Quan chức Fed Bowman: Fed sẽ được hưởng lợi từ quyết định giảm dần và kết thúc chính sách QE trước đó vào năm 2021
Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed, Michelle Bowman, phát biểu cùng Chủ tịch Fed Cleveland, Loretta Mester, tại Tokyo:
- Ủng hộ việc tăng lãi suất sớm hơn
- Ủng hộ việc chờ đợi để làm chậm tốc độ QT hoặc giảm dần tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán
- Trong tương lai, Fed nên đưa ra tín hiệu rằng QE chỉ là tạm thời và sẽ chấm dứt khi điều kiện thị trường bình thường hóa
- Ưu tiên các tuyên bố của FOMC sử dụng nhiều ngôn từ hơn để mô tả đánh giá kinh tế hiện tại (Mester)
- Đồng thời mô tả nó ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng và rủi ro đối với triển vọng đó (Mester)
- Kỳ vọng Fed sẽ xem truyền thông là một phần trong quá trình đánh giá khung chính sách tiếp theo của mình (Mester)
Đồng Yên duy trì đà tăng sau khi PPI dịch vụ của Nhật Bản đạt mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 3/2015
Đồng Yên tiếp tục mạnh trong phiên thứ hai liên tiếp, nhờ sự hỗ trợ từ chỉ số PPI dịch vụ của Nhật Bản. Chỉ số này đạt mức tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 4, vượt kỳ vọng 2.3% và đánh dấu tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 3 năm 2015.
Đồng Yên cũng có thể được hỗ trợ sau nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shun'ichi Suzuki. Suzuki nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tỷ giá hối đoái giao động một cách ổn định, đồng thời cho biết ông đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến ngoại hối. Tuy nhiên, ông từ chối bình luận về việc liệu Nhật Bản có tiến hành can thiệp tiền tệ hay không.
Đồng USD tiếp tục mất điểm sau khi lợi suất TPCP Mỹ giảm. Các nhà giao dịch đang chờ đợi thước đo lạm phát chính của Cục Dự trữ Liên bang, dữ liệu Chỉ số PCE dự kiến được công bố vào thứ Sáu.
Đồng AUD tăng do khẩu vị rủi ro được cải thiện trong bối cảnh đồng USD vẫn yếu hơn
Đồng AUD tiếp tục mạnh lên so với đồng USD trong phiên thứ ba liên tiếp, mặc dù doanh số bán lẻ (MoM) của Úc tăng 0.1% trong tháng 4, đảo ngược mức giảm 0.4% trước đó. Đà tăng này không đạt được kỳ vọng của thị trường là 0.2%.
Sức mạnh của AUD cũng được củng cố nhờ khẩu vị rủi ro được cải thiện. Hơn nữa, biên bản cuộc họp mới nhất của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) cho thấy các quan chức gặp khó khăn trong việc dự đoán những thay đổi lãi suất trong tương lai, lưu ý rằng dữ liệu gần đây làm tăng nguy cơ lạm phát dai dẳng trên mục tiêu 2-3% trong thời gian dài.
Đồng USD tiếp tục mất điểm sau khi lợi suất TPCP Mỹ giảm. Chỉ số DXY giao dịch quanh mức 104.50 với lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm và 10 năm lần lượt ở mức 4.94% và 4.46%.
Hôm nay, một số quan chức Fed dự kiến sẽ phát biểu, bao gồm Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Michelle Bowman, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester và Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari.
Giá vàng giảm nhẹ trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ
XAU/USD tăng nhẹ vào đầu phiên hôm nay sau khi thoát khỏi mức đáy trong hai tuần tại 2,325 USD. Đà tăng của vàng được hỗ trợ bởi đồng USD yếu hơn và nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang diễn ra ở Trung Đông. Mặt khác, lợi suất trái phiếu kho bạc ngắn hạn cao hơn sau biên bản họp diều hâu của Fed và dữ liệu kinh tế mạnh mẽ hơn của Mỹ có khả năng hỗ trợ đồng bạc xanh trong thời gian tới. Hiện vàng đã quay đầu giảm nhẹ và giao dịch quanh mức 2.350USD. Các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ trong tuần này.
Niềm tin của người tiêu dùng của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào thứ Ba, các quan chức Fed Neel Kashkari, Mary Daly và Lisa Cook cũng sẽ phát biểu hôm nay. Chỉ số PCE lõi sẽ là tâm điểm trong tuần này khi được công bố vào thứ Sáu. Với những bình luận diều hâu hơn từ các quan chức Fed và bất kỳ dấu hiệu lạm phát dai dẳng nào, các nhà giao dịch có thể thay đổi triển vọng về việc cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed. Ngược lại, điều này có khả năng thúc đẩy USD và gây áp lực bán lên giá vàng.
Cập nhật thị trường phiên Á: Đồng USD kéo dài đà giảm, giá hàng hoá phục hồi trước dữ liệu lạm phát
- Đồng USD giảm mạnh so với các đồng tiền chính trong phiên Á. Không có lý do rõ ràng cho sự biến động này.
- Đồng Yên tăng giá nhờ dữ liệu cho thấy PPI dịch vụ của Nhật Bản tăng nhanh nhất kể từ tháng 3/2015. Điều này có thể hỗ trợ triển vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất. Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki đã đưa ra một số tuyên bố nhằm hỗ trợ đồng Yên.
- HĐTL trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014.
- Doanh số bán lẻ của Úc trong tháng 4 tiếp tục thấp hơn dự kiến. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của ANZ-Roy Morgan giảm xuống mức đáy trong năm nay.
