Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ tăng mạnh hơn dữ liệu sơ bộ
- Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ: 47.3
- Dữ liệu sơ bộ: 47.0
- Tháng trước: 47.9
USD biến động nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
JPY biến động trong phạm vi 82 pip và tăng lên gần mức đỉnh trong phiên Âu sau khi giảm trong phiên Á. Phạm vi biến động của EURUSD là 22 pip. GBPUSD là 30 pip, USDCHF là 20 pip, USDCAD chỉ là 13 pip, AUDUSD là 18 pip và NZDUSD là 25 pip.
Tại Nhật Bản, JPY gặp áp lực sau những bình luận từ Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Kazuo Ueda khi ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi sự xuất hiện của chu kỳ lạm phát tiền lương dương như một yếu tố chính trong việc xác định thời điểm loại bỏ dần dần chính sách kích thích của ngân hàng. Ueda nhấn mạnh các cuộc đàm phán tiền lương năm nay là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định thời điểm rút khỏi gói kích thích, cho thấy rằng BOJ sẽ xem xét kỹ lưỡng kết quả của các cuộc đàm phán này cùng với các dữ liệu khác trước khi đưa ra bất kỳ quyết định chính sách nào. Ông cũng đề cập đến khả năng điều chỉnh lãi suất âm, kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) và các công cụ nới lỏng tiền tệ khác nếu mục tiêu giá của ngân hàng đạt được bền vững.
Tuy nhiên, bình luận của Ueda cho thấy ông không vội thực hiện những thay đổi lớn mà chỉ ra sự cần thiết phải kiên nhẫn. Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản Kishida bày tỏ hy vọng rằng các quyết định về chính sách tiền tệ của BOJ sẽ xem xét lập trường chính sách của chính phủ, nêu bật sự liên kết giữa chính phủ và ngân hàng trung ương khi họ điều hướng quá trình chuyển đổi. Tình hình hiện nay phụ thuộc vào việc BOJ sẽ đưa ra động thái quyết định trong thời gian tới hay trì hoãn quyết định của mình. Cuộc họp tiếp theo của BOJ sẽ diễn ra vào tuần tới.
Lịch kinh tế Hoa Kỳ và Canada hôm nay không có bất kỳ thông tin kinh tế quan trọng nào được công bố. Dữ liệu tồn kho dầu hàng tuần sẽ được công bố với dầu thô dự kiến sẽ cho thấy:
Tin tức chính:
Thị trường:
Với việc Thống đốc BOJ Ueda tiếp tục đưa ra một vài quan điểm về việc thay đổi chính sách sắp tới vào tuần tới, USD/JPY đã hồi phục trở lại về chạm mốc 148.00
Ngoài đồng JPY, các đồng tiền chính không có biến động đáng kể. EUR/USD biến động trong phạm vi 20 pip trong khi các cặp tiền tệ khác đi ngang.
Điều này diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán cũng đang thể hiện tâm lý thận trọng và trầm lắng. Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ, duy trì tín hiệu tích cực từ hôm qua với chỉ số DAX và CAC 40 đạt mức đỉnh kỷ lục mới. Chứng khoán Mỹ hiện không có nhiều biến động, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh lên mức 4.18% trong phiên
Bitcoin tiếp tục là tâm điểm khi đạt mức đỉnh cao mới của mọi thời đại là $73,000.
Vàng giảm 1.1% sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ cao hơn dự báo. Các nhà kinh tế tại TDS phân tích triển vọng của kim loại quý này:
Lãi suất trung bình của khoản vay thế chấp nhà phổ biến nhất ở Mỹ đã giảm 0.18% trong tuần qua, góp phần thúc đẩy sự trở lại của cả hoạt động mua nhà và tái cấp vốn.
