Tâm lý Risk on lên ngôi, chứng khoán Hoa Kỳ lan tỏa sắc xanh
Trong bối cảnh lạc quan về kết quả kinh doanh quý 2, là động lực chính hỗ trợ chứng khoán Hoa Kỳ quay trở lại mức cao nhất mọi thời đại bất chấp dữ liệu kinh tế có sự phân hóa và gia tăng lo ngại về sự lây lan của các biến thể Covid-19. Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ mở cửa đồng thuận tăng điểm, dẫn đầu bởi đà tăng của DowJones với mức tăng 0.62%, sau đó là S&P 500 tăng 0.42%, Nasdaq tăng khiêm tốn hơn với 0.13%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng cao hơn, hiện tăng 2.6 điểm cơ bản lên mức 1.3080 và đồng đô la mạnh lên so các đồng tiền chính, đang trên đà tăng 2 tuần liên tiếp, hiện chỉ số DXY tăng 0.11% lên mức 92.938. Đồng Yên Nhật hiện đang là đồng tiền yếu nhất trên trong nhóm G-7, khi tỷ giá USD/JPY tăng 0.35%. Đồng Euro, Bảng Anh hiện đang giảm lần lượt 0.05%, 0.08% so với USD
Trên thị trường hàng hóa, giá vàng đang giao dịch tại $1,797.50/oz (giảm 0.53%). Trong khi đó, "vàng đen"đang có sự phân hóa, dầu WTI giảm 0.28% xuống $71.69/thùng, dầu Brent tăng 1.10% lên mức $73.55/thùng.
Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 tăng trước khi vào phiên chính thức
Thật là một tuần giao dịch đầy cảm xúc, khi khởi đầu tuần mới với phiên giao dịch thứ Hai là ngày tệ nhất đối với chứng khoán toàn cầu trong nhiều tháng, và hiện tại hợp đồng tương lai của S&P 500 chỉ cần khoảng gần 30 điểm nữa sẽ lên mức cao nhất mọi thời đại.
Hiện tại hợp đồng tương lai của S&P 500 tăng 0.43% lên mức 4,378.12 điểm. Hợp đồng tương lai của DowJones, Nasdaq tăng lần lượt 0.52%, 0.31%
ECB sẽ không đưa ra quyết định về chương trình PEPP trong tháng Chín
Theo Reuters, một số nhà hoạch định chính sách ECB nói rằng nhiều khả năng sẽ không đưa ra quyết định về chương trình thu mua tài sản PEPP trong cuộc họp tháng Chính, thay vào đó sẽ để sang tháng Mười, thậm chí tháng Mười hai để ECB có cái nhìn tổng quan hơn về ảnh hưởng của chủng covid delta.
Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất lên 6.5%
Để đối phó với lạm phát, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất từ 5.5% lên 6.5%. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2014, thậm chí ngân hàng này nói rằng sẽ vẫn còn khả năng tiếp tục nâng lãi suất lên cao hơn. Đây là lần thứ tư trong năm Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất.
Số liệu bán lẻ tại Canada có gì mới?
Trong tháng Năm, bán lẻ tại Canada giảm 2.1%, thấp hơn kỳ vọng ban đầu giảm 3%.
Hiện tại USDCAD chưa có phản ứng tức thời với tin này, và đang tăng 0.13% trong ngày.
Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng gì trong vấn đề thắt chặt?
Ngoài việc tăng tốc độ thắt chặt mua vào chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, các chuyên gia kinh tế cũng đang kỳ vọng vào hai lần tăng lãi suất lên 25 bp đến cuối năm 2023, trùng với biểu đồ dot plot, và ba lần tăng lãi suất nữa vào năm 2024.
Điểm tin Covid-19 ngày 23/7: Nhật Bản chịu nhiều chỉ trích khi tổ chức Olympic bất chấp dịch
Lễ khai mạc thế vận hội năm nay diễn ra với những khán đài không bóng người khi ban tổ chức ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh. 19 ca mới liên quan tới Olympic được phát hiện hôm nay, nâng tổng con số này lên 110. Được biết, tỷ lệ tiêm vắc xin tại Nhật Bản thấp hơn các nước phát triển khác rất nhiều.
Vắc xin của Pfizer chỉ có hiệu quả 39% với chủng delta tại Israel, nhưng ngăn được triệu chứng nặng. Quan chức y tế tại thành phố Los Angeles cho biết 20% số ca nhiễm mới trong tháng Sáu là của những người đã tiêm vắc xin. Sydney ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục.
