Bản tóm tắt cuộc họp BoJ tháng 12: Không có tín hiệu xoay trục chính sách trước tháng 4
Một thành viên cho biết:
- Cần phải kiên nhẫn duy trì nới lỏng tiền tệ
- Cần phải đạt được mục tiêu lạm phát bền vững và ổn định để chấm dứt chính sách lãi suất âm và kiểm soát YCC
- Ngay cả khi mức tăng lương vào mùa xuân tới cao hơn đáng kể so với dự kiến, lạm phát cơ bản vẫn rất khó vượt mốc 2%
- Chúng tôi không vội tăng lãi suất khi chờ đợi kết quả thảo luận về diễn biến tiền lương mùa xuân năm tới
Ngoài ra:
- Cho đến nay, các động thái chính sách đã làm giảm khả năng biến dạng đường cong lợi suất, vì vậy BoJ có đủ thời gian để xác định liệu mục tiêu lạm phát có đạt được thông qua chu kỳ tiền lương - giá cả hợp lý hay không.
- Tuy không nhiều rủi ro lạm phát tăng quá cao và yêu cầu thắt chặt tiền tệ nhanh chóng, nhưng chi phí phát sinh nếu điều này này trở thành hiện thực sẽ là rất lớn.
- Thời điểm bình thường hóa chính sách tiền tệ đang đến gần hơn
- BoJ không nên bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa chính sách nhằm phòng tránh rủi ro giá tăng cao gây thiệt hại cho tiêu dùng và đạt mục lạm phát
- Khi thảo luận về việc loại bỏ chính sách siêu nới lỏng hiện tại, BoJ phải xem xét lợi ích, chi phí của YCC và chính sách lãi suất âm.
- Cần giám sát chặt chẽ tiêu dùng trong thời điểm hiện tại, nhưng với sự phục hồi của nền kinh tế, chính sách kiểm soát YCC và việc mua tài sản rủi ro cần được cân nhắc điều chỉnh sau đó
- Định hướng chính sách sắp tới của BoJ ngụ ý rằng họ sẽ cho phép điều chỉnh YCC nếu có thể đạt được mục tiêu lạm phát với những điều chỉnh đó.
- Điều quan trọng là BoJ phải tiếp tục thảo luận sâu hơn về các vấn đề như thời điểm loại bỏ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hiện tại và tốc độ tăng lãi suất phù hợp sau đó.
- Từ góc độ tiếp tục dành niềm tin vào khả năng thực hiện chính sách tiền tệ trong giai đoạn dần bình thường hóa, điều quan trọng là BoJ phải cung cấp thông tin về bảng cân đối kế toán của NHTW.
- Đà tăng lương ở mức cao so với năm ngoái
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 26.12: Chứng khoán tăng, USD giảm khi bắt đầu tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023.
Chứng khoán tăng điểm khi khởi đầu tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023 trước kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào đầu tháng 3., với định giá 75% cơ hội cắt giảm 25bp theo CME. Trọng tâm sẽ nhanh chóng xoay quanh việc liệu thị trường có thể duy trì đà tăng trong năm mới hay không. Nhóm cổ phiếu năng lượng và bất động sản dẫn đầu đà tăng. Chỉ số Dow Jones tăng 120 điểm và đóng cửa ở mức cao thứ 2 lịch sử, trong khi S&P 500 và Nasdaq chạm mức cao nhất kể từ đầu 1/2022:
- Dow Jones +0.43%
- S&P 500 +0.42%
- Nasdaq +0.54%
Trên thị trường FX, USD phục hồi về cuối phiên Á sau khi mở cửa với gáp giảm trong phiên thứ Ba, nhưng giá đảo chiều giảm mạnh trong phiên Mỹ khiến USD đóng cửa giảm trên diện rộng và ghi nhận phiên giảm phiên thứ 3 liên tiếp. Không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào được công bố trong ngày. Kết phiên, CAD dẫn đầu đà tăng, theo sau là các đồng antipodeans, được hỗ trợ nhờ USD suy yếu và giá dầu tăng vọt.
- Chỉ số DXY -0.26%
- EURUSD +0.02%
- GBPUSD +0.21%
- AUDUSD +0.36%
- NZDUSD +0.34%
- USDJPY -0.05%
- USDCHF -0.26%
- USDCAD -0.54%
Vàng tích lũy dưới $2065/oz sau khi tăng mạnh hơn $11 đầu phiên Á. Đà tăng thoái lui về gần mức giá mở cửa trong ngày khi thị trường bước vào phiên u nhưng hồi mạnh lên gần $2070/oz khi lợi suất đảo chiều giảm trong phiên Mỹ. Kết phiên, vàng tăng $15 lên $2067.80/oz và ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP Hoa Kỳ đóng cửa trái chiều, với lợi suất 2 năm tăng 3.3 bp lên 4.36%, trong khi lợi suất 10 năm tiếp tục đi ngang tại 3.9%. Dầu thô tăng vọt hơn $2 lên $75.57/thùng trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đỏ ngày càng leo thang. BTC hồi lên vùng 42K sau khi giảm hơn $1800 xuống 41.6K.
Chứng khoán Mỹ mở cửa tăng, tiếp tục đà tăng 8 tuần liên tiếp
Giao dịch chứng khoán Mỹ cho tuần lễ nghỉ lễ ngắn đã bắt đầu với tín hiệu tích cực. Các chỉ số chính đều tăng nhẹ, dẫn đầu là Nasdaq. Mốc đáng chú ý là thị trường đã tăng trong 8 tuần liên tiếp, tạo nên một chu kỳ ấn tượng.
- Dow Jones Industrial Average tăng 24.7 điểm, tương đương 0.07%, lên 37,412.
- S&P 500 tăng 10.68 điểm, tương đương 0.23%, lên 4,765.40.
- Nasdaq Composite tăng 55 điểm, tương đương 0.36%, lên 15.045.
Trái phiếu Chính phủ Mỹ:
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng 3.7 điểm cơ sở lên 4.377%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm tăng 1.5 điểm cơ sở lên 3.903%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm không đổi ở mức 3.907%.
Chứng khoán Mỹ chuẩn bị mở cửa tăng nhẹ trong phiên
Tâm lý thị trường nói chung khá tích cực sau kỳ nghỉ lễ, nhưng do lịch kinh tế khá nhẹ nhàng và đây là thời điểm ít giao dịch trong năm nên mức tăng dự kiến sẽ không đáng kể. Hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng 0.1% và Nasdaq tăng 0.2%.
Hai yếu tố cần chú ý:
- Dầu tăng $1.70, đẩy lợi suất ngắn hạn đi lên. Điều này có thể kích hoạt một số lo ngại về lạm phát và là bất lợi cho cổ phiếu.
- Cổ phiếu Trung Quốc lại bị bán tháo vào thứ Ba, vì vậy ADR và ETF của Mỹ liên quan đến Trung Quốc có thể vẫn chịu áp lực.
Theo ghi nhận, tuần cuối cùng của năm là một trong những tuần tốt nhất trong năm.
Dầu WTI tăng $1.50, sự chú ý đổ dồn vào Biển Đỏ
- Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cuối tuần mà Lầu Năm Góc cáo buộc Iran đã khiến thị trường dầu thô một lần nữa trở nên căng thẳng. Dầu WTI tăng $1.52 lên $75.06 và đang giao dịch gần mức đỉnh trong phiên.
- Tuần trước, giá dầu tăng đáng kể lên tới $75.37 trước khi giảm trở lại.
- Sự tăng giá của dầu đang góp phần thúc đẩy đồng đô Canada với USD/CAD giảm 40 pips xuống 1.3209 - mức đáy trong bốn tháng qua.
Chỉ số giá nhà Case-Shiller 20 thành phố của Mỹ tăng 4.9% y/y trong tháng 10 như dự kiến
- Trước đó: +3.9%
- Chỉ số giá nhà 20 thành phố m/m: +0.6% như dự kiến (tháng trước +0.7%).
Dữ liệu FHFA:
- Giá nhà: +6.3% y/y so với 6.1% của tháng trước.
- Giá nhà: +0.3% m/m so với 0.6% của tháng trước.
Lãi suất giảm ở Mỹ sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở trong những tháng tới.
Chỉ số Hoạt động Quốc gia của Fed Chicago Fed (CFNAI) tháng 11 là +0.03, so với mức -0.49 trước đó
- Trước đó là -0.49 (đã điều chỉnh thành -0.66)
- Các chỉ số liên quan đến việc làm đóng góp +0.03 cho CFNAI trong tháng 11, tăng từ -0.15 trong tháng 10
- Các chỉ số liên quan đến sản xuất có đóng góp trung lập (khoảng 0) cho CFNAI trong tháng 11, tăng từ mức –0.37 trong tháng 10
CFNAI là một chỉ số tổng hợp dựa trên dữ liệu kinh tế đã được công bố, do đó nó không phải là một chỉ báo hàng đầu dự đoán về hoạt động kinh tế trong tương lai.
Chỉ số phi sản xuất của Fed Philly tháng 12 là +6.3 so với -11.0 trước đó
- Trước đó: -11.0
- Hoạt động kinh doanh cấp công ty: +8.5 so với +10.3 trước đó
- Đơn đặt hàng mới: -3.3 so với -8.6 trước đó
- Việc làm toàn thời gian: +7.6 so với +14.7 trước đó
- Chỉ số chi phí lương và phúc lợi: +35.2 so với +32.8 trước đó
Đây là một chỉ báo cấp thấp nhưng nó cho thấy sự tăng trưởng tích cực trong hoạt động tháng 12.
Lạm phát đã tạo ra một đám mây đen che phủ cái nhìn của người dân Mỹ về nền kinh tế
- Sự bất mãn dai dẳng về tình hình lạm phát cao trong những năm gần đây dường như đã làm cho người tiêu dùng Mỹ thất vọng về tình hình kinh tế.
- Sự bất mãn này diễn ra ngay cả khi thị trường lao động mạnh mẽ, giá trị nhà đất tăng cao và chứng khoán hồi phục khiến một số người cảm thấy tích cực hơn về tình hình tài chính của họ.
Thị trường hiện định giá như thế nào về việc cắt giảm lãi suất của các NHTW cho năm tới?
Trong hai tháng cuối năm, các nhà giao dịch đã thực hiện những động thái mạnh mẽ trong việc định giá việc cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn vào năm tới. Dự báo cho rằng các nhà giao dịch bị thuyết phục bởi xu hướng giảm phát và các nhà hoạch định chính sách có thể bắt đầu giảm lãi suất vì cuộc chiến chống lạm phát đã giành được thắng lợi.
Liệu điều này có xảy ra hay không vẫn chưa chắc chắn, nhưng thị trường được dẫn dắt bởi dữ liệu và cho đến nay, không có nhiều lý do để nghi ngờ. Vậy, các ngân hàng trung ương lớn đã được định giá như thế nào về việc cắt giảm lãi suất trong năm tới?
- Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed): -156 bps, ban đầu -25 bps vào tháng 3.
- Ngân hàng Trung tâm Châu Âu (ECB): -161 bps, ban đầu -25 bps vào tháng 4.
- Ngân hàng Anh (BoE): -141 bps, ban đầu -25 bps vào tháng 5.
- Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB): -86 bps,ban đầu -25 bps vào tháng 6.
- Ngân hàng Canada:-120 bps, ban đầu -25 bps vào tháng 4.
- Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA): -53 bps, ban đầu -25 bps vào tháng 6.
- Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ): -93 bps, ban đầu -25 bps vào tháng 5.
Dự báo cắt giảm lãi suất mạnh mẽ như vậy, đặc biệt là đối với Fed, ECB và BoE, quả là một động thái khá mạo hiểm.
Điều quan trọng là phải hiểu những gì được "định giá" như đã nêu ở trên, vì điều này cho thấy kỳ vọng của thị trường hiện tại cho năm tới. Và trong đó ẩn chứa rủi ro cho bất kỳ điều chỉnh/thoái lui tiềm tàng nào trong giá nếu dữ liệu lạm phát không phù hợp với những gì các nhà giao dịch thấy trong những tháng đầu năm 2024.
Các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục là động lực chính của thị trường vào năm 2024
Điều duy nhất được nhắc đến bây giờ không còn là việc tăng lãi suất nữa mà thay vào đó là việc cắt giảm lãi suất. Trong hai tháng qua, các nhà giao dịch đã định giá cao về việc cắt giảm lãi suất đối với hầu hết các ngân hàng trung ương lớn và điều đó tạo tiền đề cho năm mới.
Quyết định chính sách của các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục là động lực chính của thị trường vào năm 2024. Các ngân hàng trung ương nhiều khả năng sẽ đáp ứng kỳ vọng của thị trường và sau đó từ từ điều chỉnh lãi suất trở lại mức thấp hơn, khi quá trình giảm phát có vẻ sẽ tăng tốc trong năm tới.
Với tình trạng như vậy, thị trường trái phiếu, tức là lợi suất, sẽ tiếp tục là điểm quan trọng cần theo dõi - giống như năm nay. Cuộc tranh luận thực sự hiện nay là liệu các nhà giao dịch có định giá việc cắt giảm lãi suất sớm nhất là từ tháng 3 đến tháng 5 đối với những Fed, ECB và BoE nói riêng hay không? Và nếu không thì liệu điều đó xuất phát từ quan điểm cứng rắn của các nhà hoạch định chính sách hay dữ liệu lạm phát cứng đầu hơn? Mặt khác, nếu các ngân hàng trung ương bắt đầu đồng ý với mức định giá của các nhà giao dịch, thì điều gì sẽ xảy ra? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời.
Liệu sẽ có một cơn sốt vàng vào tháng 1 hay không?
Năm này qua năm khác, người ta nhắc lại rằng tháng 1 là tháng tốt nhất cho vàng. Nhưng lần này liệu lịch sử có tiếp tục lặp lại ?
Vàng đã tăng từ khoảng 1,975 USD lên trên 2,050 USD tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, mức kháng cự quan trọng là mức đỉnh năm 2020 ở khoảng 2,075 USD vẫn tiếp tục được giữ vững và đó vẫn là mức quan trọng cần theo dõi trong năm tới. Xem xét tình hình kỹ thuật như vậy, vàng có thể sẽ không tăng mạnh trong tháng 1. Đó là bởi vì nếu vàng muốn tăng cao hơn, mức kháng cự quan trọng được nêu ở trên cần phải bị phá vỡ. Và điều đó có nghĩa là vàng cần phải đóng cửa ở mức kỷ lục.
Sự phục hồi của vàng kể từ tháng 11 xuất phát từ việc USD suy yếu và lợi suất trái phiếu trượt dốc trong bối cảnh thị trường nâng định giá cho việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương trong năm tới.
Câu hỏi hiện nay là liệu các nhà giao dịch có tiếp tục đẩy những kỳ vọng đó đi xa hơn và thể hiện điều đó dưới hình thức phá vỡ mức kháng cự ở 2,075 vào tháng 1 hay không?
Bitcoin tăng nhẹ lên $42.8K
Bitcoin giảm mạnh xuống gần $42.6K trước khi tăng trở lại $42.8K ở thời điểm hiện tại
Cập nhật phiên Á: Chứng khoán và USD giảm điểm khi bắt đầu tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023
Cập nhật các thị trường:
- USD suy yếu, JPY và các đồng antipodeans dẫn đầu đà tăng
- Chứng khoán châu Á giảm điểm, với HĐTL chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 0.07%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 1.7bp xuống 3.88%
- Vàng tăng 0.5% lên quanh $2063/oz
- Dầu WTI tăng 0.2% lên trên $73.70/thùng
- Bitcoin tích lũy quanh 43.5K
Các nhà đầu tư tiếp tục tiêu hóa dữ liệu PCE tháng 11 và Tâm lý tiêu dùng tháng 12 được công bố trong phiên thứ Sáu, cho thấy lạm phát hàng tháng tại Mỹ đã giảm lần đầu tiên sau hơn 3 năm rưỡi, trong khi tâm lý tiêu dùng vẫn mạnh mẽ phản ánh sức bền của nền kinh tế. Lạm phát lõi giảm tốc và lo ngại suy thoái gia tăng sẽ thúc đẩy Fed chuyển hướng từ "cam kết chống lạm phát với mức lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn" sang trấn an thị trường rằng họ sẽ "không giữ lãi suất ở mức cao quá lâu".
Theo CME, thị trường lãi suất hiện đang định giá gần 75% cơ hội Fed cắt giảm 25bp trong tháng 3/2024 so với mức 21% được ghi nhận vào cuối tháng 11. Ngoài ra, các thị trường cũng đang định giá hơn 150bp tổng mức lãi suất được cắt giảmtrong năm tới.
Trên thị trường FX, các đồng tiền chính tăng nhẹ sau kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh khi USD suy yếu. USD/JPY ổn định ở mức 142.30. Triển vọng BoJ loại bỏ chính sách siêu nới lỏng đã hỗ trợ JPY tăng trong nhiều tuần gần đây. Hôm qua, Thống đốc BoJ Ueda đã tuyên bố khả năng đạt mục tiêu lạm phát đang "tăng dần" và họ sẽ cân nhắc điều chỉnh chính sách nếu "đủ" triển vọng đạt mục tiêu 2% một cách bền vững.
Chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên thứ Ba:
- Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản không đổi
- Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc: -0.5%
- Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông: -1.7%
- Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc: +0.02%
- Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc: -0.03%
Chỉ số giá dịch vụ SPPI tháng 11 tại Nhật Bản thấp hơn dự kiến
Chỉ số SPPI đo lường giá sản xuất dịch vụ trong tháng 11 năm 2023:
- +2.3% y/y (dự báo: 2.4%, trước đó: 2.3%)
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 tại Nhật Bản duy trì ở mức 2.5%
- Đạt 2.5% (dự báo: 2.5%, trước đó: 2.5%)
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 25.12: Các thị trường đóng cửa nghỉ lễ Giáng Sinh.
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, FX, vàng và trái phiếu đóng cửa nghỉ lễ Giáng Sinh.
BTC phục hồi hơn $500 lên hơn 43.5K trong phiên thứ Hai sau 2 phiên giảm liên tiếp.