lãi suất gần đây, đã thúc đẩy đồng EUR tăng cao hơn.”
GBP/USD tăng vọt lên 1.300 khi đồng USD tiếp tục suy yếu
GBP/USD giữ vững vị thế và kéo dài đà tăng lên 1.3000 vào phiên hôm nay. Sau đà tăng tuần trước, đồng USD đang vật lộn để tìm kiếm nhu cầu khi tâm lý risk-off được cải thiện vào thứ Hai, cho phép cặp tiền này tăng cao hơn.
CEO của JPMorgan Jamie Dimon: Nền kinh tế Mỹ vẫn đang bùng nổ
Jamie Dimon đã nhấn mạnh nhiều nhiều lần về vấn đề lạm phát trong suốt năm qua, mặc dù thực tế diễn biến không hoàn toàn như ông dự đoán. Tuy nhiên, với việc lợi suất tăng trở lại, ông đang thu hút nhiều sự chú ý hơn. Hiện tại, ông cho rằng "lạm phát có thể không hạ nhiệt nhanh như kỳ vọng".
Chỉ số sản xuất kinh doanh tháng 10 của Fed Dallas cải thiện so với tháng trước
- Chỉ số sản xuất kinh doanh tháng 10 của Fed Dallas: -3
- Trước đó: -9
- Thành phẩm: +14.6, trước đó: -3.2
- Đơn hàng mới: - 3.7, trước đó: -5.2
- Việc làm: -5.1, trước đó: +2.9
- Triển vọng: -3.3, trước đó: -6.4
- Giá mua cho nguyên liệu thô: +16.3, trước đó: +18.2
- Giá bán: +7.4, trước đó: +8.4
- Tiền lương: +23.5, trước đó: +18.5
Khảo sát của Reuters: BoE dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tuần tới nhưng động thái vào tháng 12 vẫn chưa chắc chắn
Cả 72 nhà kinh tế được Reuters khảo sát đều dự đoán Ngân hàng Trung ương Anh sẽ hạ lãi suất xuống 4.75% vào tuần tới nhưng diễn biến tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 19 tháng 12 vẫn chưa chắc chắn.
Trong số 72 người, có 46 nhà kinh tế dự đoán BoE sẽ không có thay đổi lãi suất vào cuộc họp tháng 12 và 26 người dự đoán cắt giảm. Phần lớn kỳ vọng giữ nguyên lãi suất trái ngược với dự đoán trên thị trường - 82% cho rằng BoE cắt giảm lãi suất vào tháng 12.
Hôm nay, GBP/USD tăng 25 pip lên mức 1.2984.
Chứng khoán Mỹ: Ngành công nghệ dẫn đầu đà tăng, lĩnh vực năng lượng gặp khó khăn
Ngành công nghệ phiên hôm nay ghi nhận đà tăng ấn tượng, ở cả mảng điện tử tiêu dùng và chất bán dẫn. Apple (AAPL) tăng 1.23%, phản ánh niềm tin mạnh mẽ của nhà đầu tư. Nvidia (NVDA) cũng ghi nhận đà tăng tích cực 0.56%, cho thấy sự quan tâm của thị trường đối với cổ phiếu chất bán dẫn. Trong khi đó, Advanced Micro Devices (AMD) tăng vọt 1.48%, cho thấy vị thế vững chắc của công ty.
Ngược lại, ngành năng lượng đang đối mặt với nhiều thách thức. ExxonMobil (XOM) giảm 2.03%, cho thấy tâm lý bi quan, có thể là do tin tức trên thị trường hiện tại hoặc do giá dầu giảm. ConocoPhillips (COP) và Chevron (CVX) cũng sụt giảm mạnh, cho thấy những thách thức rộng hơn của ngành.
Tâm lý trên thị trường hiện nay khá lạc quan trong lĩnh vực công nghệ và ngành dịch vụ truyền thông dường như cũng được hưởng lợi từ tâm lý tích cực này, với Google (GOOG) tăng 2.01% và Meta (META) tăng 1.66%.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào đầu tuần trước loạt báo cáo kết quả kinh doanh của nhóm "Magnificent Seven"
Chứng khoán Hoa Kỳ tăng vọt vào thứ Hai khi các nhà đầu tư chờ đợi loạt báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ vốn hóa lớn để tiếp tục đưa Nasdaq lên mức đỉnh mới vào tuần này, trong đó 5/7 công ty "Magnificent Seven" – Alphabet, Microsoft, Meta Platforms, Amazon và Apple – dự kiến sẽ báo cáo lợi nhuận quý 3. Bên cạnh đó, tình hình địa chính trị đang dịu đi cũng hỗ trợ tâm lý risk-on.