Điểm tin thị trường tiền phiên Mỹ ngày 23/7
Các hợp đồng tương lai tại Mỹ đang khởi sắc. HĐTL chỉ số Dow Jones đang tăng mạnh nhất 0.45%, theo sau là HĐTL chỉ số S&P 500 với mức tăng 0.41%. HĐTL chỉ số Nasdaq tăng 0.37%. Sắc xanh cũng đang bao trùm các chỉ số châu Âu. Tất cả các nhóm ngành của chỉ số Stoxx 600 đều đang tăng. Lợi suất trái phiếu 10 năm hồi phục trở lại lên 1.3%. Vàng giảm xuống $1,794. Trước đó, vàng cũng đã chạm mức $1,789, thấp nhất trong hơn 2 tuần. Dầu tăng nhẹ lên gần $72/thùng. Trên thị trường tiền ảo, Bitcoin chưa có nhiều thay đổi, còn Ether vượt mức $2,000.
Nhà hoạch định chính sách ECB Pierre Wunsch: ECB nên bắt đầu thắt chặt từ tháng Ba
Theo ông Wunsch, ECB nên bắt đầu loại bỏ từ từ chương trình thu mua tài sản PEPP trong tháng Ba tới, dựa trên các dự báo tăng trưởng từ ECB.
Đồng EUR chưa có phản ứng mạnh với tin này, hiện giao dịch quanh mức 1.1764 (-0.05%).
USDJPY lấy lại đà tăng, hiện quanh mức cao nhất tuần
Cặp tiền này tiếp tục xu hướng tăng trong phiên Âu hôm nay và lên cao nhất trong 1 tuần trở lại đây tại mức 110.49. Tâm lý risk-on phần nào đang ảnh hưởng tới các đồng tiền an toàn, trong đó có JPY. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ hồi phục trở lại lên 1.3% đã hỗ trợ cho đà tăng của đồng bạc xanh.
Hiện tại, USDJPY đang được giao dịch quanh mức 110.42.
Fed được kỳ vọng tăng tốc độ thắt chặt thu mua chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp đầu năm 2022
Cuộc khảo sát 51 chuyên gia kinh tế mới đây của Bloomberg cho thấy các chuyên gia đều kỳ vọng Fed sẽ tăng tốc taper chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và đầu năm 2022, cùng lúc với thời gian taper QE bắt đầu. Ngoài ra, kế hoạch taper được kỳ vọng kéo dài 10-12 tháng, và sẽ hoàn thành trong năm 2022 nếu bắt đầu từ quý I. Ngoài ra, theo các chuyên gia, rủi ro khi lạm phát tăng là vẫn còn, và nhiều khả năng tổng thống Biden sẽ tái đề cử chủ tịch Powell trong nhiệm kỳ tới.
Thành viên ECB Wunsch: Không nên kịch tính hóa bất đồng chính kiến
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Pierre Wunsch
- Không thoải mái khi cam kết định hướng chính sách trong một thời gian dài như vậy
- Sẽ đề xuất điều khoản kết thúc định hướng chính sách
- Không thoải mái với việc duy trì QE trong 5-10 năm nữa chỉ vì lạm phát ở mức 1.5% - 1.8%
- Kết luận logic là kết thúc PEPP vào tháng 3 theo kế hoạch
- Sau PEPP, sẽ đến lượt APP và các công cụ khác
- Thảo luận về PEPP sẽ diễn ra sau mùa hè
Khảo sát của ECB cho thấy tăng trưởng và lạm phát cao hơn trong 2 năm tới
ECB công bố kết quả của Khảo sát của các nhà dự báo chuyên nghiệp (SPF)
Lạm phát được cho là đạt 1.9% trong năm nay, so với 1.6% của ba tháng trước và lạm phát năm 2022 được dự báo ở mức 1.5% so với 1.3% trước đó.
Flash PMI dịch vụ tháng 7 của Vương quốc Anh đạt 57.8 so với dự kiến là 62.0
PMI sản xuất 60.4 so với 62.5 dự kiến
PMI tổng hợp đạt 57.7
Hoạt động kinh doanh của Vương quốc Anh không như mong đợi và sụt giảm khá nhiều so với tháng 6 khi các công ty báo cáo rộng rãi rằng tình trạng thiếu hụt nhân viên và nguyên liệu thô đã làm tình hình xấu đi, cản trở tốc độ phục hồi sau khi mở cửa trở lại vào tháng 4.
