Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ tăng mạnh hơn dữ liệu sơ bộ
- Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ: 47.3
- Dữ liệu sơ bộ: 47.0
- Tháng trước: 47.9
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà trắng Lael Brainard cho biết:
Hàng tồn kho bán buôn của Mỹ trong tháng 4 tăng 0.1%, thấp hơn so với ước tính trước đó là +0,2%
Doanh số bán buôn tăng 0.1%, tháng trước chỉ số này giảm 1.3%
Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số là 1.35, không đổi so với tháng trước
Cập nhật thị trường sau ít phút mở cửa:
Dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ mạnh hơn dự kiến với bảng lương phi nông nghiệp tăng 272 nghìn so với ước tính 185 nghìn. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 4.0%.
Ở các thị trường khác:
Sau khi tăng lên mức 104.600 ngay sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, hiện tại chỉ số DXY vẫn không ngừng tăng, hiện đang ở mức 104.740.
Các hợp đồng tương lai đang cho thấy:
Sau khi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 5 được báo cáo vượt xa so với dự báo:
Nói cách khác, việc lạm phát không suy yếu trong khoảng thời gian từ tháng Sáu đến tháng Tám cho thấy họ sẽ duy trì mức lãi suất hiện tại ít nhất cho đến tháng Chín.
Tin tức chính:
Thị trường:
Hôm nay thị trường tiếp tục chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ. Nhưng có một số lượng lớn các phát biểu đến từ các quan chức ECB khi họ cố gắng giải thích cho quyết định cắt giảm lãi suất hôm qua. Tuy nhiên, bình luận của họ không đưa ra thông tin nào quá mới, với tháng 7 sẽ quá sớm cho lần cắt giảm lãi suất tiếp theo. Tháng 9 vẫn có khả năng nhưng sẽ phụ thuộc vào dữ liệu trong vài tháng tới.
Các cặp tiền chính không có nhiều biến động khi thị trường chú ý tới dữ liệu NFP sau đó.
Thị trường chứng khoán cũng trầm lắng, với việc cổ phiếu châu Âu giảm giá và HĐTL chứng khoán Mỹ vẫn chưa có nhiều biến động trước sự kiện chính sau đó.
Trong khi đó, vàng giảm giá mạnh sau khi Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ, sau chuỗi mua vào kéo dài 18 tháng. Kim loại quý này đã giảm từ $2,370 xuống $2,337 ở thời điểm hiện tại. Trong khi đó, bạc cũng giảm mạnh xuống còn $30.42.
Tiếp theo là báo cáo việc làm của Mỹ.
Trong quý đầu tiên của năm 2024, các tin tặc đã đánh cắp lượng tài sản kỹ thuật số trị giá 542.7 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023.
Vào tháng 5, một nhà giao dịch đã mất 71 triệu USD tiền điện tử trong vụ tấn công bằng phishing nổi tiếng nhất trong năm. Kẻ tấn công đã lừa nhà giao dịch này gửi 99% số tiền của họ đến địa chỉ của kẻ tấn công.
Nhưng trong một diễn biến bất ngờ, kẻ trộm vô danh đã trả lại 71 triệu USD cho nạn nhân hơn một tuần sau đó khi sự cố thu hút sự chú ý của các công ty điều tra blockchain và vị trí của kẻ tấn công cuối cùng đã được xác định.
Hợp đồng thông minh đang trở nên an toàn hơn, nhưng tin tặc đang tìm kiếm các mục tiêu dễ dàng hơn
Lỗ hổng hợp đồng thông minh từng là một trong những lỗ hổng bị tin tặc nhắm mục tiêu nhiều nhất.
Tuy nhiên, theo báo cáo HackHub 2024 của Merkle Science, số tiền bị hack mất do lỗ hổng hợp đồng thông minh đã giảm 92% xuống còn 179 triệu USD vào năm 2023, giảm mạnh so với mức 2.6 tỷ USD đáng kinh ngạc vào năm 2022.
