Lịch kinh tế phiên Âu có gì đáng chú ý?
Chúng ta sẽ chủ yếu nhận được dữ liệu PMI tổng hợp từ eurozone và Vương quốc Anh.
- 14:15 - PMI tháng 8 của Tây Ban Nha
- 14:45 - PMI tháng 8 của Ý
- 14:50 - PMI chính thức tháng 8 của Pháp
- 14:55 - PMI chính thức tháng 8 của Đức
- 15:00 - PMI chính thức tháng 8 của Eurozone
- 15:30 - PMI chính thức tháng 8 của Vương quốc Anh
- 16:00 - Số liệu PPI tháng 7 của Eurozone
- 19:00 - Số đơn xin thế chấp MBA của Mỹ
Báo cáo dữ liệu việc làm ADP của Mỹ được dời sang ngày mai
Thay vì tập trung vào dữ liệu ADP như mọi lần, thị trường sẽ chú ý đến quyết định chính sách của BoC và số lượng việc làm mới từ báo cáo JOLTS của Mỹ.
Thị trường đang bắt đầu quay trở lại giai đoạn lo sợ. Nếu BoC cắt giảm lãi suất 50 bps, điều này có thể giúp xoa dịu thị trường trong một thời gian ngắn. Nhưng khả năng xảy ra điều này vào hôm nay chỉ ở khoảng ~20%.
Thị trường vẫn đang ở thế phòng thủ sau đợt sụt giảm mạnh vào hôm qua
S&P 500 đã giảm hơn 2% vào hôm qua nhưng vẫn giữ ở mức trên 5,500. Đây sẽ là một ranh giới quan trọng cần theo dõi trong những ngày tới. Nếu phá vỡ mức này, sẽ kéo theo các mức thoái lui Fibonacci khác. Tuy nhiên, chỉ báo kỹ thuật quan trọng hơn cần theo dõi sẽ là đường MA100 ngày (5,368).
Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.5% và hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 0.8%. Thị trường có vẻ muốn Fed cắt giảm lãi suất 50 bps trong tháng này.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Mỹ cũng đã giảm hơn 8 bps vào hôm qua và hiện ở mức 3.83%.
Các nhà giao dịch tăng kỳ vọng cho việc Fed cắt giảm lãi suất 50 bps. Khả năng điều này xảy ra đã tăng trở lại lên khoảng 41% vào hôm nay.
Quyết định của BoC hôm nay sẽ là một quyết định đáng chú ý.
Bản tin FX Châu Á-Thái Bình Dương: GDP của Úc không đạt kỳ vọng
GDP quý II của Úc +0.2% q/q, thấp hơn ước tính +0.3% và phản ánh chi tiêu của chính phủ cao hơn. Nếu không có điều này, GDP sẽ giảm trong quý. Xem thêm các điểm ở trên.
PMI Dịch vụ Caixin của Trung Quốc trong tháng 8 thấp hơn tháng 7 nhưng vẫn ở mức mở rộng.
AUD và NZD yếu hơn một chút trong khi EUR/USD tăng nhẹ.
Trong phiên giao dịch Mỹ tối nay, số liệu việc làm của JOLTS sẽ được công bố.
BofA tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc
Ngân hàng này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025 xuống còn 4.5%. Dự báo năm 2026 vẫn như vậy, ở mức 4.5%.
S&P Global Ratings: Thâm hụt tài khoản vãng lai của New Zealand nếu không thu hẹp có thể làm giảm xếp hạng tín nhiệm
S&P Global Ratings hiện đang "tương đối hài lòng" với triển vọng xếp hạng tín nhiệm của New Zealand, tuy nhiên:
- Cần theo dõi sát sao thâm hụt tài khoản vãng lai lớn của New Zealand và tăng trưởng kinh tế yếu
- Thâm hụt tài khoản vãng lai của New Zealand chiếm 6.8% GDP trong 12 tháng kết thúc vào tháng Ba, là một trong những mức cao nhất trong các nền kinh tế phát triển, phản ánh xuất khẩu yếu, nhập khẩu cao hơn dự kiến và chi phí phục vụ nợ.
- "Dự báo cơ bản của chúng tôi là nó sẽ thu hẹp xuống khoảng 5% GDP trong vài năm tới. Nhưng nếu không, đây có thể là yếu tố làm giảm xếp hạng tín hiệm của New Zealand."
New Zealand hiện đang được xếp hạng AA tại S&P, với triển vọng ổn định (có nghĩa là ít có khả năng thay đổi xếp hạng trong vòng hai năm tới).
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi: Theo dõi chặt chẽ biến động thị trường trong và ngoài nước
- Không có bình luận về biến động tỷ giá hàng ngày
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước với tinh thần khẩn trương cao độ
- Tiiến hành quản lý chính sách tài khóa và kinh tế trong khi hợp tác chặt chẽ với BoJ
- Quan trọng là phải đánh giá các động thái của thị trường một cách bình tĩnh
Ông Hayashi hiện đang chạy đua cho vị trí tân Thủ tướng Nhật Bản.
PMI dịch vụ Caixin tháng 8 của Trung Quốc không đạt kỳ vọng
Mặc dù con số ghi nhận giảm xuống trong tháng 8, nhưng vẫn duy trì trong vùng tăng trưởng:
- 51.6 (dự báo: 52.5, trước đó: 52.1)
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm gần 4% vào đầu phiên Á
Làn sóng bán tháo dữ dội đã "đổ bộ" vào thị trường chứng khoán châu Á, đặc biệt là tại Nhật Bản. Điều này phản ánh những lo ngại ngày càng gia tăng về triển vọng suy thoái kinh tế Mỹ và tác động từ cú sụp đổ của nhóm cổ phiếu công nghệ trên Phố Wall. Đáng chú ý, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã giảm gần 4% - ghi nhận hoạt động giao dịch tồi tệ nhất kể từ ngày 05/08 - thời điểm nỗi lo về suy thoái tại Mỹ và các nhà đầu tư "tháo chạy" khỏi các giao dịch carry trade JPY mạnh mẽ nhất.