- Đồng NZD/USD đạt mức đỉnh trong hai tháng do đồng USD yếu đi.
- Thượng Hải công bố các biện pháp hỗ trợ lĩnh vực bất động sản.
- Chỉ số MSCI AC Châu Á Thái Bình Dương tăng, chứng khoán Hồng Kông dẫn đầu đà tăng. Chứng khoán Nhật Bản và Úc giảm nhẹ.
- Vàng ổn định khi các nhà giao dịch chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ.
- Dầu tăng khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp của OPEC+ vào Chủ nhật và nhu cầu của Mỹ khi bắt đầu mùa lái xe mùa hè.
- Giá đồng phục hồi trở lại khi Trung Quốc tăng cường nỗ lực giải cứu thị trường bất động sản và đồng USD suy yếu.
- Lúa mì nhanh chóng chạm mức đỉnh trong hơn 9 tháng do lo ngại về lượng dự trữ giảm.
Giá dầu ổn định khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ và cuộc họp của OPEC+
Giá dầu ổn định trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Ba do các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát để đánh giá chính sách tiền tệ trong tương lai của Mỹ và các quyết định về chính sách sản xuất từ cuộc họp OPEC+ vào ngày 2 tháng 6.
Hợp đồng dầu thô Brent đáo hạn vào tháng 7 giảm 3 cent xuống còn 83.07 USD/thùng. Hợp đồng tháng 8 giảm 4 cent xuống còn 82.85 USD.
Hợp đồng tương lai dầu thô WTI đáo hạn vào tháng 7 ở mức 78.68 USD khi tăng 96 xu, tương đương 1.2% so với giá đóng cửa ngày thứ Sáu.
Satoru Yoshida, nhà phân tích hàng hóa của Rakuten Securities, cho biết: “Các nhà đầu tư đang tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ để xác định thời điểm cắt giảm lãi suất, đồng thời cho biết thêm rằng thị trường cũng đang theo dõi chặt chẽ cuộc họp sắp tới của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh”.
Ông cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng giá dầu sẽ tăng cao hơn trong những ngày tới do các nhà sản xuất dầu tiếp tục tự nguyện cắt giảm sản lượng và triển vọng nới lỏng chính sách tiền tệ của Mỹ ngày càng tăng”, đồng thời cho biết thêm rằng việc bắt đầu mùa lái xe ở Mỹ cũng sẽ hỗ trợ.
Chỉ số PCE dự kiến được công bố trong tuần này sẽ là tâm điểm chú ý.
Dữ liệu lạm phát của Đức vào thứ Tư và số liệu ở Eurozone vào thứ Sáu cũng sẽ được theo dõi để tìm các dấu hiệu cắt giảm lãi suất ở châu Âu.
Mọi con mắt đổ dồn vào cuộc họp trực tuyến sắp tới của OPEC+ vào ngày 2 tháng 6.
Các nhà sản xuất sẽ thảo luận về việc có nên gia hạn mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 2.2 triệu thùng mỗi ngày trong nửa cuối năm nay hay không, với ba nguồn tin từ các nước OPEC+ cho biết việc gia hạn có thể xảy ra.
Trong khi đó, Goldman Sachs đã nâng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2030 vào thứ Hai và dự kiến mức tiêu thụ sẽ đạt đỉnh vào năm 2034 do khả năng sử dụng xe điện chậm lại, khiến các nhà máy lọc dầu hoạt động ở công suất cao hơn mức trung bình cho đến cuối thập kỷ này.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều vào thứ Ba khi các nhà đầu tư đánh giá các bình luận từ các quan chức ECB báo hiệu rằng việc cắt giảm lãi suất có thể sắp xảy ra đối với khối kinh tế lớn nhất thế giới.
- S&P/ASX 200 giảm 0.18% khi tăng trưởng doanh số bán lẻ của Úc không đạt được ước tính trong cuộc thăm dò ý kiến của Reuters. Tăng trưởng doanh số bán hàng trong tháng 4 tăng 0.1% so với tháng 3.
- Nikkei 225 giảm 0.30%, trong khi Topix gần như đi ngang.
- Kospi đi ngang, trong khi Kosdaq tăng 0.39%.
- HangSeng tăng 0.51%. Shanghai Composite tăng 0.05%. Thượng Hải tuyên bố các biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản
USD tiếp tục suy yếu. DXY giảm xuống 104.45
USD tiếp đà giảm. DXY giảm 0.13% xuống 104.45 trong phiên Á khi khẩu vị rủi ro được cải thiện
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Mỹ nên ngừng hỗ trợ lực lượng của Đài Loan
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba cho biết Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức cuộc họp vào ngày 24/5 về các vấn đề hàng hải. Đây là vòng tham vấn thứ hai về vấn đề này.