GBP/USD đang là một trong những cặp tiền yếu nhất trong ngày, giảm 0.27% xuống 1.3730.
Flash PMI tháng 7 của Eurozone đạt 60.4 so với 59.5 dự kiến
PMI sản xuất 62.6 so với dự kiến là 62.5
PMI tổng hợp 60.6 so với dự kiến 60.0
Hoạt động kinh doanh có bước chuyển mình mạnh mẽ với mức tăng mạnh nhất trong hơn 15 năm được quan sát trong lĩnh vực dịch vụ. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã làm giảm sản lượng sản xuất nhưng điều kiện tổng thể vẫn tương đối tốt để bắt đầu Q3.
Flash PMI sản xuất tháng 7 của Đức đạt 65.6 so với dự kiến là 64.2
PMI dịch vụ của Đức đạt 62.2 so với 59.1 dự báo
Sau khi PMI của Pháp không đạt dự báo trước đó, hoạt động kinh doanh của Đức đã cải thiện hơn nữa trong tháng 7 với cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều tăng trong tháng.
Flash PMI dịch vụ tháng 7 của Pháp đạt 57.0 so với 58.7 dự kiến
Các con số hơi thất vọng vì chúng không đạt được ước tính và giảm so với tháng 6 nhưng hoạt động kinh doanh tổng thể vẫn đang được duy trì, vì vậy tốc độ phục hồi không quá bị đe dọa khi chúng ta chuẩn bị bắt đầu Q3.
Các đồng tiền chính ít thay đổi trước phiên Âu
Không có nhiều yếu tố quan trọng đang diễn ra lúc này. Tâm lý rủi ro có thể duy trì ở mức ổn định hơn khi hợp đồng tương lai chứng khoán tăng lên đôi chút trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cũng tăng lên 1.28%, nhưng các đồng tiền chính vẫn chưa thể hiện rõ ràng khi phiên Âu dần mở cửa.
Đồng đô la tăng nhẹ với EUR/USD di chuyển trong biên độ hẹp 16 pips trong khi USD/JPY tăng cao hơn một chút lên gần 110.30.
Đồng kiwi đang là đồng mạnh nhất trong nhóm G7, tăng nhẹ 0.04% so với USD.
Tâm lý rủi ro vẫn sẽ là yếu tố chính quyết định biến động giá trước cuối tuần, vì vậy hãy cảnh giác với bất kỳ động thái nào tiếp theo của thị trường cổ phiếu và trái phiếu vào cuối ngày hôm nay.
Doanh số bán lẻ tháng 6 MoM của Vương quốc Anh tăng 0.5% so với mức 0.4% dự kiến
Một sự tăng trưởng tích cực trong tháng trước về hoạt động bán lẻ, với khối lượng tăng 9.5% so với tháng 2 năm 2020 (trước đại dịch).
Tuy nhiên, ONS lưu ý rằng có bằng chứng cho thấy doanh số bán hàng tăng cũng có thể liên quan đến giải đấu Euro 2020.
GBP/USD đang giảm 0.09% trong ngày xuống 1.3755.
Nhật Bản sẽ bắt đầu chấp nhận "hộ chiếu vắc xin" từ thứ Hai
"Hộ chiếu vắc xin" của chính phủ Nhật Bản sẽ được cấp cho những người đã được tiêm đầy đủ COVID-19. Tấm "hộ chiếu" cho phép người dân du lịch quốc tế đến một số điểm đến mà không cần phải kiểm dịch.
JPMorgan trở thành Ngân hàng lớn đầu tiên của Mỹ cung cấp giao dịch tiền mã hóa quy mô lớn
Các khách hàng quản lý tài sản tại JP Morgan sẽ có một điều mới để kỷ niệm ngày hôm nay. Một báo cáo từ Business Insider cho biết JP Morgan đã liên hệ với các cố vấn của mình và cho phép họ thực hiện các giao dịch tiền mã hóa thay mặt cho khách hàng. Động thái này sẽ khiến JP Morgan trở thành ngân hàng lớn đầu tiên ở Hoa Kỳ bật đèn xanh cho giao dịch tiền mã hóa trên diện rộng.
Bản ghi nhớ được gửi cho các cố vấn hướng dẫn họ rằng giờ đây họ có thể nhận đơn đặt hàng đối với 5 sản phẩm tiền mã hóa. Bốn trong số các sản phẩm đến từ Grayscale Investments bao gồm Bitcoin Trust, Bitcoin Cash Trust, Ethereum Trust và Ethereum Classic. Quỹ thứ năm là Osprey Funds ’Bitcoin Trust.