Chỉ số S&P 500 nhích 0.5%, chỉ số Dow Jones tăng 290 điểm, tương đương 0.7%, chỉ số Nasdaq cũng tăng 0.7%.
Giá vàng phục hồi lên 2739 USD/oz
Giá vàng sụt giảm và đã chạm đáy quanh 2725 US/oz trong phiên hôm nay khi nhu cầu về tài sản trú ẩn như vàng sụt giảm do căng thẳng địa chính trị lắng xuống và dường như đồng USD được hưởng lợi nhiều hơn khi cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ đến gần.
Bitcoin chạm mốc 69,000 USD
BTC/USD đã chạm mốc 69,000 trong phiên hôm nay khi cuộc bầu từ tổng thống Hoa Kỳ đến gần và những đặt cược về khả năng ông Trump giành chiến thắng ngày càng tăng.
Theo dữ liệu của Polymarket, tỷ lệ đặt cược ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới đã vượt mức 66.3% trên thị trường tiền điện tử vào ngày 28 tháng 10 .
DXY mất đà trước một tuần dự là có nhiều biến động mạnh
Chỉ số DXY khởi đầu tuần không mấy suôn sẻ khi nhà đầu tư chuẩn bị cho một tuần đầy biến động. Dữ liệu GDP của Hoa Kỳ trong quý 3, chỉ số PCE và báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (NFP) đều sẽ được công bố trong những ngày tới. Tuy nhiên, xu hướng chung của đồng USD vẫn tích cực khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất mạnh tay.
Loạt dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ và dự đoán rằng cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 11, với các chính sách của ông, đang đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ lên cao và củng cố sức mạnh của đồng USD.
Rabobank: Kamala Harris hay Donald Trump?
Philip Marey, Chuyên viên phân tích cấp cao về Mỹ của Rabobank, lưu ý rằng chỉ còn một tuần nữa là đến cuộc bầu cử, nhưng sự ủng hộ dành cho bà Harris trong các cuộc thăm dò đang giảm dần:
- Nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể sẽ dẫn đến việc áp dụng các loại thuế quan chung và thậm chí mức thuế quan cao hơn đối với Trung Quốc. Với sự ủng hộ từ Quốc hội, ông dự định sẽ cắt giảm thuế, bãi bỏ quy định đối với nền kinh tế và giảm lượng người nhập cư.
- Nhiệm kỳ tổng thống của Harris sẽ là sự tiếp nối các chính sách của Biden với việc áp dụng thuế quan có mục tiêu đối với Trung Quốc, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và cố gắng cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, đồng thời tăng thuế đối với người giàu và các tập đoàn. Tuy nhiên, hai kế hoạch chính sách mới cụ thể của Harris tập trung vào việc ngăn chặn việc tăng giá trong ngành công nghiệp thực phẩm và giải quyết tình trạng thiếu hụt nhà ở.
- Các mô phỏng với mô hình kinh tế lượng vĩ mô cho thấy chương trình thuế quan của Trump sẽ dẫn đến lạm phát tăng trở lại. Điều này có thể khiến Fed ngừng chu kỳ cắt giảm lãi suất. Ngược lại, các chính sách của Harris sẽ dẫn đến việc lạm phát tiếp tục giảm xuống mục tiêu 2% của Fed và cho phép Fed tiếp tục chu kỳ cắt giảm lãi suất vào năm tới.
Cập nhật thị trường phiên châu Âu: Đà tăng của USD/JPY tiếp tục suy yếu
Tin tức:
- Doanh số bán lẻ tại Anh suy yếu trở lại trong tháng 10
- Lịch kinh tế tuần này có gì đáng chú ý?
- Cập nhật kỳ vọng chính sách hàng tuần của thị trường đối với các NHTW lớn trên thế giới
- SNB: Tổng tiền gửi không kỳ hạn giảm trở lại trong tuần trước
- Quốc hội Nhật Bản dự kiến triệu tập một phiên họp đặc biệt để bầu ra Thủ tướng mới
Thị trường:
- EUR tăng mạnh nhất, JPY suy yếu nhất trong ngày.