- Trung Quốc và Mỹ nhất trí duy trì đối thoại, kiềm chế can thiệp vào các tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng,
- Mỹ nên kiềm chế "dùng biển kiểm soát Trung Quốc"
- Hoa Kỳ nên ngay lập tức ngừng hỗ trợ và dung túng các lực lượng Đài Loan
Thượng Hải đã công bố các biện pháp hỗ trợ lĩnh vực bất động sản
Thượng Hải đã công bố các biện pháp hỗ trợ lĩnh vực bất động sản:
- Giảm yêu cầu thanh toán,
- Giảm lãi suất thế chấp tối thiểu
- Các hạn chế mua nhà sẽ được nới lỏng
- Số năm yêu cầu đóng an sinh xã hội hoặc thuế thu nhập đối với những người không phải cư trú ở Thượng Hải sẽ giảm từ 5 năm xuống còn 3 năm
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1101
- Dự kiến: 7.2403
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2450
- PBOC bơm 2 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- 2 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
AUDUSD bật lên 0.6664 sau tin doanh số bán lẻ Úc
Doanh số bán lẻ Úc tăng trong tháng 4 dù mức tăng thấp hơn dự kiến
AUDUSD bật lên 0.6664 sau tin, được hỗ trợ bởi việc USD suy yếu khi khẩu vị rủi ro cải thiện
Doanh số bán lẻ Úc tháng 4 thấp hơn dự kiến
- Doanh số bán lẻ Úc tháng 4: tăng 0.1% so với cùng kỳ tháng trước
- Dự kiến: tăng 0.2% so với cùng kỳ tháng trước
- Trước đó: giảm 0.4% so với cùng kỳ tháng trước
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki tiếp tục can thiệp tiền tệ bằng ngôn từ
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki tiếp tục can thiệp tiền tệ bằng ngôn từ:
- Điều quan trọng là tỷ giá hối đoái biến động ổn định và phản ánh các nguyên tắc cơ bản
- Đang theo dõi chặt chẽ các biến động tỷ giá hối đoái
- JPY yếu làm tăng lợi nhuận của các nhà xuất khẩu nhưng lại làm tăng gánh nặng cho người tiêu dùng
- Quan ngại nhiều hơn về tác động tiêu cực của JPY yếu
- Sẽ không bình luận liệu Nhật Bản có tiến hành can thiệp tiền tệ như một quy luật chung hay không
Khi được hỏi về giảm thuế, ông cho biết:
- Với lãi suất ngày càng tăng, vị thế nợ của Nhật Bản sẽ bấp bênh nếu việc cắt giảm thuế ăn vào doanh thu của chính phủ.
BoJ cho biết PPI dịch vụ đã tăng nhanh nhất kể từ tháng 3 năm 2015
BoJ cho biết PPI dịch vụ đã tăng nhanh nhất so với cùng kỳ kể từ tháng 3 năm 2015
USDJPY giảm nhẹ xuống 156.85 sau tin
PPI Nhật Bản tháng 4 cao hơn dự kiến
- PPI Nhật Bản tháng 4: tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước
- Dự kiến: tăng 2.3% so với cùng kỳ năm trước
- Trước đó: tăng 2.3% so với cùng kỳ năm trước
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 27/05: USD suy yếu khi khẩu vị rủi ro được cải thiện trong ngày thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ lễ
Trên thị trường FX, USD yếu nhất, NZD mạnh nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY giảm 0.16% xuống 104.58 khi khẩu vị rủi ro được cải thiện. Quan chức ECB Lane khẳng định đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 6 nhưng những gì sẽ xảy ra sau đó vẫn là dấu hỏi với thị trường. EURUSD tăng 0.11% lên 1.0854. GBPUSD tăng 0.26%, đóng cửa ở 1.2770 - chạm mức đỉnh từ đầu tháng 3 bất chấp diễn biến cuộc bầu cử của Anh.
- DXY: -0.16%
- EURUSD +0.11%
- GBPUSD +0.26%
- AUDUSD +0.38%
- NZDUSD +0.47%
- USDJPY -0.09%
- USDCHF -0.13%
- USDCAD -0.22%
Vàng tăng $17 lên $2,350 do căng thẳng địa chính trị, Isarel được cho là đã bắn chết một người lính Ai Cập. Bitcoin tăng hơn 1% lên trên $69,400. Ethereum tiếp tục gây sốt với kỳ vọng ra mắt các quỹ ETF giao ngay khi kiểm tra mức $4,000. Giá dầu ổn định khi thị trường chờ đợi cuộc họp của OPEC+ vào ngày 2 tháng 6, nơi các nhà sản xuất dự kiến sẽ thảo luận về việc duy trì việc cắt giảm sản lượng tự nguyện trong thời gian còn lại của năm. Dầu thô WTI tăng $0.83 lên $78.55.
Cập nhật phiên Mỹ: USD giảm trên diện rộng, vàng phục hồi đầu phiên Mỹ
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đóng cửa nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm.
Trên thị trường FX, USD giảm trên diện rộng trong bối cảnh thiếu đi xúc tác từ các dữ liệu kinh tế quan trọng. Đồng thời thanh khoản cũng mỏng do các thị trường Mỹ và Vương quốc Anh cùng nghỉ lễ. Các đồng tiền chính và giá hàng hóa được hỗ trợ trước sự suy yếu của USD trong ngày, với các đồng antipodeans dẫn đầu đà tăng trong nhóm G7. Lợi suất TPCP 10 năm ít biến động, giữ ổn định ở khoảng 4.67%.
Vàng hơn 20 USD trong ngày lên 2,356 USD/oz và xóa bỏ phân nửa đà giảm của phiên thứ Sáu. Một trong số nguyên nhân làm gia tăng sức hút của tài sản trú ẩn như vàng được cho đến từ rủi ro địa chính trị khi 1 binh sĩ của Ai Cập thiệt mạng trong cuộc đọ súng với lực lượng quân đội Israel vào sáng sớm nay. Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn tới vụ việc do cả 2 bên đồng loạt chỉ trích đối phương là bên nổ súng đầu tiên. Đồng thời, giá dầu cũng tăng khoảng 1% trong ngày lên 78.50 USD/thùng.
Vàng hồi nhẹ sau 2 phiên chịu áp lực bán tháo mạnh
Vàng tăng 1%, khoảng 22 USD lên 2355 USD trong ngày. Đây là một khởi đầu thuận lợi với kim loại quý sau 2 phiên chịu áp lực bán tháo mạnh.
