ING - USDCAD sẽ lui về 1.20 trong năm nay
Ngân hàng này cho biết các yếu tố cơ bản đang hỗ trợ đà tăng cho CAD. BoC giữ nguyên việc thắt chặt mua tài sản nhờ kinh tế khởi sắc, và ING dự báo QE sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Ngoài ra, ngân hàng cũng dự báo lần tăng lãi suất đầu tiên sẽ vào năm 2022.
ING - Một ECB dovish sẽ đưa EURUSD xuống gần 1.1700
Theo ING, trong khi Fed đang tiến tới việc thắt chặt sau báo cáo việc làm vượt kỳ vọng, thì ECB lúc này vẫn đang cực kỳ dovish, và EURUSD liên tục chịu áp lực sau khi ECB công bố mục tiêu lạm phát 2%. Với điều này, EURUSD có thể đẩy sâu xuống vùng 1.17, thậm chí chạm đến 1.1700. Tuy vậy, ING dự báo EUR sẽ ở trong vùng 1.17-1.23, do USD có xu hướng suy yếu vào cuối năm.
Báo cáo JOLTS tháng Bảy có gì đáng chú ý?
Trong tháng Bảy, Mỹ ghi nhận thêm 10.073 triệu việc làm đang được tuyển dụng, cao hơn kỳ vọng ban đầu 9.281 triệu. Con số này nối tiếp mức tăng 9.209 triệu của tháng trước.
USDCHF lập đỉnh hai tuần, tiến sát 0.92
Cặp tiền này nối tiếp đà tăng ngày thứ Sáu nhờ báo cáo NFP để lên mức 0.9176 trong ngày hôm nay, cao nhất kể từ ngày 27/7. Các trader có vẻ đang bỏ qua tâm lý risk off bao trùm ngày hôm nay, vốn ủng hộ cho sức mạnh của CHF. Hiện tại cặp tiền đang được giao dịch quanh mức 0.9175, tương ứng với mức tăng 0.33% trong ngày.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ ngày 9/8: Một ngày bình lặng sau những cú sốc
Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang ghi nhận giảm trong lúc mở cửa. Chỉ số Dow Jones giảm mạnh nhất ở mức 0.32%, theo sau là chỉ số S&P 500 giảm 0.23%. Chỉ số Nasdaq hiện giảm 0.17%. Tại châu Âu, hầu hết các chỉ số đang đứng yên, duy nhất có FTSE MIB tăng 0.38%.
Thị trường tiền tệ cũng đang có một ngày khá bình yên khi các trader chờ đợi chất xúc tác. Chỉ số DXY gần như không đổi ở mức 92.77 điểm. Thay đổi lớn nhất so với USD lúc này là CHF với mức giảm 0.26%. EUR và GBP tăng nhẹ 0.05%. JPY tăng 0.14%. AUD tăng 0.08% và NZD tăng 0.21%. CAD hiện giảm 0.06%.
Sau một buổi sáng biến động mạnh và rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng Ba, vàng đã hồi phục mạnh mẽ, tuy nhiên lúc này đang đi ngang quanh mức 1,738-1,748, hiện giảm 1.16% trong ngày. Vàng đen thậm chí đang có một ngày u ám hơn khi dầu WTI ghi nhận giảm 2.42% xuống mức $66/thùng.
Các hợp đồng tương lai tại Mỹ hiện ra sao trước giờ giao dịch?
HĐTL chỉ số S&P 500 hiện đang giảm 5 điểm (-0.12%) trước phiên giao dịch đầu tiên của tuần. Cùng lúc đó, HĐTL chỉ số Dow Jones giảm 78 điểm (-0.22%), riêng HĐTL chỉ số Nasdaq tăng nhẹ 13 điểm (+0.09%).
Các chỉ số chứng khoán châu Âu hiện cũng đang ít biến động, duy nhất có FTSE MIB tăng 0.43%.
Các chỉ số được dụ báo giảm nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay. Chỉ số S&P 500 đã đóng cửa tuần trước ở mức cao kỷ lục.
Áp lực lạm phát không hề biến mất!
