- Đạt 30K (dự báo: 15K, trước đó: 10K)
- Tỷ lệ thất nghiệp: 5.8% (dự báo: 5.8%, trước đó: 5.7%)
Tỷ lệ thất nghiệp vượt dự kiến trong tháng 10 cho thấy khả năng phục hồi của thị trường lao động tại Đức vài tháng qua đã suy yếu phần nào.
EUR/USD đang chịu áp lực giảm giá khi thị trường ngày càng kỳ vọng về khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 10. Điều này xảy ra sau khi Olli Rehn, quan chức ECB, cho biết quyết định đang nghiêng về phía cắt giảm lãi suất, ít nhất là theo quan điểm của ông. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các quan chức ECB đang muốn xác nhận sự thay đổi gần đây trong định giá của thị trường.
EUR/USD hiện giảm hơn 40 pip trong phiên tại 1.1090. Đà giảm một phần đến từ việc USD tiếp tục tăng giá. Sẽ có một lượng lớn quyền chọn đáo hạn ở mức 1.1100.
Về mặt kỹ thuật, đà giảm đang bắt đầu hình thành. Mức hỗ trợ nhỏ quanh 1.1121-25 đã bị phá vỡ và hiện các đường trung bình động 4 giờ quan trọng cũng đang bắt đầu giảm.
Tthị trường sẽ chờ đợi phản ứng của đồng USD sau đó. Khi Wall Street mở cửa, chúng ta sẽ có dữ liệu PMI sản xuấtcủa Mỹ và số lượng việc làm mới JOLTS để phân tích.
Tỷ lệ thất nghiệp vượt dự kiến trong tháng 10 cho thấy khả năng phục hồi của thị trường lao động tại Đức vài tháng qua đã suy yếu phần nào.
Cập nhật FX: EURUSD giảm 1 vài pip sau dữ liệu PMI Ý, nhưng không đáng kể
Chứng khoán châu Âu phục hồi đáng kể sau nhiều phiên bán tháo trong tháng 10. Chỉ số DAX của Đức và CAC của Pháp lần lượt giảm 3.8% và 3.5%. HĐTL Hoa Kỳ hiện cũng đang tăng cao hơn khi các chỉ số hiện đang tranh thủ hưởng lợi từ sự sụt giảm của lợi suất TPCP đêm qua.
Cập nhật FX: EURUSD giảm một vài pip sau dữ liệu PMI Tây Ban Nha, nhưng nhìn chung không đáng kể.
Trong tháng 10, giá tiêu dùng đã +0.1%. Tốc độ gia tăng lạm phát toàn phần hàng năm đã chậm lại, nhưng lạm phát lõi đã tăng cao hơn trong tháng 10. Nhưng hiện tại, mức lạm phát này vẫn nằm trong ngưỡng mà SNB có thể kiểm soát.
Hamas đang tìm cách thả một loạt công dân nước ngoài khác khỏi Gaza, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố 2 bên hãy “tạm dừng” giao tranh để có thời gian giải thoát các con tin đang bị giam giữ tại khu vực đang bị bao vây.
Trong khi Mỹ tuyên bố sẽ sát cánh và đứng về phía Israel, những nỗ lực ngoại giao từ phía Washington đanggặp thách thức khi đại sứ Jordan được triệu về nước nhằm thể hiện lập trường lên án cuộc chiến tranh và khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza. Chính phủ cánh tả của các quốc gia Nam Mỹ đang đánh giá lại mối quan hệ với Israel, trong đó Bolivia đã trở thành nước đầu tiên cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với quốc gia này từ khi xung đột bùng phát hôm 7.10.
Trên khung H1, USDJPY đã giảm mạnh và phá xuống dưới đường MA 100 giờ tại 150.283 và xóa bỏ phân nửa mức tăng được thiết lập hôm thứ Hai tại 150.252. Phe mua đã chờ sẵn gần đường MA 200 giờ tại 150.129 để gia tăng các vị thế.
Cặp tiền đã vượt đường MA 100 giờ tại 150.385 sau khi hồi nhẹ về cuối phiên Á.
Phe bán sẽ hướng mục tiêu đến mức đỉnh kể từ 2/10 tại 150.154 (cao hơn một chút so với đáy ngày). Nếu giá có thể phá xuống đường MA 200 giờ thì 150 sẽ là hỗ trợ tiếp theo cần chú ý.