Theo Mriganka Pattnaik, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của nền tảng Merkle Science: “Mặc dù lỗ hổng hợp đồng thông minh vẫn là mối lo ngại về bảo mật, nhưng một phần đáng kể tổn thất tài chính hiện nay là do các hướng tấn công bên ngoài phạm vi của hợp đồng thông minh. Mối lo ngại bảo mật lớn nhất hiện nay là sự gia tăng nhanh chóng các khoản lỗ do rò rỉ khóa riêng tư.”
Hơn 55% tài sản kỹ thuật số bị hack đã bị mất do rò rỉ khóa riêng tư trong năm 2023.
Lý do đằng sau sự giảm sút các lỗ hổng hợp đồng thông minh là các công cụ bảo mật tiên tiến hơn kết hợp với việc tin tặc tìm kiếm các mục tiêu dễ dàng hơn, Pattnaik nói: “Các công cụ bảo mật mới đang giúp xác định và khắc phục các điểm yếu trong hợp đồng thông minh trước khi chúng có thể bị khai thác. Cuối cùng, tin tặc có thể đang tìm kiếm các mục tiêu dễ dàng hơn, đòi hỏi ít kiến thức kỹ thuật hơn để khai thác, chẳng hạn như đánh cắp khóa riêng tư.”
Giá trị tiền điện tử ngày càng tăng đang thu hút nhiều tin tặc hơn. Theo dữ liệu của CoinMarketCap, tổng vốn hóa thị trường của tất cả các loại tiền điện tử đã tăng 54% tính đến thời điểm hiện tại.
Theo PeckShield, hơn 574 triệu USD tài sản kỹ thuật số đã bị đánh cặp trong 30 vụ tấn công tiền điện tử riêng lẻ vào tháng 05/2024, tăng 666% so với tháng trước.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB đã nỗ lực cả ngày hôm nay để giải thích cho quyết định cắt giảm lãi suất của họ vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, nhìn chung không có dữ kiện mới. Khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 7 gần như không thể xảy ra, nhưng khả năng thực hiện điều này vào tháng 9 vẫn có thể.
Báo cáo NFP tối nay được dự báo ở mức 185,000, cao hơn so với mức 175,000 của tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo ổn định ở mức 3.9%, trong khi thu nhập trung bình theo giờ dự kiến tăng 0.3% so với tháng trước (Trước đó: 0.2%).
Trong tuần qua, Mỹ đã công bố báo cáo việc làm mới JOLTS, cho thấy số lượng việc mới suy yếu. Ngoài ra, dữ liệu của ADP cho thấy khu vực tư nhân đã tuyển dụng 152,000 vị trí mới vào tháng 5, thấp hơn so với mức 173,000 dự báo và giảm so với mức 188,000 tháng trước. Ngoài ra, báo cáo của ADP cho thấy mức lương hàng năm tăng 5%. Kinh tế trưởng của ADP, Nela Richardson cho biết: "Tăng trưởng việc làm và mức tăng lương đang chậm lại trong nửa cuối năm. Thị trường lao động đang vững chắc, nhưng chúng tôi vẫn cần theo dõi các yếu tố đáng chú ý liên quan đến cả nhà sản xuất và người tiêu dùng."
Gần đây nhất vào hôm qua, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu tăng 229,000 trong tuần qua, cao so với mức dự báo 220,000 và trước đó là 22,000.
Các dữ liệu được công bố trước báo cáo NFP cho thấy áp lực lạm phát vẫn ở mức cao trong khi thị trường lao động đang dần suy yếu. Các yếu tố này nhiều không đủ để Fed thay đổi quyết định. Cần lưu ý rằng NHTW này có hai mục tiêu là toàn dụng nhân công và ổn định giá cả. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của Fed đã tuyên bố rằng thị trường lao động yếu đi sẽ giúp họ thoát khỏi chính sách tiền tệ thắt chặt.
