Giá dầu tăng mạnh do một cơn bão ở khu vực Biển Đen làm gián đoạn xuất khẩu dầu từ Kazakhstan và Nga
Giá dầu tăng mạnh do một cơn bão ở khu vực Biển Đen làm gián đoạn xuất khẩu dầu từ Kazakhstan và Nga, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung thắt chặt, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định quan trọng của OPEC+
Theo các quan chức bang và dữ liệu đại lý cảng, cơn bão nghiêm trọng ở khu vực Biển Đen đã làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu tới 2 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Kazakhstan và Nga. Bộ năng lượng Kazakhstan cho biết các mỏ dầu lớn nhất của Kazakhstan đang cắt giảm 56% tổng sản lượng dầu hàng ngày kể từ ngày 27 tháng 11.
Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch NS Trading - một đơn vị của Nissan Securities cho biết:
- “Các nhà đầu tư đảm bảo vị thế bán trước cuộc họp OPEC+ trong bối cảnh lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung từ Kazakhstan”.
- “Mọi con mắt đều đổ dồn vào chính sách của OPEC+ và triển vọng nhu cầu vào cuối năm nay, dầu WTI dự kiến sẽ dao động quanh mức 76 USD, với mức dao động trên và dưới 5 USD, trong thời gian tới trừ khi OPEC+ cắt giảm sản lượng đáng kể”
OPEC+ dự kiến tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến vào thứ Năm để thảo luận về các mục tiêu sản xuất năm 2024, sau khi trì hoãn cuộc họp từ ngày 26 tháng 11. Bốn nguồn tin của OPEC+ cho biết các cuộc đàm phán sẽ khó khăn và có thể gia hạn thỏa thuận trước đó thay vì cắt giảm sản lượng sâu hơn.
Dầu cũng nhận được sự hỗ trợ từ sự suy yếu của đồng đô la và lượng dầu thô tồn kho của Mỹ giảm. USD giảm xuống gần mức đáy ba tháng do kỳ vọng ngày càng tăng của thị trường với kịch bản Fed có thể bắt đầu hạ lãi suất vào đầu năm tới. Trong khi đó, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 817,000 thùng trong tuần trước, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ. Tám nhà phân tích được Reuters thăm dò ước tính trung bình tồn kho dầu thô giảm khoảng 900,000 thùng trong tuần tính đến ngày 24 tháng 11. Dữ liệu tồn kho dầu hàng tuần của chính phủ Mỹ sẽ được công bố vào tối nay.
OECD dự đoán tăng trưởng toàn cầu chậm lại nhưng sẽ tránh được việc hạ cánh cứng
OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) hạ tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay, giữ nguyên dự báo cho năm tới:
- Tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 giảm xuống 2.9% từ 3.0% trước đó
- Tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2024 không đổi ở mức 2.7%
- Tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2025 dự kiến ở mức 3.0%
- Tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2023 tăng lên 2.4% từ 2.2% trước đó
- Tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2024 tăng lên 1.5% từ 1.3% trước đó
- Tăng trưởng GDP khu vực đồng euro năm 2023 không đổi ở mức 0.6%
- Tăng trưởng GDP khu vực đồng Euro năm 2024 giảm xuống 0.9% từ 1.1% trước đó
- Tăng trưởng GDP năm 2023 của Vương quốc Anh tăng lên 0.5% từ 0.3% trước đó
- Tăng trưởng GDP năm 2024 của Vương quốc Anh giảm xuống 0.7% từ 0.8% trước đó
- Tăng trưởng GDP của Nhật Bản năm 2023 giảm xuống 1.7% từ 1.8% trước đó
- Tăng trưởng GDP của Nhật Bản năm 2024 không đổi ở mức 1.0%
- Tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc tăng lên 5.2% từ 5.1% trước đó
- Tăng trưởng GDP năm 2024 của Trung Quốc tăng lên 4.7% từ 4.6% trước đó
Trong khi triển vọng của hầu hết các nền kinh tế lớn đều được cải thiện, dự báo tăng trưởng toàn cầu vẫn được dự đoán sẽ chậm lại so với dự báo trước đó. Tổ chức này cho biết các nền kinh tế phát triển đang hướng tới một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ đang phát triển tốt hơn dự kiến. Dù vậy, OECD cho rằng nguy cơ suy thoái kinh tế vẫn chưa được loại bỏ.
