Giá vàng điều chỉnh giảm hơn 200 pip xuống dưới 2640 USD/oz
Giá vàng giảm hơn 200 pip xuống dưới 2640 USD/oz trong bối cảnh những đặt cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất 50 bps trong tháng 11 gần như đã bị loại bỏ. Đồng USD củng cố đà tăng mạnh của tuần trước và tạo áp lực lên giá vàng khi các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ tình hình địa chính trị.
GBP/USD kéo dài đà giảm xuống 1.3070 trong bối cảnh sức mạnh của đồng USD duy trì ổn định
GBP//USD suy yếu và lao đốc xuống dưới mức 1.3070 trong phiên Mỹ vào thứ Hai do đồng USD duy trì đà tăng gần mức đỉnh trong gần 7 tuần - được thúc đẩy bởi dữ liệu NFP tích cực của Hoa Kỳ vào tháng 9. Chỉ số DXY đã kéo dài chuỗi tăng trong phiên giao dịch thứ 6 lên gần 102.50.
Dữ liệu trên thị trường lao động lạc quan đáng ngạc nhiên tại Mỹ đã buộc các nhà giao dịch phải thay đổi đặt cược về việc liệu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng 11 hay không. Theo công cụ FedWatch của CME, khả năng Fed hạ lãi suất 50 bps đã hoàn toàn loại bỏ và khả năng cao Fed sẽ cắt giảm lãi suất từ 0.01% - 0.25%.
Các nhà đầu tư đan chờ đợi dữ liệu CPI của Hoa Kỳ trong tháng 9, sẽ được công bố vào thứ năm. Dữ liệu lạm phát sẽ cung cấp thông tin rõ ràng hơn về triển vọng lãi suất của Fed vào tháng 11.
Scotiabank: USD củng cố đà tăng sau báo cáo việc làm
Theo Shaun Osborne, chuyên viên phân tích chiến lược ngoại hối của Scotiabank, đồng USD đang tích lũy sau đà tăng mạnh mẽ của tuần trước.
- Sau khi tăng mạnh vào tuần trước, chứng khoán đang bắt đầu tuần mới với một chút suy yếu trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trở lại ngưỡng 4% lần đầu tiên sau hai tháng.
- Dữ liệu việc làm của Mỹ hôm thứ Sáu đã xóa tan nguy cơ Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào tháng 11. Chênh lệch lợi suất đã di chuyển theo hướng có lợi cho chỉ số DXY và, với việc có lẽ thị trường tập trung hơn một chút vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Mỹ, cơ hội để USD duy trì sức mạnh, hoặc có thể mạnh lên một chút, rõ ràng là đang mở ra.
- Sự phục hồi của USD diễn ra sớm hơn một chút so với đợt tăng giá theo mùa điển hình trong quý IV trước khi giảm giá vào cuối năm.
- Phân tích kỹ thuật cho thấy chỉ số DXY sẽ đi ngang tích lũy trước khi tăng giá trở lại, có khả năng chạm mức103-104 trong vài tuần tới.
- Các quan chức Fed là Kashkari, Bostic và Musale sẽ phát biểu vào cuối ngày hôm nay.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tăng
Tin tức:
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trở lại ngưỡng 4%
- Tâm lý thị trường ảm đạm hơn trong phiên
- Doanh số bán lẻ tháng 8 tại Eurozone thấp hơn dự báo
- Sentix: Chỉ số tâm lý nhà đầu tư tại Eurozone phục hồi vào tháng 10
- Cập nhật kỳ vọng lãi suất hàng tuần đối với triển vọng chính sách của các NHTW
- Các doanh nghiệp Nhật Bản điều chỉnh kế hoạch hoạt động trước rủi ro suy thoái kéo dài của Trung Quốc
- Bước đi táo bạo của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba: Không tăng thuế thu nhập vốn để thúc đẩy đầu tư
- Goldman Sachs hạ xác suất xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và dầu thô tiếp tục tăng trong phiên Châu Âu. Thị trường đã bớt dần kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh mẽ, và thậm chí còn nghiêng về khả năng Fed sẽ có động thái "hawkish" hơn so với chính dự báo của Fed. Trong khi đó, căng thẳng ở Trung Đông vẫn ở mức cao và điều đó đã hỗ trợ giá dầu, cùng với triển vọng vĩ mô khả quan hơn.