- Chứng khoán châu Âu tăng điểm; HĐTL S&P 500 tăng 0.5%.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 2.5 điểm cơ bản lên 4.256%.
- Giá vàng giảm 0.6% xuống $2,731.59.
- Giá dầu thô WTI giảm 5.7% xuống $67.65.
- Giá Bitcoin tăng 2.8% lên $68,660.
Tâm điểm chú ý của thị trường ngoại hối là đồng JPY, khi đồng tiền này tăng mạnh sau cuộc bầu cử cuối tuần.
Đảng LDP cầm quyền của Nhật Bản đã mất vị thế đa số tuyệt đối tại Hạ viện, làm dấy lên lo ngại về việc BoJ có thể thay đổi lộ trình bình thường hóa chính sách. Vị trí của Thủ tướng Ishiba cũng đang suy yếu sau kết quả bầu cử.
USD/JPY mở cửa tăng mạnh lên mức153.23 trong phiên Châu Âu. Nhưng khi tâm lý nhà đầu tư trở nên bình tĩnh trở lại, các nhà giao dịch dần nhận ra rằng bối cảnh chính trị của Nhật Bản có thể sẽ không thay đổi nhiều - ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Điều đó khiến USD/JPY giảm xuống khoảng 152.60, khiến đà tăng trong ngày suy yếu
Lợi suất trái phiếu tăng cao tiếp tục là tâm điểm chú ý của thị trường, hỗ trợ cho USD/JPY và đồng USD. EUR/USD dao động quanh mức 1.0790-00 trước khi tăng nhẹ lên 1.0815, và vẫn bị kìm hãm bởi đường MA200 giờ ở mức 1.0825.
Thị trường chứng khoán tăng điểm khi căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt sau những diễn biến cuối tuần qua. Giá dầu giảm gần 6% và đang hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Doanh số bán lẻ tại Anh suy yếu trở lại trong tháng 10
- Theo khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp Anh (CBI), chỉ số doanh số bán lẻ của Anh đã giảm xuống mức -6 trong tháng 10 (Trước đó: +4)
Sau một thời gian ngắn phục hồi trong tháng 9, doanh số bán lẻ tại Anh đã quay trở lại vùng tiêu cực trong tháng 10. Mặc dù mức giảm là không đáng kể, nhưng đây không phải là khởi đầu tốt cho quý IV, thường được coi là một trong những mùa mua sắm sôi động nhất trong năm.
Commerzbank: Bất ổn chính trị đã lan tới Nhật Bản
Theo Volkmar Baur, chuyên viên phân tích của Commerzbank, Ishiba Shigeru đã được coi là vị cứu tinh cách đây một tháng. Sau khi các vụ bê bối và sự bất mãn của công chúng buộc người tiền nhiệm Fumio Kishida phải từ chức, Ishiba - một nghị sĩ ít tiếng tăm - đã được đưa vào để "thanh lọc" đảng cầm quyền và lấy lại niềm tin của công chúng. Giờ đây, ông phải đối mặt với khả năng có một trong những nhiệm kỳ thủ tướng ngắn nhất trong nhiều thập kỷ:
- Đảng LDP và đối tác liên minh lâu năm, Komeito, đã mất vị thế đa số tại Hạ viện. Không rõ chính phủ sẽ được thành lập như thế nào trong những tuần tới, nhưng nhiều khả năng quy trình bầu cử sẽ cho phép thành lập chính phủ thiểu số - với việc thủ tướng được chỉ định sẽ chỉ cần được sự ủng hộ đa số trong vòng bỏ phiếu thứ hai. Tuy nhiên, cũng không rõ liệu Ishiba có bị buộc phải từ chức do kết quả bầu cử thảm hại đối với LDP hay không và liệu một liên minh các đảng đối lập có được thành lập để tạo thành vị thế đa số mà không có LDP hay không.