Đáng chú ý hôm nay là cặp EUR/USD ở mức 1.0540 và 1.0600. Cả hai đều không có nhiều ý nghĩa về mặt kỹ thuật, do đó, mức 1.0540 không có khả năng ảnh hưởng quá nhiều, đặc biệt là khi đồng đô la tiếp tục giảm giá trong bối cảnh thị trường trái phiếu bị siết chặt. Nhưng ở mức 1.0600 có thể kiềm chế hành động giá hơn.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
Đồng USD giảm vào cuối phiên ngày hôm qua sau khi FOMC giữ nguyên lãi suất và Chủ tịch Fed có thái độ ôn hòa hơn - ít nhất là trong ngắn hạn.
Việc bán USD tiếp tục diễn ra vào đầu phiên. Lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục giảm với lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm đạt 4.925% trước khi bật lên 4.954% (mức thấp nhất kể từ đầu tháng 9). Bên cạnh đó, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4.707% (hiện ở 4.22%). Đó là mức thấp nhất kể từ ngày 17 tháng 10.
NZD và AUD tăng trong phiên, trong khi đó thị trường kỳ vọng rằng vào cuối tuần, RBA có thể tăng lãi suất thêm 0.25% lên 4.35%.
Giá dầu tăng cao khi xung đột ở Trung Đông làm dấy lên lo ngại về nguồn cung.
Truyền thông nhà nước Iran đưa tin: Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei kêu gọi các quốc gia Hồi giáo ngừng xuất khẩu dầu và thực phẩm sang Israel, yêu cầu nước này chấm dứt bắn phá Dải Gaza. Iran là một thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, theo dữ liệu năng lượng của Mỹ, nước này đã sản xuất khoảng 2.5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày vào năm 2022.
Quân đội Israel cho biết lực lượng Israel đã giết chết một chỉ huy khác của Hamas hôm thứ Tư trong cuộc tấn công thứ hai vào trại tị nạn Jabalia của Gaza trong hai ngày, khi nhóm dân thường đầu tiên sơ tán khỏi khu vực bị bao vây.
AUDUSD tăng 0.70% trong ngày và đang giao dịch ở mức đỉnh trong phiên. Cặp tiền hiện đang giao dịch ở mức 0.6432 và tiến gần đến mức cao nhất kể từ ngày 11 tháng 10 là 0.6445.
AUD được hỗ trợ bởi sự khác biệt trong quyết định chính sách của Fed và RBA cũng như sự chênh lệch của lợi suất trái phiếu:
Cổ phiếu châu Á tăng mạnh:
Khi các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái trước quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản của Fed, đồng thời phân tích dữ liệu lạm phát và thương mại từ khắp khu vực:
Dầu thô WTI tăng 1.02 USD lên 81.44 USD.
Giá đang tăng trở lại trên mức trung bình động 100 ngày ở mức 81.25 USD.
Trước đó, giá đã giảm trong 3 ngày liên tiếp. Vào thứ Sáu,dầu WTI chạm đỉnh ở 85.90 USD. Hôm qua, dầu WTI giảm xuống mức đáy ở 80.30 USD. Đường trung bình động 100 ngày sẽ là phong vũ biểu của giá dầu WTI.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida cho biết
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi Dow Jones đã tăng hơn 200 điểm, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite đều tăng hơn 1%. Phiên giao dịch thứ 4 tập trung vào quyết định của Fed về việc giữ nguyên lãi suất và cuộc họp báo của chủ tịch Fed Jerome Powell. Powell cho biết ông sẽ không loại trừ khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 12, khiến thị trường không chắc chắn về câu hỏi khi nào chu kỳ nâng lãi suất sẽ kết thúc. Trước đó trong phiên, các nhà đầu tư đã phân tích kế hoạch bán trái phiếu trong tương lai của Bộ Tài chính cũng như việc chỉ số sản xuất ISM mới nhất giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 10.
Trên thị trường FX, USD suy yếu nhẹ. DXY kết phiên ở 106.65. AUD mạnh nhất, EUR yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. AUD/USD tăng mạnh khi các nhà đầu tư cảm nhận được sự thay đổi trong việc thắt chặt toàn cầu và vấn đề chi tiêu ở Trung Quốc. Cặp tiền tăng 60 pip trong ngày và đóng cửa ở mức đỉnh kể từ ngày 10 tháng 10. EUR và GBP giảm mạnh trong ngày nhưng đã được hỗ trợ nhờ lực bán USD trên diện rộng trong phiên Mỹ. USD/JPY giảm xuống dưới 151.00.
Vàng giảm 4 USD xuống còn 1,978 USD. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 11 điểm cơ bản xuống 4.76%. Giá dầu giảm khoảng 1% xuống mức đáy trong ba tuần sau khi Fed giữ nguyên lãi suất như mong đợi nhưng lưu ý rằng cơ quan này cần để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong tương lai do nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ. Việc tăng lãi suất để chống lạm phát có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu mỏ. Dầu thô WTI giảm 0.52% xuống 80.92 USD.