Về lạm phát, báo cáo PCE mới nhất, thước đo lạm phát yêu thích của Fed, ổn định ở mức 2.7% so với cùng kỳ và 0.3% so với tháng trước, với mức PCE lõi tăng 0.2%
Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức từ 5.25% đến 5.50%, lần cắt giảm lãi suất đầu tiên được dự kiến sớm nhất vào tháng Chín. Fed cũng dự kiến sẽ bắt đầu giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán vào tháng Sáu
Các quỹ ETF Bitcoin giao ngay tại Hoa Kỳ ghi nhận lượng mua ròng trị giá 15.5 tỷ USD kể từ ngày đầu tiên ra mắt. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc tại sao giá Bitcoin vẫn chưa vượt qua mức đỉnh lịch sử $73,679 được thiết lập vào tháng 3.
Tính đến ngày 6 tháng 6, các quỹ ETF Bitcoin giao ngay trên toàn thế giới nắm giữ khoảng 1.3 triệu Bitcoin, tương đương 5.2% tổng lưu thông của BTC, trong đó một phần lớn thuộc về các quỹ ETF được niêm yết tại Mỹ, theo HODL15Capital.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá và các quỹ ETF chỉ đơn giản là không có sự tác động đủ lớn. Nhà giao dịch tiền điện tử Christopher Inks nhận xét rằng: "Bạn có nhận ra thị trường được tạo thành từ thị trường giao ngay, hợp đồng tương lai, ETF và quyền chọn? Giá của Bitcoin tại bất kỳ thời điểm nào cũng bị ảnh hưởng bởi tất cả những thị trường này. Trong khi đó, đồng sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Radar Bear thì cho rằng: "ETF rất quan trọng, nhưng giá của BTC bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô và các sự kiện địa chính trị."
Hoạt động của những người nắm giữ Bitcoin lâu dài là một yếu tố quan trọng
Nhà sáng lập Capriole Investments, Charles Edwards nói rằng để giá Bitcoin tăng đột biến, cần phải có sự xuất hiện một trong ba yếu tố chính:
Edwards nhấn mạnh rằng những người đã nắm giữ Bitcoin hơn hai năm đã bán ra nhiều hơn hơn vào năm 2024.
Theo Edwards, tỷ trọng của nhóm này tính trên tổng cung Bitcoin chỉ còn 54% trong sáu tháng qua, giảm 3% - tương đương với khoảng 630,000 Bitcoin, hoặc gấp khoảng 3 lần lượng mua ròng của tất cả các quỹ ETF Bitcoin ở Hoa Kỳ.
Tỷ lệ tăng trưởng của hodler (người nắm giữ dài hạn) đã giảm 3% kể từ tháng 12 năm 2023. Nguồn: Charles Edwards
Phản ứng này có thể do diễn biến thị trường ở thời điểm hiện tại hơn là một yếu tố cơ bản thực sự. Trên thực tế, đã có rất nhiều thông tin về việc giá vàng tăng vọt do Trung Quốc và Nga mua vào, vì vậy việc các quốc gia này ngừng mua vào đã kích hoạt phản ứng tiêu cực.
Ngoài ra, vàng cũng có mối quan hệ nghịch đảo với lợi suất thực bởi bản thân nó có sự "cạnh tranh" với trái phiếu. Chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng tăng lên khi lợi suất thực tăng và giảm khi lợi suất thực giảm.
Trong hai năm qua, mọi người chỉ ra rằng mối tương quan này đang suy yếu bở mức độ biến động đã thay đổi. Trong giai đoạn gần đây, khi lợi suất thực tăng, vàng giảm ít hơn, và khi lợi suất thực giảm, vàng tăng nhanh và mạnh hơn.
Bên cạnh đó, lập luận cho rằng giá vàng tăng do nhu cầu dự trữ từ Trung Quốc không quá đáng tin. Nếu bạn nhìn vào biểu đồ tương quan giữa dự trữ vàng của Trung Quốc và giá vàng, bạn sẽ nhận thấy rằng vàng đã tăng giá trong quá khứ mà không cần Trung Quốc mua vào và cũng đã giảm giá trong thời gian Trung Quốc mua vào rất nhiều. Lý do chính cho sự thay đổi về mức độ có thể liên quan đến việc chi tiêu tài khóa quá mức của Chính phủ Mỹ.
Vàng tiếp tục giảm từ mức cao nhất trong ngày là $2388/oz. Hiện kim loại quý đang giảm hơn 1.5% trong ngày.