Đài Loan hạ mức cảnh báo về COVID-19
Chính phủ Đài Loan cho biết họ sẽ hạ mức cảnh báo về COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới giảm.
Giám đốc CDC Mỹ cho rằng Hoa Kỳ đang ở thời điểm quan trọng trong đại dịch!
"Chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng khác trong đại dịch này." Đó là bình luận của Giám đốc CDC Rochelle Walensky khi số ca nhiễm lại một lần nữa leo thang và giường bệnh tại một số bệnh viện chật kín. Ở châu Âu, bà Angela Merkel cho biết số ca đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại ở Đức. Theo CDC, lợi ích từ vaccine J&J vẫn lớn hơn rất nhiều so với rủi ro mặc dù có báo cáo về một chứng rối loạn hệ thống miễn dịch hiếm gặp.
Intel nhận thấy nhiều vấn đề về nguồn cung nguyên liệu sản xuất chip ở trước mắt!
Intel có vị thế tốt hơn nhiều nhà sản xuất khác vì họ tự thiết kế và sản xuất chip của mình. Tuy vậy Intel vẫn đang vướng vào những rắc rối về nguồn cung hiện tại (và trong tương lai).
Công ty cho biết họ vẫn phải đối mặt với những hạn chế về nguồn cung từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị
Intel cho biết họ có thể bán được nhiều chip hơn nếu có thể tạo ra nhiều chip hơn và sẽ mất một vài năm để bắt kịp hoàn toàn sự bùng nổ về nhu cầu này.
Giá cafe sẽ tăng lên trong thời gian tới?
Một cốc Cappuccino của bạn sắp đắt hơn rất nhiều so với trước đây. Theo dự báo của Exportadora de Cafe Guaxupe, đợt sương giá tàn phá các cánh đồng ở Brazil, nhà cung cấp cà phê lớn nhất thế giới, vào đầu tuần này có thể gây thiệt hại 4.5 triệu bao cho vụ mùa năm tới. Và một đợt lạnh khác sẽ đến từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7, tiếp tục gây nguy hiểm cho cây cà phê, theo Maxar. Lo ngại về sản lượng giảm đã khiến giá cà phê arabica giao tháng 9 lên mức cao nhất trong 6 năm.
Tình hình COVID-19 ngày hôm qua tại hai bang đông dân nhất Australia có gì đáng chú ý?
Bang NSW ghi nhận 136 ca nhiễm mới trong 24 giờ trước đó bất chấp các quy định hạn chế được thắt chặt hơn
Thủ hiến bang NSW Gladys Berejikilian cho biết các quy định hạn chế sẽ không được gỡ bỏ như đã định vào ngày 30/7. Ông đã kêu gọi Thủ tướng Úc ưu tiên đàm phán vaccine Pfizer
Bang Victoria nơi bị phong tỏa ghi nhận số ca nhiễm mới thấp hơn với 14 ca mắc trong ngày hôm qua, giảm từ mức 22 hôm trước đó.
New Zealand dự kiến sẽ sớm thông báo "tạm dừng hành lang đi lại với Australia"!
New Zealand dự kiến sẽ sớm thông báo "tạm dừng hành lang đi lại với Úc" . Quốc gia này đang theo dõi các diễn biến từ người hàng xóm khi Australia đang mất kiểm soát tình hình COVID-19.
Sự bùng phát của COVID-19 ở Úc và những ảnh hưởng của dịch bệnh đến nền kinh tế đang cho New Zealand thấy bài học rằng sự phục hồi dễ dàng bị mất đi như thế nào.
Nội các New Zealand đã họp vào thứ Năm và một thông báo về việc ngừng hành lang đi lại với Australia sẽ sớm được đưa ra.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 22/07: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt thị trường chứng khoán, lợi suất TPCP Mỹ giảm
Báo cáo lợi nhuận của các tập đoàn tại Mỹ tăng đã làm giảm lo ngại của nhà đầu tư về việc tăng trưởng đạt đỉnh và sự lây lan của biến thể Delta, thứ đã làm chao đảo các thị trường vào đầu tuần. Các số liệu kinh tế cho tín hiệu trái ngược nhau khi doanh số bán nhà tại Hoa Kỳ tăng lần đầu tiên sau 5 tháng, trong khi số người xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ tăng mạnh.
Sự phục hồi của cổ phiếu các công ty công nghệ đã thúc đẩy các chỉ số chứng khoán Mỹ lên kỷ lục mới.
- Chỉ số S&P 500 có mức tăng lớn nhất trong 3 ngày kể từ tháng 4 lên 4367.49 điểm, nhưng đà tăng này đã yếu đi so với hai phiên trước đó.
- Chỉ số Nasdaq 100 tăng mạnh 0.66% lên 14940.17 điểm
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đóng cửa phiên giảm nhẹ xuống 1.2791%.
- Chỉ số đóng cửa tại 92.78 dù có lúc giảm mạnh trong phiên.
- Tỷ giá EUR/USD biến động hai chiều trong phiên hôm qua sau khi ECB cho biết triển vọng lạm phát phải đạt 2% trước khi thay đổi chính sách nới lỏng. Đồng Euro đóng cửa phiên giảm nhẹ và nằm tại mốc 1.1770.
- GBP/USD tiếp tục một phiên tăng ấn tượng lên 1.3762, nằm vững vàng phía trên đường EMA 200 ngày.
- Giá vàng tiếp tục bật tăng từ vùng hỗ trợ 1790-1795, đóng cửa phiên ở ngay dưới đường EMA 20 và 200 ngày tại $1807/oz
- Giá dầu thô tại Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi tiếp tục đà tăng mạnh hôm thứ 4 để quay trở lại mốc $71/thùng.
Thị trường chứng khoán châu Âu có trọn vẹn 3 phiên tăng liên tiếp
Ngoại trừ chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh, thì hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Âu có 3 phiên tăng điểm liên tiếp, đóng cửa phiên giao dịch như sau:
- Chỉ số DAX tăng 0.58%
- Chỉ số CAC tăng 0.3%
- Chỉ số Ibex tăng 0.6%
- Chỉ số FTSE MIB tăng 0.5%
Lợi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống dưới 1.25% khi CDC báo cáo về các trường hợp Covid ở Mỹ tăng
CDC cho biết số ca nhiễm Covid-19 trung bình trong 7 ngày qua ở Mỹ tăng 53% so với tuần trước. Giám đốc CDC cho biết ở một số khu vực của Hoa Kỳ, một số bệnh viện đang "quá tải"
Lợi suất trái phiếu Chỉnh phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm giảm 4 điểm cơ bản xuống mức 1.2480%
Doanh số bán nhà của Hoa Kỳ trong tháng 6 tăng 1.4% so với tháng trước
Doanh số bán nhà hiện tại ở Hoa Kỳ tăng nhẹ trong tháng Sáu. Sau khi giảm 1.2% hàng tháng vào tháng 5, doanh số bán nhà ở Mỹ đã tăng 1.4% trong tháng 6, dữ liệu do Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia Mỹ công bố.
Giá nhà trung bình trên toàn quốc đã tăng 23.4% từ tháng 6/2020 lên 363,000 đô la.
Chỉ số Đô la Mỹ vẫn nằm trong vùng tiêu cực dưới 92,70.
Phản ứng thị trường:
Báo cáo này dường như không có tác động đáng kể đến đồng bạc xanh, chỉ số DXY giảm 0.04% xuống mức 92.76
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ phân hóa ngay khi mở cửa, liệu đà tăng đã kết thúc?
Sau khi dữ liệu việc làm cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ bất ngờ tăng vào tuần trước, nhấn mạnh sự phục hồi không đồng đều trên thị trường việc làm, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ mở cửa có sự phân hóa: DowJones giảm 0.14%, ở chiều ngược lại Nasdaq và S&P 500 tăng lần lượt 0.05%, 0.24%.
Trong khi đó, chứng khoán ở châu Âu tăng, đồng Euro biến động khi các nhà đầu tư chờ đợi các thông tin từ Ngân hàng Trung ương châu Âu sau khi ngân hàng này không thay đổi lãi suất và cam kết duy trì chính sách thích ứng. Trái phiếu của Đức tăng cùng với hầu hết các trái phiếu châu Âu.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm giảm 3 điểm cơ bản xuống 1.2850, chỉ số DXY giảm 0.21% xuống mức 92.578
Trên thị trường tiền tệ, cho thấy đồng GBP là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng tiền lớn, tăng 0.5% so với USD. CAD là đồng tiền yếu nhấtn khi tỷ giả USD/CAD tăng 0.11%. Đồng EUR đã tăng cao hơn sau ECB và cuộc họp báo của chủ tịch ECB Lagarde. Tỷ giá EUR/USD đã phá vỡ trên mức trung bình động 200 giờ ở mức 1.18069 tiến lên mức1.1818
Giá vàng giảm 0.28% giao dịch tại mức $1,797.81/oz
Dầu thô WTI tăng 0.46% lên mức $70.65/thùng
Tỷ giá EUR/USD biến động như nào sau cuộc họp của ECB?
Chủ tịch ECB bà Lagarde tỏ ra lo ngại về biến thể Delta với lĩnh vực Dịch vụ có thể chịu gánh nặng khi các trường hợp nhiễm Covid-19 gia tăng, đồng thời bà nhắc lại rằng triển vọng lạm phát vẫn thấp hơn mục tiêu. Bà hy vọng các yếu tố tạm thời ảnh hưởng đến lạm phát sẽ giảm áp lực vào đầu năm 2022.
Khi cuộc họp bắt đầu diễn ra, đồng Euro tăng mạnh, hiện tỷ giá EUR/USD giao dịch tại 1.1825 (tăng 0.24%)
Một số bình luận của bà Lagarde trong buổi họp báo
Hiện tại, bà Lagarde đang có buổi họp báo sau cuộc họp ECB. Đây là một số bình luận tiêu biểu:
- Lạm phát phải ổn định ở mức 2%
- Để tăng lãi suất, lạm phát không thể dưới 2%
- Không ai muốn thắt chặt quá sớm
- Chương trình PEPP không được bàn đến trong cuộc họp
Số liệu thất nghiệp tại Mỹ tuần này có gì mới?
Trong tuần trước, Mỹ ghi nhận thêm 419 nghìn đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Con số này vượt kỳ vọng ban đầu là 350 nghìn. Ngoài ra, có 3.236 triệu đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp, so với kỳ vọng 3.1 triệu.
EUR biến động mạnh sau cuộc họp ECB
Từ mức đỉnh ngày 1.1813, EUR nhanh chóng giảm xuống 1.1770 sau khi ECB công bố giữ nguyên lãi suất ở mức 0. Hiện tại đồng tiền này đã ổn định lại đôi chút và đang ở mức 1.1778.
Chi tiết cuộc họp chính sách của ECB
Sau cuộc họp chính sách, ECB đã công bố giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn, cơ sở cho vay và lãi suất tiền gửi lần lượt ở mức 0, 0.25% và -0.5%. Qua đây, ECB sẽ tiếp tục lập trường mềm mỏng để hỗ trợ nền kinh tế. Nhiều khả năng ECB sẽ giữ lãi suất ở mức này cho đến khi đạt được mục tiêu lạm phát 2%, và cho thấy ECB tin rằng lạm phát vẫn sẽ chỉ là tạm thời. Các chương trình thu mua tài sản PEPP và QE vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Đồng EUR vẫn đang biến động rất mạnh sau tin này.
Một ngày trầm lắng trước cơn bão ECB
Chỉ ít phút nữa thôi, ECB sẽ công bố quyết sách, và có vẻ như thị trường chưa sẵn sàng mạnh tay khi chưa có thêm thông tin. Chỉ số DXY lúc này chưa có nhiều thay đổi. EUR, JPY, CAD và NZD cũng đang diễn biến tương tự. Dầu tiếp tục tăng, tuy nhiên đã giảm khỏi đỉnh ngày hôm nay, hiện đang ở mức $70.66/thùng. Vàng giảm 0.33%. Nhìn chung, tâm lý risk-on phần nào vẫn đang chiếm ưu thế.
AUDUSD tăng ngày thứ hai liên tiếp, mục tiêu tiếp theo 0.7400
AUDUSD đang tiếp tục tăng ngày thứ hai liên tiếp khi tâm lý risk-on vẫn đang chiếm ưu thế. Cặp tiền này đạt đỉnh ngày tại 0.7387. Ngoài ra, việc giá dầu phục hồi lại lên mức $71/thùng cũng đã hỗ trợ cho đồng AUD vốn nhạy cảm với giá hàng hóa.
Hiện tại AUDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7381.
S&P: Thị trường dầu sẽ chuyển sang thặng dư vào năm 2022
Theo Standard and Poor's, các thỏa thuận tăng sản lượng của OPEC+ sẽ đưa thị trường từ thâm hụt sang thặng dư vào quý I/2022. Ngoài ra, nhu cầu dầu sẽ tăng thêm 6 triệu thùng/ngày trong năm 2021 và 3.3 triệu thùng/ngày trong năm 2022.
Sau báo cáo này, giá dầu giữ nguyên đà tăng trong ngày, hiện tăng 1.08% lên $70.96/thùng.