Nhóm cổ phiếu công nghệ là những dối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với Nvidia thúc đẩy đà giảm của nhóm cổ phiếu chip sau khi cổ phiếu của doanh nghiệp này giảm hơn 9% trong phiên thứ Ba.
Các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn như Renesas Electronics giảm 8%, trở thành cổ phiếu giảm giá lớn nhất trong chỉ số. Tokyo Electron giảm 7%, trong khi Advantest giảm hơn 7.7%. Cổ phiếu của tập đoàn Softbank, công ty sở hữu chip Arm thiết kế cho Nvidia, giảm hơn 5.9%. Hai gã khổng lồ sản xuất chip cho Nividia là Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt giảm 2.6% và 6.3%.
PMI dịch vụ tháng 8 tại Úc cao hơn dự báo
Dữ liệu từ Judo Bank và S&P Global:
Các điểm chính từ báo cáo:
- Hoạt động kinh doanh cải thiện: Hoạt động kinh doanh cải thiện trong tháng 8 sau khi ghi nhận sự suy yếu vào tháng 7. Điều này cho thấy sự phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ.
- Niềm tin kinh doanh: Mặc dù chịu áp lực biên lợi nhuận cao hơn, các công ty dịch vụ vẫn tự tin hơn về mức độ hoạt động trong 12 tháng tới.
- Tăng trưởng hoạt động kinh doanh: Đây là tháng thứ 7 liên tiếp ngành dịch vụ của Úc mở rộng, với PMI phục hồi từ 50.4 trong tháng 7 lên 52.5.
- Tăng trưởng trong số lượng doanh nghiệp mới: Chỉ số doanh nghiệp mới chạm đỉnh 3 tháng, phản ánh các biện pháp kích thích của chính phủ tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng.
- Chỉ số việc làm ổn định: Chỉ số việc làm vẫn duy trì ở mức cao hơn một chút so với mức trung lập, cho thấy tăng trưởng việc làm có thể tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể.
- Áp lực giá đầu ra giảm bớt: Áp lực giá đầu ra đã giảm bớt - đạt 52.5 là mức thấp nhất kể từ giữa năm 2021, cho thấy lạm phát đã giảm bớt.
- Áp lực giá đầu vào vẫn ở mức cao: Áp lực giá đầu vào vẫn ở mức cao và tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023, góp phần làm gia tăng lo ngại về lạm phát.
- Niềm tin kinh doanh vào tương lai cải thiện: Chỉ số hoạt động trong tương lai tăng lên mức cao nhất trong 12 tháng, cho thấy niềm tin kinh doanh được cải thiện, với kỳ vọng về điều kiện giao dịch tốt hơn trong nửa đầu năm tài chính 2025.
Quỹ hưu trí công GPIF của Nhật Bản tăng cường mua cổ phiếu trong nước và cắt giảm việc đầu tư trái phiếu nước ngoài để tránh làm suy yếu JPY
GPIF - Quỹ hưu trí công của Nhật Bản - trị giá 1.75 nghìn tỷ USD, có thể sẽ tăng cường mua cổ phiếu trong nước và giảm bớt việc đầu tư vào trái phiếu nước ngoài. Điều này có thể có tác động lớn đến các thị trường toàn cầu.
- Tăng tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu Nhật Bản lên trên mức mục tiêu hiện tại là 25%.
- Việc tăng mua cổ phiếu trong nước và giảm đầu tư vào trái phiếu nước ngoài được coi là một sự tái phân bổ tài sản.
- Khả năng tăng mua trái phiếu nước ngoài rất khó xảy ra do hoạt động này dẫn đến việc bán JPY. Điều này có thể làm suy yếu giá trị của đồng nội tệ
GPIF có thể sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa, đặc biệt là cổ phiếu Nhật Bản, để tránh làm yếu JPY thông qua việc bán ra để mua trái phiếu nước ngoài.
Jibun: Lĩnh vực dịch vụ tại Nhật bản duy trì tăng trưởng tích cực vào tháng 8
- PMI dịch vụ: 53.7 (trước đó: 53.7)
- PMI toàn phần: 52.9 (trước đó: 52.5)
Các điểm chính từ báo cáo:
- Tăng trưởng tích cực liên tục trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản, với sự gia tăng cả về hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp mới.
- Tốc độ tăng trưởng trong hoạt động vẫn ổn định, trong khi tốc độ tăng trưởng đơn đặt hàng mới chậm lại.
- Việc làm đã tăng trong tháng thứ 11 liên tiếp, mặc dù tốc độ tăng đã chậm lại ở mức thấp nhất trong 7 tháng.
- Sự lạc quan trong kinh doanh vẫn mạnh mẽ, nhưng cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng.
- Khu vực tư nhân Nhật Bản cho thấy sự cải thiện tổng thể, với mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 5/2023.
- Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, nhưng sản lượng tăng một phần là do giải quyết được tình trạng hàng tồn kho, với lượng vốn đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong ba năm.
- Các công ty vẫn tự tin về sản lượng trong tương lai, nhưng mức độ lạc quan đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2023 so lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động.
Về áp lực giá cả:
- Gánh nặng chi phí trung bình mà các công ty trong lĩnh vực dịch vụ phải đối mặt đã tăng mạnh.
- Tỷ lệ lạm phát không thay đổi nhiều so với tháng 7 và thường được quy cho chi phí tiền lương, vật liệu và vận chuyển gia tăng.
- Các công ty đã lựa chọn "chịu" một phần một số chi phí này, nhưng giá dịch vụ của Nhật Bản đã tăng với tốc độ yếu nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Chỉ số giá hàng hóa ANZ tại New Zealand tăng trở lại vào tháng 8
Tính theo trị giá của NZD, chỉ số này tăng 1.5% so với tháng trước, trong khi Chỉ số NZD Trade Weighted* giảm 0.7%.
