Cập nhật diễn biến thị trường ngày 28/7: Chứng khoán ít biến động trước thềm FOMC
Các chỉ số tại Mỹ hiện chưa xác định được phương hướng trước giờ FOMC công bố chính sách. Chỉ số Nasdaq chỉ tăng nhẹ 0.15%. Có vẻ như báo cáo lợi nhuận vượt kỳ vọng của các công ty công nghệ không thể thắng được tâm lý risk-off và đồng đô la mạnh lên. Chỉ số S&P 500 giảm 0.13% và Dow Jones chưa có nhiều thay đổi. Ngược lại, chỉ số tại châu Âu đang khởi sắc: CAC của Pháp và FTSE MIB của Ý là hai chỉ số tốt nhất với mức tăng lần lượt 0.82% và 0.68%.
Đồng USD sau hai ngày chịu lép vế đang lấy lại sức mạnh của mình khi lợi suất trái phiếu 10 năm hồi phục lên 1.26%. Chỉ số DXY tăng 0.18%. CAD là đồng tiền duy nhất tăng giá so với USD, dù cũng chỉ tăng khiêm tốn 0.1%. Giá dầu hồi phục lên gần mức $72/thùng đã giúp CAD ổn định trước sức ép từ đồng bạc xanh. Các đồng tiền còn lại đều đang ghi nhận mức giảm tương đối: EUR giảm 0.2%, GBP giảm 0.11%, JPY giảm 0.33%, CHF giảm 0.18%. Hai đồng tiền yếu nhất phiên hôm nay là hai đại diện đến từ châu Đại Dương: AUD và NZD đang lần lượt giảm 0.43% và 0.5%.
Vàng không thể giữ được đà tăng trong ngày và rớt từ đỉnh ngày 1,807 xuống mức hiện tại 1,796. Dầu tăng nhẹ, tiến sát $72/thùng.
EURUSD giữ được hỗ trợ quan trọng, tạm thời hồi phục đầu phiên Mỹ
EURUSD lập đáy ngày mới vào đầu phiên Mỹ và cùng lúc đó kiểm tra hỗ trợ quan trọng tại 1.1791, trùng với điểm hội tụ của đường MA 100 và 200 giờ.
Việc hai đường MA 100 giờ (màu xanh lam) và đường MA 200 giờ (màu đỏ) cắt nhau đang cho thấy sự không chắc chắn của thị trường về những động thái giá tiếp theo khi các trader đợi quyết định từ phía FOMC. Hai đường này sẽ tiếp tục phản ảnh tâm lý thị trường trước và sau cuộc họp của Fed.
Kháng cự cho EURUSD lúc này sẽ là 1.18019 và 1.18043. Hiện tại EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1798
Số liệu CPI tháng 6 của Canada có gì đáng chú ý?
- CPI tháng 6 của Canada tăng 3.1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự báo tăng 3.2%
- CPI tháng 6 của Canada tăng 0.3% so với tháng trước đó, thấp hơn dự báo tăng 0.4%
Tỷ giá USD/CAD đã được giao dịch ở mức 1.2568 trước khi số liệu được công bố và đã tăng lên 1.2580 sau đó.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD tăng nhẹ trước cuộc họp FOMC!
- Chỉ số DXY hiện tăng 0.12% lên 92.58
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.12% xuống mốc 1.18.
- Đồng Loonie là đồng duy nhất nhóm G7 tăng giá so với USD. Tỷ giá USD/CAD giảm 0.27% xuống 1.2566.
- Hai đồng Antipodean vẫn chịu áp lực bán khi AUD/USD giảm 0.3% xuống 0.7333.
Pfizer đã sản xuất lô vaccine đầu tiên tập trung vào biến thể delta!
Pfizer cho biết họ đã sản xuất lô vaccine đầu tiên và có kế hoạch triển khai nghiên cứu vaccine biến thể Delta vào tháng 8
Sẽ mất một thời gian trước khi vaccine được tung ra thị trường và vẫn còn nhiều câu hỏi cần được đặt ra. Tuy nhiên đây là tin tức tích cực trong cuộc chiến chống COVID.
Chuyên gia tại Commerzbank bình luận gì về giá vàng?