Ông Jens Weidmann của ECB cảnh báo đà tăng giá trong khu vực đồng Euro có thể nhanh hơn dự kiến và kêu gọi các quan chức khác không mua thêm trái phiếu. Áp lực lạm phát cũng đang gia tăng ở Trung Quốc, nơi giá bán tại nhà máy tăng 9% trong tháng 7, trong khi chỉ số giá tiêu dùng lõi tăng mạnh nhất trong 18 tháng.Trong khi đó dữ liệu vào thứ Tư sẽ cho thấy liệu lạm phát có bắt đầu chậm lại ở Hoa Kỳ hay không.
Xu thế mua xe điện trên toàn thế giới đang dần phổ biến!
Việc mua xe điện đang tăng lên trên toàn cầu khi doanh số các loại ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch đã đạt đỉnh, BloombergNEF cho biết. Doanh số bán xe điện chở khách dự kiến sẽ tăng lên 66 triệu vào năm 2040 từ con số 3 triệu năm ngoái. Châu Âu và Trung Quốc đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi, tiếp theo là Hoa Kỳ.
Cập nhật diễn biến thị trường trước phiên New York: Đồng USD đi ngang!
- Chỉ số DXY đang đi ngang trong phiên đầu tuần quanh mốc 92.767.
- Các đồng High-beta có màn thể hiện tốt hơn "funding currency" như EUR và JPY.
- Tỷ giá GBP/USD tăng 0.07% lên 1.3875
- Tỷ giá NZD/USD tăng 0.16% lên 0.7018.
- Trong khi USD/JPY giảm 0.09% thì USD/CHF lại tăng 0.2% lên mốc 0.9162.
Ngân hàng UBS cho rằng Fed đang trên đà thu hẹp QE vào cuối năm!
UBS bình luận về báo cáo bảng lương phi nông nghiệp hôm thứ Sáu
"Lượng biên chế đang thấp hơn 5.7 triệu người trước đại dịch và khoảng cách đó đang thu hẹp qua từng tháng. Sự gia tăng gần đây về số ca nhiễm COVID-19 làm tăng thêm sự không chắc chắn cho triển vọng, nhưng chúng tôi vẫn kỳ vọng sự tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trong những tháng tới."
PBOC cho biết sẽ giữ tỷ giá đồng nhân dân tệ ổn định
PBOC nhận xét trong báo cáo thực hiện chính sách tiền tệ quý 2
- Chính sách tiền tệ thận trọng cần linh hoạt, phù hợp, ưu tiên sự ổn định
- Sẽ giữ cho thanh khoản dồi dào
- Sẽ giữ cho tỷ giá nhân dân tệ về cơ bản là ổn định
Một số quan chức của Fed sẽ phát biểu trong ngày hôm nay!
- 21h10 - Chủ tịch Fed Atlanta, Raphael Bostic
- 22h30 - Chủ tịch Fed Richmond, Thomas Barkin
Trong khi ông Bostic sẽ không đả động nhiều đến chính sách tiền tệ thì ông Barkin sẽ có một phiên hỏi đáp sau những bình luận đã chuẩn bị của ông, do đó ông Barkin có thể khiến thị trường biến động.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 09/08: Nỗi lo "taper" vẫn đang là yếu tố dẫn dắt chính
Chứng khoán thế giới cùng với hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ ổn định vào thứ Hai, trong khi hàng hóa giảm giá khi các nhà đầu tư cân nhắc lo ngại về sự sụt giảm kích thích và sự bùng phát của biến thể virus delta lây lan nhanh.
Vàng chứng kiến cú “crash” choáng váng trong sáng nay, giảm tới gần 80 USD ngay đầu phiên Á do sự lo ngại rằng Fed đang ở rất gần thời điểm “taper” khi NFP rất mạnh và các bình luận hawkish từ quan chức Fed. Kim loại quý sau đó đã hồi phục đáng kể và hiện giao dịch quanh mức $1,746/oz.
Dầu thô tiếp tục hứng chịu một trong những ngày giao dịch tệ nhất năm, mất tới 4.1% còn 65.48 USD/thùng.
Trái ngược với những diễn biến rất chóng mặt trên thị trường hàng hóa, thị trường FX lại trầm lắng hơn khá nhiều. Các đồng tiền chính hầu hết chỉ dao động trong biên độ tương đối hẹp với AUD và CHF đang là 2 đồng tiền yếu nhất trong ngày. Sự kiện duy nhất đáng chú ý trong tuần là báo cáo CPI tại Mỹ vào thứ tư, nếu một con số mạnh hơn dự báo xuất hiện, nhiều khả năng Fed sẽ phải thông báo về kế hoạch cắt giảm QE trong hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào cuối tháng khi cả 2 mục tiêu về việc làm và lạm phát của Cục dự trữ liên bang đều đã gần hoàn thành.
