Cổ phiếu Mỹ hầu hết tăng khi hàng loạt kết quả kinh doanh của các công ty được công bố. Chỉ số Russell 2000 dẫn đầu đà tăng, trong khi đó Nasdaq giảm nhẹ:
DJIA (Dow Jones Industrial Average): 42,926.97 điểm, tăng 186.55 điểm (+0.44%).
NASDAQ: 18,302.14 điểm, giảm 13.45 điểm (-0.07%).
S&P 500: 5,821.14 điểm, tăng 5.88 điểm (+0.1%).
Russell 2000 (RUSS 2K): 2,284.33 điểm, tăng 34.51 điểm (+1.53%).
Lợi suất TPCP Mỹ đang giảm ở tất cả các kỳ hạn:
Giá vàng tiến đến gần mức cao nhất mọi thời đại 2,685 USD/oz sau đó giảm trở lại, hiện đang ở mức 2,672 USD/oz.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang sẽ họp vào lúc 1:00 rạng sáng mai.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell sẽ tiếp tục cuộc họp báo của ông vào lúc 1:30
ANZ cho biết:
Phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của Fed, Bộ Tài chính Hoa Kỳ và FDIC nhằm đối phó với sự sụp đổ của một số ngân hàng Hoa Kỳ đã giúp xoa dịu thị trường cho đến thời điểm hiện tại. Thị trường đang xác định 85% khả năng Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào ngày mai.
Chúng tôi ủng hộ việc lãi suất Fed tăng 25 điểm cơ bản, do lạm phát vẫn là một vấn đề quan trọng đối với Fed. Việc các điều kiện tài chính gần đây bị thắt chặt có thể khiến Fed có cơ sở để tạm dừng, và phần lớn sẽ phụ thuộc vào niềm tin của họ về khả năng phục hồi của hệ thống tài chính.
Fed có thể cần xem xét lại quan điểm của mình về việc thắt chặt định lượng (QT) do nó làm trầm trọng thêm những thách thức về thanh khoản ngắn hạn đối với các ngân hàng nhỏ hơn và tăng thêm sự biến động trên thị trường trái phiếu.
Đồng đô la Úc và New Zealand đã phục hồi nhẹ sau khi giảm vào thứ Ba. AUD/USD tăng tốt hơn, trong khi NZD/USD bị cản trở bởi mức 0.6200. Một lô hàng than của Úc đã đến Trung Quốc chứng minh mối quan hệ của hai nước này đã giảm bớt căng thẳng.
EUR/USD không có biến động mạnh. USD/JPY tăng lên khoảng 132.75 sau đó đi ngang.
Thị trường chứng khoán châu Á:
Nikkei 225 của Nhật Bản +1.9% (Các sàn giao dịch Nhật Bản đã mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ hôm qua)
Theo dữ liệu hải quan, khoảng 207.000 tấn than của Úc đã đến Trung Quốc trong tháng 2, bao gồm 73.000 tấn than cốc cao cấp được các nhà máy thép đánh giá cao. Mặc dù tổng số lượng này chỉ là một phần nhỏ trong khối lượng nhập khẩu khổng lồ hơn 60 triệu tấn của Trung Quốc từ đầu năm đến nay, nhưng đây là những lô hàng mới đầu tiên của Úc kể từ khi Bắc Kinh áp đặt lệnh cấm không chính thức vào cuối năm 2020 sau khi quan hệ với Canberra trở nên xấu đi.
Ngân hàng Nhật Bản là một trong sáu ngân hàng trung ương toàn cầu đã hành động vào Chủ nhật với cam kết cung cấp đô la Mỹ hàng ngày cho hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn và căng thẳng.
Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Canada sẽ chuyển từ đấu giá hàng tuần sang đấu giá hàng ngày đối với đô la Mỹ thông qua các đường hoán đổi FX. Động thái này sẽ làm cho thanh khoản bằng đô la Mỹ trở nên dễ dàng hơn nếu cần. Thay đổi này đã được thực hiện trước đây trong các cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như GFC. Gần đây nhất, nó đã được sử dụng trong giai đoạn đầu của đại dịch vào tháng 3 năm 2020. Sự thay đổi này là một dấu hiệu rõ ràng rằng các nhà chức trách toàn cầu đang rất lo ngại về rủi ro lây lan từ các vụ đổ vỡ ngân hàng ở Mỹ và Thụy Sĩ. Động thái vào Chủ nhật được coi là đi trước bất kỳ sự gia tăng tiềm năng nào về nhu cầu thanh khoản lây lan.
Tuy nhiên, BOJ đã thông báo rằng hôm nay không có giá thầu nào đối với đô la.
Chỉ số này được thu thập và đo lường bởi Viện Westpac - Melbourne chỉ ra tốc độ tăng trưởng của kinh tế so với xu hướng trong 3-9 tháng tới.
Dữ liệu tháng 2 vẫn âm ở mức -0.94%, phục hồi nhẹ so với -1.04% của tháng 1.
Tốc độ tăng trưởng rơi vào tình trạng tiêu cực trong bảy tháng liên tiếp
Mức tăng trưởng dưới xu hướng trong những tháng tới
Nhà kinh tế trưởng của Westpac Bill Evans cho biết sự chậm lại của nền kinh tế phản ánh:
Độ trễ của việc tăng lãi suất
Tiền lương thực tế giảm
Lãi suất tiết kiệm chạm đáy
Giá nhà giảm
Hơn thế
"Những biến động gần đây trong hệ thống ngân hàng toàn cầu dường như không ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống tài chính của Úc nhưng sẽ là một trở ngại lớn đối với các nền kinh tế lớn tiên tiến, đặc biệt là thông qua việc giảm khả năng cung cấp tín dụng và việc mất lòng tin của thị trường"
"Điều này sẽ có tác động gián tiếp đến triển vọng tăng trưởng của Úc."
NZD có xu hướng hoạt động kém hiệu quả hơn trong lịch sử các cuộc suy thoái
Cần đưa ra biện pháp phòng ngừa hợp lý trong phạm vi các điều kiện vĩ mô vẫn còn nhiều thách thức
JPM đang lập luận rằng nếu USD tăng giá trong trường hợp nền kinh tế toàn cầu chậm lại hoặc khủng hoảng ngân hàng trở nên tồi tệ hơn thì USD sẽ là 'thiên đường' giao dịch trong khi NZD đặc biệt gặp rủi ro do sự phụ thuộc của New Zealand vào xuất khẩu hàng hóa để có thu nhập ở nước ngoài .
Ngân hàng Commonwealth của Úc cho biết:
Còn quá sớm để kết luận rằng những rắc rối tồi tệ nhất của hệ thống ngân hàng đã qua đi
Có thể xuống dưới mức 0,55 “nếu các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng xấu đi đáng kể”
Morgan Stanley nhận định:
Sức mạnh của USD trong lịch sử có xu hướng kéo dài ngay cả sau lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed trong một chu kỳ chính sách và “các nhà đầu tư nên có ít nhất một số khoản đầu tư dài hạn bằng USD”
Các ngân hàng đã phát hành khoản vay mới kỷ lục 6.71 nghìn tỷ CNY trong hai tháng đầu năm (so với 5.21 nghìn tỷ CNY cùng kỳ năm ngoái) và hé lộ những lo ngại rằng tốc độ mở rộng tín dụng có thể giảm mạnh trong cuối năm nay.
Hiện tại, chúng tôi nhận thấy lãi suất MLF kỳ hạn 1 năm sẽ duy trì ổn định ở mức 2.75%, do đó lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm cũng sẽ tiếp tục ổn định với 3.65% cho đến cuối năm 2023.
Điều quan trọng hơn cần theo dõi sẽ là lãi suất LPR kỳ hạn 5 năm vì việc giảm lãi suất này báo hiệu sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn của chính phủ đối vào lĩnh vực bất động sản.
