Chờ đợi gì từ cuộc họp chính sách RBA?
RBA sẽ công bố chính sách vào cuộc họp ngày 5/10. Thị trường kỳ vọng sẽ không có thay đổi gì trong chính sách:
- Lãi suất sẽ ở mức 0.1% (thống đốc Lowe nói rằng lãi suất sẽ không tăng cho tới năm 2024)
- Tốc độ mua tài sản sẽ vẫn giữ nguyên 4 tỷ AUD/tuần
Ngân hàng NAB có một số nhận định sau:
- Cuộc họp ngày mai sẽ không có nhiều ảnh hưởng
- Vấn đề chính của Úc lúc này là tái mở cửa bang New South Wales
Ngân hàng ASB cũng không kỳ vọng thay đổi gì:
- Từ giờ tới cuối năm chính sách của RBA sẽ không đổi
- Các mối quan tâm tiếp theo của RBA sẽ được công bố cuối năm nay hoặc đầu năm sau
New Zealand giảm mức phong tỏa Covid tại thành phố Auckland
Thủ tướng New Zealand vẫn giữ nguyên mức phong tỏa tại thành phố Auckland tại cấp độ 3, tuy nhiên đã có một số biện pháp nới lỏng như:
- Được phép tụ họp tối đa 10 người ngoài trời
- Các trung tâm giáo dục trẻ em có thể mở cửa trở lại
- Được phép tham quan bãi biển
- Được phép đi săn
Các thành phố khác giữ nguyên mức phong tỏa ở cấp độ 2, và tối đa 100 người được phép tụ họp trong nhà.
Sự suy yếu của các công ty sản xuất vaccine đang diễn ra!
Chỉ số Nasdaq Biotech đã kết thúc tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2020 trong bối cảnh các nhà phát triển thuốc đang gặp khó khăn. Sự xáo trộn hôm thứ Sáu đối với các nhà sản xuất vaccine Covid hàng đầu như Moderna và BioNTech sau khi nghiên cứu thành công thuốc kháng COVID của Merck đã đẩy chỉ số này xuống dưới đường MA 200 ngày lần đầu tiên kể từ tháng Năm.
Trưởng đoàn đàm phán Brexit Anh được dự báo sẽ đe dọa EU về vấn đề Bắc Ireland!
Ông David Frost sẽ có bài phát biểu trước hội nghị của Đảng Bảo thủ cầm quyền vào thứ Hai. Ông đuợc cho là sẽ:
- đe dọa để đưa ra một số điều khoản của thỏa thuận giám sát thương mại hậu Brexit với Bắc Ireland
- đe dọa kích hoạt Điều 16 của thỏa thuận, cho phép một trong hai bên đơn phương tìm cách bác bỏ một số điều khoản nếu nó được chứng minh có hại bất ngờ
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Phiên đầu tuần yên ắng!
Một phiên đầu tuần yên ắng khi các đồng G7 không biến động quá 0.1%.
- Chỉ số DXY đi ngang quanh mốc 94.04
- Tỷ giá GBP/USD dao động tại 1.3540.
- Cặp AUD/USD giảm 0.09% xuống 0.7260.
Tesla đã giao số xe kỷ lục trong Quý 3!
Tesla đã giao 241,300 xe nhiều hơn dự kiến trên toàn thế giới trong quý 3, một kỷ lục đối với nhà sản xuất ô tô này, ngay cả trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu và các vấn đề về chuỗi cung ứng. Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush cho biết: "Những con số giao hàng này thực sự ấn tượng và nói lên nhu cầu xe điện có vẻ khá mạnh mẽ đối với Tesla trong giai đoạn quý 4 và 2022".
Kỳ vọng gì vào cuộc họp OPEC+ hôm nay?
Theo chuyên gia Julian Lee, OPEC+ sẽ tăng sản lượng tháng 11 lên hơn 400,000 thùng/ngày theo kế hoạch. Các số liệu về nguồn cung của tổ chức này khá lạc quan - cả về sản lượng của chính họ và của Hoa Kỳ sau cơn bão Ida. Giá khí đốt tự nhiên và giá điện tăng cao sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu lên tới 500,000 thùng/ngày. Nếu điều này tạo ra dư thừa vào đầu năm tới, thì OPEC+ vẫn có thể giải quyết.
Evergrande có thể phải đối mặt với thử nghiệm lớn tiếp theo vào thứ Hai!