Trái phiếu Trung Quốc chứng kiến đợt giảm tồi tệ nhất trong một năm
Lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc tăng cao nhất trong một năm, do lạm phát tăng nhanh gây ra nghi ngờ về việc liệu trái phiếu của quốc gia này có thể duy trì đà tăng vượt trội trên thế giới hay không.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng tới 6 điểm cơ bản lên 2.87% vào thứ Hai, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 7 năm 2020, sau 8 tuần giảm liên tiếp.
Tổng tiền gửi trực tiếp tại SNB tuần kết thúc ngày 6 tháng 8 đạt 713.2 tỷ CHF so với 712.0 tỷ CHF trước đó
Dữ liệu mới nhất do SNB phát hành - ngày 9 tháng 8 năm 2021
Tiền gửi nội địa 635.9 tỷ CHF so với 636.4 tỷ CHF trước đó
Một lần nữa, rất ít thay đổi về lượng tiền gửi tổng thể và điều đó tiếp tục khẳng định lại rằng SNB vẫn đang chọn cách đứng ngoài trong thời điểm hiện tại khi nói đến các biện pháp can thiệp FX.
Goldman Sachs cắt giảm dự báo lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm vào cuối năm xuống 1.60% từ mức 1.90% trước đó
Ngân hàng này cũng cắt giảm dự báo cuối năm đối với lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 10 năm xuống -0.15% từ mức 0.00% trước đó.
Các thượng nghị sĩ sắp có thỏa thuận về giám sát tiền điện tử, nhưng có thể quá muộn để đưa nó vào dự luật cơ sở hạ tầng
Hai nhóm thượng nghị sĩ đang đấu tranh về một phần của dự luật cơ sở hạ tầng sẽ áp đặt các quy tắc thuế mới cho tiền điện tử, nói rằng họ sắp đạt được thỏa hiệp, nhưng thỏa thuận có thể đến quá muộn để được thêm vào dự luật cơ sở hạ tầng của Thượng viện.
Một thỏa thuận sẽ giải quyết tranh chấp kéo dài nhiều ngày khiến Nhà Trắng chống lại Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Ron Wyden về cách tốt nhất để yêu cầu các thực thể tiền điện tử báo cáo các giao dịch cho IRS. Dù gì đây cũng là một tin tốt cho tiền điện tử, vì càng có nhiều điều luật được áp dụng với thị trường này thì càng có nhiều nhà đầu tư tổ chức "đổ tiền" vào hơn.
Úc phê duyệt vắc xin Moderna
Vaccine sẽ được sử dụng cho những người trên 18 tuổi
Một triệu liều vắc-xin Moderna dự kiến sẽ đến Úc vào tháng tới và ba triệu liều khác vào tháng 10.
Cán cân thương mại tháng 6 của Đức đạt 13.6 tỷ Euro so với 12.6 tỷ Euro trước đó
Xuất khẩu tăng 1.3% so với mức 0.4% hàng tháng
Nhập khẩu tăng 0.6% so với 0.8% tháng/tháng dự kiến
55 ngân hàng trong “top 100” đang đầu tư tiền mã hoá
Thị trường tiền mã hóa đang ngày càng phát triển với nhu cầu giao dịch rất lớn từ nhà đầu tư nhỏ lẻ cho đến nhiều khách hàng lớn và giàu có. Vì thế nên những “ông lớn” ngành tài chính sẽ không thể nào bỏ lỡ một mảng tiềm năng như thế!
Trên thực tế, theo dữ liệu từ Block Data thì đã có đến 55 ngân hàng trong “top 100” đang đầu tư vào các công ty hoạt động trong mảng tiền mã hoá và blockchain. Trong đó thì có một số cái tên nổi bật như Barclays (19), Citigroup (9), Goldman Sachs (8), JPMorgan Chase (7) và BNP Paribas (6).