Không thể loại trừ khả năng sẽ có một đợt giảm RRR khác vào cuối năm nay
Hôm qua, chúng tôi đã nhận được biên bản cuộc họp tháng 3 của Ngân hàng Dự trữ Úc. Cuộc họp này đã được tổ chức trở lại vào ngày 7 tháng 3.
Trong biên bản lưu ý:
Các thành viên đã đồng ý xem xét lại trường hợp tạm dừng cuộc họp chính sách tháng 4 sắp tới để có thêm thời gian xem xét dữ liệu nhằm đánh giá lại triển vọng của nền kinh tế.
Điều này xảy ra trước khi các nhà chức trách ở Hoa Kỳ nắm quyền kiểm soát ngân hàng phá sản SVB vào ngày 10 tháng 3.
Và họ đã nhắc lại dự báo đó sau biên bản ngày hôm qua:
Westpac hy vọng rằng trường hợp tạm dừng vào tháng 4 sẽ được củng cố thông qua Biên bản này
Những diễn biến trong suy đoán của thị trường cũng như sự hỗn loạn của hệ thống tài chính toàn cầu đã thúc đẩy việc tạm dừng cuộc họp tháng 4.
Ngoài ra, WPAC dự kiến lãi suất tăng trở lại vào tháng 5:
Biên bản nhấn mạnh quan điểm cần thiết phải kiềm chế lạm phát “quá cao”. Quan điểm này có thể lộ rõ tại cuộc họp tháng 5 khi có nhiều hơn dữ liệu về lạm phát, đòi hỏi phải thắt chặt chính sách với mức tăng lãi suất cuối cùng là 25bp.
Theo dõi tin tức ngày 26 tháng 4 để cập nhật dữ liệu CPI hàng quý từ Úc:
Thị trường chứng khoán tiếp tục có một phiên giao dịch khởi sắc do tâm lý thị trường được cải thiện sau một tuần căng thẳng với các tài sản rủi ro, bất chấp việc lợi suất trái phiếu tăng lên khiến các cổ phiếu không còn được ưa thích. Cụ thể, lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 năm lần lượt tăng 18.8bp và 12.3bp lên 4.171% và 3.611%.
Dow Jones +0.98%
S&P 500 +1.30%
Nasdaq +1.58%
Trên thị trường FX, USD nỗ lực phục hồi trong bối cảnh thị trường tin vào kịch bản hawkish và hưởng lợi từ việc lợi suất TPCP tăng. CAD suy yếu sau dữ liệu CPI thấp hơn dự kiến (+5.2% so với dự kiến là +5.4%), mặc dù đã nhanh chóng hồi phục trong ngày nhưng vẫn đóng cửa giảm so với USD. AUD gặp khó khăn sau khi công bố biên bản RBA, dự kiến ngân hàng này sẽ hoãn cuộc họp chính sách vào tháng 4 sắp tới. GBP thoái lui khi thị trường chờ đợi động thái từ Fed và BOE. EUR và CHF là hai đồng tiền duy nhất tăng so với USD.
Chỉ số DXY -0.09%
EURUSD +0.45%
GBPUSD -0.50%
AUDUSD -0.72%
NZDUSD -0.85%
USDJPY +0.89%
USDCHF -0.69%
USDCAD +0.35%
Vàng giảm mạnh $39.23/oz xuống còn $1939.27, lợi suất trái phiếu hồi phục đã phần nào đẩy vàng lao dốc sau khi vượt mức $2000/oz hôm thứ 2. Lãi suất của Fed được công bố vào ngày mai sẽ quyết định hướng đi của kim loại này sắp tới. Dầu WTI tăng $1.85 lên còn $69.67/thùng, mức tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 2 đến nay.
Trong khi Golden Sachs dự kiến FOMC hoãn cuộc họp chính sách và ngày mai thì DB vẫn xoay quanh dự báo tăng lãi suất 25bp:
Chưa đầy hai tuần trước, vào ngày 8 tháng 3, thị trường dự kiến lãi suất cuối cùng gần 6%, mức thấp nhất là khoảng 4.1% vào năm 2025.
Tuy nhiên, chỉ một tuần sau đó, DB dự kiến lãi suất giảm khoảng 100bp vào cuối năm và mức thấp nhất là 2.65% vào năm 2025.
Chúng tôi thậm chí còn dự kiến lãi suất cuối năm 2024 - đầu năm 2025 ở mức tương đương với mức được định giá 12 tháng trước đó, ngay sau khi Fed bắt đầu tăng lãi suất. Vào cuối tháng 3 năm 2022, kỳ vọng lãi suất cuối cùng chỉ dưới 3% và kéo dài cho đến hết năm 2023. Tuy nhiên, ngay cả khi thị trường đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, lãi suất cuối cùng cũng chỉ được kỳ vọng ở mức 4.91% và duy trì trên mức 3% trong suốt năm 2024.
Tuyên bố của FOMC sẽ được công bố vào lúc 18:00 GMT, tức là 14:00 theo giờ US EST. Cuộc họp báo của chủ tịch Fed Powell sẽ diễn ra sau đó nửa giờ.
Vào tháng 2, Nga cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng dầu thô 500,000 thùng/ngày vào tháng 3 để đáp trả các lệnh trừng phạt năng lượng của phương Tây.
Novak cho biết mục tiêu cắt giảm này sắp đạt được và sẽ đạt được trong những ngày tới.
Nga sẽ không chấp nhận thêm bất kỳ hạn chế nào từ các biện pháp trừng phạt giá trần của phương Tây, điều này tạo ra “rủi ro đáng kể đối với an ninh năng lượng của toàn thế giới”
Lưu ý rằng xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga đã phục hồi. Hoạt động của các nhà máy lọc dầu trong nước cũng được duy trì ở mức ổn định. Câu hỏi đặt ra là liệu việc cắt giảm của Nga có thực sự diễn ra không?
"Chúng tôi hy vọng FOMC sẽ tạm dừng tại cuộc họp tháng 3 vào tuần này do căng thẳng trong hệ thống ngân hàng gần đây"
“Mặc dù các nhà hoạch định chính sách đã phản ứng nhanh chóng để củng cố hệ thống tài chính, nhưng thị trường dường như vẫn lo ngại rằng nỗ lực hỗ trợ của các ngân hàng là chưa đủ.”
Goldman cho biết việc tạm dừng sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch kiềm chế lạm phát của Fed:
“Đưa lạm phát trở lại mức 2% là mục tiêu trung hạn mà FOMC dự kiến sẽ giải quyết dần dần trong hai năm tới. Tuy nhiên, FOMC có thể nhanh chóng trở lại đúng hướng sau khi căng thẳng trong hệ thống ngân hàng được giải quyết có thể giúp kiềm chế lạm phát.”
Dầu Brent trượt giá chủ yếu là do cầu giảm trước những bất ổn của thị trường gần đây , mặc dù chưa có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ xảy ra.
Mặc dù đợt trượt giá gần nhất phần lớn đến từ lo ngại rủi ro gia tăng sau sự hỗn loạn của thị trường, nhưng khó có khả năng giá đảo ngược hoàn toàn và nhanh chóng
Các nguyên tắc cơ bản như cân bằng thị trường và mức tồn kho không còn có ảnh hưởng nhiều đến giá dầu như Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã dự đoán trước đây
Commerzbank hạ dự báo dầu thô Brent giữa năm xuống còn $80/thùng, dự đoán trước đó là $95/thùng
Ngoài ra:
Kỳ vọng giá dầu sẽ tăng sau đó vì OPEC+ khó có thể ngồi yên khi giá dầu tiếp tục lao dốc
Chắc chắn sẽ giảm nguồn cung nếu cần thiết
Dự kiến Brent trở lại mức $90/thùng vào cuối năm 2023
Các quan chức Fed đang tranh luận về kế hoạch hành động tiếp theo.
