Tâm trạng trên thị trường vẫn nhìn chung là tích cực. Ngày hôm qua khoảng 18:53 giờ Trung Âu, Timiraos của WSJ đã đưa ra một bài viết có vẻ như cho thấy rằng việc cắt giảm 50 bps vẫn đang được thảo luận. Thị trường phản ứng bằng cách nâng khả năng cắt giảm 50 bps lên khoảng 40% từ 13% trước khi có tin tức.
Reuters cập nhất về việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu cắt giảm bảng cân đối kế toán và tăng lãi suất. Hãng tin cũng trích dẫn "các nguồn tin thân cận với cuộc thảo luận cho biết hôm thứ Năm."
Ngân hàng Trung ương Châu Âu có thể sớm bắt đầu các cuộc đàm phán về việc chấm dứt tái đầu tư tiền mặt đáo hạn trong Chương trình Mua tài sản trị giá 3,3 nghìn tỷ euro (3,3 nghìn tỷ USD)
Đây là một quyết định không khẩn cấp và chưa chắc sẽ được thực hiện vào tháng tới
Trong khi việc giảm bảng cân đối kế toán của ECB sẽ là một bước tự nhiên tiếp theo trong việc bình thường hóa chính sách, các nhà hoạch định chính sách hiện đang tập trung vào việc tăng lãi suất và coi việc tái đầu tư là vấn đề thứ yếu, bốn nguồn tin dấu tên cho biết.
ECB có thể sớm bắt đầu thảo luận về việc chấm dứt tái đầu tư vào danh mục đầu tư trị giá 3,3 nghìn tỷ euro. Tuy nhiên theo Reuters, quyết định trên có thể sẽ không được đưa ra vào tháng tới.
Thay vào đó, ECB tập trung vào việc sử dụng tỷ lệ tái đầu tư chính của mình làm đòn bẩy cho chính sách và điều đó phù hợp với định hướng về việc tiếp tục tái đầu tư trong "một khoảng thời gian dài" sau lần tăng lãi suất đầu tiên.
Thị trường vẫn còn nhiều biến động nên ông không hứa hẹn điều gì cho năm tới
Lạm phát sẽ dai dẳng hơn nhiều người trên Phố Wall nghĩ
Chúng ta có thể sẽ phải tăng lãi suất lên cao hơn trong thời gian dài, đây cũng chính là một rủi ro.
Suy thoái không phải là tất cả những gì có thể dự đoán được
Sẽ có một cuộc tranh luận tại một số điểm về việc liệu sẽ dừng lại ở ngưỡng trên 2% trong bao lâu trước khi hành động nhưng trước tiên chúng ta phải làm cho nó đi đúng hướng
Tại Jackson Hole sẽ có sự xuất hiện của hai đại diện từ ECB, chính là Isabel Schnabel và Francois Villeroy. Những phát biểu từ họ về "triển vọng chính sách hậu đại dịch" cũng quan trong không kém so với bài phát biểu từ Powell
Chiến lược của Fed khá rõ ràng trong thời điểm này. Họ nói với thị trường rằng lãi suất sẽ còn ở mức cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, mức lãi suất điều chỉnh vào tháng chín vẫn chưa rõ ràng. Mức lãi suất vào cuối năm nay sẽ tiệm cận với 3% hay 4% sẽ còn phải tiếp tục dựa vào dữ liệu kinh tế.
Châu Âu đang phải đối mặt với một loạt vấn đề khác nhau. Nền kinh tế đang bắt đầu sa sút, lạm phát đang gia tăng do giá năng lượng và khí đốt tự nhiên tăng vọt.
Thị trường lao động ở châu Âu cũng ít thắt chặt hơn ở Mỹ.
Điều đó khiến ECB phải đối mặt với một câu hỏi khó. Liệu họ có nên tăng lãi suất để chống lạm phát năng lượng không? Lãi suất cao như thế nào?
Thị trường phái sinh định giá khả năng cao ở mức tăng 50 bps tại cuộc họp ECB vào tháng 10 và lãi suất đạt 1.7% vào tháng 3 tới.