Tờ trái phiếu trị giá 260 triệu USD được phát hành bởi một liên doanh sẽ đến hạn thanh toán ngay lập tức vào thứ 2. Chỉ được phép trì hoãn thanh toán 5 ngày đối với các lỗi kỹ thuật.
SCMP dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Paul Chan cho biết các ngân hàng của Hồng Kông có rủi ro "rất tối thiểu" đối với cuộc khủng hoảng và điều này "sẽ không gây ra cho chúng tôi bất kỳ rủi ro hệ thống nào".
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 01/10: Tâm lý risk-on trở lại!
Thị trường chứng khoán tăng điểm hôm thứ 6 do triển vọng tăng trưởng tăng vượt trội hơn lo ngại về áp lực lạm phát tại thời điểm Fed sẵn sàng giảm bớt các biện pháp kích thích trong đại đại dịch.
Kết quả đầy hứa hẹn với thuốc điều trị Covid-19 thử nghiệm của Merck & Co. đã khiến cổ phiếu các công ty hưởng lợi từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại. Cổ phiếu hàng hóa và tài chính là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất trong S&P 500, trong khi của các hãng hàng không, công ty khai thác du lịch, khách sạn và công viên giải trí cũng tăng vọt.
- Chỉ số S&P 500 đóng cửa tăng 1.15% lên 4357.05 điểm
- Chỉ số NASDAQ 100 tăng 0.7% trong khi DOW JONES tăng 1.43%.
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 2.5 điểm cơ bản xuống 1.465%.
Trong khi đó trên thị trường tiền tệ, đồng USD tiếp tục suy yếu phiên thứ 2 liên tiếp.
- Chỉ số DXY đóng cửa tuần ngay trên mốc 94.
- Tỷ giá GBP/USD bật tăng lên 1.3540.
- Cặp EUR/USD chỉ tăng nhẹ lên sát mốc 1.16.
Giá vàng có phiên tăng nhẹ lên mốc $1760/oz trong bối cảnh lợi suất giảm. Trong khi đó giá dầu thô tại Mỹ tiến sát đến mốc $76/thùng.
Các chỉ số châu Âu ảm đạm chào tháng Mười
Các chỉ số châu Âu đều đóng cửa giảm điểm trong phiên hôm nay:
- Chỉ số FTSE 100 -1.0%
- Chỉ số DAX -0.9%
- Chỉ số CAC -0.4%
- Chỉ số IBEX +0.2%
- Chỉ số FTSE MIB -0.7%
Kết thúc tuần này, các chỉ số biến động như sau:
- Chỉ số FTSE 100 -0.3%
- Chỉ số DAX -2.3%
- Chỉ số CAC -1.8%
- Chỉ số IBEX -0.9%
- Chỉ số FTSE MIB -1.3%
Chủ tịch Fed Philadelphia: Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng sẽ mất hàng năm để giải quyết vấn đề chuỗi cung ứng
Theo ông Harker, vấn đề chuỗi cung ứng đang rất nghiêm trọng và nhiều, lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng sẽ mất hàng năm để giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, ông cũng đang lo ngại rằng lạm phát không tạm thời như mọi người nghĩ, và chủng virus delta đang có ảnh hưởng tới kinh tế một số khu vực.
Chủ tịch Fed Philadelphia: Hãy chuẩn bị cho rủi ro lạm phát cao
Theo ông Patrick Harker, ông đang tính đến khả năng lạm phát cao hơn nhiều so với kỳ vọng của Fed, khi các dự báo cho thấy lạm phát thực sẽ ở mức 4% trong năm nay, nhưng sau đó sẽ xuống 2% trong các năm tới. Ngoài ra, ông cũng cho rằng Mỹ sẽ đạt được toàn dụng lao động vào năm 2023, và ông muốn thắt chặt sớm hơn thay vì muộn.
Chứng khoán Mỹ chật vật sau khởi đầu thuận lợi
Mọi chuyện lại đang diễn biến như phiên hôm qua. Sau khởi đầu có phần khởi sắc, các chỉ số tại Mỹ giờ đã mất toàn bộ đà tăng và đã chuyển đỏ. Chỉ số Dow Jones giảm 0.02%. Chỉ số S&P 500 lúc này giảm 0.3%, và chỉ số Nasdaq giảm 0.75%. Chỉ số Nasdaq lúc này cũng đã xuống dưới đường MA 100 giờ.
Tại châu Âu, các chỉ số cũng đang diễn biến tương tự: Chỉ số DAX giảm 0.9%, FTSE 100 giảm 1%. Chỉ số Stoxx 600 giảm 0.6%.