Yêu cầu phải cân bằng giữa việc khôi phục sự ổn định lạm phát với việc ngăn chặn sự khủng hoảng tiếp diễn trong hệ thống ngân hàng đang đặt ra một thách thức lớn đối với FOMC. Nếu họ ngừng tăng lãi suất, điều này sẽ xoa dịu thị trường nhưng có thể đẩy lạm phát lên cao hơn.
Liệu họ có đủ uy tín và sự quyết tâm để tạm dừng việc tăng lãi suất và tiếp tục cân nhắc quyết định chính sách vào cuộc họp tiếp theo đầu tháng 5 khi thị trường bình ổn trở lại?
Trong cuộc tranh luận giữa hai phe "Fed nên làm gì" và "Fed sẽ làm gì", Chủ tịch Fed Powell với quyết tâm chống lạm phát bằng mọi giá khiến thị trường e ngại rằng liệu FOMC có đang tập trung quá nhiều và nỗi lo khủng hoảng kinh tế trong quá khứ sẽ lặp lại trong khi thị trường tài chính thì đang đối mặt với nhiều thách thức ngay lúc này? Có vẻ như Powell chỉ đang cố chứng tỏ rằng Fed có những công cụ khác ngoài lãi suất để kiểm soát mọi vấn đề về ngân hàng.
Dù vậy, con đường an toàn nhất phía trước vẫn là tăng 25bp. Hiện tại thị trường đang định giá 83% cơ hội Fed sẽ tăng lãi suất 25 bps. Một phần suy đoán đến từ việc ngày hôm qua Timiraos không hé lộ bất cứ thông tin nào cho thấy Fed muốn tăng 50bp hoặc sẽ giữ nguyên lãi suất. Việc chuyển sang tăng 25bp cũng phản ánh sự bình tĩnh của châu Âu bất chấp việc ECB tăng 50bp trước đó cũng như sự ổn định tương đối của thị trường cho đến thời điểm hiện tại.
Vấn đề là thị trường có thể sẽ hỗn loạn trở lại ngay sau quyết định của FOMC và gia tăng nguy cơ làm tổn hại đến uy tín của Fed. Đây là lý do tại sao việc giữ nguyên lãi suất, đi ngược lại kỳ vọng của thị trường sẽ rủi ro hơn nhiều. Tất nhiên, trọng điểm vẫn là liệu lãi suất hiện tại có đủ cao để chế ngự lạm phát?
Sau cuộc họp hôm thứ Tư, thị trường định giá lãi suất sẽ tăng 36bp trong cuộc họp tháng Sáu, tương đương 4.96% - được hiểu là tăng 1.5 lần trong hai cuộc họp tiếp theo. Sau đó, lãi suất sẽ trở lại mức 4.38% vào cuối năm.
Kho bạc Hoa Kỳ đã bán $20 tỷ trái phiếu kỳ hạn 20 năm ở mức 3.909%, giảm 3bp so với 3.906% trên thị trường WI trước đợt chào bán. Nhu cầu giảm nhẹ so với dự đoán nhưng kể từ đó không có thêm bất kỳ đợt bán bổ sung nào trên thị trường trái phiếu. Lưu ý rằng lợi suất vẫn gần mức đỉnh trong ngày sau khi đột ngột rơi vào đà giảm trong phiên.
Thị trường định giá có 82% cơ hội Fed tăng lãi suất 25bp vào ngày mai, tăng khoảng 3pp trong phiên khi thị trường ổn định trở lại.
FED được dự báo là sẽ tăng lãi suất lên thêm 50 điểm cơ bản, mặc cho những nỗi lo về áp lực tại hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng trung ương này cũng sẽ đưa ra những dự báo về triển vọng kinh tế và phương hướng tăng lãi suất tiếp theo, dù cho một vài nhà kinh tế cho rằng FED sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các dự báo này do những sự không chắc chắn.
Nhà đầu tư đang tìm kiếm sự đảm bảo từ FED về việc giải quyết vấn đề của các ngân hàng trong nước.
Nga đã lên kế hoạch giảm mức sản lượng dầu về 500,000 thùng/ngày vào tháng 3 nhưng vẫn chưa đạt được điều đó. Nhưng bây giờ, phó thủ tướng nói rằng họ gần như đã giảm sản lượng và sẽ giữ ở mức đó cho đến tháng Sáu.
Trung Quốc và Nga nên thúc đẩy tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư
Hai bên cần duy trì an ninh và ổn định của chuỗi cung ứng công nghiệp
Trong khi đó, ông Stoltenberg - Tổng thư ký NATO cho biết họ đã nhận thấy những dấu hiệu cho thấy Nga yêu cầu Trung Quốc viện trợ vũ khí gây sát thương.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin đã có cuộc gặp mặt kéo dài 4.5 giờ vào hôm qua
Các công ty khởi nghiệp công nghệ châu Âu đã tăng gần gấp đôi số nợ, khiến họ ngày càng phụ thuộc vào nguồn tài chính có thể khó kiếm hơn sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon.
Các công ty công nghệ tư nhân ở châu Âu gánh khoản nợ 30.5 tỷ euro (32.7 tỷ USD) vào năm ngoái, tăng từ 15.9 tỷ euro vào năm 2021, sau khi cuộc suy thoái công nghệ toàn cầu khiến việc huy động vốn cổ phần mới trở nên khó khăn hơn, theo một báo cáo từ ngân hàng đầu tư GP Bullhound LLP.
Khẩu vị rủi ro được cải thiện trong phiên giao dịch ngày hôm nay:
Eurostoxx +1.8%
DAX +1.7%
CAC 40 +1.7%
FTSE +1.4%
Hợp đồng tương lai S&P 500 cũng tăng 25 điểm, tương đương 0.6%, hợp đồng tương lai Dow Jones tăng 0.6% và hợp đồng tương lai Nasdaq tăng 0.3% trong ngày.
Lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 2 năm hiện tăng lên 2.52%, lợi suất trái phiếu kho bạc 2 năm cũng tăng 15 bps lên 4.07%.
Trung Quốc hiện đang xem xét kế hoạch cắt giảm khoảng 2.5% sản lượng thép thô trong năm 2023 nhằm hướng tới mục tiêu hạn chế khí thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng chính sách kiểm soát sản lượng thép thô kể từ năm 2021 sau khi nước này cam kết đạt mức phát thải carbon dioxide cao nhất vào năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060. Số liệu cũng chỉ ra rằng sản lượng thép của Trung Quốc đã giảm kể từ khi thực hiện chính sách này. Năm 2022, sản lượng thép của Trung Quốc đạt 1.018 tỷ tấn, giảm 1.7% so với năm 2021. Sản lượng thép năm 2021 cũng ghi nhận giảm 3% so với mức1.065 tỷ tấn của năm 2020.
Vương quốc Anh đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt đáng kể nguồn phát điện đáng tin cậy do các nhà máy điện hạt nhân, than đá và khí đốt sẽ đóng cửa trong những năm tới mà không được thay thế.
Theo nhà tư vấn Baringa Partners LLP, Vương quốc Anh có thể mất hơn 6 gigawatt nguồn cung vào năm 2027. Phần lớn là do các nhà máy nhiên liệu hóa thạch và lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động, cũng như nhu cầu gia tăng do điện khí hóa.
Chỉ số điều kiện hiện tại tháng 3 ở Đức của ZEW: -46.5
Dự đoán: -44.3
Trước đó: -45.1
Không có gì ngạc nhiên khi thấy triển vọng giảm xuống nhưng chỉ số điều kiện hiện tại cũng đang phản ánh sự đình trệ trong bất kỳ sự phục hồi tâm lý nào. ZEW lưu ý rằng thị trường tài chính quốc tế đang chịu áp lực mạnh mẽ và mức độ không chắc chắn cao được phản ánh trong cuộc khảo sát tháng này.