Có thể cho rằng điều đó vẫn mang tính kích thích nhưng châu Âu, nơi đã có lãi suất thấp kể từ cuộc khủng hoảng nợ của khu vực đồng euro, sẽ không thấy như vậy.
Trong một cuộc phỏng vấn với Figaro, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã ám chỉ về khó khăn trong việc thiết lập chính sách. Bà nói: “Chúng tôi không còn có thể dựa hoàn toàn vào các dự báo được cung cấp bởi các mô hình của chúng tôi nữa - chúng đã phải được sửa đổi nhiều lần trong hai năm qua."
Điều đó đặt ra câu hỏi: Liệu trước đây có phải chỉ dựa vào các mô hình? Nhưng - quan trọng hơn - nó cho thấy ECB đang cố gắng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng.
Thị trường dầu mỏ đang tìm kiếm những tín hiệu tinh tế về thỏa thuận hạt nhân Iran. Thông tin mới nhất từ Nhà Trắng cho biết họ sẽ đồng ý với một thỏa thuận nếu nó có lợi cho Hoa Kỳ.
Có hai loại thị trường mới nổi: Các thị trường nhập khẩu hàng hóa và các thị trường xuất khẩu hàng hóa. Loại thứ nhất sẽ gặp rắc rối trong thời gian tới.
Các quốc gia này đang mắc kẹt trong việc sử dụng đồng tiền mất giá để thanh toán cho việc nhập khẩu hàng hóa ở giá cao hơn và sử dụng dự trữ để bảo vệ những đồng tiền này trước hóa đơn thực phẩm và nhiên liệu ngày một cao. Lạm phát nội địa cao và việc để cho các đồng tiền tiếp tục mất giá có nguy cơ dẫn đến bất ổn chính trị.
Theo JPMorgan, các thị trường mới nổi đang trải qua đợt giảm dự trữ ngoại tệ lớn nhất kể từ năm 2008. Chúng ta đã thấy những gì đã xảy ra với Sri Lanka vào đầu năm nay và bây giờ JPM đang cảnh báo về Pakistan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Ghana.
Brad Setser, một thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nhấn mạnh các lỗ hổng ở các quốc gia vay để bổ sung cho dự trữ tiền tệ hơn bổ sung chúng vào khoảng thời gian tốt hơn. Ông đặc biệt nhấn mạnh Ai Cập, Pakistan, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh đó Wall Street Journal lại nhấn mạnh về các quốc gia khác, bao gồm Czechia và Hungary.
Mỗi ngày đều có thông báo về việc ngừng hoạt động của ngành công nghiệp nặng ở châu Âu, đối với các ngành phân bón, lò luyện và thậm chí là thủy tinh.
Công suất kỳ hạn 1 năm của Đức là €732/MWh
Công suất kỳ hạn 1 năm của Pháp là €870/MWh
Giá gas TTF hôm nay cao hơn 4%.
Đức sẽ phải trả hơn 8% GDP cho khí đốt với mức giá này.
Điều đáng sợ vẫn chưa thể thấy hồi kết cho việc giá cả leo thang. Còn phải phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết nhưng kho dự trữ có thể được lấp đầy hoàn toàn vào tháng mười này. Giả sử Nga giữ nguồn cung từ Nord Stream 1 ở mức 20% và nhu cầu giảm 15%, mức dự trữ này có thể giúp nước này đối mặt với mùa đông.
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ tại đầu phiên. Nhà đầu tư tiếp tục cẩn trọng phân tích các dữ liệu kinh tế có phần hỗn loạn và chờ đợi bài phát biểu quan trọng của chủ tịch FED Jerome Powell.
S&P500 +0.94%
Dow Jones +0.40%
Nasdaq +1.0%
DXY tiếp tục phản ứng tiêu cực sau khi thông tin GDP quý 2 sơ bộ lần hai của Hoa Kỳ được công bố. AUD/USD tăng mạnh nhất với mức tăng 0.80%. Ở chiều ngược lại, USD/CHF giảm mạnh với 0.31%
EUR/USD +0.17%
GBP/USD +0.18%
AUD/USD +0.82%
NZD/USD +0.56%
USD/JPY -0.23%
USD/CAD -0.31%
USD/CHF -0.29%
Giá vàng phục hồi nhẹ, tăng lên ngưỡng 1,755.8 USD/oz.