Số liệu tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ có gì mới?
Trong tháng Chín, chỉ số tâm lý người tiêu dùng của đại học Michigan đạt 72.8 điểm, cao hơn kỳ vọng ban đầu 71 điểm. Đây cũng là mức tăng 2.5 điểm so với tháng trước.
Số liệu PMI ngành sản xuất tại Mỹ vượt kỳ vọng
Trong tháng Chín, chỉ số PMI ISM ngành sản xuất tại Mỹ đạt 61.1 điểm, cao hơn kỳ vọng ban đầu 59.6 điểm. Con số này tăng 1.2 điểm so với tháng trước.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 1/10: Chứng khoán tăng trở lại chào tháng mới
Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ hôm nay đều đã tăng ngay từ đầu phiên. Chỉ số Dow Jones tăng 0.7%, chỉ số S&P 500 tăng 0.45% và chỉ số Nasdaq tăng 0.2% sau khi báo cáo PCE cho thấy lạm phát tại Mỹ tăng đúng như kỳ vọng ban đầu.
Đồng đô la đang có phiên điều chỉnh thứ hai. Chỉ số DXY giảm 0.24% xuống mức 94 điểm. Hầu như tất cả các đồng tiền lớn khác đều đang tăng so với USD. EUR tăng 0.2%, GBP tăng 0.67%. JPY tăng 0.22%. CHF tăng 0.3%. AUD tăng 0.55%. NZD tăng 0.5% và CAD tăng 0.07%.
Vàng tăng nhẹ 0.06% lên 1,758. Dầu chưa có nhiều thay đổi ở mức $75/thùng. Bitcoin hồi phục mạnh mẽ lên $47,300. ETH cũng đã tăng lên mức $3,200.
USD suy yếu, EUR tìm được đường trở lại 1.16
Sau khi giảm 5 phiên liền trước sức mạnh áp đảo của đồng bạc xanh và chạm mức thấp nhất kể từ đầu năm đến giờ, EURUSD hôm nay đã tìm lại được đà tăng, và hiện đang tăng 0.2% lên mức 1.1601 khi đồng đô la tạm thời suy yếu. Chỉ số DXY lúc này về với mức 94 điểm. Mức đỉnh ngày đạt được hôm nay là 1.1606, gần bằng với mức đỉnh phiên hôm trước. Vượt qua được mức này sẽ giúp phe mua có thêm lợi thế.
Chi tiết báo cáo GDP tháng Bảy tại Canada
Trong tháng Bảy, GDP tại Canada đã giảm 0.1%, thấp hơn so với mức dự báo ban đầu là giảm 0.2%. Con số này nối tiếp mức tăng 0.6% của tháng trước (điều chỉnh xuống từ 0.7%). Mức này thấp hơn 2% so với mức trước đại dịch vào tháng 2/2020. 13/20 mảng đã ghi nhận tăng trưởng, dẫn đầu là thực phẩm và dịch vụ nhà ở. Tuy nhiên, mức tăng này không thể gánh được sự sụt giảm trong mảng nông nghiệp, đồ gia dụng, sản xuất và bán buôn.
Chi tiết báo cáo PCE tháng Tám của Mỹ
Trong tháng Tám, PCE tại Mỹ tăng 3.6% YoY, tương đường 3% MoM. Con số này đúng bằng kỳ vọng ban đầu. Ngoài ra:
- PCE lõi cũng tăng 3.6%, đúng như kỳ vọng
- Thu nhập cá nhân giảm 0.2% so với kỳ vọng tăng 0.3%
- Tiêu dùng cá nhân tăng 0.8% so với kỳ vọng 0.6%
Lượng quyền chọn đáo hạn ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
Các mức giá đáo hạn lớn cho USD/JPY có thể giúp hạn chế bất kỳ sự giảm giá nào trong cặp tiền này trước khi đáo hạn vào cuối ngày hôm nay, với phần lớn tâm lý vẫn tập trung vào tâm lý rủi ro. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ đường trung bình động 200 giờ tại 110.68, do đó, nó bổ sung thêm một lớp bảo vệ nữa cho bên mua.
Ngoài ra còn có một lượng quyền chọn đáo hạn khá lớn trong USD/CAD tại khoảng 1.2700 đến 1.2750.
CPI sơ bộ tháng 9 của Eurozone + 3.4% so với + 3.3% dự kiến
Trước đó + 3.0%
CPI lõi + 1.9% so với + 1.9% dự kiến
Trước đó + 1.6%
Lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng lên mức cao nhất trong 13 năm, được hỗ trợ phần lớn bởi giá năng lượng tăng vọt (tăng 17.4% so với cùng kỳ) nhưng ngay cả chỉ số lõi cũng đang tiến gần tới mục tiêu của ECB là 2% hiện nay. Xu hướng này có khả năng sẽ tiếp tục kéo dài trong bối cảnh nguồn cung đang diễn ra tắc nghẽn và hạn chế về công suất, điều này sẽ tạo thêm áp lực lên giọng điệu "tạm thời" của ECB.
PMI sản xuất sau điều chỉnh tháng 9 của Vương quốc Anh đạt 57.1 so với 56.3 sơ bộ
Một sự điều chỉnh tăng nhẹ so với ước tính ban đầu nhưng vẫn yếu hơn so với tháng 8, tái khẳng định điều kiện tăng trưởng chậm lại do tắc nghẽn nguồn cung và thiếu hụt lao động đè nặng lên hoạt động tổng thể.
PMI sản xuất sau điều chỉnh tháng 9 tại Eurozone đạt 58.6 so với 58.7 sơ bộ
Mức giảm trong tháng qua là lớn nhất kể từ tháng 4 năm ngoái do những hạn chế từ phía nguồn cung đè nặng lên hoạt động sản xuất, với tốc độ mở rộng chậm lại sau khi đạt đỉnh vào mùa hè.
PMI sản xuất Thụy Sĩ tháng 9 đạt 68.1 so với 65.5 dự kiến
Một cú đánh bất ngờ khi hoạt động sản xuất của Thụy Sĩ tiếp tục duy trì mạnh mẽ hơn, tháng thứ 6 liên tiếp nước này vượt qua mức kỷ lục trước đại dịch vào tháng 11 năm 2006 và số liệu mới nhất vào tháng trước chỉ thấp hơn mức cao nhất mọi thời đại là 71.1 vào tháng 7.
Úc nới lỏng lệnh cấm du lịch quốc tế vào tháng 11
Australia đang chạy đua nhanh hơn bao giờ hết trong việc mở lại biên giới quốc tế, với Thủ tướng Scott Morrison hôm thứ Sáu thông báo rằng lệnh cấm đi lại quốc tế sẽ được dỡ bỏ vào tháng 11, trước một tháng so với kế hoạch.
Sự thay đổi này sẽ cho phép các bang đã đạt tỷ lệ tiêm chủng 80% chào đón du khách nước ngoài đã tiêm chủng, trong khi người Úc sẽ có thể đi du lịch nước ngoài mà không bị hạn chế về điểm đến. Bộ trưởng Du lịch Dan Tehan đã nói vào tháng 9 rằng những quy định mới này sẽ được thực hiện chậm nhất vào Giáng sinh.
Hợp đồng tương lai chỉ số Eurostoxx giảm 1.3% đầu phiên giao dịch châu Âu
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức giảm 1.2%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh giảm 0.9%
Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX Tây Ban Nha giảm 1.2%
Tổng Thống Joe Biden ký dự luật ngân sách tạm thời để ngăn chính phủ đóng cửa – Bitcoin đã có “sắc xanh”
Tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật ngân sách ngắn hạn sẽ giữ cho chính phủ hoạt động đến hết ngày 3 tháng 12. Washington đã phải vượt qua thời hạn nửa đêm ngày 30 tháng 9 để ngăn chặn việc ngừng hoạt động của một số liên bang. Tổng thống Joe Biden cho biết phải có biện pháp để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết và cấp bách của quốc gia.
Thượng viện và Hạ viện đã thông qua luật ngân sách ngắn hạn trước đó vào ngày 30 tháng 9. Cuộc bỏ phiếu của Thượng viện có kết quả là 65-35, với tất cả 50 đảng viên Dân chủ ủng hộ nó và 15 đảng viên Cộng hòa ủng hộ. Trong khi đó, con số bỏ phiếu tại Hạ viện là 254-175, mọi nghị sĩ của đảng Dân chủ và 34 đảng viên Cộng hòa đã ủng hộ luật.
Sự phục hồi của các bang ở Úc thay đổi do tỷ lệ tiêm chủng không đồng đều và do dự trong kế hoạch tái mở cửa trở
Moody’s Investors Service đã đưa ra báo cáo đánh giá mới nhất về sự phục hồi kinh tế Úc, trích dẫn những điểm nổi bật chính sau đây.
"Sự phục hồi của các bang ở Úc thay đổi về tỷ lệ tiêm chủng không đồng đều và sự do dự mở cửa trở lại."