Bloomberg dẫn lời các nguồn tin thân cận rằng BoJ đang cân nhắc loại bỏ việc mua vào chứng chỉ quỹ ETF khi đã gần đạt được mức lạm phát mục tiêu. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng không cần thiết phải tiếp tục mua vào khi thị trường chứng khoán đang sôi động trở lại
Để dễ hình dung, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã chạm mức đỉnh kỷ lục mới hơn 40,000 điểm hồi đầu tháng này, vượt qua mức đỉnh trước đó được thiết lập vào năm 1989. Tuy nhiên, khi các hành động tiếp theo của BoJ trở thành trọng tâm, chỉ số này đã giảm hơn 2% vào thứ Hai tuần này.
Thông thường, một đợt giảm mạnh như vậy sẽ khiến NHTW này phải can thiệp, nhưng lần này BoJ đã hạn chế hành động mua chứng chỉ quỹ ETF vào thứ Hai. Có vẻ như họ đang hướng tới việc ngừng hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Mặc dù chỉ mua vào ba lần trong năm ngoài, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, BoJ vẫn là cổ đông lớn nhất của các cổ phiếu Nhật Bản.
Trong đó, sản lượng hàng hóa trung gian và mặt hàng năng lượng tăng lần lượt 2.6% và 0.5%. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong sản lượng tư liệu sản xuất (giảm 14.5%), cùng với hàng tiêu dùng lâu bền (giảm 1.2%) và hàng tiêu dùng không lâu bền (giảm 0.3%) khiến số liệu trên ghi nhận mức giảm trong tháng 1.
Chủ tịch Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) Masakazu Tokura cho biết:
Điều này một lần nữa khẳng định quan điểm thị trường về kết quả của các cuộc đàm phán lương mùa xuân. Những câu hỏi hiện tại là liệu xu hướng này có lan tỏa đếb các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không và liệu BOJ có coi tất cả những điều này là đủ để xoay trụ chính sách tại cuộc họp tuần tới hay không.
Trong báo cáo mới nhất của tuần này, các nhà kinh tế tại Citibank đã điều chỉnh dự báo của họ về BOE, cho rằng NHTW này sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6, với lý do sau:
JPY được hỗ trợ trong phiên Á sau một số báo cáo tích cực về cuộc đàm phán tiền lương. USDJPY hồi nhẹ lên 147.60 sau khi giảm xuống 147.23 trong phiên Âu. Các bình luận từ Thống đốc BoJ Ueda tiếp tục không đưa ra nhiều sự đảm bảo hoặc tự tin về một động thái giảm nới lỏng trong triển vọng chính sách, và điều này đang gây áp lực lên JPY và khiến USDJPY mở rộng đà tăng lên 147.88.
Trên khung D1:
USDJPY đã phá xuống dưới đường MA 100 ngày (màu đỏ) ở mức 147.63. Tuy nhiên, nếu cặp tiền hồi phục và đóng cửa ngày trên kháng cự quan trọng này, phe bán có thể đánh mất ưu thế sau những nỗ lực mở rộng đà giảm vào tuần trước.
Những bình luận này hầu hết chỉ nhắc lại những gì ông Thủ tưởng Kishida và Thống đốc BoJ Ueda đã đề cập trước đó.
ECB sẽ tỏ ra tự tin hơn trước khi chuẩn bị cho việc cắt giảm lãi suất trong vài tháng tới. Xác suất cắt giảm lãi suất trong tháng 6 hiện đang ở khoảng 94%.
GDP tháng 1 tại Anh tăng trở lại, đạt mức 0.2% như dự báo, đồng thời sản lượng xây dựng tăng vọt 1.1đã% trong tháng 2 sau khi giảm 0.5% trong tháng 1. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp tiếp tục sụt giảm (-0.2% so với tháng trước) sau 2 tháng liên tiếp nỗ lực phục hồi.