Chứng khoán châu Á ổn định; kim loại quý nới rộng đà giảm
Chứng khoán châu Á ổn định sau khi kim loại quý sụt giảm sớm vào thứ Hai khi các trader đặt cược dữ liệu việc làm mạnh mẽ vào thứ Sáu sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang tiến gần hơn đến việc rút lại các biện pháp kích thích. Cổ phiếu tăng ở Hồng Kông và Trung Quốc và biến động tương đối ở Hàn Quốc.Chỉ số Kospi ít thay đổi, chỉ số Hang Seng tăng 1% và Shanghai Composite tăng 1%
Dầu thô giảm giá khi các nhà giao dịch đang cảnh giác về sự suy giảm nhu cầu khi Trung Quốc thắt chặt các hạn chế và hạn chế việc đi lại trong mùa hè nhu cầu thường mạnh. Giá dầu Brent hiện đang ở mức 69.38 USD/thùng sau khi giảm 1.27% trong khi WTI giảm 1.55% xuống 66.92 USD/thùng. Vàng vẫn nới rộng đà giảm 1.36% xuống 1,739 USD/oz sau báo báo bảng lương phi nông nghiệp tích cực
Đồng đô la Úc sụt giảm khi các ca nhiễm Covid tiếp tục tăng vào cuối tuần và vàng giảm hơn 4% trong phiên giao dịch sớm. Đồng Krone của Na Uy đã không thể phục hồi do dầu thô Brent giảm khoảng 2%. AUD/USD hiện đang ở 0.7352 sau khi giảm 0.05% trong ngày trong khi GBP/USD cũng giảm nhẹ 0.02% xuống 1.3870 . Khối lượng yên thấp trong kỳ nghỉ lễ của Nhật Bản
Goldman Sachs cắt giảm dự báo về GDP của Trung Quốc trong quý III
Goldman Sachs điều chỉnh giảm dự báo GDP thực tế quý III xuống 3.5 điểm phần trăm xuống 2.3% so với quý trước (so với 5.8% trước đó). Các nhà phân tích đã trích dẫn dự kiến sẽ dỡ bỏ các hạn chế trong khi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng vẫn được duy trì trong bối cảnh chính phủ xem việc phát hành trái phiếu địa phương nhanh hơn để tài trợ chi tiêu và cắt giảm RRR hơn nữa
Sự "hawkish" của BOE đã tác động đến GBP như thế nào?
Đồng bảng Anh sắp bước vào một "kỷ nguyên sức mạnh mới" so với đồng euro, nhờ sự quay đầu "hawkish" của BOE. Trong khi các trader đã nâng khả năng tăng lãi suất vào tháng 2 lên 60%, đồng bảng Anh hiện đã vượt qua mức 85 pence/euro - ngưỡng cản từ đầu tháng 4 - để đạt mức mạnh nhất kể từ tháng 2 năm 2020.
Saudi Aramco "tiếp bước" các đối thủ cạnh tranh Big Oil với báo cáo thu nhập bất ngờ
Được thúc đẩy bởi sự phục hồi của giá dầu và hóa chất, lợi nhuận hàng quý của công ty đạt 95.5 tỷ riyals (25.5 tỷ USD) là mức cao nhất kể từ cuối năm 2018. Saudi Ara,co cũng đi ngược xu hướng giữa các công ty khai thác dầu mỏ bằng cách chi tiêu từ việc tăng giá năng lượng trong năm nay để thúc đẩy năng lực sản xuất thay vì tăng cổ tức cho các cổ đông.
Tình hình COVID-19 tại Úc vẫn phức tạp
Trong ngày hôm qua, Úc ghi nhận thêm 290 ca nhiễm mới, sau khi ghi nhận 357 ca nhiễm vào thứ 7, cao nhất trong đợt dịch lần này. New South Wales ghi nhận 283 ca nhiễm mới, trong khi Victoria và Queensland có số ca nhiễm tăng thêm lần lượt 11 và 4 ca.
Cuộc bỏ phiếu cho gói chi tiêu tài khóa Mỹ có thể diễn ra trong hôm nay hoặc ngày mai
Các tờ báo hàng đầu của Mỹ đưa tin, lưỡng đảng đang rất gần một thỏa thuận và có thể đi đến cuộc bỏ phiếu vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 tuần này. Cuộc bỏ phiếu thử nghiệm tại Thượng viện đã cho kết quả 68 phiếu thuận, cao hơn con số yêu cầu là 60.
Lệnh phong tỏa bang Victoria có thể được dỡ bỏ trong đêm nay!
Thủ hiến bang Victoria, ông Andrews cho biết, trong đêm nay bang này sẽ dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Tuy nhiên các lệnh giãn cách tại các bang điểm nóng như Melbourne hay NSW vẫn được giữ nguyên.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến đà giảm của vàng là gì?
Đằng sau cú sập sáng nay có lẽ là vấn đề thanh khoản mỏng như tôi vừa trình bày. Tuy nhiên vàng đã vào xu hướng giảm kể từ đầu tháng 6, đến từ các yếu tố kinh tế vĩ mô:
- Vàng thường tăng trong thời kỳ lạm phát, tuy nhiên các nhà giao dịch đánh giá lạm phát hiện tại chỉ là tạm thời, giống như Fed đã trình bày.
- Vàng thường giảm trong môi trường lãi suất cao, các NHTW trên thế giới bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt trong năm nay, như BoC, RBNZ và có thể là Fed.
Tổng hợp thị trường ngày 06/08: Bảng lương phi nông nghiệp vượt trội, USD bứt phá mạnh
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 7 đã ghi nhận thêm 943,000 việc làm được tăng thêm, cao hơn con số 870,000 dự báo đã khiến đồng USD tăng mạnh mẽ trong phiên cuối tuần, tăng 0.57% lên 92.78. Điều này đã chi phối hành động giá của các đồng G-10, chúng đều giảm so với đồng bạc xanh. EUR/USD giảm 0.62% xuống 1.1759 còn USD/JPY tăng 0.41% lên 110.21.
Đà tăng của đồng Dollar cũng khiến lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng mạnh lên mức 1.30%, cùng với đó, vàng giảm hơn 2% xuống $1,763/oz. Giá dầu cũng giảm mạnh về $68.28/thùng.
Trên thị trường chứng khoán, niềm tin về tăng trưởng kinh tế đã giúp chỉ số Dow Jones tăng 0.41% lên mức đỉnh cao mới tại 35,209 điểm, S&P 500 tăng 0.17% lên 4,437 điểm.
Good morning from Dubaotiente. Vàng bất ngờ rơi tự do xuống $1,678/oz!
Vàng đã có một cú sập khoảng $100 xuống đáy $1,678/oz trước khi điều chỉnh lên mức $1,721/oz như hiện tại. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đà giảm này của vàng được Forexlive giải thích: tình trạng thanh khoản mỏng vào đầu phiên đã dẫn đến hành động giá biến động bất thường (mặc dù xác suất cho điều này là nhỏ, phần lớn các phiên giao dịch khác các tài sản không biến động nhiều) khi tại thời điểm đó, các trader tại Mỹ đang di chuyển từ cơ quan trở về nhà, các nhà giao dịch châu Âu đang đi ngủ và người châu Á chưa thức dậy.
Các chỉ số châu Âu kết thúc tuần với phiên tăng điểm
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đều khởi sắc trong phiên cuối tuần này:
- Chỉ số DAX, +0.1%
- Chỉ số CAC, +0.6%
- Chỉ số FTSE 100, +0.1%
- Chỉ số Ibex, +0.5%
- Chỉ số FTSE MIB, +1.2%
Như vậy, kết quả của các chỉ số trong một tuần như sau:
- Chỉ số DAX, +1.4%
- Chỉ số CAC, +3.1%
- Chỉ số FTSE 100 +1.3%
- Chỉ số Ibex +2.3%
- Chỉ số FTSE MIB +2.4%
Dự báo GDP của Fed New York giảm xuống 3.7% từ 4.2%
Có vẻ như dữ liệu NFP vượt kỳ vọng không thể đánh bại dữ liệu ADP không đạt một nửa dự báo vào ngày thứ Tư, khi Nowcast của Fed New York đã hạ dự báo GDP quý III tại Mỹ từ 4.2% xuống 3.7%.
Dầu thô quay đầu giảm trong phiên Mỹ trước áp lực từ USD
Như với các đồng tiền và hàng hóa khác, dầu thô bắt đầu giảm sâu sau dữ liệu NFP của Mỹ. Lúc này, dầu WTI giảm 1.32%, dầu Brent giảm 0.8%. Cùng với đó, CAD, đồng tiền nhạy cảm với giá dầu, cũng không thể trụ lại khi đã giảm gần 0.6% trong ngày.
Goldman Sachs tăng khả năng Fed công bố thắt chặt trong tháng Mười một
Ngân hàng này đã nâng khả năng Fed chính thức công bố thắt chặt trong tháng Mười một từ 20% lên 25%, và tháng Mười hai là 55%. Ngoài ra, các chuyên gia phân tích tại Capital Economics cũng dự báo rằng chủ tịch Powell sẽ dùng cuộc họp Jackson Hole để hé lộ thêm thông tin về thắt chặt. Ban đầu họ nghĩ Fed sẽ chưa thắt chặt trong năm nay nhưng sau nhiều dữ liệu lạc quan, thắt chặt có thể sớm hơn dự báo ban đầu.
Lượng hàng tồn kho bán buôn tại Mỹ tăng 1.1% so với kỳ vọng 0.8%
Lượng hàng tồn kho bán buôn tại Mỹ tháng Sáu đã tăng 1.1% so với kỳ vọng ban đầu 0.8%. Con số này tiếp nối mức tăng 1.1% (đã điều chỉnh) của tháng trước.
Chứng khoán Mỹ trái chiều trong ngày báo cáo NFP vượt kỳ vọng!
Chỉ số Dow Jones đang dẫn đầu phiên cuối tuần với mức tăng 159 điểm (+0.45%). Chỉ số S&P 500 cũng đang tăng 0.19%. Chỉ số Nasdaq hiện đang giảm 0.22%. Tại châu Âu, sắc xanh đang bao phủ tất cả các chỉ số lớn, tăng mạnh nhất là FTSE MIB của ý (+1.23%). Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng lên 1.28%.
Tâm điểm của thị trường lúc này là đồng đô la. Với báo cáo NFP không thể tốt hơn, chỉ số DXY hiện tăng 0.4% lên mức 92.6 điểm. CHF đang là đồng giảm mạnh nhất so với USD (-0.5%), theo sau là EUR (-0.41%) và JPY (-0.39%). AUD giảm 0.26%, GBP giảm 0.18%. NZD giảm 0.13% và CAD giảm 0.26%. Giá dầu thô tăng đang hạn chế đà giảm của NZD và CAD.
Vàng đang chịu áp lực lớn nhất sau dữ liệu NFP khi giảm gần 2% xuống $1,770/oz. Dầu WTI tăng 0.2% lên mức $69.2/thùng.
USD đang càn quét sau báo cáo NFP!
Chỉ số DXY đang tăng 0.39% lên mức 92.6 điểm. CHF đang là đồng tiền giảm sâu nhất so với USD (-0.52%), theo sau bởi EUR (-0.41%) và JPY (-0.38%). GBP giảm 0.20%, AUD giảm 0.28%. Hai đồng tiền vẫn đang trụ vững lúc này là NZD (-0.1%) và CAD (-0.23%), nhờ vào giá dầu tăng gần 1% và tiến sát $70/thùng. Vàng giảm xuống còn $1,772/oz.
Vàng lao dốc sau báo cáo NFP
Với báo cáo NFP ghi nhận thêm 943 nghìn việc làm mới, vượt kỳ vọng ban đầu là 870 nghìn, USD đang bay cao, chỉ số DXY tăng lên 92.6 điểm. Và nạn nhân lớn nhất hiện tại không ai ngoài vàng. Kim loại này đang giảm gần 2% trong ngày, xuống mức $1,772/oz. Đây cũng là mức thấp nhất trong hơn một tháng.
Báo cáo NFP tháng 7 tại Mỹ có gì đáng chú ý?
- Số việc làm nonfarm mới là 943 nghìn so với dự báo 870 nghìn
- Tỷ lệ thất nghiệp ở mốc 5.4%, thấp hơn dự báo 5.7%.
- Tỷ lệ tham gia lao động 61.7% so với mức 61.6% tháng trước
Hành động giá ở các cặp G7 đang giật hai chiều khi số liệu không quá tích cực so với dự báo và USD đã tăng trước phiên.
Ethereum một lần nữa "đánh bại" Bitcoin!
Đồng Ether một lần nữa đánh bại Bitcoin sau khi nâng cấp hệ thống, điều này khiến cho nguồn cung bị hạn chế hơn. Đồng tiền điện tử này đã chạm mức cao nhất trong hai tháng trong tuần này, đẩy mức tăng của nó trong năm lên khoảng 280%, vượt xa con số 40% của Bitcoin.