Trên khung D1, triển vọng của vàng không quá u ám như các khung thời gian ngắn hơn, do giá thậm chí còn chưa tiến đến kiểm tra hỗ trợ 2,275 USD, chứ chưa nói đến vùng đỉnh của giai đoạn tích lũy (từ khoảng giữa tháng 11 đến giữa tháng 2). Giá đã tăng vọt trong 2 tháng gần đây, nên không có gì khó hiểu khi các nhà đầu tư tiến hành chốt lời.Tuy nhiên, nhìn chung nhịp điều chỉnh này vẫn là một tín hiệu tốt, ngụ ý rằng thị trường sẽ tăng với tốc độ ổn định hơn, thay vì "nóng" lên liên tục.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đang liên tục thắt chặt quan hệ nhằm xây dựng một hệ thống thanh toán mới nhằm đe dọa vị thế của USD và Mỹ, thông qua việc tăng cường dự trữ vàng. Điều này dường như chưa có dấu hiệu dừng lại, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ và EU chia nhau tài sản bị đóng băng của Nga ở nước ngoài.
Lính Ai Cập thiệt mạng sau khi tham gia một cuộc đọ súng với binh sĩ Israel
Binh sĩ Israel và Ai Cập đã có cuộc đọ súng tại cửa khẩu biên giới gần thành phố Rafah vào sáng sớm hôm nay. Vụ việc dẫn đến cái chết của một binh sĩ Ai Cập và đây nó thể là một tin tức "nóng hổi". Vụ việc cũng đang được cho là 1 trong số các nguyên nhân thúc đẩy giá vàng hồi trong ngày.
Lực lượng Phòng vệ Israel báo cáo rằng "một vụ nổ súng đã xảy ra ở biên giới Ai Cập", tuy nhiên cũng không cung cấp thêm thông tin chi tiết mà chỉ thông báo rằng “Vụ việc đang được xem xét và thảo luận với phía Ai Cập”. Báo cáo từ cả 2 bên đều chỉ trích đối phương là bên nổ súng đầu tiên.
EURUSD duy trì gần 1.0850 trước thềm báo cáo lạm phát Mỹ và Eurozone
EURUSD tích lũy quanh vùng 1.0850 trước thềm công bố dữ liệu lạm phát Eurozone và Hoa Kỳ. Cặp tiền cho thấy sức mạnh vượt trội hơn sau khi hình thành mô hình tam giác cân trên khung D1. Triển vọng của cặp tiền trong ngắn hạn vẫn vững vàng, với tỷ giá duy trì trên hỗ trợ quan trọng là các đường EMA ngắn và dài hạn.
Dù vậy, chỉ báo RSI dao động trong phạm vi 40-60 cho thấy đà tăng dần suy yếu. Nếu EURUSD có thể thu hút thêm lực mua, cặp tiền có thể quay lại kiểm tra đỉnh 2 tháng ở khoảng 1.0900. Phá qua kháng cự này, đà tăng có thể mở rộng lên đỉnh ngày 21/3 là 1.0950, sau đó là mốc 1.1000. Trái lại, nếu tỷ giá giảm vượt đường EMA 200 ngày ở mức 1.0800, áp lực bán có thể tăng mạnh.
GBPUSD chạm đỉnh 2 tháng khi USD giảm trên diện rộng
GBPUSD tăng lên 1.2750. Cặp tiền đã chạm đỉnh 2 tháng mới, gần 1.2760 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn. Động lực tăng của vàng vẫn còn mạnh do tỷ giá đã vượt lên trên ngưỡng kỹ thuật quan trọng là 1.2667, với mức Fibo 61.8% của pha giảm từ đỉnh ngày 8/3 tại 1.2900 xuống đáy ngày 22/4 là 1.2300).
Xu hướng của GBPUSD trong ngắn hạn vẫn là tăng, với các đường EMA ngắn hạn nằm cao hơn các đường dài hạn (hiện đang dốc lên), phản ánh xu hướng tăng mạnh. Đồng thời, chỉ báo RSI tiến vào vùng quá bán ở phạm vi 60-80, cho thấy phe mua đang nắm lấy quyền kiểm soát.
Vàng tăng gần 1% trong ngày lên $2356/oz
Tâm lý thị trường tích cực, với USD giảm đã hỗ trợ vàng xóa bỏ phân nửa đà giảm của phiên thứ Sáu tuần trước.
USD quay trở lại đáy ngày
Chỉ số DXY đã giảm hơn 9pip đầu phiên Mỹ xuống dưới 104.60.
Vàng vừa tăng lên đỉnh ngày tại 2,356 USD
Vàng vừa có pha tăng từ 2,345 USD lên 2,356 USD ngay khi phiên Mỹ vừa mở cửa.
Thị trường FX tăng cao hơn trong kỳ nghỉ lễ ở Hoa Kỳ
Chứng khoán Hoa Kỳ tăng mạnh vào thứ Sáu và tâm lý lạc quan tiếp tục được lan tỏa sang phiên thứ Hai, bất chấp kỳ nghỉ cuối tuần dài ở Mỹ. AUD và CAD đang ở mức cao nhất trong ngày, GBP đang tăng so với USD. Giá dầu và vàng cũng đang dâng cao hơn. Phe mua AUDUSD cũng đang hướng tới đỉnh phiên thứ Năm.
Thị trường kỳ vọng thế nào về lộ trình chính sách sau cuộc họp tháng 6
Thời điểm thị trường nhận được quyết định chính sách tiếp theo của ECB đang đến rất gần, nhưng nhìn chung các nhà đầu tư đã biết trước kết quả. Chủ tịch ECB Lagarde đã ngầm tuyên bố sẽ cắt giảm lãi suất vào ngày 6/6, nhưng vẫn thận trọng với lộ trình chính sách trong tương lai.
