Bảng lương phi nông nghiệp tháng 9 của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp cũng đã giảm. Chứng khoán sụt giảm sau khi báo cáo NFP chỉ ra thị trường lao động Mỹ vẫn khá vững chắc, và dội một gáo nước lạnh vào kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất để ngăn chặn nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng hơn. Tình trạng bán tháo cổ phiếu công nghệ đang ảnh hưởng lớn đến thị trường. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt sập mạnh ngay đầu phiên. Các chiến lược gia của BoA cho biết tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của nhà đầu tư đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2020 do lo ngại suy thoái, và giá cổ phiếu sẽ tiếp tục gặp sóng gió. Theo EPFR Global, các nhà đầu tư đã rút 3.3 tỷ đô khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu.
- S&P 500 -1.86%
- Nasdaq -2.67%
- Dow Jones -1.46%
Đô la tăng vọt lên đỉnh intraday do niềm tin Fed hawkish hơn được củng cố trước khi giảm nhẹ trở lại. Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp Mỹ đã khiến thị trường FX chao đảo trong một thời gian ngắn. Hiện tại, các đồng tiền đang điều chỉnh trở lại song hầu hết đều mất giá so với USD. Euro vẫn mắc kẹt ở dưới 0.9700, bảng Anh chạm đáy một tuần qua. Biên chế việc làm tháng 9 của Canada cũng cao hơn dự kiến giúp CAD tăng mạnh, USD/CAD đang biến động trái chiều với các cặp tiền còn lại.
- DXY +0.20%
- EUR/USD -0.25%
- GBP/USD -0.51%
- AUD/USD -0.27%
- NZD/USD -0.43%
- USD/JPY +0.05
- USD/CHF +0.35
- USD/CAD -0.33
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng sau NFP Mỹ. Đặc biệt, lợi suất kỳ hạn 10 đang tiến tới tuần thứ 10 tăng liên tiếp - đà tăng dài nhất kể từ 1984.
Bất chấp đà phục hồi của USD, thị trường dầu vẫn tăng ấn tượng do ảnh hưởng của việc OPEC+ mạnh tay cắt giảm nguồn cung. Dầu WTI chạm mốc $90.4 - hướng tới kiểm tra đỉnh tháng 9 ở $90.46. Dầu Brent giao dịch ở mức $94.42 trước hàng loạt nhận định giá sẽ vượt $100 vào cuối năm của các ngân hàng lớn. Trái lại, vàng 'quy phục' trước một đồng đô la gia tăng sức mạnh, phá xuống dưới $1,700, hiện có giá $1,697.75 - thấp nhất kể từ ngày 4/10.