Thống đốc BoC Macklem cho biết
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Canada cho biết chi tiêu của chính quyền Liên bang và Tỉnh đang bắt đầu cản trở việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu.
Chủ tịch Fed Powell trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo:
Nội dung cuộc họp báo của chủ tịch Fed Powell:
Triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ:
Công cụ chính sách lãi suất và tiền tệ:
Lạm phát và tác động kinh tế:
Các quyết định về chính sách trong tương lai và sự không chắc chắn:
Fed tuyên bố:
Thị trường đang định giá 25% khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 12 trước khi tuyên bố được đưa ra.
Giá dầu thô WTI tăng 1.81 USD lên 82.85 USD trước khi có dữ liệu.
Đồng đô la Mỹ đang chịu áp lực sau báo cáo sản xuất ISM yếu.
Chất xúc tác chính là thị trường trái phiếu khi lợi suất giảm 7-10 điểm cơ bản trên toàn bộ đường cong. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm sâu hơn khỏi mức 5%.
Hôm nay Bộ Tài chính Mỹ đã công bố quy mô đấu thầu trái phiếu mới và quy mô trái phiếu kỳ hạn 10 năm không lớn như thị trường lo ngại. Điều này đã kích hoạt một đợt phục hồi FOMO trong trái phiếu, khiến lợi suất giảm mạnh. Thêm vào đó là một báo cáo sản xuất ISM yếu và dữ liệu việc làm ADP thấp hơn dự kiến.
Thị trường chứng khoán đang mong chờ lợi suất giảm với chỉ số S&P 500 tăng 0.7% và Nasdaq tăng 0.9%. Điều đó đã làm tăng nhu cầu đối với tài sản rủi ro và khiến các loại tiền tệ hàng hóa tăng cao.
Hơn nữa, các vị thế mua USD/JPY đang bị ép giá và thu được một số lợi nhuận. Quyết định sau đó của Fed cũng là một rủi ro.
Siân Jones, Chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:
"Dữ liệu PMI tháng 10 cho thấy tình hình sản xuất của Mỹ đã ổn định trong bối cảnh lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại và sản lượng tăng mạnh. Tình trạng cầu đã có dấu hiệu cải thiện khi khách hàng quan tâm hơn, nhưng điều này chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước do đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm với tốc độ nhanh hơn.
Điều đáng lo ngại là các báo cáo về lượng công việc tồn đọng giảm sút, trước đây được sử dụng để hỗ trợ sản xuất, do các công ty hạ thấp kỳ vọng về sản lượng tương lai xuống mức đáy kể từ đầu năm 2023 cho đến nay. Đồng thời, các nhà sản xuất đã cắt giảm việc làm lần đầu tiên sau hơn ba năm do khối lượng công việc được cho là không đủ để đảm bảo việc tuyển dụng thêm hoặc thay thế những người tự nguyện nghỉ việc.
Về mặt giá cả, các nhà sản xuất đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về chi phí và giá thành sản phẩm. Giá dầu và các nguyên liệu thô có nguồn gốc từ dầu tăng cao đã thúc đẩy việc tăng giá, khi tốc độ lạm phát tiến triển nhanh trong tháng thứ ba liên tiếp."
Đây là một báo cáo yếu hơn dự kiến đáng kinh ngạc.
Nền kinh tế Canada đang chậm lại và tỷ giá USD/CAD đang gần mức đỉnh trong một năm.
Bàn luận về kết quả khảo sát mới nhất, Paul Smith, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho biết:
“Lại thêm một tháng đáng thất vọng đối với lĩnh vực sản xuất của Canada, với sản lượng và đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm trong bối cảnh nhu cầu thị trường yếu kém. Doanh số bán hàng cho cả khách hàng trong và ngoài nước giảm một lần nữa, các công ty vẫn tham gia vào chu kỳ giảm hàng tồn kho, tìm cách cắt giảm lượng tồn kho dư thừa tích tụ trong thời kỳ đại dịch.
“Đáng lo ngại nhất là lạm phát giá đầu vào tăng kể từ tháng 9, điều này đã gây thêm áp lực cho các công ty trong thời điểm cầu giảm. Những áp lực như vậy chỉ củng cố khả năng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Các công ty có thể đã nhận thức được điều này, đồng thời ghi chú trong phản hồi khảo sát của họ rằng khả năng các yếu tố này dẫn đến suy thoái kinh tế trong năm tới.”