Phe dovish muốn ECB cắt giảm lãi suất thêm 1 lần nữa vào tháng 7 và sẽ tăng cường ra tín hiệu nếu dữ liệu yếu hơn, trong khi phe hawkish lại có phần thận trọng muốn có thêm niềm tin. Điều này đang khiến thị trường hiện chỉ định giá khoảng 29bp tổng mức cắt giảm lãi suất trong cuộc họp ngày 18/7 (với xác suất là 16%).
Điều thú vị hơn là cuộc họp tiếp theo vào ngày 12/9, định giá hiện đang là 62%. Cuộc họp cuối cùng vào tháng 12, các nhà đầu tư đang kỳ vọng tổng mức cắt giảm là 60bp, hoặc định giá đầy đủ là 2 lần cắt giảm, với 40% là khoảng 1/3.
Dữ liệu kinh tế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng kỳ vọng thị trường, bao gồm cả báo cáo lạm phát thứ Tư của Đức.
Doanh số bán buôn tháng 4 sơ bộ của Canada có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán buôn tháng 4 sơ bộ của Canada: +2.8%
- Ước tính: 2.8%
Theo Cơ quan Thống kê Canada, sự gia tăng này phản ánh doanh số bán hàng cao hơn trong tiểu ngành xe cơ giới và phụ tùng xe cơ giới.
Quan chức ECB Lane: Việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá nhanh tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Nếu lạm phát trở nên dai dẳng hơn, việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá nhanh sẽ không phù hợp để đưa lạm phát trở lại mục tiêu một cách bền vững.
- Ngay cả khi lạm phát không giảm mạnh trong phần còn lại của năm nay, thì có thể kỳ vọng đà giảm sẽ mạnh hơn trong năm tới.
- Việc điều chỉnh chỉnh mức độ thắt chặt thích hợp cần phải xem xét triển vọng của lạm phát
- Giữ lãi suất ở mức quá cao trong thời gian quá dài có thể đẩy lạm phát xuống dưới mục tiêu trong trung hạn.
- Điều đó sẽ đòi hỏi các hành động khắc phục sau đó
Với ECB, đây là một bài toán nan giải. Họ không thể nới lỏng chính sách quá nhanh, nhưng đồng thời cũng không thể duy trì lãi suất ở mức quá cao nếu áp lực lạm phát tiếp tục suy yếu như năm ngoái. Do đó, họ có thể dễ dàng lựa chọn cắt giảm 0.5% lãi suất nếu lo lắng về trường hợp thứ hai. Tuy vậy, rủi ro thực sự đối với NHTW này nằm ở trường hợp thứ nhất.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Thị trường trầm lắng trong kỳ nghỉ lễ tại Anh và Mỹ
Tin tức chính:
- Kỳ nghỉ lễ khiến cho thị trường chầm lắng trong phiên
- Chỉ số môi trường kinh doanh tháng 5 tại Đức thấp hơn dự báo
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB tăng nhẹ vào tuần trước
- Quan chức ECB Rehn: Tháng 6 là thời điểm phù hợp để nới lỏng chính sách
- Quan chức ECB Lane: Những gì chúng ta đang thấy cho đến nay là đủ để bắt đầu hạ lãi suất
- Nhật Bản giữ nguyên đánh giá triển vọng kinh tế toàn diện trong tháng 5
- Bộ Chính trị Trung Quốc: Rủi ro tài chính là trở ngại lớn cần phải vượt qua
Thị trường:
- NZD dẫn đầu, USD suy yếu nhất trong phiên
- Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ
- Vàng tăng 0.4% lên $2,343
- Dầu thô WTI tăng 0.6% lên $78.18
- Bitcoin giảm 0.7% xuống $68,400
Các đồng tiền chính không có nhiều biến động, với đồng USD đi ngang trong phiên và các cặp tiền chính chỉ biến động trong khoảng 20-30 pip.
USD/JPY giảm xuống 156,70 vào đầu phiên giao dịch châu Á nhưng hiện đã phục hồi một chút lên 156,88. Trong khi đó, AUD và NZD tăng nhẹ nhưng không đáng kể. AUD/USD tăng 0,3% lên 0.6645 so với mức 0.6630 trước đó, còn NZD/USD tăng 0.3% lên 0.6140 so với mức 0.6125 trước đó trong ngày.
Ở các thị trường khác, kim loại quý đang cố gắng ổn định sau phiên giảm mạnh của tuần trước. Vàng tăng nhẹ lên 2.343 USD trong khi bạc tăng 1,6% lên 30,85 USD sau khi gần chạm mức 30 USD vào thứ Sáu.
Do hôm nay là ngày nghỉ lễ của Mỹ, đừng mong đợi quá nhiều biến động trong ngày tới. Tuần giao dịch thực sự có thể chỉ bắt đầu từ ngày mai.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi ETF Ethereum chính thức được phê duyệt?
Vào ngày 23/05, SEC đã phê duyệt hồ sơ 19b-4 từ các nhà phát hành bao gồm VanEck, BlackRock, Fidelity, Grayscale, Franklin Templeton, ARK 21Shares, Invesco Galaxy và Bitwise.
Sau phê duyệt ETF Ether, Biên tập điều hành của Cointelegraph, Gareth Jenkinson đã tổ chức một phiên thảo luận trên X Space với sự tham gia của chuyên gia phân tích Bloomberg Eric Balchunas, Giám đốc nghiên cứu tài sản kỹ thuật số của VanEck, Matthew Sigel, Giám đốc các vấn đề quản lý toàn cầu của Consensys, Bill Hughes và đồng sáng lập Animoca Brands, Yat Siu.