Karen Jones, chuyên gia PTKT tại ngân hàng Commerzbank cho biết giá vàng có triển vọng tăng thêm nếu mốc $1,834.16/oz bị phá vỡ và sẽ hướng đến mục tiêu $1959/oz.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 28/07: Tài sản rủi ro phục hồi khá ấn tượng, thị trường tiền tệ trầm lắng
Chứng khoán châu Âu đang diễn biến trái chiều khi các nhà đầu tư cân nhắc sự biến động trên thị trường Trung Quốc và báo cáo thu nhập từ các công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ.
Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ trước quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang lên mức 1.26%. Giá vàng ít biến động, duy trì quanh mức $1,800/oz.
Dầu thô đang có mức tăng khá ấn tượng trong ngày, giao dịch cao hơn 1.2% tại 72.52 USD/thùng khi Bloomberg đưa tin tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 4.73 triệu thùng trong tuần trước, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 3.
Thị trường FX cũng đang khá trầm lắng, hầu hết các nhà đầu tư đều đang duy trì tâm thế thận trọng trước thềm cuộc họp của Fed vào tối nay. Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ không có nhiều biến động xuất hiện vì các điều kiện cho “tiến bộ đáng kể” của Fed vẫn chưa đạt được và Powell đã thể hiện rất rõ quan điểm hỗ trợ nền kinh tế trong phiên điều trần gần đây. Các đồng beta cao tiếp tục yếu nhất trong ngày, giảm khoảng 0.2% - 0.3%.
Trung Quốc nhắm đến các công ty di động trong cuộc siết chặt quản lý trên diện rộng
Trung Quốc đã ra lệnh cho Tencent Holdings Ltd. và 13 nhà phát triển khác sửa chữa các vấn đề liên quan đến "cửa sổ bật lên" trong ứng dụng của họ, làm tăng thêm một cuộc siết chặt quản lý trên diện rộng đối với lĩnh vực công nghệ của nước này.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin cho biết các công ty phải giải quyết các cửa sổ bật lên “quấy rối”, có thể chứa thông tin gây hiểu lầm hoặc chuyển hướng người dùng khỏi các ứng dụng, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư. 14 dịch vụ, bao gồm ứng dụng sách điện tử của Tencent’s QQ và nền tảng video của Le.com, sẽ phải khắc phục sự cố trước ngày 3 tháng 8.
Bitcoin lại chạm mức 40,000 đô la khi người mua tiếp tục tìm kiếm động lực tăng mới
Mức đỉnh hôm nay đạt mức 40,352 đô la nhưng BTC đang giao dịch trở lại ngay dưới vùng giá quan trọng $40,000 vào lúc này, khi người mua tiếp tục tỏ ra sẵn sàng tìm kiếm một đợt tăng giá mới.
Phản ứng từ thị trường trái phiếu sẽ là yếu tố then chốt sau cuộc họp của Fed đêm nay
Sự tập trung đang đổ dồn vào Fed khi thị trường đếm ngược đến sự kiện chính vào đêm nay. Mặc dù sẽ có nhiều tác động đối với tất cả các loại tài sản, phản ứng trên thị trường trái phiếu được cho là yếu tố cần theo dõi nhất sau khi nhận được nhu cầu không ngừng kể từ tháng 5. Sẽ có hai điều cần theo dõi về cách thị trường có thể phản ứng với Fed: triển vọng kinh tế và thảo luận về kế hoạch "taper".
Tokyo được cho là sẽ báo cáo hơn 3,000 ca nhiễm mới trong ngày qua
Kyodo News đưa tin
Đó không phải là một dấu hiệu tốt cho thấy xu hướng vi-rút đang bùng phát ở Nhật Bản trong thời điểm Thế vận hội.
Thủ tướng Anh Johnson: Ngày 16 tháng 8 đã "cố định" là ngày dỡ bỏ các biện pháp hạn chế tự cô lập
Ít nhất đó là kế hoạch bây giờ và chúng ta còn khoảng hai tuần rưỡi nữa cho đến lúc đó, vì vậy hãy chờ xem. Các hạn chế tự cô lập đã gây ra một chút trục trặc trong tốc độ phục hồi ở Anh, vì vậy đây là một trong những điều cần chú ý trong trường hợp nó được gia hạn.
Hợp đồng tương lai chỉ số Eurostoxx tăng 0.2% đầu phiên giao dịch châu Âu
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX Đức tăng 0.2%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh không đổi
Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX của Tây Ban Nha tăng 0.2%
Hợp đồng tương lai của Mỹ khá trầm lắng, với S&P 500 đi ngang, Nasdaq và Dow đồng loạt giảm 0.1%
Các chiến lược gia ngoại hối tại ngân hàng UOB có bình luận gì về EUR/USD?
Theo ý kiến của các chiến lược gia ngoại hối tại ngân hàng UOB, EUR/USD được dự báo sẽ tiếp tục giao dịch trong khoảng 1.1750 đến 1.1860. Trên khung daily, EUR/USD có khả năng tăng cao nhưng khó có thể phá vỡ kháng cự chính tại 1.1860. Cặp tiền đang có ngưỡng hỗ trợ tại 1,1800, theo sau tại 1.1780. Trong trung hạn, động lực tăng giá ngắn hạn đã được cải thiện nhưng EUR khó có thể phá vỡ phạm vi dự kiến ở mức 1.1860.
Chứng khoán châu Á kéo dài đà giảm, thị trường thận trọng trước phiên họp FOMC
Chứng khoán châu Á tiếp tục đà giảm hôm thứ Tư do vẫn chịu dư âm từ thị trường chứng khoán Trung Quốc và phản ứng trái chiều đối với các khoản thu nhập từ công nghệ lớn của Mỹ đã thúc đẩy sự thận trọng. Chỉ số MSCI Inc. đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 khi cổ phiếu Trung Quốc trượt dốc. Chỉ số Topix của Nhật Bản giảm 0.7% trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0.1% và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0.8%.
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ vẫn được thúc đẩy nhờ đà bán tháo cổ phiếu tại Trung Quốc. Lợi suất trái phiếu trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện đang ở mức 1.24% trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Úc giảm 4 bps xuống 1.16%.
Giá dầu thô khở sắc bất chất rủi ro biến thể delta do theo nguồn tin cho thấy trữ lượng tồn kho của Hoa Kỳ đang bị thắt chặt. Giá dầu WTI đã tăng 0.12% lên 72.17 USD/thùng trong khi dầu Brent tăng 0.03% lên 74.72 USD/thùng. Giá vàng đã tăng 0.31% lên 1,804 USD/oz khi các trader thận trọng trước phiên họp FOMC.
Trên thị trường FX, đồng dollar ít thay đổi, đà tăng của Yên Nhật cũng đã giảm bớt. USD/JPY giao dịch ổn định dưới 110 trong khi EUR/USD tăng cao hơn và duy trì trên 1.18. GBP/USD ít thay đổi, hiện đang được giao dịch tại 1.38.
Harsh rate Bitcoin dự kiến tăng lần đầu tiên kể từ khi Trung Quốc siết chặt quản lý tiền mã hoá
Cả giá Bitcoin và độ khó khai thác đang ghi nhận nhiều tín hiệu hồi phục đầy tích cực. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, sự mở rộng nhanh chóng của các cơ sở khai thác tại Bắc Mỹ cũng như sự trở lại của các doanh nghiệp khai thác từ Trung Quốc sau khi “di cư” sang nước ngoài là 2 yếu tố chính giúp làm tăng độ khó khi khai thác Bitcoin. “Lần đầu tiên kể từ khi hashrate của Trung Quốc hết hiệu lực, chúng tôi dự đoán mức điều chỉnh của tuần tới là tích cực, tăng khoảng 1.75%.”- trích trong bản tin của công ty khai thác Bitcoin Luxor có trụ sở tại Seattle
Thành viên Hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu: ECB sẽ xem xét việc duy trì tính linh hoạt khi mua trái phiếu hậu đại dịch
Thành viên Hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Giám đốc ngân hàng trung ương Tây Ban Nha Pablo Hernandez de Cos cho biết ngân hàng trung ương cân nhắc giữ một số tính linh hoạt của chương trình mua trái phiếu khẩn cấp khi chuyển sang mua tài sản khác sau cuộc khủng hoảng Covid-19. Cụ thể, ông có nhất mạnh sự không chắc chắn trong khu vực đồng Euro vẫn còn rất cao và PEPP sẽ được áp dụng lâu dài khi đại dịch ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Thủ tướng Úc Morrison sẽ hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi do các lệnh đóng cửa kéo dài
Động thái này diễn ra khi Sydney chịu lệnh phong toả kéo dài thêm 4 tuần:
Ông Morrison cho biết các khoản thanh toán hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi lệnh đóng cửa sẽ tăng lên: từ $ 600 đến $ 750 vào tuần tới. Điều này dành cho công nhân toàn thời gian. $ 450 (từ $ 375) cho bán thời gian
CBA dự báo gì về triển vọng kinh tế Úc?
Giống nhưu ANZ, CBA cũng dự báo GDP quý 3 của Úc giảm 2.7% so với quý 2 do tác động của dịch COVID-19 tại Úc. Bên cạnh đó, dự báo 300,000 việc làm sẽ bị mất đi.
Đối với chính sách tiền tệ, CBA nhận định RBA sẽ chỉ bắt đầu cắt giảm QE vào tháng 2/2022 và tăng lãi suất vào tháng 5/2023.
Mỹ: Đã tiêm vaccine vẫn phải đeo khẩu trang!
CDC khuyến cáo toàn bộ người dân cần phải đeo khẩu trang khi tụ tập đông người trong nhà, kể cả đã tiêm vaccine. Quy định này áp dụng cho các vùng lãnh thổ có tỷ lệ lây nhiễm cao và các trường học.
IMF nâng triển vọng kinh tế các nước phát triển, hạ triển vọng nhóm quốc gia đang phát triển
Dự báo triển vọng kinh tế mới nhất của IMF cho thấy:
- GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 6.0% trong năm 2021, mức cao nhất kể từ năm 1976.
- GDP Mỹ tăng 7.0%, được nâng lên từ mức 6.4% dự báo trong tháng 4.
- GDP Anh tăng 7.0%, đây là quốc gia được nâng triển vọng mạnh nhất, từ mức 5.3% trước đây.
- Khu vực đồng euro, Mỹ Latinh, Trung Đông và Trung Á cũng đều được nâng triển vọng tăng trưởng.
- Triển vọng tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển bị hạ từ 6.7% xuống 6.3%.
Lạm phát tại Úc được công bố có gì đáng chú ý?
Trong quý 2, chỉ số CPI của Úc tăng 3.8% so với cùng kỳ năm trước, ngang với mức dự kiến. Trong khi đó, lạm phát cơ bản tăng từ 1.1% lên 1.6%, tiến gần hơn tới mục tiêu 2-3% của RBA.
GDP của Úc được dự báo như thế nào?
ANZ nhận định GDP quý 3 của Úc sẽ giảm 1.3% trong quý 3 trước khi hồi phục trong quý 4, do tác động của làn sóng COVID-19 mới tại nước này. Bên cạnh đó, RBA cũng được dự báo giữ nguyên quy mô QE cho đến tháng 11.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 27/07: Tâm lý risk-off chi phối thị trường
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều giảm điểm khi các kết quả kinh doanh trái chiều và lo ngại đến từ những luật pháp siết chặt tại Trung Quốc, tuy vậy các chỉ số đã rất nỗ lực để hồi phục vào cuối phiên. Dow Jones giảm 0.24%, S&P 500 giảm 0.47% và Nasdaq giảm 1.21%. Điều này cũng thúc đẩy nhu cầu đối với trái phiếu Kho bạc, lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm về 1.243%.
Trên thị trường FX, đồng USD giảm 2 phiên liên tiếp, chỉ số DXY giảm 0.17% xuống 92.47. Tâm lý risk-off đã khiến thị trường phân hóa rõ ràng, khi nhóm đồng tiền hàng hóa dẫn đầu đà giảm, mạnh nhất là NZD giảm 0.63% xuống 0.6955. JPY dẫn đầu đà tăng, tỷ giá USD/JPY giảm 0.55% xuống 109.77. Bên cạnh đó, hiệu ứng đến từ dòng tiền cuối tháng cũng góp phần tạo nên sự biến động trên thị trường trước thềm sự kiện FOMC quan trọng.
Trong khi đó, thị trường hàng hóa không có nhiều biến động, vàng đi ngang giằng co ở mức $1,800/oz, giá dầu giảm nhẹ về $71.65/thùng.
Bitcoin tiếp tục tăng bất chấp những thông tin đến từ việc Amazon phủ nhận việc thanh toán bằng Bitcoin, đồng tiền này kết thúc phiên ở $39,475.
Áp lực bán và chốt lời khiến các chỉ số châu Âu rực sắc đỏ
Một ngày buồn cho chứng khoán châu Âu khi các chỉ số đều đóng cửa giảm điểm:
- Chỉ số DAX, -0.6%
- Chỉ số CAC, -0.7%
- Chỉ số FTSE 100, -0.4%
- Chỉ số Ibex,-0.8%
- Chỉ số FTSE MIB, -0.75%
GBPUSD tiến sát 1.3900
Sự kết hợp nhu cầu ổn định và một đợt bán non (short squeeze), cặp cable đã tăng hơn 70 pip lên đỉnh ngày 1.3890. Như vậy, sau một hồi đi ngang, suy yếu, rồi hồi phục, GBPUSD đã thực sự bứt phá trong phiên hôm nay. Kháng cự tiếp theo đang ở vùng 1.3910, đỉnh của tháng Bảy.
Hiện tại, GBPUSD đang được giao dịch quanh mức 1.3880.
EURUSD lập đỉnh ngày mới khi đô la tiếp tục suy yếu
Sau khi hồi phục khoảng 55 pip từ 1.1770 lên 1.1826, EURUSD đang có phần chững lại trước tâm lý risk-off. Tuy nhiên, việc lợi suất trái phiếu 10 năm giảm xuống 1.24% tiếp tục gây thêm áp lục cho đồng đô la dù chứng khoán có phần ảm đạm. EURUSD lập đỉnh ngày mới tại 1.1827, và hiện tại đang giữ nguyên đà tăng.
Số liệu niềm tin người tiêu dùng tháng Bảy tại Mỹ có gì mới?
Trong tháng Bảy, Mỹ ghi nhận chỉ số niềm tin người tiêu dùng đạt 129.1 so với dự báo ban đầu 123.9 điểm. Đây là mức cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, và gần chạm đến mức 132 điểm trước dịch.
Bitcoin hồi phục lên $38,000 sau tin đồn Amazon
Sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 15/6 tại hơn $40,000, đồng tiền ảo lớn nhất nhanh chóng quay đầu giảm khi Amazon bác bỏ tin đồn rằng công ty này sẽ chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin và đóng cửa phiên hôm qua ở mức $37,200. Sang đến phiên hôm nay, đồng tiền ảo này đang có đà hồi phục rất ổn định, và chạm đỉnh ngày tại $38,788.
Lúc này Bitcoin đã giảm nhẹ khỏi đỉnh, nhưng vẫn đang giữ được mức $38,500.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ ngày 27/7: Một ngày đầy lo lắng trên thị trường!
Các nhà đầu tư chứng khoán hôm nay sẽ không có gì để vui, khi cả ba chỉ số lớn tại Mỹ đều đang giảm sâu ngay từ khi mở cửa. Giảm sâu nhất lúc này là Dow Jones (-0.66%). Hai chỉ số Nasdaq và S&P 500 đều đang giảm quanh mức 0.5%. Điều tương tự cũng đang xảy ra tại châu Âu, với chỉ số FTSE MIB đi đầu với mức giảm 0.87%.
Đồng đô la cũng đang suy yếu sau dữ liêu hàng hóa bền không mấy lạc quan từ Mỹ (+0.8% so với kỳ vọng 2.1%). Chỉ số DXY từ mức đỉnh ngày 92.83 điểm đã rơi xuống 92.5 điểm. Các đồng tiền khác đều đang có đà hồi phục, tuy nhiên một số vẫn đang ghi nhận giảm trong phiên. Đồng tiền mạnh nhất lúc này là JPY (+0.46%), tiếp theo đó là EUR (+0.1%). GBP và CHF hiện chưa có nhiều thay đổi. AUD, NZD và CAD lần lượt giảm 0.3%, 0.64% và 0.38%. Ba đồng tiền này có phục hồi nhẹ sau dữ liệu từ Mỹ, nhưng cũng nhanh chóng quay đầu giảm.
Vàng hồi phục từ đáy ngày 1,793 lên mức 1,800 sau dữ liệu từ Mỹ. Dầu vẫn đang ảm đạm với mức giảm 0.5%.
IMF có nhận định gì về tăng trưởng GDP toàn cầu?
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP toàn cầu sẽ tăng 6% trong năm 2021. Ngoài ra, IMF cũng kỳ vọng Mỹ tăng trưởng mạnh hơn, và hạ thấp dự báo cho các nền kinh tế mới nổi:
- 2021 sẽ là năm GDP tăng mạnh nhất kể từ năm 1976
- Tăng trưởng GDP năm 2021 được chỉnh lên 4.9% từ 4.4%
- Tăng trưởng GDP Mỹ năm 2021 được chỉnh lên 7% từ 6.4%, năm 2022 được chỉnh lên 4.9% từ 3.5%
- Tăng trưởng GDP Eurozone năm 2021 được chỉnh lên 4.6% từ 4.4%, năm 2022 được chỉnh lên 4.3% từ 3.8%
- Tăng trưởng GDP Nhật Bản năm 2021 được chỉnh xuống 2.8% từ 3.3%, năm 2022 được chỉnh lên 3% từ 2.5%
- Tăng trưởng GDP Canada năm 2021 được chỉnh lên 6.3% từ 5%, năm 2022 được chỉnh xuống 4.5% từ 4.7%
- Tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2021 được chỉnh xuống 8.1% từ 8.4%, năm 2022 được chỉnh lên 5.7% từ 5.6%
- Tăng trưởng GDP Ấn Độ năm 2021 được chỉnh xuống 9.5% từ 12.5%, năm 2022 được chỉnh lên 8.5% từ 6.9%
- Tăng trưởng GDP Anh năm 2021 được chỉnh lên 7% từ 5.3%, năm 2022 được chỉnh xuống 4.8% từ 5.1%
USDJPY giảm sâu sau dữ liệu từ Mỹ
Phe bán đang chiếm lấy ưu thế sau khi dữ liệu hàng hóa bền tại Mỹ không đạt kỳ vọng. Mức hỗ trợ tại đường MA 200 giờ đã bị phá vỡ, và lúc này USDJPY đang giảm sâu (-0.39%). Lúc này, có vẻ như phe bán đã breakout hoàn toàn khỏi hỗ trợ này. Hỗ trợ tiếp theo sẽ là 109.798, mức thấp nhất của thứ Tư tuần trước. Sâu hơn nữa sẽ là đường MA 100 ngày tại 109.544.
Hiện tại USDJPY đang được giao dịch quanh mức 109.94.
Số đơn đặt hàng hàng hóa bền trong tháng 6 của Mỹ thấp hơn dự kiến!
Số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền trong tháng 6 của Mỹ tăng 0.8%, thấp hơn so với mức 2.1% dự kiến
Đây là tháng thứ tư liên tiếp báo cáo không đạt được kỳ vọng nhưng các số liệu đã điều chỉnh lại một lần nữa cao hơn. Bức tranh tổng thể vẫn là một bức tranh vững chắc và dữ liệu hôm nay sẽ ảnh hưởng đến ước tính GDP quý 2.
Bản tin COVID-19: Cuộc chiến COVID có thể kéo dài hơn chúng ta nghĩ!
- Anh có thể nới lỏng các hạn chế đối với khách du lịch từ EU và Hoa Kỳ, FT đưa tin.
- Italy đang xem xét tiêm vaccine bắt buộc đối với giáo viên.
- Cuộc chiến chống lại Covid có thể mất nhiều thời gian hơn bất kỳ ai nghĩ khi các nỗ lực tiêm chủng của Hoa Kỳ không như dự kiến và châu Âu chứng minh rằng ngay cả một đợt triển khai tốt cũng không thể ngăn số ca nhiễm gia tăng. Trong khi đó các quốc gia tại châu Á thì tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biến thể COVID.
Sự chênh lệch lợi suất lớn giữa TPCP Mỹ và Nhật đang gây áp lực cho USD/JPY!
USD/JPY có thể phải đối mặt với áp lực do sự đà giảm của lợi suất thực TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm so với của Nhật Bản. Lợi suất JGB thực kỳ hạn 10 năm đang cao hơn 100 điểm cơ bản so với trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, so với mức 46 điểm vào giữa tháng 6.
Cập nhật diễn biến thị trường: Một phiên giao dịch ảm đạm trước thềm FOMC!
Các tài sản hầu hết đi ngang trong phiên hôm nay khi không có yếu tố dẫn dắt nào đáng chú ý (ngoại trừ Bitcoin)
- Chỉ số DXY tăng nhẹ 0.1% lên 92.716
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.12% xuống 1.1788
- Tỷ giá GBP/USD giảm 0.2% xuống 1.3790
- Cặp AUD/USD giảm 0.3% xuống 0.7357
- Giá vàng nằm tại mốc $1796/oz
- Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm 0.14% xuống 4417 điểm
- Giá Bitcoin giảm mạnh từ mốc $40,000, hiện đang dao động quanh $37,500 khi Amazon phủ nhận tin đồn chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Bản tin COVID-19: CDC Mỹ khuyên người dân tránh đi du lịch đến Tây Ban Nha
- Moderna sẽ tiếp tục thử nghiệm đối với vaccine của mình ở trẻ em dưới 12 tuổi để thu thập thêm dữ liệu. Động thái này diễn ra sau khi có báo cáo về tình trạng viêm tim và niêm mạc ở người trẻ tuổi với cả hai loại vaccine mRNA là Moderna và Pfizer-BioNTech.
- Thành phố California và New York sẽ yêu cầu nhân viên chính phủ của họ phải tiêm phòng hoặc kiểm tra COVID hàng tuần và đeo khẩu trang trong nhà.
- CDC khuyên người Mỹ tránh đi du lịch đến Tây Ban Nha, trong khi Bộ Ngoại giao cho biết mọi người nên "xem xét lại việc đi du lịch" đến Israel.
UOB: ECB đã tái khẳng định lập trường "thấp hơn lâu hơn nữa"
Lee Sue Ann, Chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn UOB, đánh giá sự kiện mới nhất của ECB:
“Những gì được cho là cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 7 không tác động, đã trở thành tâm điểm chính trong tuần sau khi ECB công bố đánh giá chiến lược của mình, nơi Hội đồng thống đốc đã nhất trí mục tiêu lạm phát đối xứng là 2% trong trung hạn. Như dự kiến, ECB, đã sửa đổi hướng dẫn trước của mình về lãi suất, theo một lập trường ôn hòa hơn".
“Hội đồng Thống đốc cũng xác nhận các biện pháp khác để hỗ trợ nhiệm vụ ổn định giá cả, đó là mức lãi suất chính, chương trình mua tài sản (APP), các chính sách tái đầu tư và hoạt động tái cấp vốn dài hạn".
Thành viên ECB Holzmann: ECB sẽ thảo luận chính sách vào tháng 9 cùng với đó đưa ra các dự báo
Holzmann nói rằng hiện tại có quá nhiều sự không chắc chắn đối với các quyết định chính sách
Nhiều thứ sẽ phụ thuộc vào cách các báo cáo kinh tế diễn ra trong những tuần tới nhưng có lẽ quan trọng hơn, xu hướng vi rút ở châu Âu đang tiến triển như thế nào trong bối cảnh sự lây lan của biến thể delta. Nếu không phải là tháng 9, ECB sẽ phải thông báo điều gì đó mới chậm nhất là vào tháng 12.
Thống đốc BOJ Kuroda: Mục tiêu lạm phát 2% của BOJ đã giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát
Mặc dù ông Kuroda đang tỏ ra rất tự tin, nhưng thoát khỏi áp lực giảm phát là một chuyện, việc thúc đẩy áp lực lạm phát lại là chuyện khác.