Giá BTC tăng nhẹ, đạt ngưỡng 21,694 USD.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt giảm, lần lượt về mức 94.2 USD/thùng và 100.8 USD/thùng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ biến động trái chiều. Lợi suất trái phiếu chính phủ kì hạn năm năm giảm 2.3 điểm cơ bản. Ở chiều ngược lại, lợi suất trái phiếu kì hạn 10 năm tăng 0.6 điểm cơ bản.
Các thước đo sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã đưa ra những kết quả trái ngược nhau lần đầu tiên trong nửa đầu năm 2022, càng khiến cuộc tranh luận về sức khỏe của nền kinh tế thêm gay gắt.
Dữ liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố vào thứ năm cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) điều chỉnh theo lạm phát hay tổng giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trên nền kinh tế giảm 0.6% trong thời gian từ tháng tư đến tháng sáu. Điều đó phản ánh sự điều chỉnh tăng đối với chi tiêu của người tiêu dùng, so sánh với mức giảm 0.9% được báo cáo trước đó.
Dù vậy, những thước đo ít được biết đến hơn, chẳng hạn như tổng doanh thu quốc nội (GDI) lại tăng 1.4% trong quý hai sau khi tăng 1.8% vào ba tháng đầu năm nay. Con số này được tính bằng việc cộng tất cả các doanh thu từ sản xuất hàng hóa và dịch vụ, chẳng hạn như các khoản bồi thường hay lợi nhuận của công ty.
Về mặt lý thuyết GDP và GDI thường bằng nhau. Nhưng trên thực tế, giữa chúng đang có khoảng cách khá lớn.
Trên toàn Canada, thu nhập trung bình hàng tuần trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa (+6.1% lên 1,437 USD) tăng nhanh hơn so với lĩnh vực sản xuất dịch vụ (+3.0% lên 1,102 USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa là trong lĩnh vực chế tạo (+6.9% lên 1,273 USD), trong khi dịch vụ chuyên môn, khoa học và kỹ thuật (+10.8% lên 1,657 USD) có mức tăng thu nhập lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ.
Báo cáo cũng có dữ liệu về các vị trí tuyển dụng cho thấycon số này đã tăng 3.2% trong tháng 6 với hơn một triệu vị trí trống trên toàn quốc.
Cổ phiếu châu Âu tăng điểm; S&P 500 tương lai tăng 0.5%
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 1.1 bps xuống 3.095%
Vàng tăng 0.7% lên 1,762.93 USD
Dầu thô WTI tăng 0.4% lên 95.25 USD
Bitcoin tăng 0.1% lên 21,722 USD
Thị trường năng lượng châu Âu vẫn gặp khó khăn rất lớn nhưng các thị trường rộng lớn hơn nói chung đang nhìn thấy những điểm tích cực hơn trước khi đến với Hội nghị Jackson Hole vào ngày mai. Tâm lý risk-on đầu phiên đã khiến đồng đô la trượt dài.
HĐTL S&P 500 tăng vọt từ mức tăng 0.3% lên mức tăng 1.0%.
Tỷ giá EUR/USD đã tăng từ 0.9980 lên 1.0030 và hiện giảm xuống 0.9975. GBP/USD đã tăng từ 1.1810 lên 1.1860 trước trở về mức 1.1815 hiện tại trong khi USD/JPY giảm từ 136.85 xuống 136.35 và đang giữ ở mức thấp nhất trong ngày.
USD/CAD giảm từ 1.2950 xuống 1.2900 trong khi AUD/USD tăng từ 0.6950 lên gần mốc 0.7000 trước khi giảm về mức 0.6965 hiện tại.
Các quan chức của Fed tiếp tục để ngỏ khả năng tăng lãi suất 75 bps vào tháng tới nhưng phát biểu quan trọng nhất trong tuần này sẽ là từ Powell.