AND cho biết:
- "Giá vận chuyển toàn cầu vẫn ở mức cao vì tàu thuyền vẫn tiếp tục tránh đi qua Kênh đào Suez do căng thẳng đang diễn ra ở Trung Đông và tình trạng tắc nghẽn xảy ra tại Cảng Singapore. Lượng hàng hóa đi qua Kênh đào Suez đã giảm xuống còn khoảng một phần ba mức bình thường. Hầu hết các tàu đang chuyển hướng quanh Mũi Horn, thực sự thắt chặt nguồn cung tàu và gây áp lực lên giá vận chuyển."
- Hầu hết hàng xuất khẩu của New Zealand đi đến Châu Á đã phải hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các xung đột ở Trung Đông, nhưng họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự chậm trễ trong việc đưa tàu vào và dỡ hàng tại Singapore. Do đó, có ít tàu sẵn sàng hoạt động hơn để phục vụ New Zealand và các nhà xuất khẩu và họ hiện đang bắt đầu gia tăng chi phí để đưa sản phẩm ra thị trường".
*Chỉ số NZD Trade Weighted Index (TWI) là một chỉ số đo lường giá trị của đồng đô la New Zealand (NZD) so với một rổ các loại tiền tệ của các đối tác thương mại chính của New Zealand.
Tăng trưởng GDP quý II tại Úc thấp hơn dự báo
- +0.2% so với quý trước (dự báo: 0.3%)
Tốc độ tăng trưởng 1%/năm là chậm nhất kể từ năm 1991 (ngoại trừ suy thoái do đại dịch), gần với dự báo của RBA dự báo 0.9% nên kết quả này có vẻ như không có nhiều tác động đến triển vọng chính sách tiền tệ.
- Nhu cầu hộ gia đình giảm sút làm giảm 0.1% tăng trưởng
- Tiêu dùng của chính phủ tăng thêm 0.3%
- Nhu cầu cuối cùng trong nước đóng góp 0.2%
- Tiêu dùng hộ gia đình yếu do chi tiêu tùy ý giảm
- Đầu tư không đóng góp vào tăng trưởng vì chuyển nhượng ròng tài sản cũ dẫn đến giảm tổng đầu tư tư nhân (-0.1%), nhưng được bù đắp vào đầu tư công (+0.1%)
- Thương mại ròng đóng góp 0.2%, với mức tăng xuất khẩu (0.5%) và mức giảm nhập khẩu (-0.2%)
- Biến động hàng tồn kho làm giảm 0.3% GDP, với mức tăng hàng tồn kho nhỏ hơn so với quý III.
- Nhu cầu hộ gia đình giảm sút làm giảm 0.1% tăng trưởng
- Chỉ số giá chuỗi GDP giảm 0.9% (trước đó +0.8%)
AUD/USD không có biến động mạnh sau tin.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1148
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1204
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 03.09: Cổ phiếu đỏ lửa, lợi suất TPCP giảm mạnh trước lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ.
Cổ phiếu có phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ đợt bán tháo các tài sản rủi ro trên toàn cầu tháng 8, do sự kết hợp của những lo ngại về tăng trưởng kinh tế và các quyết định chính sách tiền tệ. Báo cáo PMI sản xuất ISM cho thấy lĩnh vực sản xuất của Mỹ suy thoái trong tháng thứ 5 liên tiếp. Thị trường đang trở nên nhạy cảm với bất cứ dữ liệu bi quan nào được công bố. Nhóm cổ phiếu công nghệ một lần nữa là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với cổ phiếu Nvidia giảm 9% thúc đẩy sự sụt giảm của nhóm các nhà sản xuất chip. Lợi suất TPCP giảm mạnh. Cụ thể, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 5.8bp và 8.6bp xuống 3.86% và 3.83%. Thị trường lãi suất đang định giá đầy đủ Fed sẽ cắt giảm lãi suất 1% vào cuối năm nay, với một lần cắt giảm mạnh 50bp vào một trong ba cuộc họp còn lại. Khi kỳ vọng lạm phát ổn định, sự chú ý của các nhà đầu tư đã dịch chuyển dần sang sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, vì dấu hiệu suy yếu có thể thúc đẩy việc nới lỏng chính sách nhanh chóng hơn. Và mặc dù việc cắt giảm lãi suất thường có lợi cho các cổ phiếu, điều này không nhất thiết là tín hiệu hỗ trợ do Fed phải gấp rút hành động để ngăn chặn sự suy thoái nghiêm trọng hơn. Chỉ số Dow Jones giảm hơn 600 điểm, Nasdaq dẫn đầu đà giảm với hơn 570 điểm. Cả 3 chỉ số đều có phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ phiên 5/8. Kết phiên:
- Dow Jones: -1,51%
- S&P 500: -2.12%
- Nasdaq: -3.26%
Trên thị trường FX, USD không quá biến động sau báo cáo PMI Hoa Kỳ. Chỉ số tăng nhẹ gần 20pip và tiếp tục xu hướng đi ngang của phiên thứ Hai. JPY tăng gần 1% vào thứ Ba, hưởng lợi từ các bình luận hawkish của Thống đốc BoJ Ueda khi ông nhấn mạnh rằng Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12 nếu nền kinh tế Nhật Bản tiến triển phù hợp với triển vọng của họ và điều kiện thị trường tài chính tiếp tục ổn định sau giai đoạn biến động vào đầu tháng 8. Kết phiên, USD tăng nhẹ so với các đồng tiền chính, ngoại trừ với JPY và CHF. Các đồng antipodeans dẫn đầu đà giảm, theo sau là CAD. USD/CAD sẽ là điểm chú ý trong ngày tới với quyết định lãi suất của BoC. Thị trường đang dự đoán có 24% khả năng BoC bất ngờ cắt giảm lãi suất 50bp.
- Chỉ số DXY +0.13%
- EURUSD -0.27%
- GBPUSD -0.25%
- AUDUSD -1.17%
- NZDUSD -0.72%
- USDJPY -0.97%
- USDCHF -0.15%
- USDCAD +0.41%
Vàng phục hồi lên 2,490 USD/oz và chỉ còn ghi nhận mức giảm 6.7 USD trong ngày sau khi chịu áp lực bán mạnh về gần 2,470 USD/oz trong nửa đầu phiên u. Dầu WTI giảm 3.2 USD xuống 70.30 USD/thùng, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 17/1. Đợt bán tháo mới nhất diễn ra sau nguồn tin cho biết OPEC+ có khả năng sẽ tăng sản lượng từ tháng 10, cùng với chỉ số PMI của Trung Quốc thấp hơn dự kiến. Ngoài ra, một thỏa thuận đang được tiến hành để giải quyết tranh chấp tại Libya. BTC giảm gần 2.8% xuống 57,490 USD và xóa bỏ nhịp hồi của phiên thứ Hai khi các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro.
Quan chức ECB Simkus: ECB khó có khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 10
Bình luận diều hâu từ Simkus:
- Đối với khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9, tôi thấy một kịch bản khá rõ ràng. Đối với đợt cắt giảm vào tháng 10 hoặc hơn 25bp, tôi thấy điều đó khá khó xảy ra.
- Không có lý do mạnh mẽ nào cho khả năng cắt giảm 50bp mặc dù nền kinh tế đang suy yếu
- Thị trường dự đoán khả năng cắt giảm vào tháng 10 là khoảng 40%
- "Theo quan điểm của tôi, thực tế là kỳ vọng khá cao của thị trường hiện nay về đợt cắt giảm vào tháng 10 không tương quan với dữ liệu"
- Lạm phát đạt mục tiêu 2% vào nửa cuối năm 2025
- ECB không tụt hậu; chính sách phù hợp với dữ liệu
Dow Jones giảm gần 400 điểm khi bắt đầu phiên giao dịch tháng 9 do nỗi lo suy thoái lại gia tăng
Chứng khoán Mỹ sụt giảm vào thứ Ba khi các công ty công nghệ gặp khó khăn và dữ liệu kinh tế mới làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế.
Chỉ số Dow Jones giảm 492 điểm, tương đương 1.2%. Chỉ số S&P 500 mất 1.3%, còn Nasdaq bốc hơi 2%.
Phố Wall chịu áp lực giảm khi Nvidia giảm khoảng 6%. Đây là một trong số nhiều cổ phiếu bán dẫn - bao gồm Micron, KLA và Advanced Micro Devices - ghi nhận đà sụt giảm trong phiên giao dịch. VanEck Semiconductor ETF (SMH) trượt dốc hơn 4%.
Giá dầu giảm xuống mức đáy kể từ tháng 1, tiệm cận 70 USD/thùng
Giá dầu thô WTI giảm 3.03 USD xuống còn 70.52 USD trong phiên hôm nay. Đây là mức đáy kể từ ngày 17 tháng 1 và tiệm cận mức 70 USD/thùng.
Đợt bán tháo mới nhất diễn ra sau khi báo cáo hôm thứ Sáu cho biết OPEC+ có khả năng sẽ tiến hành tăng sản lượng dần dần theo kế hoạch từ tháng 10. Chỉ số PMI của Trung Quốc vào cuối tuần, đạt mức 49.1, thấp hơn so với mức dự kiến là 49.5, cũng đang gây áp lực lên giá dầu.
Hôm nay, cũng có một báo cáo cho biết rằng một thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Libya bị đình trệ đang có tiến triển tích cực. Tâm lý lo ngại rủi ro đang khiến Nasdaq giảm gần 2% và hầu hết giá hàng hoá trên toàn cầu đều chịu ảnh hưởng.
Mặt khác, tháng 9 hoặc tháng 10 là thời điểm yếu kém trong năm đối với dầu. Đà giảm của giá dầu thô cũng có thể gặp lực cản tại mức hỗ trợ 70.00 USD và mức đáy vào tháng 12 năm 2023 tại 67.71 USD.
Vàng giảm xuống mức đáy mới trong bối cảnh đà bán tháo diễn ra trên toàn thị trường
Giá vàng chạm đáy trong phiên tiệm cận mức 2473 USD/oz, hiện vàng đang giao dịch quanh mức 2,477 USD sau đợt bán tháo trên toàn thị trường khiến hầu hết các chỉ số và giá hàng hoá lao dốc xuống mức thấp hơn. Chứng khoán Hoa Kỳ giảm hơn 1.0%, giá dầu WTI giảm 4.0% và giá vàng hiện đang bốc hơi 0.90% trong phiên Mỹ.
Chi tiêu xây dựng của Hoa Kỳ trong tháng 7 giảm mạnh hơn dự kiến
- Chi tiêu xây dựng của Hoa Kỳ trong tháng 7 là -0.3%, thấp hơn so với dự kiến là -0,1%
- Tháng trước -0.3%
Tổng chi tiêu xây dựng:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 2,162.7 tỷ USD (-0.3% so với ước tính tháng 6)
- +6.7% so với ước tính tháng 7/2023
- Tính đến thời điểm hiện tại (7 tháng đầu năm): 1,237.5 tỷ USD (tăng 8.8% y/y)
Chi tiêu xây dựng khu vực tư nhân:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 1,678.7 tỷ USD (-0.4% so với ước tính tháng 6)
- Xây dựng nhà ở:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 941.6 tỷ USD (-0.4% so với ước tính tháng 6). Tăng 7.7% y/y
- Xây dựng phi dân cư:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 737.2 tỷ USD (-0.4% so với ước tính tháng 6). Tăng 4.5% y/y.