“Động lực kinh tế cơ bản của Úc và chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục hỗ trợ các bang”.
“Áp lực ngân sách sẽ tăng lên do nền kinh tế phục hồi hoàn toàn vẫn còn nhạy cảm với tỷ lệ tiêm chủng không đồng đều và tình trạng chậm trễ ở một số bang của Úc”.
Phản ứng thị trường
AUD / USD vẫn giao dịch ở mức 0.7200 trong bối cảnh đồng đô la Mỹ tăng mạnh và tâm trạng rủi ro bao trùm trong khi những lo lắng chính trị của Úc cũng đè nặng lên đồng AUD.
Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố không có ý định cấm Bitcoin và tiền mã hóa
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) là ông Jerome Powell tin rằng chính phủ liên bang cần điều chỉnh thị trường tiền mã hóa, nhưng lệnh cấm hàng loạt đối với Bitcoin (BTC) và các tài sản mã hóa khác là đều không thể.
Nghị sĩ Budd còn chất vấn Chủ tịch Fed tình trạng quản lý của stablecoin và những xem xét liên tục của ngân hàng trung ương xung quanh đồng USD kỹ thuật số (CBDC). Theo quan điểm của Powell, CBDC có thể thực hiện nhiều chức năng của stablecoin và tiền mã hóa nhưng không có rủi ro pháp lý. “Stablecoin giống như quỹ thị trường tiền tệ và giống như tiền gửi ngân hàng nhưng ở một mức độ nào đó, chúng nằm ngoài phạm vi quy định và chúng được quản lý phù hợp.”
Thư ký báo chí Nhà Trắng: Chúng tôi đang tiến gần đến thỏa thuận sau khi dự luật cơ sở hạ tầng không được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết hôm thứ Sáu, "chúng tôi đang tiến gần đến thỏa thuận hơn bao giờ hết sau khi dự luật cơ sở hạ tầng không được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện."
Bình luận của Psaki được đưa ra sau khi Hạ viện Hoa Kỳ trì hoãn cuộc bỏ phiếu dự luật cơ sở hạ tầng vào thứ Năm, với khả năng Hạ viện sẽ trở lại vào thứ Sáu để thực hiện một nỗ lực khác trong cuộc bỏ phiếu.
Trước đó, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cho biết bà vẫn đang nỗ lực hướng tới việc đạt được thỏa thuận xung quanh dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 3.5 nghìn tỷ USD.
Tâm trạng rủi ro vẫn bao trùm trong giao dịch châu Á hôm thứ Sáu, khi hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0.50% trong ngày trong khi chỉ số đô la Mỹ tăng 0.07%
Chứng khoán châu Á tiếp nối đà giảm của chứng khoán Mỹ hôm trước
Các chỉ số chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ trong sáng nay:
- Nikkei 225 giảm 2.01%
- Kospi giảm 1.47%.
- ASX 200 giảm 2.18%.
Trên thị trường FX, chỉ có USD/CAD tăng 0.27% lên 1.2710, còn lại các đồng tiền khác biến động không nhiều.
Cuộc khủng hoảng năng lượng là một cơn đau đầu với nhiều quốc gia
Trung Quốc yêu cầu các công ty năng lượng hàng đầu phải đảm bảo nguồn cung cho mùa đông năm nay bằng mọi giá trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung, Phó Thủ tướng Han Zheng đã ra chỉ đạo tại một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này. Giá dầu thô đảo chiều tăng sau thông tin này. Tại châu Âu, giá khí đốt tự nhiên và giá điện tăng kỷ lục, báo hiệu tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn khi mùa lạnh bắt đầu.
Hôm nay, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu gói nâng cấp cơ sở hạ tầng
Vào 10h sáng nay theo giờ Việt Nam, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu cho gói nâng cấp cơ sở hạ tầng 3.5 nghìn tỷ USD. Chủ tịch Pelosi rất lạc quan, cho rằng gói này sẽ sớm được thông qua một cách nhanh chóng.
Rabobank: AUD/USD sẽ giảm về 0.71 trong cuối năm nay
Nhận định của Rabobank:
- RBA vẫn giữ một lập trường dovish.
- RBA đã cho rằng tiền lương sẽ cần phải tăng ít nhất 3% để đẩy lạm phát CPI vào giữa biên độ mục tiêu 2% đến 3%. Ngân hàng cho rằng điều này sẽ không xảy ra trước năm 2024, để có thể đủ điều kiện tăng lãi suất. Triển vọng dovish này có khả năng hạn chế đà tăng đồng AUD.