Đồng USD đang giảm nhẹ sau khi thị trường đánh giá lại động thái tiềm năng của Fed.
Phiên giao dịch hôm nay khá ảm đạm về mặt dữ liệu, với doanh số bán lẻ của khu vực Eurozone là điểm sáng duy nhất. Tuy vậy thị trường có vẻ như không quan tâm quá nhiều tới thông tin này.
Trong phiên Mỹ, một số quan chức Fed sẽ phát biểu, và hầu hết là những người có quan điểm "hawkish". Vì vậy việc xuất hiện một số bình luận cứng rắn sau báo cáo NFP sẽ không có gì đáng ngạc nhiên.
Tâm điểm chú ý trong tuần này là dữ liệu CPI của Mỹ vào thứ Năm, vì một báo cáo "nóng" có thể khiến thị trường cho rằng Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất.
Commerzbank: Cuộc tranh luận về tốc độ cắt giảm lãi suất đã bắt đầu tại Anh
Theo chuyên viên phân tích ngoại hối Michael Pfister của Commerzbank, có vẻ như BoE hiện cũng đang bắt đầu thảo luận về việc cắt giảm lãi suất nhanh hơn:
- Vào thứ Năm, Thống đốc BoE Andrew Bailey đã gây áp lực đáng kể lên đồng GBP bằng cách công khai bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với việc cắt giảm lãi suất nhanh hơn. Kết quả là, thị trường đã kỳ vọng vào việc cắt giảm 25 điểm cơ bản tại mỗi hai cuộc họp còn lại trong năm nay. Vào thứ Sáu, Huw Pill, Knh tế trưởng của BoE, đã phản hồi bằng những bình luận "hawkish" hơn, nhấn mạnh rằng việc cắt giảm lãi suất một cách thận trọng sẽ phù hợp hơn. Đương nhiên, kỳ vọng lãi suất đã suy yếu phần nào đó.
- Tuy nhiên, đây có thể chỉ là một khoảng lặng tạm thời. Những bình luận cho thấy rõ ràng rằng BoE không thể tách mình khỏi điều mà các NHTW khác phải trải qua, khi mà tốc độ cắt giảm lãi suất được thiết lập để tăng tốc khi áp lực lạm phát giảm bớt. Đây không phải là tin tốt cho đồng GBP. Xét cho cùng, phần lớn sức mạnh của đồng tiền này trong năm nay dựa trên kỳ vọng rằng BoE sẽ thận trọng hơn trong việc cắt giảm lãi suất.
- Tất nhiên, động thái tiếp theo của BoE cũng sẽ phụ thuộc vào số liệu lạm phát. Các số liệu mới nhất cho thấy áp lực lạm phát vẫn còn dai dẳng, điều này sẽ ủng hộ đồng GBP tiếp tục tăng giá. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận cho thấy rõ ràng rằng các rủi ro khi mà đồng GBP tăng giá đang gia tăng.
ING: ECB chưa chắc sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 10
Dưới đây là một số phân tích từ định chế này:
- Thị trường kỳ vọng ECB sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tuần tới do tâm lý kinh tế yếu kém và lạm phát giảm xuống dưới 2%.
- Lý do ủng hộ việc cắt giảm lãi suất đến từ triển vọng tăng trưởng và lạm phát suy yếu, cùng với một số quan chức ECB ủng hộ việc cắt giảm lãi suất.
- Nhưng ECB vẫn có nhiều lý do để giữ nguyên mức lãi suất hiện tại do thiếu dữ liệu kinh tế quan trọng mới kể từ tháng 9, trong khi dữ liệu từ các chỉ báo tâm lý vốn không đáng tin cậy và lạm phát dịch vụ vẫn dai dẳng.
- Lập trường thận trọng của ECB cho thấy có khả năng NHTW này có thể đợi đến tháng 12 mới tiếp tục cắt giảm lãi suất
- Áp lực cắt giảm lãi suất từ thị trường sẽ ít hơn hơn trong chu kỳ nới lỏng, khiến ECB ít có khả năng hành động chỉ để đáp ứng kỳ vọng.
- Hành động của ECB vẫn chưa chắc chắn, với cả khả năng cắt giảm lãi suất và khả năng gây bất ngờ với lập trường "hawkish".
Sẽ rất khó để thuyết phục những thành viên "dovish" của ECB phản đối việc cắt giảm lãi suất sau khi số liệu lạm phát và PMI gần đây cho thấy xu hướng giảm rõ ràng, mặc dù dữ liệu này thường không đáng tin cậy.
Quan chức ECB Villeroy: ECB có thể sẽ cắt giảm lãi suất vào ngày 17/10
François Villeroy de Galhau, quan chức ECB kiêm Thống đốc Ngân hàng Pháp, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với La Repubblica:
- Trong hai năm qua, rủi ro đáng quan tâm nhất của chúng ta là lạm phát vượt quá mục tiêu 2%.
- Bây giờ chúng ta cũng phải chú ý đến rủi ro lạm phát thấp hơn mục tiêu do tăng trưởng yếu và chính sách tiền tệ thắt chặt quá lâu.
- Nếu năm tới lạm phát ở mức 2% và triển vọng tăng trưởng ở châu Âu vẫn ì ạch, sẽ không có lý do gì để chính sách tiền tệ vẫn thắt chặt và lãi suất điều hành cao hơn lãi suất trung lập.
- Chiến thắng trước lạm phát đã trong tầm mắt, nhưng đó không phải là lý do để tự mãn và nới lỏng theo một lộ trình định sẵn.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trở lại ngưỡng 4%
ường
Thị trường trái phiếu đang có một vài yếu tố đồng thuận:
- Kỳ vọng lạm phát tăng vọt cùng với giá dầu.
- Dữ liệu kinh tế Mỹ khả quan hơn dự kiến đã xua tan nỗi lo suy thoái
- Việc định giá lại kỳ vọng phi thực tế về khả năng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ của Fed.
Mặc dù tất cả những điều này đã hỗ trợ lợi suất trái phiếu tăng nhưng có một biểu đồ mà những người bán khống trái phiếu cần theo dõi. Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu 2 năm và 10 năm đang tiến gần đến 0.0% và dự báo sẽ có nhiều sự "giằng co" trên thị trường trái phiếu
Tâm lý thị trường ảm đạm hơn trong phiên
Thị trường đang giao dịch khá ảm đạm trong phiên giao dịch hôm nay, khi có nhiều yếu tố khiến nhà đầu tư phải cân nhắc:
- HĐTL chứng khoán giảm điểm, ngoại trừ Han Seng đang giao dịch cao hơn khi tất cả sự chú ý đổ dồn vào thị trường Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại vào ngày mai sau kỳ nghỉ lễ
- Các đồng tiền trú ẩn an toàn như JPY, USD và CHF đang dẫn đầu đà tăng, trong khi các đồng tiền beta cao như AUD và NZD đang suy yếu cùng với GBP.
- Hầu hết các mặt hàng đều giảm giá, ngoại trừ dầu, mặt hàng đã mở rộng đà tăng gần đây, giao dịch ở mức 76 USD/thùng tại thời điểm viết bài.
- Trái phiếu là điểm thú vị, vì chúng ta không thấy dòng vốn trú ẩn chảy vào trái phiếu khi thị trường đánh giá lại khả năng cắt giảm lãi suất của Fed cũng như kỳ vọng về lạm phát
- Lịch kinh tế hôm nay và ngày mai khá ảm đạm, vì vậy tâm lý thị trường có thể sẽ là một trong những động lực chính cho dòng tiền
NHTW Ấn Độ kêu gọi các ngân hàng hạn chế bán khống đồng Rupee với quy mô lớn
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã đưa ra cảnh báo cho các ngân hàng, yêu cầu họ không nên thực hiện các giao dịch bán khống đồng Rupee với quy mô lớn khi đồng tiền này đang có nguy cơ chạm mức thấp kỷ lục. Điều này nhằm mục đích ổn định đồng nội tệ trong bối cảnh nó đang chịu áp lực giảm giá trong các phiên giao dịch gần đây.
RBI đã truyền đạt thông điệp này đến các ngân hàng nhà nước và tư nhân, cho thấy sự quan tâm của ngân hàng trung ương đối với sự ổn định của đồng tiền quốc gia. Sự can thiệp này có thể nhằm ngăn chặn tình trạng mất giá của đồng rupee, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Ấn Độ cũng như làm tăng chi phí nhập khẩu và lạm phát.