Chi tiêu xây dựng công cộng:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 484.0 tỷ USD (+0.1% so với ước tính tháng 6). Tăng 8.1% y/y
- Xây dựng phục vụ giáo dục:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 100.8 tỷ USD (-0.9% so với ước tính tháng 6). Tăng 3.6% y/y
- Xây dựng đường cao tốc:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 140.9 tỷ USD (-0.8% so với ước tính tháng 6). Tăng 3.7% y/y
Chỉ số PMI sản xuất ISM tháng 8 của Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến
- Chỉ số PMI sản xuất ISM tháng 8 của Hoa Kỳ đạt 47.2, thấp hơn so với dự kiến là 47.5
- Trước đó là 46.8
- Giá phải trả là 54.0, trước đó 52.9
- Việc làm 46.0, trước đó 43.4
- Đơn đặt hàng mới là 44.6, trước đó 47.4 (thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2023)
- Sản lượng 44.8, trước đó 45.9
- Hàng tồn kho 50.3, trước đó 44.5
- Số lượng đơn hàng tồn đọng là 43.6, trước đó 41.7
- Đơn hàng xuất khẩu mới 48.6, trước đó 49.0
- Nhập khẩu 49.6, trước đó 48.6
Chỉ số PMI sản xuất của S&P Global trong tháng 8 tại Hoa Kỳ có gì đáng chú ý?
- Chỉ số PMI sản xuất của S&P Global trong tháng 8 tại Hoa Kỳ đạt 47.9, thấp hơn so với 48.0 sơ bộ
- Tháng 7 là 46.8
- Sản lượng giảm lần đầu tiên sau 7 tháng
- Đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6 năm 2023
- Việc làm giảm lần đầu tiên trong năm nay
- Lạm phát chi phí đầu vào tăng với tốc độ nhanh nhất trong 16 tháng
Chris Williamson, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:
“Chỉ số PMI giảm sâu hơn sẽ cho thấy lĩnh vực sản xuất đang hoạt động như một lực cản đối với nền kinh tế vào giữa quý thứ ba. Các chỉ số dự báo tương lai cho thấy lực cản này có thể gia tăng trong những tháng tới.
“Doanh số chậm hơn dự kiến khiến các kho hàng đầy ắp hàng tồn kho và tình trạng thiếu hụt đơn đặt hàng mới đã khiến các nhà máy phải cắt giảm sản lượng lần đầu tiên kể từ tháng 1. Các nhà sản xuất cũng đang cắt giảm số lượng bảng lương lần đầu tiên trong năm nay và động thái mua nguyên vật liệu đầu vào cũng giảm do lo ngại về công suất dư thừa.
Giá vàng lao dốc xuống tiệm cận 2480 USD/oz
Giá vàng kéo dài đà giảm trong phiên, lao dốc xuống tiệm cận 2480 USD/oz, hiện giá vàng đang giằng co quanh ngưỡng 2483 USD/oz.
Chỉ số PMI sản xuất tháng 8 của Canada S&P global có gì đáng chú ý?
- Chỉ số PMI sản xuất tháng 8 của Canada S&P global đạt 49.5, cao hơn so với 47.8 của tháng trước
Bình luận về kết quả cuộc khảo sát mới nhất, Paul Smith, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho biết:
"Mặc dù hiệu suất của nền kinh tế sản xuất của Canada tiếp tục gây thất vọng, nhưng đà giảm chậm lại đối với sản lượng và đơn đặt hàng mới cho thấy hiệu suất tương đối tốt hơn vào tháng 7 so với tháng 8, từ đó làm dấy lên kỳ vọng về việc ngành này đang hướng tới sự ổn định sau một thời gian suy thoái kéo dài. Tuy nhiên, dữ liệu việc làm cũng như tiêu dùng suy yếu cho thấy sự bất ổn giữa các công ty và điều này được phản ánh trong đánh giá của họ về triển vọng, với niềm tin vẫn ở dưới mức xu hướng. Các công ty tiếp tục lo lắng về mức giá và về vấn đề này, dữ liệu mới nhất về lạm phát vẫn đáng lo ngại."
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ đang giảm mạnh
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ đã giảm mạnh trong những phút giao dịch cuối cùng với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm 3.1 điểm cơ bản, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm mất 5.2 điểm cơ bản và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm cũng giảm 5.2 điểm cơ bản.
Đà giảm khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lao dốc xuống còn 3.86%. Con số này cao hơn một chút so với mức MA100 giờ tại 3.858%. Dưới mức đó là MA200 giờ tại 3.837%.
Cựu Chủ tịch Fed Mester: Cuộc họp của FOMC sẽ thảo luận về mức cắt giảm lãi suất 25bps hoặc 50bps
Fedspeak khá yên ắng ngày hôm nay, nhưng cựu Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester lại xuất hiện trên CNBC (bà mới nghỉ hưu).
- Sẽ có một cuộc thảo luận về việc liệu Fed có muốn bắt đầu với mức cắt giảm 25 hoặc 50 điểm cơ bản hay không.
- Fed có thể sẽ đưa ra lộ trình cắt giảm lãi suất trong tương lai
- Thị trường việc làm đã được điều chỉnh từ điều kiện khá thắt chặt
- Powell phát biểu tại Jackson Hole rằng ông không muốn thị trường việc làm yếu hơn so với mức hiện tại
- Fed muốn một thị trường lao động mạnh mẽ. Báo cáo việc làm tích cực là tín hiệu tốt cho Fed.
- Lạm phát đã hạ nhiệt và đã đến lúc phải bắt đầu điều chỉnh chính sách.
- Fed xem xét các điều kiện tài chính và một phần trong đó là những diễn biến trên thị trường chứng khoán, nhưng đó chỉ là một phần của điều kiện tài chính.
- Fed tập trung vào nhiệm vụ kép
- Fed sẽ bị chỉ trích về cả hai cách làm của họ. Họ phải tập trung vào nhiệm vụ của mình.
Giá vàng "chật vật" dưới mức 2,500 USD/oz
Giá vàng tiếp tục giảm vào thứ Ba, chạm đáy trong phiên dưới mốc 2,485 USD/oz, hiện giá vàng đang giằng co quanh mức dưới 2,495 USD/oz. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn duy trì ở mức trên 3.9% trước khi dữ liệu kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ được công bó, khiến XAU/USD khó có thể giữ vững vị thế của mình.
Giá dầu giảm về mức đáy tháng 8 khi dữ liệu cho thấy triển vọng nhu cầu yếu
Giá dầu thô WTI đã có lúc chạm mức $72.3, mức thấp nhất kể từ tháng 8 khi nhu cầu yếu ớt cùng nguồn cung tương đối dồi dào ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu.
Nhu cầu yếu ớt từ Trung Quốc:
-
Dữ liệu mới từ Trung Quốc cho thấy tăng trưởng kinh tế tại một trong những nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới khó có khả năng phục hồi trong năm nay, với các chỉ số chính về nhu cầu nhà máy trong nước giảm mạnh hơn dự báo vào tháng 8.
-
Kết quả kinh doanh của các nhà sản xuất và lọc dầu lớn của Trung Quốc như Sinopec, PetroChina và CNOOC cũng phản ánh nhu cầu nhiên liệu thấp hơn, phù hợp với dữ liệu theo dõi tàu trước đó cho thấy lượng tàu chở dầu siêu lớn đến nước này giảm mạnh.
Trong khi đó, OPEC+ báo hiệu sẽ tiếp tục tăng sản lượng của khối trong quý 3 nhằm bù đắp cho sản lượng thấp hơn ở Libya.
Cập nhật thị trường phiên châu Âu: Thị trường "cảnh giác" trước thềm dữ liệu PMI
Tin tức chính:
- Cuộc tranh luận tổng thống Mỹ lần thứ hai sẽ diễn ra trong tuần tới
- Vàng chờ đợi cú bứt phá mạnh mẽ trong tuần lễ quan trọng đối với đồng USD
- Suy thoái sản xuất khiến lĩnh vực dịch vụ phải "gồng gánh" tăng trưởng ở Mỹ
- SNB có lý do để cắt giảm lãi suất nhiều hơn nữa
- FSO: GDP quý II của Thụy Sĩ tăng cao hơn dự báo
Thị trường:
- USD dẫn đầu đà tăng, AUD suy yếu nhất trong ngày.
- Chứng khoán châu Âu giảm điểm, HĐTL S&P 500 giảm 0.50%.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đi ngang ở mức 3.91%.
- Giá vàng đi ngang ở mức $2,500.
- Giá dầu thô WTI giảm 1.88% xuống $72.17.
- Giá Bitcoin giảm 0.17% xuống $50,041.
Phiên giao dịch châu Âu hôm nay chứng kiến tâm lý phòng thủ chiếm ưu thế khi thị trường chờ đợi dữ liệu PMI sản xuất của Mỹ từ ISM. Cần nhớ rằng, dữ liệu PMI tháng trước đã gây ra một đợt bán tháo các tài sản rủi ro do lo ngại về tăng trưởng kinh tế.
"Thủ phạm" chính có thể là do chỉ số việc làm, ở mức thấp nhất trong 4 năm, vì vậy đây sẽ là điểm cần theo dõi trong ngày hôm nay trước thềm báo cáo NFP vào thứ Sáu.
Đầu giờ sáng nay, chúng ta đã có báo cáo CPI của Thụy Sĩ với kết quả thấp hơn dự báo, mặc dù CPI lõi vẫn giữ nguyên. Điều này làm giảm khả năng SNB sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới.
ING: Đồng GBP bước vào quãng nghỉ trong tuần này
Theo Francesco Pesole, chuyên viên chiến lược ngoại hối của ING, lịch kinh tế của Anh trong tuần này rất trống vắng, và dự kiến đồng tiền này sẽ biến động theo khẩu vị rủi ro toàn cầu.
- Hôm nay, thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của BoE Sarah Breeden sẽ phát biểu tại một sự kiện về hợp tác giám sát, vì vậy có thể bà sẽ không đề cập đến chính sách tiền tệ. Bà Breeden thường giữ quan điểm trung lập và luôn bỏ phiếu theo đa số tại các cuộc họp MPC.
- EUR/GBP có lẽ đang chờ đợi động lực cho bước chuyển biến tiếp theo: hoặc là phá vỡ mức đáy trong năm là 0.8380 hoặc quay trở lại vùng 0.85. Chúng tôi đã nhận thấy nhiều lý do để EUR/GBP sẽ tăng trở lại trong vài tháng qua.
- Chúng tôi thừa nhận rằng dữ liệu của BoE hoặc Anh chưa đưa ra lý do thuyết phục để chênh lệch lãi suất giữa EU và quốc gia này được thắt chặt đáng kể, nghĩa là rủi ro đối với cặp tỷ giá này có thể khá cân bằng trong ngắn hạn.
Cuộc tranh luận tổng thống Mỹ lần thứ hai sẽ diễn ra trong tuần tới
- Chỉ còn một tuần nữa là đến cuộc tranh luận tổng thống Mỹ tiếp theo, nơi Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump sẽ đối đầu trực tiếp. Giới đầu tư đang "nín thở" chờ đợi, bởi kết quả cuộc tranh luận có thể ảnh hưởng lớn đến đồng USD.
Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 10/9 tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia ở Philadelphia. Câu hỏi được đặt ra là: Ai trong số hai ứng cử viên sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn tới đồng bạc xanh?
Ông Trump được biết đến với lập trường ủng hộ doanh nghiệp và chính sách thương mại cứng rắn. Việc áp đặt thuế quan có thể thu hút dòng vốn trú ẩn chảy vào Mỹ, qua đó hỗ trợ đồng USD. Tuy nhiên, nếu các chính sách bảo hộ đi quá xa, đồng USD cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó, ông Trump từng công khai mong muốn một đồng USD yếu hơn và cảnh báo Fed không cắt giảm lãi suất trước cuộc bầu cử. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ của Mỹ dưới thời ông Trump có thể khó đoán.
Trong khi đó, bà Harris được kỳ vọng sẽ mang đến sự ổn định cho chính sách của Mỹ, do bà có khả năng sẽ kế thừa và duy trì các chính sách hiện hành của chính quyền Biden. Tuy nhiên, lo ngại về việc bà Harris có thể tăng chi tiêu chính phủ, làm gia tăng rủi ro cho tình trạng tài khóa của Mỹ, cũng có thể khiến đồng USD chịu áp lực giảm giá.
Cuộc tranh luận tuần tới sẽ là phép thử quan trọng để xác định ai sẽ là "người chiến thắng" trong cuộc đua vào Nhà Trắng, và từ đó, phác họa nên "bức tranh" tương lai cho đồng USD.
Vàng chờ đợi cú bứt phá mạnh mẽ trong tuần lễ quan trọng đối với đồng USD
Cách đây hai tuần, vàng đã có dấu hiệu bứt phá khi vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng lúc bấy giờ là $2,480. Đà tăng thậm chí còn đưa giá vàng vượt mốc $2,500, nhưng sau đó kim loại quý này lại thiếu động lực để tiếp tục tăng giá và đi ngang quanh mốc $2,500 cho tới thời điểm hiện tại.
Do đó, vàng vẫn đang chờ đợi một động lực mạnh mẽ vượt ngưỡng $2,500, đặc biệt là trong bối cảnh tuần này được xem là tuần lễ quan trọng đối với đồng USD.
Tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần này sẽ là dữ liệu kinh tế của Mỹ, đặc biệt là các dữ liệu liên quan đến thị trường lao động. Hôm nay, chúng ta sẽ có số liệu PMI sản xuất từ ISM. Nhưng trong những ngày tới, tất cả sự chú ý của thị trường sẽ đổ dồn vào báo cáo việc NFP vào thứ Sáu.
Trong khi đó, đồng bạc xanh đã có sự phục hồi vào cuối tháng trước. Tuy nhiên, tuần này sẽ là phép thử thực sự để xem liệu đồng USD có thể giữ vững vị thế hay sẽ tiếp tục suy yếu khi thị trường lao động Mỹ gặp khó khăn.
HĐTL chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên
Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa với tâm lý ổn định hơn vào sáng nay, nhưng đã nhanh chóng đảo chiều trong khoảng một giờ qua.Trong khi đó, tại Mỹ, HĐTL S&P 500 hiện giảm 0.5%, HĐTL Nasdaq giảm 0.8%. HĐTL Dow Jones cũng giảm 0.5%.
Diễn biến này đang gây áp lực lên chứng khoán châu Âu, đồng thời hỗ trợ đồng USD và JPY trên thị trường ngoại hối. EUR/USD và GBP/USD giảm lần lượt 30 và 25 pip.
Hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng diễn biến này xảy ra khi thị trường chuẩn bị đón chào Wall Street trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài. Chứng khoán Mỹ đã trải qua một tuần giao dịch đầy biến động vào tuần trước, với phiên phục hồi vào thứ Sáu phần nào xoa dịu tâm lý lo ngại.
Tuần này, thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu kinh tế của Mỹ, vì vậy có lẽ còn quá sớm để đưa ra nhận định về biến động hiện tại.
Cập nhật phiên Âu: USD tăng so với các đồng tiền chính, ngoại trừ với JPY
Thị trường tài chính vẫn im ắng vào ngày giao dịch thứ hai trong tuần. Vào tối nay, báo cáo PMI sản xuất ISM tháng 8 tại Hoa Kỳ sẽ được các nhà đầu tư xem xét kỹ lưỡng để đánh giá nhanh dữ liệu NFP vào cuối tuần.
Chỉ số DXY duy trì ổn định trên 101.50, với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm dao động quanh 3.9%. Trong khi đó, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, các chỉ số chứng khoán châu Âu diễn biến trái chiều cho thấy khẩu vị rủi ro không quá tốt.
Vào đầu phiên Âu, FSO đã công bố dữ liệu lạm phát tiêu dùng tại Thụy Sĩ trong tháng 8, tăng 1.1% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 1.3% vào tháng 7 và kỳ vọng của thị trường là 1.2%. Tăng trưởng GDP hàng năm là 1.8% trong quý II, cao hơn mức 0.6% được ghi nhận trong quý I. USD/CHF không có phản ứng đáng kể sau dữ liệu này và hiện đang đi ngang trên mốc 0.8500.
Lạm phát nhập khẩu gần đây đang góp phần làm giảm áp lực giá cả do ảnh hưởng của CHF mạnh lên. EUR/CHF đã chạm mức thấp kỷ lục vào tháng 8 và hiện vẫn chỉ cách mức đó chưa đến 200 pips. Kết hợp với chuỗi dữ liệu lạm phát thấp hơn gần đây dường như chi phép SNB nới lỏng chính sách nhiều hơn trong thời gian tới.
EUR/USD chật vật duy trì đà phục hồi trong ngày và hiện giảm xuống dưới 1.1050. GBP/USD suy yếu trong phiên thứ Ba và hiện giao dịch dưới 1.3100.
Cập nhật các thị trường khác:
- Vàng tăng 0.2% lên 2,505 USD/oz
- Dầu WTI tăng 0.45% lên 73.90 USD/thùng
- BTC giảm 0.5% xuống 58,820 USD
Suy thoái sản xuất khiến lĩnh vực dịch vụ phải "gồng gánh" tăng trưởng ở Mỹ
Chỉ số PMI của ISM dự kiến sẽ tăng nhẹ từ 46.8 lên 47.5 từ trong tháng 8. Vào tháng trước, dữ liệu đã gây ra một đợt bán tháo lớn trên các thị trường tài sản rủi ro, do lo ngại về tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, chỉ số phụ về việc làm chạm đáy 4 năm đã gây lo ngại về sức khỏe của thị trường lao động ngay trước thềm công bố báo cáo NFP.
Nhiều dữ liệu kinh tế trong tháng 8 cho thấy dữ liệu yếu kém trong tháng 7 có thể đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cơn bão Beryl. Bởi vậy, thị trường sẽ chú ý xem liệu có thông tin nào xác nhận nào về ảnh hưởng của cơn bão này đến dữ liệu hay không.
Không chỉ vậy, báo cáo PMI từ S&P Global cũng cho thấy tình hình không mấy khả quan, khi chỉ số này giảm tháng thứ 2 liên tiếp, báo hiệu sự suy thoái trong ngành sản xuất. Sự suy giảm này đặt ra câu hỏi về việc liệu nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm hay rơi vào suy thoái.
S&P Global nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc vào lĩnh vực dịch vụ, trong khi lĩnh vực sản xuất, thường là đầu tàu của chu kỳ kinh tế, đang suy yếu. Tỷ lệ đặt hàng-tồn kho của ngành sản xuất đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và việc làm trong lĩnh vực này cũng đã giảm lần đầu tiên sau ba tháng tăng trưởng vào tháng 8.
Lịch kinh tế trong ngày có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế phiên Âu trở nên nhạt nhòa sau công bố báo cáo CPI Thụy Sĩ. Các nhà đầu tư hiện sẽ dồn sự chú ý đến báo cáo PMI sản xuất ISM của Hoa Kỳ vào tối nay để có những phán đoán đầu tiên cho báo cáo Bản lương phi nông nghiệp NFP vào thứ Sáu tuần này.
SNB có lý do để cắt giảm lãi suất nhiều hơn nữa
Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) Thomas Jordan tuần trước đã phát biểu rằng đồng franc mạnh không giúp ích cho nền kinh tế Thụy Sĩ. Khi nghe những bình luận như vậy, có lý do để tin rằng SNB đang theo dõi tình hình chặt chẽ và có thể lên kế hoạch cho các động thái tiếp theo dựa trên cách họ muốn điều chỉnh hướng đi của đồng tiền này.
Khi SNB tăng lãi suất trước đây, họ cần một đồng franc mạnh hơn để chống lại lạm phát nhập khẩu, với nỗi lo là không để lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát. SNB đã làm tốt nhiệm vụ của mình khi lạm phát ở Thụy Sĩ không tăng quá cao và nhanh chóng được kiềm chế khi chính sách tiền tệ của SNB phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, chuỗi dữ liệu lạm phát thấp gần đây đã cho thấy một điều: lạm phát nhập khẩu không còn là vấn đề đối với SNB nữa, mà thực ra là ngược lại. Báo cáo hôm nay cho thấy lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ là 2.2%, nhưng chỉ số lạm phát toàn phần là 1.1% và lạm phát cơ bản là 1.3%.
Lạm phát nhập khẩu gần đây đang góp phần làm giảm áp lực giá cả do ảnh hưởng của đồng franc mạnh lên. EUR/CHF đã chạm mức thấp kỷ lục vào tháng 8 và hiện vẫn chỉ cách mức đó chưa đến 200 pips.
Xét trên tất cả các yếu tố này, SNB có đủ lý do để can thiệp vào thị trường một lần nữa. Họ có công cụ để làm điều đó, nhưng một cách tốt hơn là sử dụng chính sách tiền tệ. Vậy liệu có khả năng SNB sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản để làm suy yếu đồng franc không?
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ vào đầu phiên thứ Ba
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ sau phiên giao dịch khởi đầu tháng 9 trở nên ảm đạm vào đầu tuần. Thị trường đã gần như chắc chắn rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
USDJPY giảm xuống gần 146 và xóa bỏ đà tăng của phiên thứ Hai
Phe mua USDJPY đã quay trở lại kiểm tra mức đỉnh phiên thứ Hai, ở khoảng 147.20, và đây cũng là mức cao nhất mà cặp tiền chạm đến trong phiên Á. Tuy nhiên, phe bán đã nhanh chóng lấy lại ưu thế trong ngày và tiếp tục giữ vững phong độ cho đến đầu phiên Âu.
Dù USD/JPY giảm xuống gần 146, xu hướng chính vẫn đang là tăng. Cặp tỷ giá này biến động mạnh hơn các đồng tiền chính khác trong 2 tháng qua và tình hình có vẻ sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Đà giảm tính đến thời điểm hiện tại không đem lại nhiều thông điệp. USD/JPY xóa bỏ đà tăng của phiên thứ Hai, nhưng điều này chỉ cho thấy cặp tiền chấm dứt chuỗi tăng 4 ngày liên tiếp và dường như đang tích lũy trên mốc 145 sau nhịp giảm mạnh kể từ tháng 7.
Thị trường trái phiếu không có nhiều biến động, với lợi suất TPCP Hoa Kỳ chỉ giảm nhẹ trong ngày. Trong khi đó, tâm lý các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, nhưng không nhìn chung không quá xấu. Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 hiện chỉ giảm 0.1%.
Trên thị trường FX, các đồng anitpodeans giảm mạnh, hỗ trợ USD hồi nhẹ trong ngày, cùng với giá quạng sắt sụt giảm. Câu chuyện USD/CNY phục hồi từ đáy tháng 12 hôm qua cũng là một yếu tố khác hỗ trợ cho đồng bạc xanh. Các nhà đầu tư đang chờ đợi thêm xúc tác từ các dữ liệu kinh tế để có cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường.