Báo cáo PMI chính thức từ Jibun Bank/S&P Global.
- Đạt 53.8 điểm (trước đó: 54.3 điểm)
Trọng tâm của phiên Á sáng nay là diễn biến của USD/JPY sau pha giảm mạnh hơn 270pip trong phiên Mỹ hôm qua.
Ngành công nghệ phiên hôm nay ghi nhận đà tăng ấn tượng, ở cả mảng điện tử tiêu dùng và chất bán dẫn. Apple (AAPL) tăng 1.23%, phản ánh niềm tin mạnh mẽ của nhà đầu tư. Nvidia (NVDA) cũng ghi nhận đà tăng tích cực 0.56%, cho thấy sự quan tâm của thị trường đối với cổ phiếu chất bán dẫn. Trong khi đó, Advanced Micro Devices (AMD) tăng vọt 1.48%, cho thấy vị thế vững chắc của công ty.
Ngược lại, ngành năng lượng đang đối mặt với nhiều thách thức. ExxonMobil (XOM) giảm 2.03%, cho thấy tâm lý bi quan, có thể là do tin tức trên thị trường hiện tại hoặc do giá dầu giảm. ConocoPhillips (COP) và Chevron (CVX) cũng sụt giảm mạnh, cho thấy những thách thức rộng hơn của ngành.
Tâm lý trên thị trường hiện nay khá lạc quan trong lĩnh vực công nghệ và ngành dịch vụ truyền thông dường như cũng được hưởng lợi từ tâm lý tích cực này, với Google (GOOG) tăng 2.01% và Meta (META) tăng 1.66%.
Cập nhật NZD/USD:
Chứng khoán giảm mạnh trong bối cảnh báo cáo cơ hội việc làm JOLTS tháng 9 tại Hoa Kỳ tăng vượt dự kiến (9.61M so với dự báo 8.81M) - mức cao nhất trong 3 tháng qua, cho thấy nhu cầu việc làm vẫn rất mạnh và một lần nữa xác nhận việc Fed sẽ phải giữ lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn, đồng thời thúc đẩy đặt cược vào việc sẽ có thêm một lần tăng lãi suất nữa trong thời gian còn lại của năm. Lợi suất TPCP dài hạn đồng loạt chạm các mức cao mới kể từ năm 2007 đã gây áp lực lên thị trường chứng khoá. Nhóm cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu, năng lượng và công nghệ dẫn đầu đà giảm trong các lĩnh vực. Thêm vào đó, việc Hạ Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu phế truất Chủ tịch Kevin McCarthy (với 216 ủng hộ và 210 phản đối) đã gia tăng thêm sự bất ổn và làm xói mòn khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Kết phiên, chỉ số Dow Jones dẫn đầu đà giảm với hơn 400 điểm, theo sau là Nasdaq với hơn 200 điểm:
Trên thị trường FX, USD quét 2 chiều sau báo cáo JOLTS và đóng cửa tăng nhẹ.. USD/JPY đã ngay lập tức chạm mốc 150 sau khi báo cáo JOLTS được công bố và có nguồn tin cho hay Bộ Tài chính Nhật Bản đã tiến hành can thiệp ngoại hối thông qua việc tăng mua USD, khiến cặp tiền giảm mạnh hơn 280pip. Tuy nhiên, giá đã nhanh chóng hồi lại khoảng 170 pip lên quanh vùng 149.80 - 149 ngay sau đó. Trong phiên Á sáng nay, RBA đã giữ nguyên lãi suất ở mức 4.10% và có thông điệp hơi hawkish giống với cuộc họp trước. Ngoài ra, Hội đồng cũng xác nhận tăng trưởng mạnh hơn một chút so với kỳ vọng, nhưng ảnh hưởng lên đồng tiền tương đối nhạt nhòa. Chốt phiên, AUD và NZD dẫn đầu đà giảm, theo sau là CHF - phần nào chịu áp lực sau báo cáo CPI tháng 9 tại Thụy Sĩ bất ngờ -0.1% so với kỳ vọng không đổi.
Vàng quét 2 chiều sau báo cáo JOLTS Hoa Kỳ, tuy nhiên vẫn “mắc kẹt” trong biên độ khoảng $18 từ $1815 - $1833 và đóng cửa ở mốc $1822.70/0z, đánh dấu đà giảm gần $5.6 với phiên suy yếu thứ 7 liên tiếp. Kết thúc ngày giao dịch, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt tăng 5bp và 11.7bp lên 5.156% và 4.80%. Đáng chú ý, lợi suất 30 năm đã vượt mốc 4.90% lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2007 đến nay. Dầu thô hồi lại lên trên $90.20 vào giữa phiên nhưng nhanh quay lại xuống quanh $89.50/thùng về cuối phiên. Bitcoin đi ngang trong biên độ từ 27.1 - 27.6K.
Báo cáo PMI chính thức từ Jibun Bank/S&P Global.
Trọng tâm của phiên Á sáng nay là diễn biến của USD/JPY sau pha giảm mạnh hơn 270pip trong phiên Mỹ hôm qua.
Cập nhật NZD/USD:
Chỉ số sản lượng công nghiệp tại Hàn Quốc trong tháng 8/2023:
Doanh số bán lẻ: -0.3% m/m
USD/JPY đã vượt mốc 150 trong phiên Mỹ tối qua sau báo cáo JOLTS mạnh mẽ của Hoa Kỳ, nhưng ngay lập tức giảm mạnh hơn 270pip rồi hồi trở lại lên mốc 149 ngay sau đó. Có nguồn tin cho hay Bộ Tài chính Nhật Bản đã tiến hành can thiệp FX thông qua việc tăng mua USD.
Từ Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Masato Kanda:
Hai báo cáo này sẽ lần lượt được công bố vào 19:15 và 21:00 tối nay (thứ Tư, ngày 4 tháng 10 năm 2023):
Dữ liệu việc làm của ADP sẽ phản ánh mức độ tạo ra việc làm tại khu vực tư nhân khi xét trên mục tiêu tái cân bằng thị trường lao động của FOMC.
Vào tháng trước, báo cáo PMI dịch vụ ISM đã chạm mức cao nhất trong 6 tháng qua và tiến vào vùng mở rộng (trên 50 điểm) trong cả năm nay. Dự kiến kết quả tháng 9 sẽ có sự điều chỉnh tăng so với tháng 8, trước các rủi ro liên quan đến:
Báo cáo PMI dịch vụ từ S&P Global/Judo Bank trong tháng 9 năm 2023:
Bình luận từ báo cáo:
Một báo cáo qua đêm từ Deutsche Bank cho biết:
Cảnh báo về nguy cơ suy thoái:
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã có một vài phát biểu tại một sự kiện của Fortune CEO ở Washington, cho biết Hoa Kỳ đã trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các chuỗi cung ứng quan trọng.
CEO quỹ phòng hộ Doubleline Gundlach, Jeffrey Gundlach nhận định:
Đây là lần đầu tiên sau 113 năm Hạ viện bỏ phiếu bãi nhiệm Chủ tịch và cũng là lần đầu tiên có một Chủ tịch chính thức bị phế truất với nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử kể từ năm 1876 khi chỉ kéo dài 269 ngày.
Vào ngày 03/10, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu quyết định bãi nhiệm Chủ tịch Kevin McCarthy (với tỷ lệ 216 ủng hộ, 210 phản đối) theo đề xuất từ hạ nghị sĩ Matt Gaetz. 8 nghị sĩ Cộng hòa chọn đứng về phe Dân chủ trong cuộc bỏ phiếu. Ông McCarthy rời đi sau khi biết kết quả và không có bình luận. Nghị sĩ Cộng hòa Patrick McHenry được chỉ định làm lãnh đạo tạm thời của Hạ viện.
Đây là phiên đấu giá thứ 3 liên tiếp có kết quả tốt sau 4 phiên giảm giá mạnh vào tháng 7, tháng 8:
Chi tiết theo kết quả khảo sát:
USD/JPY đã sập xuống 147.40 sau khi phá vỡ mức 150.00.
Dự kiến cặp tiền này sẽ tiếp tục biến động khi thị trường đang can thiệp.
USD/JPY hiện đang dao động quanh 148.9.
Dữ liệu việc làm bất ngờ của JOLTS khiến thị trường biến động. Lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm hiện tăng lên 4.749%. Lợi suất 30 năm tăng lên mốc 4.880%. Lợi suất 2 năm hiện tại ở mức 5.127%.