- Bất chấp sự hỗ trợ từ giá năng lượng, chúng tôi nhận thấy AUD/USD có nguy cơ giảm xuống 0.71 trong khoảng 1-3 tháng tới.
Tổng thống Joe Biden ký một dự luật để ngăn chặn chính phủ đóng cửa
Dự luật ngân sách tạm thời đã được Tổng thống Biden ký vào phút chót, trước khi kết thúc ngày 30/09 để ngăn chặn tình trạng chính phủ đóng cửa. Điều này cho phép chính phủ có ngân sách hoạt động đến hết ngày 03/12, và trong thời gian này, lưỡng đảng sẽ tiếp tục đàm phán các gói chi tiêu tài khóa lớn khác.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 30/09: Chứng khoán kết thúc tháng 9 trong sắc đỏ, Dollar giảm sau khi phá đỉnh
Đồng USD đã điều chỉnh giảm trong phiên hôm qua sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 tháng, và sau cuộc điều trần của chủ tịch Powell, khi ông vẫn nhấn mạnh các quan điểm lạm phát chỉ là tạm thời. Chỉ số DXY giảm 0.13% xuống 94.24. Trong nhóm G-7, chỉ có EUR giảm, còn các đồng tiền khác đều tăng so với USD. EUR/USD giảm 0.18% xuống 1.1576, USD/JPY giảm 0.61% xuống 111.25, AUD/USD tăng 0.71% lên 0.7227.
Thị trường chứng khoán có một phiên kết thúc tháng 9 giảm mạnh. Dow Jones giảm 1.59%, S&P 500 giảm 1.19% còn Nasdaq giảm 0.44%.
Vàng hồi phục mạnh mẽ lên mức $1,757/oz khi lợi suất 10 năm tại Mỹ quay đầu. Giá dầu đi ngang.
Các chỉ số châu Âu chốt tháng Chín bằng một phiên đỏ
Đa phần các chỉ số châu Âu đều đã đóng cửa giảm điểm:
- Chỉ số DAX, -0.4%
- Chỉ số CAC, -0.3%
- Chỉ số FTSE 100, -0.4%
- Chỉ số Ibex -0.6%
- Chỉ số FTSE MIB không đổi
Trong tháng Chín, các chỉ số đã biến động như sau:
- Chỉ số DAX, -3.3%
- Chỉ số CAC -2.1%
- Chỉ số FTSE 100, -0.35%
- Chỉ số Ibex, -0.23%
- Chỉ số FTSE MIB -1.0%
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm trong lúc chủ tịch Powell điều trần
Sau khởi đầu thuận lợi, các chỉ số chứng khoán tại Mỹ lúc này lại quay đầu giảm sâu. Chỉ số Dow Jones từ đỉnh ngày +0.48% tới giờ đã xuống -0.
8%. Chỉ số S&P 500 cũng từ mức đỉnh ngày +0.54% giảm xuống còn -0.44%. Nasdaq hiện tại vẫn đang giữ được chút đà tăng (+0.04%), tuy nhiên cũng đã mất rất nhiều từ mức đỉnh ban đầu +0.83%.Trên đồ thị ngày, chỉ số S&P 500 có thể sẽ có hỗ trợ tại đường MA 100 ngày. Tuy nhiên, phá vỡ hỗ trợ này có thể đưa chỉ số xuống sâu hơn.
Chủ tịch Powell: Lạm phát sẽ hạ nhiệt trong nửa đầu năm 2022
Chủ tịch Powell đang có buổi điều trần trước quốc hội Mỹ. Ông tiếp tục giữ nguyên lập trường của mình là lạm phát vẫn sẽ chỉ tạm thời, và Fed vẫn kỳ vọng lạm phát sẽ giảm. Ông nói thêm rằng vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng chính là lý do gây lạm phát cao.
Vàng tăng 2% trong ngày
Sau 3 ngày liền giảm giá, hôm nay vàng đã tìm lại được đà tăng trước sự suy yếu của đồng đô la. Kim loại này tăng lên mức đỉnh ngày tại 1,762, chỉ vài tiếng sau khi chạm mức đáy tháng tại 1,722, đồng thời đã vượt hai đường MA 100 giờ (màu cam) và MA 200 giờ (màu đỏ). Mục tiêu tiếp theo của phe mua sẽ là 1,780 và 1,800.
Hiện vàng ở mức 1,761, tăng 2% trong ngày.