Dữ liệu chính thức khong đổi so với báo cáo sơ bộ lần 2. Điều này tái khẳng định rằng nền kinh tế Eurozone đã tăng trưởng nhẹ trong quý I năm nay. Khởi đầu năm mới tốt đẹp hơn đã giúp ECB có thêm thời gian để tạm dừng sau đợt cắt giảm lãi suất tối qua.
Một loạt các quan chức ECB đã đưa ra phát biểu về tình hình lạm phát và kinh tế Eurozone. Các bình luận không đưa ra tín hiệu gì mới về triển vọng chính sách, ngoài việc bày tỏ sự hài lòng với quyết định cắt giảm lãi suất của ECB tối qua và sự thận trọng với hướng đi tiếp theo. Nhìn chung, ECB sẽ ít có khả năng hạ lãi suất trong tháng 7, trong khi quyết định tháng 9 đang bị bỏ ngỏ với tuyên bố vẫn còn phải chờ dữ liệu. EUR/USD không có phản ứng đáng kể với các bình luận này và tiếp tục duy trì trạng thái đi ngang trong ngày.
USD tăng nhẹ so với các đồng tiền chính, ngoại trừ với JPY. Lợi suất TPCP tăng nhẹ khắp các kỳ hạn, với lợi suất 10 năm tăng 2bp lên 4.23%.
Vàng bị bán tháo xuống vùng 2,350 USD do Trung Quốc ngưng bổ sung dữ trữ vàng sau 18 tháng. Hiện kim loại quý đang giảm khoảng 1.2% trong ngày. Dầu thô giảm nhẹ 0.2 USD xuống 75.36 USD/thùng.
Săc đỏ bao trùm lên thị trường chứng khoán châu Âu khi các nhà đầu tư chờ đợi xem liệu dữ liệu việc làm của Mỹ vào tối nay để đánh giá xem liệu báo cáo này có củng cố kỳ vọng Fed nới lỏng chính sách trong những tháng tới hay không. Cổ phiếu công nghệ tăng điểm, trong khi cổ phiếu bất động sản và bảo hiểm lại giảm mạnh khi ECB ra tín hiệu không vội hạ lãi suất nhanh chóng trong thời gian tới.
Vàng bị bán tháo trong phiên Âu, giảm gần 20 USD trong 1 giờ qua xuống còn $2350/oz. Nguyên nhân chính được cho là Trung Quốc đã tạm dừng mua dự trữ vàng sau 18 tháng liên tiếp. Được biết Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại màu vàng hàng đầu thế giới.
Trên khung D1, vàng đang kiểm tra hỗ trợ 2,350 USD. Phe mua có thể hướng tới mức 2,340 USD, với mục tiêu tiếp theo là đáy hàng tuần gần vùng 2,315/14 USD. Phá qua các hỗ trợ này, đà giảm có thể mở rộng xuống đường MA 50 ngày ở khoảng 2,343 USD, sau đó là mốc 2,300 USD và 2,280 USD.
Săc đỏ bao trùm lên thị trường chứng khoán châu Âu khi các nhà đầu tư chờ đợi xem liệu dữ liệu việc làm của Mỹ vào tối nay để đánh giá xem liệu báo cáo này có củng cố kỳ vọng Fed nới lỏng chính sách trong những tháng tới hay không.
Chỉ số Stoxx 600 của Châu Âu giảm nhẹ 0.1% sau khi lập kỷ lục trong tuần này khi ECB khởi động chu kỳ nới lỏng chính sách. Cổ phiếu công nghệ tăng điểm, trong khi cổ phiếu bất động sản và bảo hiểm lại giảm mạnh khi ECB ra tín hiệu không vội hạ lãi suất nhanh chóng trong thời gian tới.