Niềm tin người tiêu dùng Eurozone tháng 11 đúng như dữ liệu sơ bộ
- Niềm tin người tiêu dùng Eurozone tháng 11: -16.9
- Sơ bộ: -16.9
- Niềm tin kinh tế 93.8 so với 93.7 dự kiến
- Trước đó: 93.3 (sửa đổi thành 93.5)
- Niềm tin công nghiệp: -9.5 so với -8.9 dự kiến
- Trước đó: -9.3 (sửa đổi thành -9.2)
- Niềm tin dịch vụ 4.9 so với 4.3 dự kiến
- Trước đó 4.5 (sửa đổi thành 4.6)
Tâm lý kinh tế khu vực đồng Euro cải thiện trong tháng 11, với sự cải thiện về điều kiện của khu vực dịch vụ bù đắp cho sự suy giảm trong sản xuất. Tin tốt là nền kinh tế nói chung đang hoạt động tốt hơn dự kiến khi so sánh với triển vọng trong mùa hè năm nay.
Số đơn cấp phép vay thế chấp tháng 10 tại Vương quốc Anh cao hơn dự kiến
- Số đơn cấp phép vay thế chấp tháng 10: 47.38K
- Dự kiến: 45.00K
- Trước đó: 43.33K (được chỉnh sửa thành 43.68K)
- Tín dụng tiêu dùng: 1.3 tỷ bảng so với 1.5 tỷ bảng dự kiến
- Trước đó: 1.4 tỷ bảng
Tổng lượng cho vay đã giảm xuống 16.2 tỷ bảng từ mức 18.1 tỷ bảng trong tháng 9 khi các cá nhân trả ròng 0.1 tỷ bảng nợ thế chấp trong tháng – trái ngược với 1.0 tỷ bảng trả nợ ròng trong tháng trước. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng hàng năm được dự báo sẽ tăng lên 8.1% - cao nhất kể từ tháng 10 năm 2018.
Vàng giảm xuống dưới $2,037
Vàng giảm xuống dưới $2,037 khi USD hồi phục nhẹ, thị trường chờ đợi dữ liệu GDP sơ bộ của Mỹ được công bố tối nay
Dữ liệu lạm phát tại Đức tiếp tục tích cực
Chỉ số CPI tháng 11 của các bang còn lại tiếp tục được công bố:
- CPI tháng 11 bang Bavaria tăng 2.8% so với cùng kỳ. (Trước đó: +3.7%)
- CPI tháng 11 bang Hesse tăng 2.9% so với cùng kỳ. (Trước đó: +3.6%)
- CPI tháng 11 bang Brandenburg tăng 3.4% so với cùng kỳ. (Trước đó: 4.6%)
- CPI tháng 11 bang Baden Wuerttemberg tăng 3.4% (Trước đó: 4.4%)
- CPI tháng 11 bang Saxony tăng 3.9% (Trước đó: 4.5%)
Số liệu tại các vùng cho thấy áp lực lạm phát tại Đức trong tháng 11 sẽ giảm đáng kể so với dự báo cũng như số liệu của tháng trước lần lượt là 3.5% và 3.8%
Cổ phiếu châu Âu khởi đầu tốt trong phiên
Tuy nhiên, cổ phiếu Anh giảm tương đối khi đồng bảng trở nên mạnh hơn:
- Chỉ số Eurostoxx tăng 0.2%
- Chỉ số DAX Đức tăng 0.3%
- Chỉ số CAC 40 Pháp giảm 0.1%
- Chỉ số FTSE Anh giảm 0.3%
- Chỉ số IBEX Tây Ban Nha tăng 0.4%
- Chỉ số FTSE MIB Ý tăng 0.2%
Đà giảm lợi suất trái phiếu đã hỗ trợ cho cổ phiếu trong phiên này. Tuy vậy tâm lý thị trường vẫn khá ảm đạm bởi ảnh hưởng từ dòng tiền cân đối danh mục vào cuối tháng
Lạm phát tại Tây Ban Nha có dấu hiệu tích cực
- Chỉ số CPI Sơ bộ Tây Ban Nha tăng 3.2% so với cùng kỳ (Dự báo: 3.7%. Trước đó: 3.5%)
- Chỉ số HICP tăng 3.2% so với cùng kỳ (Dự kiến: 3.7%. Trước đó +3.5%)
- Mức lạm phát cốt lõi hàng năm cũng giảm xuống 4.5% trong tháng này, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2022.