- JPY đã suy yếu đáng kể so với USD vào sáng nay và có thể tiếp tục như vậy trong suốt thời gian bất ổn chính trị. Việc BoJ tăng lãi suất tại cuộc họp vào thứ Năm hiện có vẻ rất khó xảy ra, và tình hình bất ổn chính trị ở Mỹ có thể xuất hiện vào tuần tới. Các quyết định chính sách của tân tổng thống Mỹ có thể ảnh hưởng đến Nhật Bản với tư cách là một quốc gia xuất khẩu, hiện phải đối mặt với một môi trường chính trị khiến các phản ứng mang tính chiến lược trở nên bất khả thi.
- Tuy nhiên, về trung hạn, một chính phủ thiểu số hoặc một liên minh đa đảng không ổn định có thể tích cực theo đối với JPY. Một chính phủ như vậy có khả năng sẽ theo đuổi các chính sách dân túy, tăng chi tiêu tài khóa. Trong trường hợp này, BoJ có thể buộc phải tăng lãi suất mạnh mẽ hơn.
USD/JPY tiếp tục điều chỉnh trong phiên
Đà tăng của USD/JPY khi mở cửa là do kết quả cuộc bầu cử tại Nhật Bản. Biểu đồ ở khung thời gian 1 giờ cho thấy phe mua vẫn đang kiểm soát thị trường, giữ vững vị thế trên đường MA 100 giờ (đường màu đỏ). Mức hỗ trợ gần nhất hiện tại là 152.13.
Đà tăng mạnh khi mở cửa của các cặp tiền liên quan tới JPY chủ yếu là do các nhà giao dịch đánh giá"sự không chắc chắn" của kết quả bầu cử Hạ viện Nhật Bản, khi mà vị trí của Thủ tướng Ishiba cũng đang bị lung lay.
Tuy nhiên, bối cảnh chính trị có thể sẽ không thay đổi nhiều và hiện tại, Ishiba có thể vẫn sẽ tiếp tục nắm quyền sau cuộc bỏ phiếu sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 11 tháng 11. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Komeito vẫn có khả năng thành lập một liên minh với sự giúp đỡ của các đảng nhỏ hơn.
Bức tranh chính trị tổng thể sẽ không có nhiều thay đổi, mặc dù cử tri ngày càng thất vọng hơn.
ING: Đồng USD sẽ đi ngang quanh ngưỡng 104-105.00 trong tuần này
Theo Chris Turner, chuyên viên phân tích của ING, chỉ số DXY đã trở lại mức đỉnh đầu tháng 8 và thị trường có lẽ đã quên rằng Fed đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng với việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản đầy bất ngờ vào tháng 9:
- Tuần này sẽ thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu việc làm, dữ liệu giá cả và cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh tế với dữ liệu GDP sơ bộ quý III của Mỹ vào thứ Tư. Về việc làm, dữ liệu JOLTs vào thứ Ba và báo cáo bảng lương tháng 10 vào thứ Sáu có thể thấp hơn một chút so với dự báo - mặc dù bão có thể là yếu tố chính dẫn tới điều này và các nhà đầu tư có thể không phản ứng thái quá với số liệu yếu kém."
- Về dữ liệu giá cả, PCE lõi tháng 9 được công bố vào thứ Năm, có thể tăng 0.3% so với tháng trước. Và khi nói đến hoạt động kinh tế nói chung, hầu hết đều kỳ vọng Mỹ sẽ công bố tăng trưởng GDP rất khả quan ở mức trên 3% vào thứ Năm, nhờ xu hướng tiêu dùng mạnh mẽ. Mặc dù chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc Fed cắt giảm lãi suất thêm hai lần trong năm nay, nhưng dữ liệu tuần này có thể không thay đổi đáng kể định giá thị trường với 39 điểm cơ bản sẽ được nới lỏng rong năm nay.
- Có vẻ như việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng trong tháng 10 phần lớn là do kỳ vọng tăng trưởng và lãi suất, chứ không phải lo ngại về tài khóa. Và chúng tôi cho rằng Bộ Tài chính Hoa Kỳ muốn giữ thái độ im lặng với thông báo về trái phiếu Kho bạc trước cuộc bầu cử vào tuần tới. Chỉ số DXY có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong phạm vi 104-105.
Lịch kinh tế tuần này có gì đáng chú ý?