Vàng bị bán tháo trong phiên Âu, giảm gần 20 USD trong 1 giờ qua xuống còn $2350/oz. Nguyên nhân chính được cho là Trung Quốc đã tạm dừng mua dự trữ vàng sau 18 tháng liên tiếp. Được biết Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại màu vàng hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, kỳ vọng về tốc độ tăng lương trung bình giờ và lượng việc làm của báo cáo NFP Mỹ tăng cao hơn trong tháng 5 cũng phần nào gây áp lực lên giá vàng. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ hiện tăng nhẹ khắp các kỳ hạn, trong khi chỉ số DXY tiếp tục duy trì trạng thái tích lũy.
USD đang giảm nhẹ so với các đồng tiền chính trong phiên Âu. Chỉ số DXY hiện đang dao động gần đáy tuần được thiết lập vào đầu tuần. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ sẽ công bố Bảng lương phi nông nghiệp NFP , Tỷ lệ thất nghiệp và số liệu lạm phát tiền lương trong tháng 5 vào 19:30 tối nay.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ được dự báo sẽ giữ ổn định ở mức 3.9% trong tháng 5, trong khi Bảng lương phi nông nghiệp được kỳ vọng tăng 185,000 việc làm, nhiều hơn so với mức tăng 175,000 của tháng 4. Lạm phát tiền lương, được đo bằng biến động trong Thu nhập trung bình giờ, dự kiến sẽ không đổi ở mức tăng 3.9%. Trước thềm công bố dữ liệu lao động quan trong, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm dao động ở khoảng 4.3% và HĐTL các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trong ngày.
Các quan chức ECB tiếp tục đưa ra các bình luận để giải thích cho động thái hạ lãi suất tối qua, nhưng vẫn không có tín hiệu nào mới cho lộ trình chính sách tiếp theo.
Họ đang cố gắng thuyết phục thị trường về quyết định cắt giảm lãi suất hôm qua rằng chính sách không cần phải thắt chặt như trước. Khi mọi thứ ổn định, lãi suất sẽ được giữ nguyên trong tháng 7, nhưng triển vọng chính sách tháng 9 vẫn đang bị bỏ ngỏ.
ECB vẫn chưa "đóng lại cánh cửa" đối với triển vọng hạ lãi suất. Có vẻ lập trường của các thành viên vẫn đang trái chiều, nhưng có một điều chắc chắn là ít nhất lãi suất ít có khả năng được cắt giảm trong tháng 7.
Số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Pháp:
Thâm hụt thương mại của Pháp tăng trong tháng 4 do xuất khẩu giảm trong khi nhập khẩu tăng cao hơn nhờ nhu cầu cải thiện trong tháng.
Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng nhẹ 0.1%, sau khi Phố Wall gần như đi ngang phiên hôm qua.
Dữ liệu mới nhất do Halifax công bố ngày 7 tháng 6 năm 2024:
Dữ liệu đánh dấu sự sụt giảm nhẹ trong giá nhà ở Anh trong tháng 5, mặc dù giá nhà vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.5% trong tháng 5, cao hơn so với mức 1.1% trong tháng Tư. Halifax lưu ý rằng "thị trường vẫn linh hoạt trong suốt những tháng mùa xuân, được hỗ trợ bởi mức tăng lương danh nghĩa mạnh mẽ và sự cải thiện niềm tin về triển vọng kinh tế".
Dữ liệu mới nhất do Destatis công bố ngày 7 tháng 6 năm 2024:
Giống như ngày hôm qua, dữ liệu này tiếp tục vẽ nên một bức tranh ảm đạm hơn về ngành sản xuất của Đức trong quý 2.
Xuất khẩu tăng 1.6% trong tháng trong khi nhập khẩu tăng 2.0% trong tháng, dẫn đến thặng dư thương mại của Đức trong tháng 4 giảm nhẹ.
Chỉ báo nhanh của Nhật Bản:
Chỉ báo trùng:
Thị trường ngoại hối hiện đang khá trầm lắng, không có nhiều biến động lớn. Nguyên nhân chính là do nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo việc làm (NFP) của Mỹ được công bố vào cuối ngày hôm nay. Do đó, dự kiến thị trường châu Âu hôm nay cũng sẽ không có nhiều biến động.
Mặc dù vậy, vẫn có một số dữ liệu kinh tế khác được công bố trong phiên Âu: