PMI dịch vụ tháng 12 của Hoa Kỳ thấp hơn kỳ trước
- PMI dịch vụ cuối: 56.8 (sơ bộ: 58.5, trước đó: 56.1)
- PMI tổng hợp: 55.4 (sơ bộ: 56.6, trước đó: 54.9)
Quan chức Fed Cook: Việc giảm lãi suất về mức trung lập là phù hợp
- Thị trường lao động đã hạ nhiệt trong năm qua nhưng vẫn ổn định
- Áp lực lạm phát không đến từ thị trường lao động.
- Tín dụng tư nhân và AI là những rủi ro tiềm ẩn đối với ổn định tài chính.
- Fed sẽ thận trọng trong việc cắt giảm lãi suất
Trump phủ nhận việc sẽ nới lỏng chính sách thuế quan
Đồng USD, trước đó chịu áp lực từ báo cáo về thuế quan của Trump, đã phục hồi sau khi Trump lên tiếng:
"Câu chuyện trên Washington Post đã trích dẫn các nguồn ẩn danh không có thật, đây là thông tin sai lệch khi nói rằng chính sách thuế quan của tôi sẽ được nới lỏng. Điều đó hoàn toàn sai. Washington Post biết đó là tin giả!"
Ảnh hưởng của kế hoạch chỉ áp thuế lên hàng nhập khẩu quan trọng của Trump
USD giảm giá một phần do báo cáo của Washington Post cho biết Trump đang cân nhắc áp thuế với mọi quốc gia, nhưng chỉ nhắm vào các mặt hàng nhập khẩu quan trọng.
Danh sách này khá ngắn, chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực và 11 mặt hàng cụ thể:
Chuỗi cung ứng quốc phòng:
- Thép
- Sắt
- Nhôm
- Đồng
Vật tư y tế quan trọng:
- Xi lanh
- Kim tiêm
- Lọ thủy tinh
- Nguyên liệu dược phẩm
Sản xuất năng lượng:
- Pin
- Khoáng sản đất hiếm
- Tấm pin năng lượng mặt trời
Danh sách này chiếm một phần rất nhỏ trong thương mại toàn cầu và tổng nhập khẩu của Mỹ. Nếu chỉ áp thuế trên các mặt hàng này, sẽ không gây ra vấn đề lạm phát trong nước và cũng không buộc Fed phải giữ lãi suất cao lâu hơn.
Cuối tuần qua, Trump cũng thúc đẩy một dự luật lớn bao gồm các ưu tiên của ông về vấn đề biên giới và gia hạn giảm thuế doanh nghiệp. Ông nói rằng khoản tiền từ thuế nhập khẩu sẽ dùng để chi trả cho dự luật, nhưng kế hoạch thuế này ngay cả khi áp thuế với toàn cầu với mức cao thì cũng không đủ bù đắp cho việc gia hạn giảm thuế doanh nghiệp.
Về các mức thuế riêng mà Trump đe dọa áp dụng với Mexico, Canada và Trung Quốc, Washington Post cho biết: “Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng các biện pháp này khó có khả năng được thực thi, nhưng một số nguồn tin thân cận với vấn đề này nói rằng chúng có thể được áp dụng cùng với thuế áp lên các lĩnh vực quan trọng.
Nhìn chung, kế hoạch này làm USD suy yếu và có lợi cho các tài sản rủi ro, bởi ưu tiên của Trump dường như nằm ở việc giảm thuế doanh nghiệp, chứ không phải thương mại hay thâm hụt ngân sách.
Lạm phát tiêu dùng tại Đức tháng 12 cao kỳ trước
- CPI so với cùng kỳ năm trước: +2.6% (Kỳ vọng: +2.4%, trước đó: +2.2%)
- HCPI: +2.9% (Kỳ vọng: +2.6%, trước đó: +2.4%)
Nippon Steel nộp đơn kiện đối với quyết định ngăn chặn việc mua lại US Steel của Tổng thống Biden
Nippon Steel đã nộp đơn kiện nhằm thách thức lệnh cấm từ Tổng thống Biden và quá trình đánh giá của CFIUS, cho rằng đó là sự can thiệp chính trị bất hợp pháp. Công ty cũng kiện Cleveland-Cliffs, CEO của công ty này, và chủ tịch của tổ chức United Steelworkers. Nippon Steel khẳng định rằng hành động pháp lý của họ là cần thiết và tự tin có đủ cơ sở để hoàn tất thương vụ mua lại US Steel.
Họ cáo buộc Biden đã bỏ qua luật pháp để lấy lòng tổ chức United Steelworkers và phục vụ lợi ích chính trị cá nhân. Trước đây, việc chặn thương vụ bán US Steel cho Nippon Steel đã được xem là dấu chấm hết cho một giai đoạn trong lịch sử chủ nghĩa tư bản Mỹ.
Các trợ lý của Trump sẽ xem xét kế hoạch chỉ áp thuế cho các mặt hàng nhập khẩu quan trọng
Theo báo cáo, các cuộc thảo luận hiện tại xoay quanh việc áp thuế lên tất cả các quốc gia, nhưng chỉ áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu quan trọng. Thuế sẽ tập trung vào một số ngành được xem là thiết yếu cho an ninh quốc gia hoặc kinh tế.
Tin tức này đã khiến đồng USD giảm giá. Cặp USD/JPY giảm từ 157.80 xuống 157.40, trong khi EUR/USD tăng gần 1% trong ngày, hiện đạt 1.0407.
Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng Trump sẽ không hành động như vậy sau khi đã đưa ra hàng loạt đe dọa lớn từ năm ngoái. Ngay cả các tweet mới nhất của ông cũng không cho thấy điều đó. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên nếu Trump phủ nhận hoặc chỉnh sửa nội dung của báo cáo này trong thời gian tới. Còn việc các biện pháp thuế này có thực sự được triển khai hay không, và có đúng như tuyên bố hay không sẽ là một câu chuyện khác. Hiện tại, mọi thứ chỉ đang dừng ở mức ý tưởng.
Cựu chủ tịch Fed Bernanke: Các chính sách của Trump có thể sẽ không khiến lạm phát tăng mạnh như dự báo
Cựu chủ tịch Fed Bernanke cho rằng:
- Trừ khi xảy ra những tình huống bất thường, chẳng hạn như các rủi ro địa chính trị, các chính sách của Trump khó có khả năng làm thay đổi đáng kể xu hướng lạm phát.
- Các khoản cắt giảm thuế mà Trump muốn thực hiện gần như đã được triển khai đầy đủ, có nghĩa là chúng không phải là yếu tố mới và do đó, sẽ không tạo ra tác động lớn đến lạm phát hoặc nền kinh tế trong tương lai.
- Tuy nhiên, thuế quan là một vấn đề phức tạp hơn, có thể ảnh hưởng lớn đến cả thị trường và chính sách tiền tệ của Fed. Việc Trump sử dụng thuế quan như một công cụ đàm phán ngắn hạn hay duy trì chúng như một chính sách lâu dài vẫn còn là điều chưa rõ ràng. Thuế nhập khẩu có thể làm gia tăng lạm phát và giảm tăng trưởng kinh tế, khiến Fed đối mặt với những quyết định khó khăn hơn.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng nhẹ vào đầu tuần
- HĐTL S&P 500, Nasdaq và Dow Jones đều tăng vào đầu tuần. Các chỉ số này đóng cửa trong sắc xanh vào tuần trước, chấm dứt chuỗi giảm kéo dài nhiều ngày.
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng trên 4.6%.
- Bitcoin được giao dịch quanh mức 99,000 USD.
Lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn được kỳ vọng sẽ thay đổi như thế nào trong năm 2025?
Các ngân hàng được kỳ vọng cắt giảm lãi suất trước cuối năm:
- Fed: 40 điểm cơ bản (91% không thay đổi lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
- ECB: 97 điểm cơ bản (95% cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
- BoE: 55 điểm cơ bản (64% cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
- BoC: 65 điểm cơ bản (68% cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
- RBA: 72 điểm cơ bản (52% cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
- RBNZ: 119 điểm cơ bản (69% cắt giảm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp sắp tới)
- SNB: 45 điểm cơ bản (99% cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
Các ngân hàng được kỳ vọng tăng lãi suất trước cuối năm:
- BoJ: 49 điểm cơ bản (54% không thay đổi lãi suất trong cuộc họp sắp tới)
Nên mua hay bán Bitcoin ở thời điểm hiện tại?
Hiện tại, BTCUSD đang dao động ở gần mức 99,000 USD. Các nhà giao dịch nên thận trọng đối với những con số sau:
- Mức Kháng Cự Quan Trọng: $102,000 - $102,500
- Vùng Hỗ Trợ Mạnh: $98,500 - $98,000
Nếu giá Bitcoin vượt qua mức kháng cự $102,500, giá của đồng tiền này có khả năng tiếp tục tăng lên mức kháng cự tiếp theo tại $105,500 - $105,750.
Ngược lại, nếu giá giảm xuống dưới mức $96,500 và nến đóng cửa dưới mức này, đó là tín hiệu cho thấy lực bán đang chiếm ưu thế, mục tiêu tiếp theo có thể sẽ là mức hỗ trợ sâu hơn ở $93,700.
PMI dịch vụ chính thức của Anh trong tháng 12 phù hợp với dự kiến
- PMI dịch vụ chính thức của Anh trong tháng 12: 51.1, dự kiến 51.4.
- PMI tổng hợp chính thức ở mức 50.4, dự kiến 50.5.
- Việc làm giảm trong tháng thứ ba liên tiếp.
- Hoạt động kinh doanh tăng nhẹ.
- Lạm phát chi phí đầu vào tăng tốc lên mức cao nhất trong tám tháng.
Niềm tin của nhà đầu tư Eurozone trong tháng 1 cao hơn dự kiến
Niềm tin của nhà đầu tư Eurozone trong tháng 1 ở mức -17.7, cao hơn so với dự kiến là -18.0
Mặc dù cao hơn một chút so với ước tính, nhưng đây là mức thấp nhất của chỉ số này kể từ tháng 11 năm 2023. Tâm lý của nhà đầu tư Eurozone tiếp tục giảm sút khi bước sang năm mới, Đức là nguyên nhân gây lo ngại lớn nhất. Sentix lưu ý rằng động lực của kinh tế Eurozone đang có nguy cơ đóng băng trong dài hạn do Đức.
Lượng tiền gửi tại SNB giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn: 439.6 tỷ CHF (trước đó: 445.7 tỷ CHF)
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn trong nước: 426.6 tỷ CHF (trước đó: 436.4 tỷ CHF)
Lượng tiền gửi tại SNB giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015.
HCOB: Áp lực lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ tại Eurozone tiếp tục gia tăng
- PMI dịch vụ: 51.6 (dự báo: 51.4, trước đó: 49.5)
- PMI toàn phần: 49.6 (dự báo: 49.5, trước đó: 48.3)
Các chỉ số tháng 12 có sự cải thiện nhẹ so với ước tính ban đầu, nhưng vẫn cho thấy sự suy giảm nhẹ trong hoạt động kinh doanh ở khu vực Euro. Một điểm đáng lo ngại là áp lực giá trong ngành dịch vụ tiếp tục gia tăng, có thể làm quá trình giảm lạm phát trở nên khó khăn hơn trong thời gian tới.
Theo HCOB, Chủ tịch ECB Lagarde nhấn mạnh lạm phát dịch vụ vẫn quá cao. Dữ liệu PMI tháng 12 cho thấy chi phí tăng mạnh hơn so với tháng trước, chủ yếu do lương cao hơn, và một phần đã được chuyển sang giá bán, gây áp lực lên giá cả. Điều này cho thấy ECB có thể chỉ giảm lãi suất từ từ trong quý I năm 2025.
Ngành dịch vụ không có một năm tồi tệ, mặc dù tăng trưởng yếu đi trong nửa đầu năm và phục hồi nhẹ vào cuối năm. Dù việc giảm đơn hàng tồn đọng là lo ngại, nhưng vẫn chưa giảm mạnh. Tín hiệu tích cực là các công ty dịch vụ duy trì lạc quan về triển vọng kinh doanh.
HCOB: Lĩnh vực dịch vụ tại Pháp ghi nhận sự cải thiện trong tháng 12
- PMI dịch vụ: 49.3 (dự báo: 48.2, trước đó: 46.9).
- PMI toàn phần: 47.5 (dự báo: 46.7, trước đó: 45.9).
Kinh tế Pháp gặp khó khăn trong tháng 12, với sản xuất và đơn đặt hàng mới suy giảm, dù có sự cải thiện nhẹ so với tháng 11. Nhu cầu yếu vẫn là yếu tố chính tác động đến sự suy giảm này. Ngành dịch vụ có sự cải thiện nhỏ theo chỉ số PMI nhưng vẫn không hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng. Các công ty cho biết nhu cầu khách hàng thấp, bất ổn chính trị và khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng là nguyên nhân khiến hoạt động giảm.
Mặc dù giá đầu vào tăng, lạm phát ở Pháp vẫn thấp hơn mức trung bình lịch sử. Các công ty dịch vụ gặp khó khăn trong việc tăng giá do nhu cầu yếu.
Về triển vọng, các nhà cung cấp dịch vụ Pháp không kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ. Đơn hàng giảm, đặc biệt ở thị trường quốc tế, và bất ổn chính trị là yếu tố tác động lớn.
USD/CAD tiếp tục giảm xuống 1.4370
CAD dẫn đầu đà tăng trong số các đòng tiền chính so với USD sau khi có thông tin cho rằng Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, sẽ từ chức lãnh đạo đảng Tự do và có thể công bố quyết định này sớm nhất vào thứ Hai. Đồng Loonie cũng được hỗ trợ nhờ việc USD điều chỉnh từ đỉnh 2 năm và giá dầu thô tăng mạnh gần đây, với 5 ngày tăng liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2024.
Chứng khoán châu Âu khởi đầu tuần mới với tâm lý lạc quan
Các thị trường châu Âu mở cửa phiên thứ Hai đầu tuần trong sắc xanh, với những nỗ lực vượt qua khởi đầu đầy biến động của năm mới. Chỉ số Stoxx 600 khu vực tăng 0.3% trong phiên giao dịch đầu ngày với sự dẫn dắt của nhóm ngành công nghệ và ô tô, lần lượt tăng 1.4% và 1.3%.
Cổ phiếu của nhà sản xuất nhiên liệu Phần Lan Neste dẫn đầu đà tăng với gần 5%, tiếp nối động lực tích cực sau khi công ty công bố hợp đồng cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững lớn nhất từ trước đến nay vào tuần trước.
HCOB: PMI dịch vụ tháng 12 của Tây Ban Nha tăng mạnh hơn dự báo
- PMI dịch vụ: 57.3 (dự báo: 54.1, trước đó: 53.1)
- PMI toàn phần: 56.8 (trước đó: 53.2)
Kinh tế Tây Ban Nha tiếp tục là điểm sáng trong khu vực Eurozone, với hoạt động kinh doanh tăng mạnh vào tháng 12, nhờ sự gia tăng đáng kể trong các đơn đặt hàng mới. HCOB báo cáo rằng chỉ số PMI toàn phần của Tây Ban Nha đã tăng đáng kể, chủ yếu nhờ lĩnh vực dịch vụ và sản xuất đều có sự phát triển vững chắc.
- Tăng trưởng kinh tế: Dựa trên các dữ liệu tích cực, dự kiến GDP của Tây Ban Nha có thể đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2024.
- Hoạt động dịch vụ: Tăng mạnh vào tháng 12 nhờ các đơn hàng mới, cả trong nước lẫn quốc tế, đặc biệt từ du lịch gia tăng ở châu Âu. Ngoài ra, hiện tượng thời tiết DANA gây lũ lụt đã tạo thêm nhu cầu bảo hiểm và tái thiết.
- Việc làm: Các công ty đang tích cực tuyển dụng để đáp ứng khối lượng công việc tăng.
- Áp lực giá cả: Giá cả vẫn cao, với chi phí đầu vào và giá đầu ra tăng do lương cao hơn và giá nhiên liệu tăng. HCOB dự đoán lạm phát ở Tây Ban Nha sẽ tăng gần 3% vào tháng 12, vượt xa mục tiêu của ECB và có khả năng làm trầm trọng thêm lạm phát dịch vụ.
Nền kinh tế Tây Ban Nha vẫn duy trì đà phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn phải đối mặt với áp lực lạm phát ngày càng gia tăng.
Các sàn giao dịch chứng khoán lớn của Trung Quốc yêu cầu các quỹ tương hỗ lớn hạn chế bán cổ phiếu
Các sàn giao dịch chứng khoán lớn của Trung Quốc, bao gồm Thượng Hải và Thâm Quyến, đã yêu cầu các quỹ tương hỗ lớn hạn chế bán cổ phiếu để hỗ trợ thị trường. Theo Reuters, ít nhất bốn quỹ đầu tư đã nhận được lời kêu gọi vào thứ Năm và thứ Sáu tuần trước, yêu cầu họ mua nhiều cổ phiếu hơn số lượng bán ra mỗi ngày.
Một nguồn tin cho biết, các yêu cầu như vậy có xu hướng lặp lại, giống như một hành động tương tự được thực hiện vào đầu năm ngoái. Sự can thiệp này được cho là nhằm mục đích ổn định thị trường chứng khoán sau khi khởi đầu không mấy thuận lợi vào tuần đầu năm mới.
Tác động của biện pháp này có thể được thấy rõ trong phiên giao dịch hôm nay, khi thị trường chỉ giảm nhẹ thay vì giảm mạnh như tuần trước, vốn được mô tả là "tuần giao dịch có hiệu suất tồi tệ" đối với cổ phiếu Trung Quốc.
Financial Times: Gần một nửa số nhà kinh tế cho rằng ECB đang chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất
72 nhà kinh tế Eurozone tham gia cuộc khảo sát của Financial Times về quan điểm chính sách của ECB:
- 46% cho rằng ECB đang chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất.
- 43% cho rằng ECB đang đi đúng hướng.
- 11% không đưa ra ý kiến rõ ràng.
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Ý kiến giữa các chuyên gia khá chia rẽ.
- Gần một nửa cho rằng ECB hành động quá chậm, trong bối cảnh có rủi ro lạm phát thấp hơn mục tiêu hoặc nền kinh tế suy yếu nghiêm trọng hơn trong năm nay.
Dự đoán về thời điểm ECB kết thúc chu kỳ cắt giảm lãi suất:
- 46% dự đoán ECB sẽ ngừng cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm 2025.
- 21% dự đoán ECB sẽ dừng cắt giảm lãi suất vào quý II năm 2025.
- 19% cho rằng ECB chỉ ngừng cắt giảm lãi suất sau năm nay.
Cuộc khảo sát nêu bật sự phân hóa trong quan điểm về chính sách tiền tệ của ECB, với lo ngại rằng việc hành động chậm trễ có thể dẫn đến rủi ro về kinh tế và lạm phát.
HĐTL Eurostoxx tăng 0.3% trước giờ mở cửa phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức tăng 0.2%
- Hợp đồng tương lai CAC 40 của Pháp tăng 0.3%
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh giảm 0.1%
Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cũng tăng nhẹ, với S&P 500 tăng 0.1% - được hỗ trợ sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu công nghệ Mỹ vào cuối tuần trước.
Vàng giảm xuống gần 2,630 USD/oz
Vàng giảm xuống mức thấp mới trong ngày, gần 2,630 USD/oz. Triển vọng cắt giảm lãi suất chậm hơn và ít hơn của Fed vào năm 2025 hỗ trợ cho lợi suất TPCP tăng cao và trở thành yếu tố chính làm giảm sức hút của các tài sản không sinh lời như vàng. Ngoài ra, khẩu vị rủi ro được cải thiện cũng tạo thêm áp lực lên giá của các kim loại quý trong ngày thứ 2 liên tiếp.
Trọng tâm dữ liệu kinh tế phiên Âu hôm nay xoay quanh loạt báo cáo PMI tại Eurozone
Không có nhiều sự kiện lớn có thể làm thay đổi tâm lý thị trường trong ngày hôm nay. Tuy nhiên, một số báo cáo và dữ liệu đáng chú ý sẽ được công bố, bao gồm:
- Báo cáo PMI chính thức từ Eurozone và Anh (các chỉ số về lĩnh vực dịch vụ và tổng hợp).
- Báo cáo lạm phát sơ bộ tháng 12 của Đức.
Các số liệu khác:
Happy trading!
USDCAD giảm về 1.4390 trước nguy cơ Thủ tướng Canada Trudeau từ chức
Những diễn biến chính trị mới nhất tại Canada đang tác động lên USD/CAD vào đầu năm mới. Cặp tiền đảo chiều giảm mạnh về 1.4390 sau khi vượt qua mốc 1.4500, tức giảm khoảng 0.40% trong ngày. Hành động giá hiện tại đang gợi nhớ các nhà đầu tư về diễn biến tỷ giá những năm 2016 và 2020.
Trước đó, cặp tiền đã 2 lần mở rộng đà tăng lên trên 1.4600, vì vậy kháng cự 1.4500-1.4600 được coi là một khu vực quan trọng, với 1.4500 là rào cản tâm lý lớn hơn.
Tóm tắt bối cảnh hiện tại:
- Đảng Tự do của Thủ tướng Justin Trudeau đang gặp khó khăn trong việc giành lấy sự ủng hộ từ công chúng.
- Mặc dù Trudeau từ chức, Đảng Tự do dự kiến sẽ chọn một người kế nhiệm tạm thời để lãnh đạo trong thời gian chờ bầu cử hoặc các quyết định quan trọng khác.
- Người kế nhiệm cần nhận được phiếu tín nhiệm từ quốc hội. Nhưng nếu không được quốc hội thông qua, Canada sẽ phải tổ chức tổng tuyển cử trước tháng 10.
- Đảng Bảo thủ của Pierre Poilievre được cho là có khả năng cao giành quyền lãnh đạo, với chính sách được đánh giá là thực dụng hơn so với Trudeau, đặc biệt về kinh tế và thương mại.
- Ông Trudeau được cho là không có mối quan hệ tốt với Trump, điều này có thể làm gia tăng các thách thức kinh tế cho Canada. Ngược lại, Poilievre có thể cải thiện quan hệ với Trump, điều này có lợi cho đồng CAD.
- Trudeau đã duy trì chiến lược cân bằng giữa việc bảo vệ kinh tế Canada và hợp tác với các đối tác thương mại khác, như Mexico và EU, trong bối cảnh NAFTA/USMCA.
- Thị trường đang chờ đợi và quan sát xem liệu ông Trudeau có thực sự từ chức hay không, và các diễn biến chính trị tiếp theo.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Có một quyền chọn đáng chú ý duy nhất trong ngày là hợp động quyền chọn EUR/USD tại 1.0300. Các hợp đồng quyền chọn đáo hạn tại mức này có thể tạo ra một mức hỗ trợ tạm thời cho biến động giá trong phiên sắp tới, khi thị trường đang dần ổn định để khởi động năm giao dịch mới.
Không có nhiều hợp đồng quyền chọn đáo hạn lớn trong tuần này, phản ánh sự thận trọng của các nhà đầu tư. Điều này hợp lý với khởi đầu năm mới khi tâm lý đầu tư còn thận trọng, và các chiến lược định vị trên thị trường cần thêm thời gian để được triển khai.
Các nhà đầu tư nên theo dõi sát sao mức 1.0300, với dự đoán vai trò quan trọng trong việc định hình hành động giá ngắn hạn của cặp EUR/USD.
Đồng CNY trở thành tâm điểm chú ý vào đầu năm 2025
Hôm nay, một mức tỷ giá USD/CNY tham chiếu thấp hơn không thực sự mang lại hiệu quả thực tế, khi cặp tỷ giá này tiếp tục tăng và hiện giao dịch ở gần mức 7.33. Điều này đặt ra khả năng một đợt bứt phá của cặp tiền này ngay từ đầu năm.
Diễn biến đồng CNY không thay đổi nhiều kể từ cuối năm ngoái. Diễn biến hiện tại phần lớn phản ánh sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh, khi chính quyền tại đây đang nới lỏng các ngưỡng giới hạn tỷ giá. Động thái này có thể được xem là sự chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại sắp tới với Mỹ, nhất là khi Donald Trump trở lại nắm quyền.
Khi USD/CNY tiếp tục tăng cao, điều này có thể tạo ra một đà hỗ trợ gián tiếp cho đồng USD nói chung. Điều này đặc biệt rõ ràng khi so sánh với các đồng tiền của thị trường mới nổi, đặc biệt là ở châu Á.
Mỹ dự kiến áp dụng các lệnh trừng phát mới nhắm vào tàu chở dầu của Nga
Chính quyền Tổng thống Biden đang lên kế hoạch áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhắm vào các tàu chở dầu Nga được bán với giá trên mức trần 60 USD/thùng. Động thái này nhằm cắt giảm doanh thu dầu mỏ của Nga được sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine.
Các biện pháp này sẽ nhắm đến "hạm đội bóng tối" gồm các tàu cũ kỹ, thường không an toàn và dễ xảy ra sự cố tràn dầu. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine năm 2022, Mỹ đã trừng phạt hàng chục tàu thuộc hạm đội này, mặc dù tổng số tàu đã lên đến hàng trăm.
Trọng tâm:
- Nga đã chuyển hướng bán dầu sang Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia mua dầu Nga với giá chiết khấu, ngay cả khi giá bán vượt mức trần.
- Theo Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, lệnh trừng phạt có thể đặt lên các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch dầu vượt mức trần và có thể nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc đang hỗ trợ các giao dịch này.
- Nỗ lực phối hợp quốc tế: Các biện pháp trừng phạt này nhất quán với các lệnh cấm của G7, EU, và Úc từ cuối năm 2022, ngăn cản việc sử dụng dịch vụ của Nga cho các lô dầu có giá vượt trần.
Bản tin FX phiên Á: PBoC tiếp tục hỗ trợ đồng CNY, USD/JPY tăng lên mức cao trên 157.80
Cuối tuần qua, theo nhận định của thành viên hội đồng thống đốc Fed Adriana Kugler và Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly, quá trình kiểm soát lạm phát đã đạt được nhiều tiến triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. Đánh giá này đã tạo áp lực lên giá vàng, khiến nó duy trì dưới mức 2,650 USD trong phiên.
Tác động lên thị trường ngoại hối khó xác định rõ ràng, tuy nhiên:
- EUR, AUD, NZD, GBP đều tăng giá.
- CAD phản ứng mạnh trước thông tin Thủ tướng Canada Justin Trudeau có khả năng từ chức. Một thông báo chính thức có thể được đưa ra sớm nhất vào thứ Hai. Tỷ giá USD/CAD giảm xuống dưới mức 1.4400.
- Nhật Bản: USD/JPY tăng lên mức cao trên 157.80, trong bối cảnh thị trường Nhật Bản mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ. PMI dịch vụ của Nhật Bản tăng so với tháng 11, nhưng PMI tổng thể lại giảm. Thống đốc BoJ Kazuo Ueda không đưa ra thông tin rõ ràng về thời điểm tăng lãi suất. Tuy nhiên, Chủ tịch Công ty Bảo hiểm Dai-ichi Life, Toshiaki Sumino, dự đoán BoJ sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 23-24/1.
- Trung Quốc: Hôm thứ Sáu tuần trước, tỷ giá USD/CNY vượt mức 7.3, dẫn đến suy đoán rằng PBoC đang giảm hỗ trợ cho đồng CNY. Tuy nhiên, vào thứ Hai, PBoC ấn định tỷ giá tham chiếu USD/CNY ở mức 7.1876, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng 7.2. Theo báo Financial News, PBoC khẳng định sự quyết tâm trong việc hỗ trợ đồng CNY. PBoC cũng công bố kế hoạch phát hành lượng trái phiếu CNY kỷ lục tại Hong Kong trong tháng này để hút thanh khoản dư thừa và giảm áp lực mất giá của đồng CNY. Cùng với đó, dữ liệu PMI dịch vụ của Trung Quốc ghi nhận mức cao nhất trong 7 tháng ở 52.2 (Dụ đoán: 51.7; Trước đó: 51.5). Tuy nhiên, PMI tổng thể giảm xuống 51.4 từ 52.3, do sản lượng sản xuất yếu đi, làm chậm tăng trưởng tổng thể xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9.