Giá vàng giữ vững đà tăng trước dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ
- Giá vàng tăng sáu liên tiếp và tiếp cận mức đỉnh trong nhiều tháng
- Kỳ vọng về Fed khiến lãi suất trái phiếu Mỹ và USD chịu áp lực
Giá vàng (XAU/USD) tích lũy trước phiên Châu Âu sau khi tiếp cận mức đỉnh của bảy tháng vừa qua là $2,052. Bên cạnh đó, đồng USD hồi phục cũng hạn chế đà tăng kim loại quý này.
Thị trường tiếp tục kỳ vọng Fed sẽ có bất kỳ một đợt tăng lãi suất nào nữa, nhất là sau bài phát biểu ít "hawkish" đêm qua của Thống đốc Fed Christopher Waller càng khiến thị trường tin rằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ diễn ra sớm nhất vào tháng 3/2024.
Số liệu GDP sơ bộ lần 2 sẽ được công bố trong phiên Mỹ với mức tăng trong quý 3 dự kiến là 5% so với cùng kỳ (Trước đó: 4.9%). Dữ liệu này sẽ ảnh hưởng đến triển vọng chính sách của Fed và cung cấp động lực mới cho đà tăng của vàng.
Thống đốc BoE Bailey: Tình hình hiện tại không cho phép chúng tôi cắt giảm lãi suất
Phát biểu của Thống đốc BoE Andrew Bailey:
- Chúng tôi chưa thấy đủ bằng chứng về việc lạm phát sẽ trở về mức 2%
Hiện tại, với việc lãi suất vẫn ở mức cao, các quan chức BoE có thể sẽ thể hiện quan điểm tương tự trong thời gian tới. Trong khi đó, thị trường hiện kỳ vọng BoE sẽ đạt được mục tiêu 2% vào giữa năm 2024.
Phó Chủ tịch ECB de Guindos: Mức lạm phát 2% vẫn là mục tiêu của chúng tôi
Phát biểu của Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos trong một cuộc phỏng vấn mới đây:
- Các quyết định tăng lãi suất đều hướng tới người đi vay và người tiết kiệm
- Đó là một phần trong chính sách tiền tệ của chúng tôi
- Nếu việc tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ giảm
- Biện pháp trên nhằm chống lại lạm phát cầu kéo.
Ông ấy còn lưu ý rằng ECB vẫn đang chuẩn bị cho việc giới thiệu đồng euro kỹ thuật số trong hai năm tới.
Chứng khoán Châu Âu giảm nhẹ trước giờ mở phiên
- Tâm lý thị trường tiếp tục trầm lắng trước phiên giao dịch cuối tháng
- Hợp đồng tương lai DAX Đức giảm 0.1%
- Hợp đồng tương lai FTSE Anh giảm 0.3%
Trong khi đó, hợp đồng tương lai Chứng khoán Mỹ tăng 0.1%. Mặc dù lợi suất trái phiếu đang tiếp tục đà giảm của mình, nhưng dòng tiền cuối tháng có vẻ như ảnh hưởng đến hành động của nhà đầu tư.
Bang đầu tiên của Đức công bố số liệu CPI tích cực
- Chỉ số CPI tháng 11 của Bang Nordrhein-Westfalen giảm 0.3% so với tháng trước
- So với cùng kỳ, lạm phát tăng 3.0%. (Trước đó: +3.1%)
Nhìn chung, số liệu này phù hợp với những gì mà thị trường đã dự báo về lạm phát tại Đức. Hãy cùng chờ đợi số liệu từ các bang còn lại, số liệu sơ bộ của CPI Đức sẽ được công bố trong ngày hôm nay
Cập nhật thị trường: NZD dẫn đầu đà tăng, AUD yếu nhất trong nhóm G7
- NZDUSD hiện đang ở mức 0.6187
- AUDUSD dao động quanh 0.6640
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
- 14:00 - Chỉ số giá nhập khẩu tháng 10 của Đức
- 15:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 11 của Tây Ban Nha
- 16:00 - Tâm lý nhà đầu tư Credit Suisse tháng 11 của Thụy Sĩ
- 16:30 - Dữ liệu tín dụng, phê duyệt thế chấp tháng 10 của Vương quốc Anh
- 17:00 - Niềm tin người tiêu dùng tháng 11 tại Eurozone
- 17:00 - Niềm tin kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tháng 11 của Eurozone
- 19:00 - Đơn đăng ký thế chấp MBA của Hoa Kỳ kết thúc ngày 24 tháng 11
- 20:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 11 của Đức
Quan chức BOJ Adachi: Bất kỳ quyết định chính sách lớn nào cũng sẽ phải đợi đến cuộc đàm phán về lương vào năm tới
- Có lẽ sẽ phải đợi đến đầu năm tài chính tiếp theo để xác định kết quả đàm phán về tiền lương
- Kết quả sẽ rất quan trọng trong việc đưa ra bất kỳ quyết định chính sách lớn nào
- Không nghĩ rằng BOJ đang ở giai đoạn thảo luận về việc chấm dứt lãi suất âm
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm dẫn đầu đà giảm
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm hiện giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng.
Thống đốc BoE Bailey sẽ thảo luận về các vấn đề thị trường ngoại hối ngày hôm nay
Vào lúc 22:00:
- Thống đốc Ngân hàng Anh Andrew Bailey và người đứng đầu bộ phận thị trường Andrew Hauser sẽ phát biểu
- Tại một sự kiện được tổ chức bởi Ủy ban Thường vụ Ngoại hối Luân Đôn
Ngân hàng Anh chủ trì Ủy ban Thường vụ Ngoại hối Luân Đôn (FXJSC). Đây là diễn đàn dành cho những người tham gia thị trường, nhà cung cấp cơ sở hạ tầng và các cơ quan công quyền có liên quan của Vương quốc Anh để thảo luận về các vấn đề mang tính thời sự và cơ cấu liên quan đến thị trường ngoại hối bán buôn và cơ sở hạ tầng hỗ trợ liên quan.
Quan chức BOJ Adachi phủ nhận suy đoán về việc chấm dứt lãi suất âm
Adachi nhấn mạnh rằng:
- Những điều chỉnh gần đây đối với YCC không phải là thay đổi chính sách
- Bây giờ không phải là lúc để nói mục tiêu lạm phát của Ngân hàng đã đạt được
- Chính sách sẽ vẫn nới lỏng
USD/JPY quay đầu lên trên mức 147.20.
Chứng khoán châu Á giảm phần lớn trong phiên thứ Tư
Chứng khoán châu Á giảm phần lớn sau loạt bình luận trái chiều từ quan chức Fed, trong đó Thành viên Hội đồng thống đốc Waller đã gây bất ngờ khi nói rằng nếu có đủ bằng chứng chỉ ra lạm phát tiếp tục giảm trong vài tháng nữa thì Fed có thể hạ lãi suất chính sách. Đồng thời, bày tỏ niềm tin vào việc chính sách hiện đang được thiết lập tốt để làm chậm lại nền kinh tế và đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.
Thống đốc RBNZ Orr: RBNZ sẽ điều chỉnh chính sách nếu cần thiết ngoài các cuộc họp đã lên lịch
Cuộc họp chính sách tiếp theo của Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ diễn ra vào ngày 28/2, tức là còn khoảng 3 tháng nữa mới đến ngày họp. Orr cho biết Ngân hàng có thể điều chỉnh chính sách ngoài cuộc họp đã lên lịch nếu cần thiết.
- Lãi suất toàn cầu ảnh hưởng đáng kể tới định hướng chính sách của chúng tôi
- Sẽ đưa ra quyết định về nợ để hạn chế thu nhập vào đầu năm tới
- Nhận thấy tăng trưởng tín dụng chậm lại nhanh chóng và thông điệp chính sách đang được theo dõi chặt chẽ
- Chúng tôi cho rằng lãi suất cần phải ở mức cao như vậy trong thời gian tới
- Chúng tôi không bị ràng buộc bởi ngày họp chính sách và có thể xử lý các cú sốc nếu cần thiết
- Thong thải chờ đợi cho đến cuộc họp tháng Hai
- Lạm phát trong nước đang gây ra thách thức cho nền kinh tế, phần lớn trong số đó đén từ chi phí nhà ở
Thống đốc RBNZ Orr: Lãi suất chưa được thỏa thuận trước sẽ tăng lên ngay cả khi RBNZ nâng dự báo
- Ông Orr đã có cuộc thảo luận mang tính xây dựng cao với Tân Thủ tướng
- Chúng tôi đã kiên quyết giữ lãi suất ở mức cao trong năm tới
- Lãi suất chưa được thỏa thuận trước sẽ tăng lên ngay cả khi RBNZ nâng dự báo
- Rủi ro lạm phát vẫn tăng cao hơn
- Đã có một cuộc thảo luận sôi nổi về lãi suất
- Chúng tôi đã thảo luận về việc tăng lãi suất tại cuộc họp này
- Lo lắng vì lạm phát đã nằm ngoài biên độ mục tiêu quá lâu
- Lo ngại rằng kỳ vọng lạm phát dài hạn đang tăng lên
Westpac: Hoàn toàn có nguy cơ RBNZ sẽ tăng lãi suất trở lại
Bình luận từ Westpac sau quyết định chính sách của RBNZ:
- RBNZ đã tỏ ra diều hâu hơn về triển vọng lãi suất tương lai
- Các dự báo của RBNZ tiếp tục phản ánh nguy cơ lãi suất điều hành (OCR) tăng thêm vào năm 2024. Chu kỳ nới lỏng có vẻ sẽ còn khá lâu nữa mới diễn ra.
- Các dự báo của RBNZ đối với OCR đã được tăng cao hơn 10 bp, với mức đỉnh chu kỳ là 5.69% vào tháng 9/2024, ngụ ý khoảng 75% khả năng tăng lãi suất thêm 25bp.
- Các dự báo cũng gợi ý việc nới lỏng dần dần chính sách từ nửa đầu năm 2025.
- OCR trung bình dài hạn được điều chỉnh tăng 25bp lên 2.5%.
- Có thể cần phải thắt chặt hơn nữa để đảm bảo lạm phát nhanh chóng quay trở lại mục tiêu 1-3%
Giám đốc Quỹ phòng hộ Bill Ackman: Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến
Giám đốc Quỹ phòng hộ Bill Ackman đã có buổi phỏng vấn trên Bloomberg TV:
- "Tôi nghĩ nền kinh tế đang suy yếu thông qua một số bằng chứng tại nhiều doanh nghiệp khác nhau".
- "Điều thú vị là hãy xem điều gì xảy ra khi người ta phải định giá lại khoản nợ của mình.Trong lĩnh vực bất động sản, thị trường đang giả định rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào năm tới, nhưng không phải lúc nào giả định cũng đúng."
- "Tôi nghĩ Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn mọi người mong đợi"
- "Tôi nghĩ thị trường đang kỳ vọng vào khoảng giữa năm tới, nhưng theo quan điểm của tôi thì nhiều khả năng là sớm nhất là vào Q1/2024"
UBS cảnh báo nguy cơ khủng hoảng tài chính sắp xảy ra do bong bóng tín dụng tư nhân
Vào thứ Ba, Chủ tịch UBS Colm Kelleher đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh ngân hàng toàn cầu của Financial Times ở London. Ông cảnh báo rằng bong bóng tín dụng tư nhân ngày càng gia tăng có nguy cơ trở thành nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo.
- "Không còn nghi ngờ gì nữa, lĩnh vực tín dụng tư nhân đang chứng kiến bong bóng tài sản với đòn bẩy tăng lên."
- Một sự cố đơn lẻ có thể gây ra "cuộc khủng hoảng niềm tin" và dẫn đến một vụ sụp đổ tài chính lớn với "rủi ro đang gia tăng"
- Cảnh báo có "nhiều bong bóng tài sản khác đang hình thành" (ví dụ như bất động sản thương mại)
Trung Quốc bơm vốn cho các ngân hàng đang gặp khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài sản
Theo trang Reuters đưa tin: Chính quyền địa phương Trung Quốc đã tăng cường hỗ trợ về vốn đối với các ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn, đồng thời tìm cách hạn chế rủi ro lan tỏa từ cuộc khủng hoảng tài sản ngày càng sâu sắc và nền kinh tế chỉ phục hồi chậm chạp.
- Chính quyền địa phương đã bán số lượng trái phiếu chuyên dụng kỷ lục trong năm nay
- Trái phiếu dùng cho mục đích đặc biệt là một hình thức tài trợ nợ ngoài ngân sách được chính quyền địa phương ở Trung Quốc sử dụng
- Chính quyền địa phương có kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt bán trái phiếu mới nhất để mua vốn cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi từ các ngân hàng nhỏ hơn, hầu hết đều thuộc sở hữu nhà nước, nhằm tái cấp vốn một cách hiệu quả cho các ngân hàng này.
- Tính đến năm 2023 đã huy động được 152.3 tỷ NZD (21.05 tỷ USD) thông qua các đợt chào bán trái phiếu
Thống đốc RBNZ Adrian Orr sẽ có bài phát biểu vào 09:00 sáng nay
RBNZ đã quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành (OCR) ở mức 5.50% như kỳ vọng, nhưng tăng nhẹ lãi suất thực và cho biết lãi suất điều hành sẽ tăng trở lại nếu cần thiết. Họ cũng cho hiện hài lòng với thiết lập lãi suất hiện tại và sẽ cần phải duy trì ở mức cao.
Thống đốc RBNZ Adrian Orr sẽ có bài phát biểu vào 09:00 sáng nay (15:00 giờ New Zealand và 21:00 giờ Miền Đông Hoa Kỳ)
Goldman Sachs tăng cường đầu tư vào doanh nghiệp và bất động sản Nhật Bản
Trang Nikkei của Nhật Bản đã có buổi phỏng vấn với Trưởng bộ phận quản lý tài sản toàn cầu của Goldman Sachs Marc Nachmann:
- Phác thảo kế hoạch của ngân hàng trong một nỗ lực nhằm đẩy nhanh việc tìm kiếm lợi nhuận tại thị trường Nhật Bản
- Dự kiến sẽ thúc đẩy đầu tư vào các doanh nghiệp và bất động sản tại Nhật Bản
Quan chức BOJ Adachi: Vẫn chưa thấy chu kỳ lạm phát tiền lương diễn biến theo kỳ vọng
Thành viên Ban Chính sách BoJ, Seiji Adachi đã dưa ra một số bình luận trái chiều nhưng không hề tỏ ra vội vàng trong việc loại bỏ chính sách siêu nới lỏng hiện tại:
- Nhật Bản vẫn chưa chứng kiến chu kỳ lạm phát tiền lương diễn biến theo hướng đủ tích cực
- Đây là thời điểm thích hợp để kiên nhẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng
- Nếu cần thiết BoJ sẽ thực hiện các bước nới lỏng bổ sung
- Việc BoJ trở nên tinh hoạt trong việc kiểm soát YCC trong cuộc họp tháng 10 không nhằm mục đích đặt nền móng cho việc bình thường hóa chính sách
- Kỳ vọng lạm phát của Nhật Bản tăng vừa phải
- Nhận thấy triển vọng lạm phát của Nhật Bản có xu hướng tăng
- Các công ty bắt đầu từ bỏ các phương pháp ấn định giá theo hướng giảm phát
- Khó có thể dự đoán liệu việc tăng lương có tiếp tục trong năm tài chính tiếp theo hay không
- Với sự thiếu chắc chắn cao về triển vọng kinh tế toàn cầu, có nguy cơ lạm phát và tiền lương ở Nhật Bản phải đối mặt với áp lực giảm
- Nếu chu kỳ lạm phát tiền lương tăng cường tích cực, có thể đẩy giá lên cao hơn nữa
RBNZ giữ nguyên lãi suất ở mức 5.5% như kỳ vọng
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành (OCR) ở mức 5.50% như dự kiến, nhưng khẳng định sẽ vẫn sẽ hạn chế do lạm phát vẫn còn quá cao.
- Lãi suất đang hạn chế chi tiêu trong nền kinh tế và lạm phát giá tiêu dùng đang giảm, đây là điều cần thiết để kiềm chế lạm phát
- Lãi suất sẽ cần phải duy trì ở mức hạn chế trong một khoảng thời gian dài
- Tuy nhiên, lạm phát vẫn ở mức quá cao và Ủy ban vẫn đang thận trọng với áp lực lạm phát đang diễn ra.
- Nhu cầu đã giảm bớt, nhưng thấp hơn dự báo trong nửa đầu năm 2023, một phần do dân số tăng trưởng mạnh
- Ủy ban tin tưởng rằng mức lãi suất OCR hiện tại đang hạn chế nhu cầu
- Lãi suất OCR sẽ cần phải được hạn chế để tăng trưởng nhu cầu vẫn ở mức thấp và lạm phát sẽ quay trở lại phạm vi mục tiêu từ 1-3%.
- Nếu áp lực lạm phát mạnh hơn dự kiến, lãi suất OCR có thể sẽ cần phải tăng thêm
NZD/USD đã tăng vọt sau cuộc họp chính sách của RBNZ do RBNZ đã nâng nhẹ dự báo lãi suất OCR chính thức và lạm phát:
- Lãi suất điều hành (OCR) ở mức 5.63% vào tháng 3/2024 (trước đó: 5.58%)
- Lãi suất điều hành ở mức 5.66% vào tháng 12/2024 (trước đó: 5,5%)
- Lãi suất điều hành ở mức 5.56% vào tháng 3/2025 (trước đó là 5.36%)
- Lãi suất điều hành ở mức 3.55% vào tháng 12/2026
- Dự báo CPI hàng năm sẽ ở mức 2.5% vào tháng 12/2024 (trước đó: 2.4%)
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1031
- Mức thấp nhất đối với USD/CNY kể từ tháng 3/2023
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1369
- PBOC bơm 438 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.8%
- 460 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng 22 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Dữ liệu công trình xây dựng quý 3 tại Úc tăng mạnh hơn dự kiến
- +1.3% q/q (dự báo: +0.3%, trước đó: +0.4%)