Chứng khoán Mỹ chuyển sang xu hướng giảm với chỉ số NASDAQ hiện giảm hơn 1%:
Đồng đô la Mỹ cũng biến động mạnh, đã có một số hành động can thiệp vào USDJPY:
Trong tuần qua, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã miễn dịch một cách đáng ngạc nhiên trước việc lợi suất trái phiếu tăng cao nhưng động thái hôm nay có thể đã phá vỡ tâm lý đó.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên 4.747% cùng với báo cáo của JOLTS cho thấy số cơ hội việc làm ở Mỹ tăng vọt, cho thấy lạm phát tiền lương có thể đã được chú ý trở lại. Nếu vậy, chu kỳ tăng lãi suất của Fed có thể kéo dài đến năm 2024 và có thể dẫn đến làn sóng định giá lại thị trường tài sản trên diện rộng.
Về mặt kỹ thuật, mức đáy tuần trước của S&P 500 là 4,238. Hãy chú ý nếu điểm đó bị phá vỡ.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ chìm trong sắc đỏ do lo ngại về lợi suất cao hơn.
Thị trường hiện tại:
Nhìn vào các nhóm ngành của chỉ số S&P, ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, công nghiệp và vật liệu là những ngành duy nhất tăng giá. Ngành tiện ích có phiên giảm ngày thứ 4 liên tiếp (-0.41%). Hàng tiêu dùng không thiết yếu có thành tích tệ nhất với mức giảm 1.32%.
Lợi suất 2 năm đang ở mức thấp và giảm trong phiên giao dịch hôm nay:
Thị trường trái phiếu đang trở thành gánh nặng cho Fed trong thời gian gần đây.
Báo cáo việc làm JOLTS tháng 8 của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào lúc 9:00 tối nay. Đây là - sự kiện đáng chú ý duy nhất trong ngày trên lịch kinh tế Hoa Kỳ. Ngoài ra, quan chức của Fed Bostic đang phát biểu .
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng lên 4.74% cùng với tỷ giá USD/JPY tiếp cận mức 150.00.
Các đồng tiền hàng hóa đang suy yếu do tâm lý e ngại rủi ro và hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 24 điểm.
Ông Vincent có ảnh hưởng trong việc thiết lập chính sách tiền tệ ở Canada và những bình luận trên của ông đang thể hiện xu hướng diều hâu. Ngoài ra, thị trường bất động sản Canada vào thời điểm hiện tại đang có những dấu hiệu đáng lo ngại khi khoảng 2% số khoản thế chấp được thiết lập lại mỗi tháng ở nước này, gây ảnh hưởng lớn đến với mức chi tiêu của người tiêu dùng.
Thị trường:
Không có nhiều tin tức nổi bật trong phiên giao dịch, trọng tâm vẫn là thị trường trái phiếu. Lợi suất trái phiếu kho bạc đang tăng cao một lần nữa và điều đó dẫn đến đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng giá, với tỷ giá USD/JPY sắp chạm mốc 150.
Đồng bạc xanh giữ vững hơn trong suốt thời gian qua với tỷ giá EUR/USD dao động gần mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái ở mức 1.0460-70. Tỷ giá AUD/USD giảm 1.0% xuống chạm mức 0.6300 sau khi RBA giữ nguyên tỷ giá tiền mặt trong quyết định ngày hôm nay.
Tâm lý rủi ro giảm xuống và không giúp ích gì khi cổ phiếu trượt dốc sau khi khởi đầu phiên giao dịch tốt. Hợp đồng tương lai S&P 500 có thời điểm tăng 0.2% nhưng lại giảm hơn 0.3% trong ngày ở mức thấp. Các chỉ số châu Âu cũng chìm trong sắc đỏ khi nỗi lo lắng lại nổi lên trong bối cảnh lực bán tiếp tục diễn ra trên thị trường trái phiếu.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ hiện tăng hơn 4 điểm cơ bản lên 4.726% và điều đó đang tiếp tục khiến đồng đô la tăng giá trên diện rộng. USD/JPY có khả năng sẽ vượt qua mức 150 ở thời điểm này.
Hiện tại, cũng có nhiều quyền chọn hết hạn đối với USD/JPY.
Trong phiên giao dịch tại Hoa Kỳ, cặp tiền này đang giao dịch ở mức 149.94 và đó là một bước nhảy vọt, chỉ còn một chút là sẽ tăng trên 150.00 khi người mua chạm vào ngưỡng quan trọng.
Mặc dù vậy, những người bán khống đồng yên ở các mức này sẽ tiếp tục cực kỳ thận trọng khi vượt qua mốc 150.00.