Các thị trường ít biến động vào đầu phiên Âu
Chỉ số DXY tích lũy quanh 102.50 trong ngày sau khi tăng vọt hơn 2% vào tuần trước, hưởng lợi từ nhu cầu trú ẩn do căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông và luồng dữ liệu lao động tích cực trong tháng 9 tại Mỹ. EUR/USD chật vật phục hồi lên 1.1000 sau pha giảm mạnh về gần mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8, gần 1.0950. Tương tự, GBP/USD cũng đi ngang trong biên độ hẹp trên 1.3100.
Trên thị trường chứng khoán, các chỉ số châu Âu xóa sạch đà tăng khi mở cửa phiên thứ Hai, với HĐTL Hoa Kỳ cùng sụt giảm do cuộc xung đột ở Trung Đông làm giảm bớt tâm lý lạc quan về nền kinh tế Hoa Kỳ sau dữ liệu việc làm mạnh hơn dự kiến được công bố vào thứ Sáu.
Về mặt dữ liệu, chỉ số tâm lý các nhà đầu tư Sentix tháng 10 tại Eurozone ghi nhận sự cải thiện, được hỗ trợ nhờ gói kích thích kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và việc ECB hạ lãi suất. Trong khi đó, doanh số bán lẻ tháng 8 không đạt kỳ vọng cho thấy sự sụt giảm trong nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng.
Cập nhật các thị trường khác:
- Vàng giảm 0.05% xuống 2,651 USD/oz.
- Dầu WTI tăng 2% lên 75.90 USD/thùng.
- BTC tăng 0.9% lên 63,390 USD.
Doanh số bán lẻ tháng 8 tại Eurozone thấp hơn dự báo
- +0.8% (dự báo: +1%, trước đó: -0.1%).
Sentix: Chỉ số tâm lý nhà đầu tư tại Eurozone phục hồi vào tháng 10
Chỉ số niềm tin nhà đầu tư Sentix tại Eurozone:
- -13.8 (dự báo: -14.6, trước đó: -15.4)
Tâm lý của các nhà đầu tư tại khu vực đồng Euro đã cải thiện vào tháng 10, sau một thời gian dài giảm sút. Mặc dù vẫn còn nhiều bất mãn với tình hình kinh tế hiện tại, nhưng sự gia tăng kỳ vọng về tương lai đã khiến tâm lý đầu tư cải thiện.
Chỉ số đã tăng vượt mức dự đoán cho thấy những kỳ vọng tích cực về khả năng phục hồi kinh tế trong khu vực, điều này có thể liên quan đến việc Ngân hàng Trung ương châu Âu giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế và các biện pháp kích thích kinh tế từ Trung Quốc.
Dầu WTI tăng hơn 1.5% trong ngày lên 75.50 USD/thùng
Giá dầu tăng hơn 1.5% lên 75.50 USD/thùng sau khi ghi nhận tuần giao dịch có hiệu suất tốt nhất trong hơn 1 năm vào thứ Sáu, trong bối cảnh gia tăng lo ngại về một cuộc chiến tranh trên diện rộng ở Trung Đông.
Bước đi táo bạo của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba: Không tăng thuế thu nhập vốn để thúc đẩy đầu tư
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba kiên quyết giữ nguyên mức thuế thu nhập vốn hiện tại là 20% để thúc đẩy đầu tư và giảm bớt gánh nặng thuế cho những người có thu nhập cao.
Bước đi này nhằm khuyến khích đầu tư và giảm gánh nặng thuế cho những người có thu nhập cao, đặc biệt là những người có lợi nhuận đáng kể từ việc đầu tư vào chứng khoán và bất động sản.
Cập nhật kỳ vọng lãi suất hàng tuần đối với triển vọng chính sách của các NHTW
Các ngân hàng được kỳ vọng hạ lãi suất vào cuối năm
- Fed: 52 bps (94% khả năng cắt giảm lãi suất 25 bps tại cuộc họp sắp tới).
- ECB: 50 bps (98% khả năng cắt giảm lãi suất 25 bps tại cuộc họp sắp tới).
- BoE: 36 bps (93% khả năng cắt giảm lãi suất 25 bps tại cuộc họp sắp tới).
- BoC: 58 bps (84% khả năng cắt giảm lãi suất 25 bps tại cuộc họp sắp tới).
- RBA: 11 bps (90% khả năng giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới).
- RBNZ: 91 bps (94% khả năng cắt giảm lãi suất 50 bps tại cuộc họp sắp tới).
- SNB: 28 bps (85% khả năng cắt giảm lãi suất 25 bps tại cuộc họp sắp tới).
Ngân hàng được kỳ vọng thắt chặt chính sách vào cuối năm
- BoJ: 8bps (84% khả năng giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới).
Các doanh nghiệp Nhật Bản điều chỉnh kế hoạch hoạt động trước rủi ro suy thoái kéo dài của Trung Quốc
Nhiều doanh nghiệp ở miền Tây Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, đang điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của họ để chuẩn bị cho việc xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Điều này xuất phát từ dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định trong tỷ giá hối đoái, bởi vì sự biến động của tiền tệ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu và lợi nhuận của họ. Các doanh nghiệp rất nhạy cảm với những thay đổi này, vì chúng có thể ảnh hưởng đến chi phí và giá cả sản phẩm của họ trên thị trường quốc tế.
Goldman Sachs hạ xác suất xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ
Goldman Sachs đã hạ xác suất xảy ra suy thoái kinh tế tại Mỹ xuống còn 15% trong 12 tháng tới, giảm 5 % so với báo cáo trước đó, sau khi báo cáo việc làm mới nhất cho thấy số liệu tích cực hơn dự kiến. Báo cáo này đã giúp giảm lo ngại suy thoái, khi thị trường lao động tiếp tục tăng trưởng vững vàng và GDP vẫn đang tăng mạnh.
Goldman Sachs cũng giữ nguyên dự báo rằng Fed sẽ giảm lãi suất từng bước, với mỗi lần giảm 25bps, để đưa lãi suất xuống 3.25-3.5% vào tháng 6/2025. Họ nhấn mạnh rằng không có lý do rõ ràng nào khiến cho tăng trưởng việc làm giảm sút trong bối cảnh số lượng việc làm đang ở mức cao và nền kinh tế Mỹ vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
Tóm lại, nhờ sự tăng trưởng tích cực trong việc làm và GDP, Goldman Sachs đã giảm mạnh dự báo suy thoái và tiếp tục kỳ vọng rằng lãi suất sẽ được điều chỉnh giảm dần trong thời gian tới.
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Như thường lệ vào các ngày thứ Hai, lịch kinh tế hôm nay có phần tẻ nhạt với báo cáo Doanh số bán lẻ của Khu vực đồng Euro là thông tin kinh tế duy nhất được công bố. Trọng tâm phiên Âu hôm nay sẽ tập trung vào phát biểu từ các quan chức Fed, sau báo cáo việc làm NFP Mỹ bất ngờ tăng vọt so với kỳ vọng.
Nhìn chung, thị trường có thể sẽ phản ứng theo dữ liệu việc làm tích cực này hoặc chọn giữ trạng thái ổn định để chuẩn bị cho một trong những sự kiện kinh tế quan trọng hơn trong tuần, đó là báo cáo CPI Mỹ dự kiến công bố vào thứ Năm. Báo cáo này rất quan trọng vì nó sẽ giúp đánh giá tình hình lạm phát hiện tại và có thể ảnh hưởng đến quyết định chính sách tiền tệ của Fed trong thời gian tới.
Đơn đặt hàng nhà máy của Đức giảm mạnh trong tháng 8
Đơn đặt hàng nhà máy của Đức trong tháng 8 giảm 5.8% m/m, đây là mức giảm mạnh hơn nhiều so với dự kiến -1.9%.
Trong tháng trước đó, chỉ số này tăng 2.9%.
Giá nhà tại Anh tăng vượt kì vọng vào tháng 9
Chỉ số giá nhà Halifax của Vương quốc Anh trong tháng 9 tăng 0.3% m/m, đây là mức tăng lớn hơn dự kiến +0.2% m/m.
Trong tháng trước đó, chỉ số này cũng tăng 0.3% m/m.
Báo cáo của BoJ: Lạm phát và tăng trưởng tiền lương lan rộng khắp Nhật Bản
BoJ cho biết giá cả đang tăng ở nhiều lĩnh vực, nhiều công ty thấy cần phải tiếp tục tăng lương do tình trạng thiếu hụt lao động.
Trong báo cáo hàng quý, BoJ đã nâng triển vọng kinh tế đối với 2/9 khu vực tại Nhật Bản. Họ giữ nguyên đánh giá đối với các khu vực còn lại.
BoJ nâng triển vọng kinh tế cho 2/9 khu vực ở Nhật Bản
- Tất cả các khu vực ở Nhật Bản đều chứng kiến nền kinh tế phục hồi vừa phải, tăng hoặc tăng vừa phải.
- Nhiều khu vực cho biết mức tiêu thụ dịch vụ vẫn vững chắc.
- Nhiều khu vực cho biết sản lượng tăng do nhu cầu CNTT toàn cầu phục hồi, sản lượng liên quan đến ô tô cũng ở mức cao.
- Nhiều công ty khu vực cho biết họ phải tiếp tục tăng lương do tình trạng thiếu hụt lao động.
- Một số công ty nhỏ tiếp tục phàn nàn về tình hình thu nhập.
- Nhiều nhà sản xuất cho biết họ có thể tăng giá một cách suôn sẻ hơn.
Chỉ báo nhanh của Nhật Bản không đạt kỳ vọng vào tháng 8
Chỉ báo nhanh của Nhật Bản trong tháng 8 được ghi nhận ở mức 106.7, thấp hơn kỳ vọng là 107.2.
Trong tháng trước đó, chỉ số này ở mức 109.3.
Bản tin FX Châu Á-Thái Bình Dương: Nhật Bản can thiệp bằng ngôn từ, USD/JPY giảm xuống dưới mức 149.00
USD/JPY tăng lên trên mức 149.10 vào đầu ngày hôm nay. Tuy nhiên, đã có sự can thiệp bằng ngôn từ Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản phụ trách các vấn đề quốc tế Atsushi Mimura. Ông là quan chức sẽ chỉ thị cho BoJ can thiệp khi ông cho là cần thiết. Bình luận của ông không phải là bất thường, ông cho biết sẽ theo dõi các động thái trên thị trường ngoại hối bao gồm cả động thái đầu cơ.
PBoC đã công bố rằng dự trữ vàng của họ vẫn ổn định trong tháng thứ năm liên tiếp.
Ngoại trừ JPY, các đồng tiền chính không biến động nhiều.
Cổ phiếu Trung Quốc / Hồng Kông tiếp tục tăng giá.
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản: JPY yếu có cả ưu và nhược điểm
- Cho biết cần phải theo dõi xem biến động ngoại hối quá mức sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và hộ gia đình như thế nào.
- Nhấn mạnh rằng cần phải hành động nếu cần thiết, đồng thời theo dõi tác động của biến động ngoại hối đối với hoạt động kinh tế và hộ gia đình.
- Các quyết định về chính sách tiền tệ cụ thể sẽ do BoJ quyết định.
- Bày tỏ hy vọng rằng BoJ sẽ trao đổi kỹ lưỡng với thị trường và thực hiện các biện pháp chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu lạm phát 2% theo cách ổn định và bền vững.
Goldman Sachs: Cổ phiếu Trung Quốc sẽ tăng vọt nhờ các biện pháp kích thích
Goldman Sachs dự báo cổ phiếu Trung Quốc sẽ tăng vọt nhờ các biện pháp kích thích
- Cổ phiếu Trung Quốc có thể tăng thêm 15%-20% nếu chính quyền thực hiện đầy đủ các kích thích dự kiến.
- Các biện pháp kích thích gần đây đã củng cố niềm tin rằng các nhà hoạch định chính sách đang thực sự nỗ lực để giảm rủi ro đối với kinh tế.
- Goldman dự báo Chỉ số MSCI China và Chỉ số CSI 300 có thể sẽ tăng 15%-18%.
- Goldman cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn, bao gồm kích thích tài khóa yếu hơn dự báo, chốt lời, bầu cử Hoa Kỳ và lo ngại về thuế quan.
HSBC: Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm sáu lần nữa cho đến tháng 6/2025
HSBC dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps tại cuộc họp ngày 6-7/11, sau đó là một lần nữa tại cuộc họp ngày 17-18/12, sau đó là vào tháng 1, tháng 3, tháng 5 và tháng 6, tổng cộng là sáu lần cắt giảm lãi suất 25 bps liên tiếp.
Lịch trình của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào năm 2025:
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản: Sẽ theo dõi các động thái trên thị trường ngoại hối
Những nỗ lực của Thống đốc BoJ Kazuo Ueda nhằm tăng lãi suất đang phải đối mặt với những thách thức mới khi JPY phục hồi và các lãnh đạo chính trị mới đang nghiêng về chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm tăng rào cản cho việc tăng lãi suất.
Kết hợp điều này với dữ liệu việc làm mạnh mẽ từ Mỹ vào thứ Sáu khiến tỷ giá USD/JPY tăng trên 149.00 vào sáng sớm.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản phụ trách các vấn đề quốc tế Atsushi Mimura cho biết:
- Chúng tôi sẽ theo dõi các động thái trên thị trường ngoại hối, bao gồm cả động thái đầu cơ
Những phát biểu này đã giúp USD/JPY quay trở lại mức 148.500.
Good morning form Dubaotiente: Cổ phiếu Mỹ tăng cao, giá vàng ở mức thấp do báo cáo việc làm của Mỹ khả quan
Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố tối thứ Sáu, bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ tăng 254,000 vào tháng 9, mức cao nhất trong sáu tháng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4.1% và thu nhập theo giờ tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Cổ phiếu Hoa Kỳ tăng cao mặc dù lợi suất tăng cao khi thị trường việc làm tại Mỹ vẫn mạnh mẽ và các công nhân đình công đã đạt được thỏa thuận tạm thời ngăn chặn việc đóng cửa các cảng chính
Trong tuần giao dịch:
- Chỉ số Dow tăng 39.75 điểm hoặc 0.09%
- Chỉ số S&P tăng 12.90 điểm hoặc 0.22%
- Chỉ số NASDAQ tăng 18.26 điểm hoặc 0.10%
- Russell 2000 giảm 11.90 điểm hoặc 0.53% trong tuần
GBP và USD mạnh nhất trong khi JPY là đồng tiền yếu nhất trong số các đồng tiền chính:
Giá vàng đã biến động mạnh vào thời gian vừa qua. Sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố vào lúc 19:30 tối thứ Sáu, giá vàng giảm mạnh xuống dưới mức 2,640 USD/oz, tuy nhiên sau đó vào 22:00 cùng ngày, giá vàng quay đầu tăng, chạm mức 2,670 USD/oz nhưng ngay sau đó giảm trở lại mức 2,642 USD/oz vào 23:30. Hiện tại, giá vàng đang ít biến động ở quanh mức 2,650 USD/oz.
Giá vàng quay đầu tăng lên 2670 USD/oz
Giá vàng đã sụt giảm hơn 300pip xuống tiệm cận 2630 USD/oz do báo cáo việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ, giá vàng hiện đã quay đầu phục hồi toàn bộ đà giảm lên 2670 USD/oz.
Bank of America dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 11
Ngân hàng Bank of America dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản, thay vì 50 điểm cơ bản.
Thị trường đang dự đoán chỉ có 6% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất. Các nhà giao dịch hợp đồng tương lại định giá khoảng 25.9%.
"Liệu có quá sớm để dự đoán Fed sẽ quyết định giữ nguyên lãi suất?"
USD/CHF tăng vọt lên trên 0.8600, test các mốc kỹ thuật quan trọng sau báo báo việc làm tại Mỹ
Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ đã khiến USDCHF đã break khỏi phạm vi giao dịch từ 0.8399 đến 0.85368. USDCHF đã giao dịch gần 0.85166 trước báo cáo và hiện đã tăng vọt lên 0.8607. Tại vùng đỉnh, cặp tiền này đã test mức thoái lui 61.8% của động thái giảm từ mức đỉnh giữa tháng 8 tại 0.86049. USDCHF đã quay trở lại mức 0.8587.
Trên biểu đồ khung ngày, mức 0.8580 là hỗ trợ gần nhất. Nếu USDCHF có thể duy trì trên mức đó, USDCHF có thể tăng cao hơn và test mức thoái lui 61.8%.
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee: Đây là một báo cáo việc làm tuyệt vời
- Cuộc đình công ở cảng tại Hoa Kỳ kết thúc là một tín hiệu tốt khác
- Fed không muốn phản ứng quá mạnh mẽ với một dữ liệu duy nhất
- Nếu chúng tôi ghi nhận thêm nhiều báo cáo việc làm như thế này, chúng tôi sẽ tự tin hơn rằng tình hình việc làm đang ổn định và đầy đủ.
- Báo cáo việc làm mạnh mẽ có thể giúp GDP tăng mạnh
Chứng khoán Mỹ khởi sắc sau báo cáo việc làm "chấn động", Dow Jones tăng hơn 200 điểm
Chỉ số Dow Jones tăng hơn 227 điểm, tương đương 0.5%. Chỉ số S&P 500 nhích 0.7% và Nasdaq tăng hơn 1%.
Bảng lương phi nông nghiệp tăng 254,000 việc làm vào tháng 9, vượt xa dự báo 150,000 từ các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4.1% mặc dù kỳ vọng giữ nguyên ở mức 4.2%.
Diễn biến vào thứ sáu đánh dấu một bước ngoặt sau khi căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông khiến Phố Wall khởi đầu tháng 10 không mấy suôn sẻ. Báo cáo việc làm dường như đã chuyển sự tập trung của nhà đầu tư trở lại tình hình kinh tế Hoa Kỳ.
Chứng khoán châu Âu tăng cao hơn sau báo cáo việc làm Hoa Kỳ
Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu tăng 0.46%, với hầu hết các ngành và sàn giao dịch chứng khoán lớn đều ghi nhận sắc xanh.
Cổ phiếu dầu khí tăng 1.28% do lo ngại về nguồn cung sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gợi ý rằng Israel có thể nhắm mục tiêu vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran khi xung đột Trung Đông tiếp tục leo thang. Ngược lại, lĩnh vực tiện ích giảm 1.5%.
Cổ phiếu của các hãng sản xuất ô tô tăng 2.2%, dẫn đầu là đà tăng của Volvo và Volkswagen, sau khi Liên minh châu Âu bỏ phiếu thông qua mức thuế quan chính thức đối với xe điện chạy bằng pin (BEV) do Trung Quốc sản xuất. Quyết định này được đưa ra bất chấp sự phản đối của nhiều nhà sản xuất ô tô châu Âu, những người lo ngại Trung Quốc sẽ "trả đũa".
EUR/USD "cắm đầu" xuống dưới 1.0960 trong bối cảnh đồng USD tăng vọt
EURUSD đã lao dốc xuống dưới vùng 1.1001 - 1.10145 và mục tiêu tiếp theo là thoái lui 61.8% gần 1.0944 và đường MA100 ngày tại 1.0928. Cặp tiền này bị đè nặng sau khi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ tăng nóng hơn dự kiến khiến đồng USD tăng vọt.
USD/JPY tăng vọt tăng hơn 200 pip lên trên 148.50
USDJPY đã break lên trên ngưỡng kháng cự quanh 147.20 – 147.338 và mục tiêu tiếp theo là mức đỉnh từ ngày 16 tháng 8 tại 149.390. trên biểu đồ H4, cặp tiền này cũng đã break lên trên mức thoái lui 38.2% của động thái giảm từ mức đỉnh năm 2024 tại 148.116. Báo cáo NFP tích cực của Hoa Kỳ đã làm giảm kỳ vọng Fed hạ lãi suất "mạnh tay", từ đó thúc đẩy đồng bạc xanh tăng cao.
Báo cáo việc làm tích cực của Hoa Kỳ khiến lợi suất TPCP tăng cao
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm đạt 3.861%, +14.8 điểm cơ bản. Thứ sáu tuần trước là 3.56%
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 5 năm đạt 3.763%, +13,1 điểm cơ bản
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt 3.945%, +0.6 điểm cơ bản
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 30 năm đạt 4.236%, +5.7 điểm cơ bản
Khả năng Fed hạ lãi suất 50 điểm cơ bản đã giảm xuống còn khoảng 11%. Có vẻ như nếu Fed thực sự tiếp tục cắt giảm lãi suất thì mức cắt giảm 25 điểm cơ bản sẽ là hợp lý.