- Thứ Hai sẽ là một ngày yên ắng trên thị trường ngoại hối khi mà không có sự kiện kinh tế quan trọng nào được lên lịch. Nhà đầu tư cần lưu ý rằng việc đổi sang giờ mùa đông tại châu Âu có thể ảnh hưởng đến lịch kinh tế Thống đốc BoC Tiff Macklem sẽ có bài phát biểu về nền kinh tế Canada tại Hội nghị Thượng đỉnh The Logic ở Toronto vào thứ Hai. Nhiều khả năng ông sẽ nhắc lại những tuyên bố gần đây của mình.
- Thứ Ba, Mỹ sẽ công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng và việc làm mới JOLTs.
- Vào thứ Tư, Úc công bố dữ liệu lạm phát, trong khi Mỹ công bố thay đổi việc làm ADP, GDP sơ bộ hàng quý và doanh số bán nhà hàng tháng.
- Thứ Năm, Nhật Bản sẽ công bố quyết định chính sách tiền tệ cùng với báo cáo triển vọng của BoJ. Khu vực Eurozone sẽ công bố dữ liệu lạm phát, và Canada sẽ công bố dữ liệu GDP hàng tháng. Đối với Mỹ, các dữ liệu quan trọng bao gồm chỉ số PCE lõi hàng tháng, chỉ số chi phí lao động hàng quý và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
- Thứ Sáu, Thụy Sĩ công bố dữ liệu lạm phát và Mỹ công bố một loạt dữ liệu quan trọng: dữ liệu NFP, thu nhập trung bình mỗi giờ hàng tháng, tỷ lệ thất nghiệp và PMI sản xuất.
Cập nhật phiên Âu: Chứng khoán Châu Âu khởi sắc trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông hạ nhiệt
Lo ngại về căng thẳng Trung Đông đã hạ nhiệt khi các cuộc không kích của Israel không nhắm vào các cơ sở dầu mỏ hoặc hạt nhân của Iran như lo ngại. Sắc xanh lan tỏa trên thị trường chứng khoán châu Âu khi tâm lý thị trường được cải thiện.
Thị trường dầu thô trải qua một đợt bán tháo, với hợp đồng tương lai dầu WTI giảm mạnh hơn 6% xuống 67.42 USD/thùng. Tương tự, hợp đồng tương lai dầu Brent giảm hơn 5.7% xuống 71.76 USD/thùng. Vàng giảm hơn 0.50% xuống 2,730 USD/oz.
Trên thị trường FX, cặp USD/JPY hiện đang là tâm điểm chú ý khi mở cửa với gap tăng hơn 150 pip lên 153.88 - vùng đỉnh 3 tháng vào sáng nay trước bối cảnh biến động chính trị tại Nhật Bản. Tuy nhiên, sự suy yếu của USD trong ngày khi khẩu vị rủi ro tích cực đang hỗ trợ EUR/USD và GBP/USD phục hồi lên 1.0810 và 1.2980. Tương tự, cặp USDJPY cũng điều chỉnh giảm hơn 50pip về gần mốc 153 trong phiên Âu.
Cập nhật kỳ vọng chính sách hàng tuần của thị trường đối với các NHTW lớn trên thế giới
Ngân hàng Trung ương | Cắt giảm lãi suất dự kiến | Xác suất cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới | Cắt giảm lãi suất dự kiến vào năm 2025 |
Fed | 43 bps | 95% (cắt giảm) | 125 bps |
ECB | 29 bps | 86% (cắt giảm 25 bps) | 136 bps |
BOE | 40 bps | 93% (cắt giảm) | 121 bps |
BOC | 27 bps | 92% (cắt giảm 25 bps) | 103 bps |
RBA | 8 bps | 91% (không thay đổi) | 57 bps |
RBNZ | 57 bps |
70% (cắt giảm 50 bps) 30% (cắt giảm 75 bps) |
160 bps |
SNB | 32 bps | 72% (cắt giảm 25 bps) | 70 bps |
BOJ | 6 bps | 86% (không thay đổi) | 34 bps |
SNB: Tổng tiền gửi không kỳ hạn giảm trở lại trong tuần trước
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn: 457.4 tỷ CHF (trước đó: 462.3 tỷ CHF).
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn trong nước: 449.4 tỷ CHF (trước đó: 454.1 tỷ CHF).
Tiền gửi tại Thụy Sĩ đã giảm trở lại trong tuần qua và quay trở lại mức được ghi nhận vào 2-3 tháng trước.