Giá Solana giao dịch cao hơn với khối lượng mỏng trước Hội nghị Jackson Hole quan trọng. SOL đang bị ảnh hưởng bởi các lực lượng từ thị trường toàn cầu khi các nhà đầu tư và traders bắt đầu cắt giảm khối lượng giao dịch trước khi Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu vào tối thứ sáu. Traders cần phải thoát ra khỏi các vị thế trước khi tuyên bố được đưa ra, vì việc Fed không thể kết thúc chu kỳ thắt chặt sẽ làm giảm tâm trạng tích cực trên thị trường với các mức giảm đối với tiền điện tử, bao gồm Solana.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào ngày 8/11.
Cuộc cuộc vận động cho Biden và Đảng Dân chủ sẽ được tổ chức ở Rockville, Maryland - một lựa chọn an toàn - trước khi chuyển sang những địa điểm khác trên khắp đất nước. Biden đã phải đối mặt với một số khó khăn thực sự trong bối cảnh cử tri bất bình về lạm phát và giá năng lượng tăng vọt nhưng điều đó đã phần nào hạ nhiệt.
Cần lưu ý rằng chính trị trong nước một lần nữa sẽ trở thành yếu tố ảnh hưởng nhiều hơn đến đồng đô la.
EUR/USD trượt xuống dưới mức ngang giá sau khi đạt đỉnh 1.0032 vào đầu phiên giao dịch châu Âu. Bất chấp sự suy yếu của USD, EUR vẫn đang gặp khó khăn trong việc vượt qua ngưỡng tâm lý 1.0000 mặc dữ liệu lạc quan của Đức khi nước này công bố Tổng sản phẩm quốc nội quý 2 đã được điều chỉnh tăng lên: tăng 0.1% q/q và 1.7% y/y. Cùng với đó, Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 8 của Đức cao hơn kỳ vọng đạt 88.5 cũng phần nào làm giảm một chút hy vọng của phe mua EUR.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi thông tin các nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách từ khắp nơi trên thế giới. Hội nghị Jackson Hole năm nay sẽ tập trung vào "Đánh giá lại các hạn chế về kinh tế và chính sách."
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Kansas George sẽ trả lời phỏng vấn của CNBC lúc 18h30.
Bà ấy có khả năng đưa ra một số nhận xét chung trước khi Kansas chào đón quan chức của các ngân hàng trung ương khác tham dự Hội nghị Jackson Hole kéo dài đến ngày 27 tháng 8. Chương trình nghị sự cho sự kiện sẽ được công bố vào lúc 6h sáng mai.
Doanh số bán lẻ được ghi nhận trong tháng 8 của Vương quốc Anh: 37
Dự kiến: -7
Trước đó: -4
Các nhà bán lẻ ở Anh đã báo cáo doanh số bán hàng tăng vọt bất ngờ, đưa ra dự báo về sự sụt giảm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tồi tệ. Các doanh nghiệp vẫn bi quan về triển vọng với lạm phát giá bán trung bình tăng lên mức nhanh nhất kể từ năm 1985 vào tháng 8. Đáng chú ý, giá dự kiến sẽ tăng với tốc độ nhanh tương tự trong tháng 9.
HĐTL khí đốt TTF của Hà Lan tiếp tục tăng, đạt €315/MWh vào hôm nay khi giá năng lượng trong khu vực tăng vọt đáng kinh ngạc từ đầu tuần mà không có dấu hiệu giảm bớt. Đáng chú ý, giá điện đầu năm của Pháp và Đức cũng tăng lên mức kỷ lục mới lần lượt là €880/MWh và €725/MWh. Giá điện đầu năm của Pháp đã cao gấp mười lần so với một năm trước.
Nếu một số khu vực của châu Âu không thực sự nắm bắt được tác động của sự gia tăng giá đang diễn ra thì đó là sự phá hủy thị trường năng lượng trong khu vực và sẽ dẫn đến sự sụp đổ trong nhiều lĩnh vực khác - đặc biệt là chi tiêu của người tiêu dùng vì điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình trong những tháng tới.
Theo Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Atlanta Bostic:
Lạm phát vẫn đang là một vấn đề lớn
Lần tăng lãi suất sắp tới có thể là 50 bps hoặc 75 bps
Nhưng nếu các dữ liệu vẫn mạnh và lạm phát không giảm, nó có thể dẫn đến quyết định tăng lãi suất 75 bps khác
Nền kinh tế được dự kiến sẽ xuất hiện một số điểm suy yếu
Fed cần thực sự đảm bảo lạm phát đang trên lộ trình tiến về 2% trước khi thực hiện các bước để tăng lập trường chính sách thích ứng.
Khả năng cho việc tăng lãi suất 75 bps vẫn còn đó và thị trường sẽ phải theo dõi chặt chẽ các sự kiện sắp tới. Đầu tiên là bài phát biểu của Chủ tịch Fed, Powell vào ngày mai. Báo cáo việc làm của Mỹ vào ngày 2 tháng 9 và dữ liệu CPI của quốc gia này vào ngày 13 tháng 9 sẽ là hai công bố quan trọng tiếp theo cần chú ý.
GBPUSD đi ngang tích lũy phía dưới ngưỡng kháng cự vùng 1.1858 - 1.1988.
Cặp tiền +0.46% trong phiên giao dịch hôm nay, lên 1.1850.
Vào cuối tuần trước, đà hồi phục mạnh mẽ của đồng bạc xanh đã đẩy GBPUSD xuống phía dưới EMA 34, qua đó khiến cho xu hướng giảm của cặp tiền tiếp tục kéo dài.
Tâm lý thị trường vẫn còn thực sự kém, gánh nặng bởi lạm phát cao
Tin tốt là các nút thắt về nguồn cung đã giảm bớt đáng kể - một dấu hiệu tốt trong tháng 8 nhưng vẫn chưa rõ ràng
Gần một nửa số doanh nghiệp được khảo sát đang nhắm đến việc tăng giá hơn nữa trong ba tháng tới cùng với giá năng lượng tăng cao sẽ tiếp tục gây ra triển vọng tiêu dùng khó khăn khi mùa đông tới.
Chứng khoán Châu Âu mở đầu phiên giao dịch thứ năm, ngày 25 tháng 08 với sắc xanh quay trở lại các chỉ số chính sau 2 ngày liên tục đỏ lửa. Dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy triển vọng khu vực Eurozone vân đang trong trạng thái khả quan hơn dự kiến. Tuy vậy, con khát khí đốt vẫn đang hiện hữu - khi mà giá khí vẫn neo cao ở mức kỷ lục.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Eurostoxx + 0.7%
DAX + 0.8%
CAC 40 + 0.6%
FTSE + 0.7%
IBEX + 0.5%
Cập nhật thị trường FX:
Đô la Mỹ suy yếu trước thềm Jackson Hole ở thời điểm hiện tại. Tâm lý risk-on dần quay trở lại với các tài sản rủi ro bất chấp kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn, đặc biệt là vấn đề liên quan tới Trung Quốc.
Cập nhật các cặp tiền chính:
EURUSD +0.50%
GBPUSD +0.51%
AUDUSD +1.08%
NZDUSD +0.81%
USDCHF -0.42%
USDCAD -0.42%
USDJPY -0.48%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá vàng có phiên hồi phục ấn tượng trong ngày hôm nay, tăng gần 12 USD/oz từ mức mở cửa. Hiện kim loại quý đang giao dịch tại mốc 1,763 USD/oz.
Dầu Brent và dầu WTI biến động nhẹ 0.5%. 2 loại dầu giao dịch tại mức 101 và 95 USD/thùng.
Hôm nay là ngày giao dịch thuận lợi đối với traders Long AUDUSD.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc nới lỏng lãi suất toàn hệ thống ngân hàng để hỗ trợ nền kinh tế, thêm vào đó là việc đồng bạc xanh suy yếu trước thềm Jackson Hole là 2 động lực chính thúc đẩy cặp tiền tăng trở lại.
AUDUSD đang giao dịch tại mốc 0.6975 - tăng 1.01% (69 pips) từ mức mở cửa.