Eric Balchunas dự báo một kịch bản tương tự như những gì đã xảy ra với các quỹ ETF Bitcoin khi tất cả các ETF đều được phát hành trong cùng một ngày. Bên cạnh đó, Balchunas tin rằng các quỹ ETF ETH sẽ có khối lượng giao dịch thấp hơn nhiều, với khoảng 1 đến 2 tỷ USD trong vài tuần đầu tiên.
Mặc dù chuyên gia không nghĩ rằng các quỹ ETF ETH sẽ được giao dịch nhiều như BTC nhưng anh cho biết các nhà giao dịch có thể thực hiện các động thái thú vị. "Bạn có thể thấy mọi người bán khống ETF và mua ETH chỉ vì họ có thể staking nó."
Trong khi đó, giám đốc điều hành của VanEck Matthew Sigel nhấn mạnh rằng họ đã tìm ra một sản phẩm với tỷ lệ lý tưởng giữa Bitcoin và Ethereum và sẽ sớm công bố phân tích của họ.Ông cũng bày tỏ niềm tin rằng có rất nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm các tài sản có giá trị nội tại và ETF Ethereum có thể sẽ là sản phẩm thu hút được đối tượng khách hàng này
Hoa Kỳ cũng đang cho thấy rằng họ không muốn chậm chân trong lĩnh vực này. Siu, người hợp tác với chính phủ Hong Kong để thúc đẩy phát triển Web3 trong đặc khu hành chính này, cho biết cộng đồng có thể mong đợi nhiều phát triển vượt bậc hơn khi Hoa Kỳ bắt đầu cạnh tranh trong lĩnh vực tiền điện tử và Web3. Với việc Hoa Kỳ và Hồng Kông có động thái phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH các khu vực khác cũng có thể bắt đầu xem xét việc xây dựng các quỹ ETF tiền điện tử của riêng họ. Với việc các quốc gia trên khắp thế giới tham gia vào các quỹ ETF tiền điện tử, Siu tin rằng Hoa Kỳ sẽ không muốn bị bỏ lại phía sau. "Tôi nghĩ Hoa Kỳ chắc chắn không muốn đứng thứ hai sau bất kỳ ai."
Do đó, Siu tin rằng sẽ có nhiều diễn biến thú vị hơn khi chứng kiến sự thay đổi trong quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ.
Thị trường hiện đang dự báo ra sao về khả năng ECB cắt giảm lãi suất?
Giai đoạn "dễ dàng" đã kết thúc. Thời điểm này mới chính là lúc thách thức thực sự bắt đầu đối với các NHTW. Trong đó, ECB hiện theo dõi dữ liệu tiền lương để có cái nhìn rõ hơn về triển vọng lạm phát.
Số liệu quý 1 vừa được công bố tuần trước không quá lý tưởng và kèm theo một vài rủi ro. Có thể nói rằng yếu tố chính góp phần làm tăng lương trong quý trước đến từ Đức, với mức tăng 6.2%. Con số này vượt quá mong đợi nhưng có thể coi là một trường hợp ngoại lệ trong bối cảnh các doanh nghiệp hành động chậm trễ trong việc bù đắp chi phí sinh hoạt cao cho người lao động. Nếu mọi chuyện diễn ra theo kế hoạch, chúng ta có thể thấy các con số tiền lương suy yếu trong vài quý tới. Và hy vọng điều đó sẽ giúp ECB tin tưởng hơn vào triển vọng lạm phát.
Sau tháng 6, sẽ còn bốn cuộc họp chính sách nữa trong năm nay. Nhưng hiện tại, thị trường chỉ kỳ vọng khoảng 2 đợt cắt giảm lãi suất điều hành trong năm nay, với tổng mức lãi suất cắt giảm được dự báo ở mức 0.56%.
ECB đã từng gợi ý rằng họ không muốn thực hiện các động thái liên tiếp. Do đó, lựa chọn tháng Bảy có thể được loại trừ. Điều đó khiến các tháng còn lại là tháng 9, tháng 10 hoặc tháng 12 có khả năng hơn bao giờ hết.
Nếu quá trình suy yếu của lạm phát duy trì trong những tháng tới, điều đó chắc chắn sẽ tạo ra cho ECB nhiều không gian để thực hiện ít nhất một lần giảm lãi suất nữa trong năm nay.
Nhà đầu tư kỳ vọng sự "bùng nổ" Altcoin khi vốn hóa thị trường chạm ngưỡng kháng cự then chốt
Các nhà phân tích đang một lần nữa dự báo về khả năng Altcoin sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ sau khi tổng vốn hóa thị trường của Altcoin, bao gồm cả ETH, gần đây đã tăng vọt và hiện đang tiến gần đến ngưỡng kháng cự then chốt. Nhà giao dịch và nhà phân tích tiền điện tử đang theo dõi chặt chẽ các Altcoin sau mức tăng 27% của Ethereum trong bảy ngày qua.
Theo TradingView, tổng vốn hóa thị trường của Altcoin hiện đang ở mức khoảng 1,160 tỷ USD. Con số này đã tăng 15% trong hai tuần qua và đang tiến gần đến mức kháng cự 1,200 tỷ USD giữa tháng 3/2024
Vào ngày 26/05, nhà giao dịch có biệt danh "Trader Tardigrade" đã chia sẻ với 50,000 người theo dõi rằng vốn hóa của thị trường Altcoin có thể tăng gấp ba lần nếu vượt qua được mô hình "đầu vai ngược". Họ còn dự báo rằng thị trường sẽ bứt phá trong vài tuần tới."