Các chỉ số châu Âu đã tăng mạnh trong phiên thứ Ba. Khẩu vị rủi ro tích cực tiếp tục lan tỏa sang thị trường chứng khoán Mỹ bất chấp báo cáo CPI Mỹ cao hơn dự kiến. Cả 2 chỉ số DAX và CAC40 đều được thúc đẩy để hướng tới các mức cao kỷ lục dù tâm lý thị trường có phần trầm lắng. HĐTL S&P 500 hiện cũng chỉ tăng 0.1%.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida cũng đã công khai tuyên bố rằng ông "hy vọng" BoJ sẽ cân nhắc kết hợp cả "lập trường chính sách chính phủ" khi đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ. Hai bên chắc chắn có sự đồng thuận nhưng vấn đề là BoJ cần xử lý quá trình chuyển đổi này như thế nào. Liệu động thái giảm nới lỏng sẽ được đưa ra trong tuần tới hay chuyển sang tháng 4 tiếp theo?
Đồng Yên tăng nhẹ sau những tín hiệu đầu tiên về cuộc đàm phán lương mùa xuân của Nhật Bản:
Giá quặng sắt đang giảm mạnh trong 7 tháng và tiệm cận mức 100 USD/tấn, buộc một số nhà sản xuất chi phí cao có khả năng ngừng hoạt động.
Mặc dù nền kinh tế Úc đang tăng trưởng, chi tiêu hộ gia đình lại giảm 0.3% trong tháng 2 do lãi suất vay thế chấp tăng cao và chi phí sinh hoạt leo thang.
BTCUSDT tăng 1.04% lên $72,182 trong bối cảnh dòng vốn chảy vào các quỹ ETF Bitcoin tăng mạnh.
Các nhà phân tích của Bernstein nhắc lại dự đoán $150,000:
S&P/ASX 200 kéo dài mức tăng từ thứ 3 khi tăng 0.32%
Nikkei 225 giảm 0.42% trong khi Topix giảm 0.24% sau khi ghi nhận mức tăng vào đầu phiên. Nhiều công ty lớn tại Nhật Bản tuyên bố đáp ứng đầy đủ các điều kiện tăng lương của công đoàn, củng cố khả năng BoJ sẽ sớm tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 3 hoặc tháng 4
Kospi tăng 0.30% sau khi tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 được công bố ở mức 2.6%, giảm so với con số 3% của tháng 1. Kosdaq tăng 0.35%, chuẩn bị cho ngày tăng thứ tư liên tiếp
HangSeng giảm 0.1% trong khi Shanghai Composite giảm 0.63%
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hayashi:
Sau Toyota, nhiều công ty lớn công bố đáp ứng nhu cầu tiền lương của công đoàn:
GS Yuasa đáp ứng hoàn toàn với yêu cầu tăng lương của công đoàn.
Mitsubishi Heavy tăng lương trung bình 8.3%, tăng lương cơ bản 18,000 yên
Nissan Motor đáp ứng đầy đủ nhu cầu tăng lương của công đoàn
Nippon Steel đáp ứng đầy đủ nhu cầu tăng lương của công đoàn
Các kết quả của cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân sẽ tiếp tục được công bố từ giờ đến cuối tuần. Các tin tức tốt tính đến thời điểm hiện tại khiến thị trường kỳ vọng BoJ thắt chặt trong cuộc họp tháng 3 hoặc tháng 4.
USDJPY hiện giảm 0.15% xuống 147.41
BOJ được cho là đang xem xét tăng lãi suất vào tháng 3 nhưng chưa có quyết định nào được đưa ra. Theo các nhà đầu tư, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi các quan chức xem xét kết quả các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân được công bố vào thứ 6 tuần này. Các quan chức đang cân nhắc liệu có cần phát tín hiệu rằng việc tăng lãi suất sắp diễn ra để duy trì kỳ vọng và hạn chế những biến động thị trường có thể xảy ra hay không.
Thống đốc ngân hàng Quốc gia Bỉ và thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Wunsch cho biết:
Thống đốc NHTW Áo và thành viên Hội đồng Thống đốc của ECB Robert Holzmann trả lời phỏng vấn với hãng tin MNI.
BdF công bố dự báo sắp tới:
Thống đốc NHTW Pháp và thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Francois Villeroy de Galhau bình luận về công bố trên:
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi CPI lõi Mỹ tăng vượt dự kiến tháng thứ 2 liên tiếp, khiến Fed cẩn trọng hơn với việc hạ lãi suất sớm. Dow Jones tăng 0.61% trong khi S&P500 và Nasdaq Composite đều tăng hơn 1%. Cổ phiếu Nvidia đã tăng hơn 7% vào ngày giao dịch thứ 3, xóa gần như toàn bộ khoản lỗ từ hai phiên trước đó và nâng mức tăng từ đầu năm đến nay lên khoảng 86%.
Trên thị trường FX, USD mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY tăng 0.07%, đóng cửa tại 102.93. USDJPY bật tăng lên trên 148.00 trước khi ổn định ở phạm vi 147.60. Thị trường chờ đợi kết quả cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân và cuộc họp chính sách tháng 3 của BoJ.
Vàng quét hai chiều với biên độ lớn sau công bố dữ liệu CPI. Vàng giảm $28 xuống $2,154. Bitcoin giảm gần 1% xuống $71,500. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 5.3 bps lên 4.156%. Giá dầu thô giảm khi các nhà giao dịch cân nhắc dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ và triển vọng nhu cầu của OPEC trong năm nay. Dầu thô WTI giảm $0.12 xuống $77.81/ thùng.
OPEC tiếp tục dự báo nhu cầu dầu năm 2024 tăng 2.25 triệu thùng/ngày.
Giá dầu đã phục hồi từ mức giảm trước đó và tăng 0.54 USD lên 78.46 USD. Dầu thô đã giao dịch ở mức đáy tại 77.34 USD sau báo cáo CPI nhưng mọi thứ đều đã đảo chiều trong một giờ qua.
Hỗ trợ giá dầu là báo cáo mới nhất của OPEC tiếp tục giữ nguyên mức dự báo tăng 2.25 triệu thùng/ngày trong năm nay và nâng cao dự báo kinh tế. Dự báo tăng trưởng 1.85 triệu thùng/ngày vào năm 2025 cũng được giữ nguyên.
Thay vì lo lắng về lãi suất cao hơn, thị trường dường như đang cổ vũ cho một nền kinh tế đủ mạnh để chịu được mức giá cao hơn (và tỷ suất lợi nhuận tốt hơn). Các cổ phiếu AI một lần nữa dẫn đầu, có lẽ là dấu hiệu cho rằng một số người đang nhìn thấy một tương lai năng suất hơn và ít lạm phát hơn.
Như thường lệ, cổ phiếu Nvidia dẫn đầu, tăng 4.2% sau cú đảo chiều hôm thứ Sáu.
Cổ phiếu Meta cũng tăng 3% sau đợt giảm hôm thứ Hai khi Donald Trump gọi hãng này là 'kẻ thù của nhân dân'. Những cổ phiếu tăng giá khác bao gồm cổ phiếu công nghệ Trung Quốc, Amazon, Microsoft và Costco.
S&P 500 tăng 0.9% sau mức tăng 11% của cổ phiếu Oracle.
Báo cáo lạm phát của Mỹ hôm nay rất nóng và thị trường đã phải vật lộn để phân tích nó. Chỉ số lõi tăng 0.4% so với tháng trước với dự kiến: 0.3% nhưng xem xét kỹ hơn cho thấy chỉ số này chỉ tăng 0.358%.
CPI lõi ưa thích của Fed - giá thuê nhà đăng ký đã tăng 0.5% trong tháng 2 sau khi tăng 0.8% trong tháng 1.
Các nhà kinh tế tại RBC viết: “Các chi tiết không đáng lo ngại như sự bất ngờ gia tăng trên diện rộng trong dữ liệu lạm phát tháng 1, nhưng vẫn rất mạnh”.