Trong khi đó, nhà phân tích kỹ thuật "Yoddha" cho biết trong một bài đăng trên [X] vào ngày 26 tháng 5: "Hãy kỳ vọng một đợt tăng điên cuồng của Altcoin khi vốn hóa thị trường vượt qua mức kháng cự theo tuần này."
Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng trong các chu kỳ trước đó, giá Bitcoin thường có những đợt biến động mạnh đầu tiên, tiếp theo là ETH và sau đó là thị trường Altcoin do dòng tiền có xu hướng chảy xuống dần các đồng tiền có vốn hóa thấp hơn.
Tỷ lệ vốn hóa Bitcoin trên thị trường đã giảm 3.7% trong hai tuần qua xuống 53.9%, một dấu hiệu khác cho thấy thị trường Altcoin đang mạnh mẽ trở lại
Nhà sáng lập MN Trading, Michaël van de Poppe, tổng vốn hóa thị trường trong chu kỳ này sẽ đạt 15,000 tỷ USD, tăng 450% so với mức hiện tại là 2,700 tỷ USD.
Argentina muốn tiếp bước El Salvador trong lĩnh vực tiền điện tử
Chính phủ Argentina đang hợp tác với El Salvador để học hỏi từ kinh nghiệm của họ về việc áp dụng Bitcoin và các hoạt động tiền điện tử khác. Theo thông báo chính thức từ Ủy ban Chứng khoán Quốc gia Argentina (CNV), cơ quan này đã tổ chức một cuộc họp với Ủy ban Tài sản kỹ thuật số Quốc gia El Salvador (CNAD) để thảo luận về việc áp dụng và quản lý tiền điện tử ở cả hai quốc gia.
Tại cuộc họp diễn ra vào ngày 23/05, chủ tịch CNV Roberto Silva, phó chủ tịch CNV Patricia Boedo và chủ tịch CNAD Juan Carlos Reyes đã thảo luận về kinh nghiệm của El Salvador - quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp vào tháng 9 năm 2021. Các quan chức đã trao đổi về cách tiếp cận và khái niệm sử dụng tiền điện tử trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt tập trung vào trường hợp Bitcoin của El Salvador.
Chủ tịch CNV Silva nhấn mạnh rằng El Salvador không chỉ nổi lên như một quốc gia dẫn đầu về việc áp dụng Bitcoin mà còn xuất sắc trong lĩnh vực tiền điện tử nói chung. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của những hiểu biết về ngành mà CNAD - cơ quan giám sát thị trường tài sản kỹ thuật số ở El Salvador - đã tìm ra.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh Argentina đang tiến tới việc vận hành thị trường tiền điện tử địa phương và thông qua các yêu cầu đăng ký đối với các công ty tiền điện tử vào tháng 4. Quốc gia này đã tích cực tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử kể từ khi chính trị gia có thiện cảm với Bitcoin là Javier Milei trở thành Tổng thống Argentina vào cuối năm 2023.
Vào cuối năm 2023, Bộ trưởng Ngoại giao Argentina, bà Diana Mondino, tuyên bố rằng chính phủ đang chuẩn bị một sắc lệnh để hợp pháp hóa việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền điện tử khác trong nước để thanh toán theo các điều kiện nhất định.
Chiến thắng của Donald Trump liệu có khiến căng thẳng giữa SEC và tiền điện tử nguội dần?
James Murphy, một luật sư có chuyên môn trong lĩnh vực tiền điện tử và được biết đến với cái tên "MetaLawMan" cho rằng chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 có thể khiến một số vụ kiện tiền điện tử của SEC bị bác bỏ. Ông cho rằng mọi người sẽ được chứng kiến một SEC rất khác nếu như Donald Trump trở thành tổng thống.
Trong tháng qua, Trump đã tích cực quảng bá bản thân như là sự lựa chọn của ngành công nghiệp tiền điện tử và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ "phải là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này". Gần đây nhất, vị cựu tổng thống này đã hứa sẽ ân xá cho Ross Ulbricht, người sáng lập Silk Road, nếu được bầu.
Tuy vậy, đối tác của Cinneamhain Ventures, Adam Cochran lại có quan điểm khác khi tuyên bố rằng Trump đã có thâm niên trong việc "bán đứng người khác vì lợi ích của bản thân" và đang lợi dụng vấn đề tiền điện tử để dành thêm được phiếu bầu. Theo phân tích từ PolitiFact, trong nhiệm kỳ của mình, Trump đã phá vỡ hơn một nửa trong số 102 lời hứa được đưa ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, trong khi thỏa hiệp với 23 lời hứa và hoàn thành chỉ 24 điều mà ông đã cam kết.
Bên cạnh đó, Trump cũng từng đưa ra những lời nhận xét chống lại tiền điện tử. Khi còn là tổng thống, Trump đã tweet rằng ông ta "không phải là người ủng hộ tiền điện tử " vì chúng "được tạo ra từ hư không" Năm 2021, ông cũng tuyên bố rằng tiền điện tử có thể dẫn tới một thảm họa.
Tuy nhiên, một luật sư tiền điện tử khác là Gabriel Shapiro đã viết trên X rằng "những lời lẽ cay nghiệt của Trump về tiền điện tử trên Twitter" không thể so sánh với "cuộc săn phù thủy kéo dài bốn năm của chính quyền Biden nhắm vào tiền điện tử".
Có thể thấy, những lời nhận xét về tiền điện tử trong quá khứ và thói quen "thất hứa" của Trump sẽ không đủ để thuyết phục một vài CEO trong ngành tiền điện tử của Hoa Kỳ. Nhà sáng lập The Block, Mike Dudas nói rằng mặc dù ông ta "ghét cay ghét đắng Donald Trump", nhưng lời hứa của ông ta sẽ cho phép tôi theo đuổi kế sinh nhai và nuôi sống gia đình, các nhà đầu tư, người sáng lập và nhân viên của họ".
Cập nhật các tin tức liên quan đến cuộc tranh cử, hiện ứng cử viên Donald Trump đang dẫn trước tổng thống đương nhiệm Joe Biden 0.01% trong cuộc thăm dò ý kiến của Morning Consult. Hoa Kỳ sẽ tiến hành bầu cử vào ngày 5 tháng 11.
Nhật Bản giữ nguyên đánh giá triển vọng kinh tế toàn diện trong tháng 5
Chính phủ lưu ý rằng nền kinh tế vẫn đang phục hồi với tốc độ vừa phải, mặc dù xuất hiện một vài dấu hiệu đình trệ gần đây. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp đánh giá này được duy trì, nhưng chính phủ đã nâng cấp đánh giá về sản lượng của nhà máy lần đầu tiên sau 1 năm. Cần lưu ý rằng lĩnh vực nói trên đang có dấu hiệu phục hồi vì sản xuất có thể đã thoát đáy.
Tuy nhiên, không có điều chỉnh nào về triển vọng tiêu dùng cá nhân và chi tiêu vốn.
Cập nhật phiên Âu: Thị trường trầm lắng trong kỳ nghỉ lễ tại Vương quốc Anh và Mỹ
Diễn biến trên thị trường FX trở nên trầm lắng hơn vào đầu tuần. Lịch trình kinh tế chính ở châu Âu sẽ là dữ liệu IFO của Đức và Hoa Kỳ sẽ vẫn đóng cửa nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm, trong đó tại Vương quốc Anh tiếp tục đón kỳ nghỉ Ngân hàng Mùa xuân. Vào cuối tuần, các nhà đầu tư sẽ đón chờ bình luận từ các quan chức NHTW, dữ liệu lạm phát Đức, khu vực Eurozone và Mỹ.
USD đi ngang dưới 104.750 vào đầu phiên Âu và giảm nhẹ khoảng 0.05% trong ngày. Tương tự, các cặp tiền chính cũng dao động trong biên độ +/-0.1%, ngoại trừ các đồng antipodeans tăng khoảng 0.2%.
Về mặt dữ liệu, chỉ số môi trường kinh doanh IFO tháng 5 tại Đức giảm nhẹ và thấp hơn dự báo, ngoại trừ chỉ số kỳ vọng do có sự điều chỉnh giảm trong tháng trước. EURUSD quét 2 chiều trong biên độ khoảng 10pip sau tin, nhưng vẫn duy trì trạng thái tích lũy kéo dài từ đầu ngày.
Các quan chức ECB tiếp tục ủng hộ việc nới lỏng trong cuộc họp tiếp theo, trong đó nhà hoạch định chính sách Rehn cũng lên tiếng cho biết tháng 6 là thời điểm phù hợp để nới lỏng.
Cập nhật các thị trường khác:
- Vàng tích lũy trong biên độ 2,330/50 USD/oz và hiện giao dịch ở mức 2,346 USD, tức tăng hơn 10 USD trong ngày
- Lợi suất TPCP 2 năm nhạy với triển vọng chính sách tăng nhẹ 0.06bp lên 4.945%, trong khi lợi suất 10 năm được theo dõi chặt chẽ giảm 1bp xuống 4.47% sau khi tăng khoảng 1% vào trước
- Dầu WTI tăng 0.4% lên khoảng 78 USD/thùng
Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB tăng nhẹ vào tuần trước
Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB trong tuần tính đến ngày 24/5:
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn: 461.2 tỷ CHF (trước đó: 467.4 tỷ CHF)
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn trong nước: 452.5 tỷ CHF (trước đó: 459 tỷ CHF)
Nhìn chung, tổng tiền gửi không kỳ hạn đã giảm trong tuần qua, nhưng vẫn tiếp tục duy trì trong phạm vi ổn định trong vài tháng qua.
Bộ Chính trị Trung Quốc: Rủi ro tài chính là trở ngại lớn cần phải vượt qua
Một số phát biểu từ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay:
- Phòng ngừa rủi ro tài chính đồng nghĩa với với bảo vệ an ninh quốc gia và tài sản của người dân
- Quy định tài chính phải chặt chẽ để thể hiện ý thức trách nhiệm mạnh mẽ
Chỉ có một số nhận xét chung chung khi Bắc Kinh tiếp tục cố gắng tìm cách thúc đẩy thị trường bất động sản, với mục tiêu tiếp tục góp phần duy trì trật tự tài chính và các điều kiện tín dụng lành mạnh.
Chỉ số môi trường kinh doanh tháng 5 tại Đức thấp hơn dự báo
- Môi trường kinh doanh: 89.3 (dự báo: 94, trước đó: 89.4)
- Các điều kiện kinh doanh hiện tại: 88.3 (dự báo: 89.8, trước đó: 88.9)
- Kỳ vọng về triển vọng kinh doanh: 90.4 (dự báo: 90.9, trước đó: điều chỉnh giảm từ 89.9 xuống 89.7)
Cả 3 chỉ số đều thấp hơn dự báo với chỉ số kỳ vọng tháng 4 khớp với dự báo sau điều chỉnh, nhưng tăng cao hơn trong tháng 5 vẫn là một tín hiệu tích cực.
Cập nhật FX: EUR giảm nhẹ sau công bố báo cáo