Giá vàng quay đầu giảm hơn 150 pips xuống 2655 USD/oz
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ giảm đang gây áp lực lên USD trong phiên Âu.
Trong phiên giao dịch kết tuần, trọng tâm lúc này đang là thị trường trái phiếu. Lợi suất TPCP tiếp tục giảm trong phiên Âu đang chi phối biến động thị trường trên diện rộng. Đáng chú ý, USD/JPY hiện giảm gần 0.8% xuống 149.50 trong khi chứng khoán tăng nhẹ. HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.25%. Các diễn biến này xảy ra trong bối cảnh lợi suất 10 năm giảm xuống 4.385% và đang hướng tới ngưỡng kỹ thuật quan trọng.
Trên khung D1, lợi suất 10 năm đang giảm xuống gần đường MA 100 ngày tại 4.34%. Phá qua hỗ trợ này sẽ chi phối mạnh mẽ biến động tiếp theo trên thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, phe bán cũng có thể gia tăng các vị thế và đẩy lợi suất lên cao hơn.
Số liệu chi tiết:
Một khởi đầu tích cực sau phiên giao dịch trái chiều ngày hôm qua. Đối với thị trường Đức, đây sẽ là tuần tăng thứ ba liên tiếp khi các cổ phiếu đang tìm kiếm viễn cảnh tốt hơn vào cuối năm. Trong khi đó, hợp đồng tương lai Mỹ chỉ tăng nhẹ, với S&P 500 tăng 0.1% trong ngày.
Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đồng ý tổ chức cuộc họp nhóm làm việc thương mại đầu tiên vào quý 1 năm 2024, theo xác nhận của Bộ Thương mại Trung Quốc. Đây là một bước đi khá tốt để giảm bớt căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước.
Đây là một trong những kết quả mà cả hai nước đã đạt được thông qua cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden
Ngành bán lẻ tại Anh tiếp tục gây thất vọng khi số liệu thấp một cách đáng kể so với dự báo. Doanh nghiệp cho biết áp lực chi phí sinh hoạt và thời tiết ẩm ướt trong nửa cuối tháng 10 đã đóng góp vào mức giảm này. Có thể thấy, khi lạm phát tiếp tục dai dẳng, các hộ gia đình tiếp tục thắt lưng buộc bụng khiến ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng.
GBPUSD đã giảm từ 1.2412 xuống mức 1.2380 ở thời điểm hiện tại. Dù đồng đô la đã đã yếu hơn rất nhiều so với đầu tuần, các dữ liệu bán lẻ và lạm phát gây thất vọng không giúp đồng Bảng Anh tận dụng được điều đó
Ngoài ra, EUR/GBP cũng đang bắt đầu giằng co xung quanh mức 0.8750-55 - các vùng giá đáo hạn của hợp đồng quyền chọn của cặp tiền này.
Thị trường châu Âu đang có xu hướng tăng nhẹ vào ngày mới, mặc dù tâm lý thị trường chung vẫn còn khá thận trọng. Trong khi đó hợp đồng tương lai Mỹ không có nhiều thay đổi sau phiên giao dịch ngày hôm qua, cho thấy khẩu vị rủi ro đang dần xấu đi.
Theo cuộc thăm dò mới nhất của Reuters, lạm phát tại Nhật có khả năng tăng tốc trở lại trong tháng 10:
Cập nhật thị trường:
Phiên Châu Âu sắp tới, Doanh số bán lẻ tại Anh Quốc sẽ là điểm nhấn với mức phục hồi dự kiến là 0.3% trong tháng 10. Tuy vậy, số liệu này có xu hướng chênh lệch khá nhiều so với dự báo nên đây sẽ là một số liệu cần chú ý đối với đồng bảng trong phiên giao dịch sắp tới
Lịch kinh tế cho phiên Châu Âu:
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda tiếp tục điều trần tại quốc hội:
Tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản Kishida sau cuộc họp, có nhiều điểm tranh cãi giữa hai bên:
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda đã phát biểu tại quốc hội ngày hôm nay. Ông đã đề cập rất nhiều về triển vọng kinh tế và chính sách, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên khi ý chính rút ra là BOJ sẽ “kiên nhẫn duy trì chính sách nới lỏng”. Ueda cho biết việc rút lui sẽ được xem xét khi Ngân hàng có thể kỳ vọng lạm phát sẽ đạt mục tiêu ổn định và bền vững giá.
USD/JPY biến động nhẹ trong phiên, các cặp tiền tệ chính khác cũng giao dịch trong phạm vi hẹp.
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Cục Đánh giá Cơ sở hạ tầng đã khuyến nghị loại bỏ 82 dự án khỏi nguồn tài trợ của liên bang, 36 dự án nên được điều chỉnh lại phạm vi và 156 dự án nên tiếp tục.
Các lý do được trích dẫn bao gồm chi phí tăng cao do thiếu nhân công, hạn chế của chuỗi cung ứng và lạm phát cao.
Việc hủy bỏ hơn 50 dự án cơ sở hạ tầng trị giá 11.6 tỷ AUD được cho là sẽ thúc đẩy nền kinh tế về mặt tài chính và hỗ trợ Ngân hàng Dự trữ Úc trong việc giảm lạm phát:
Thống đốc BOJ Ueda cho biết:
Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Akazawa cho biết:
UBS Global Wealth Management đưa ra nhận định về triển vọng kinh tế năm 2024:
Khuyến nghị cốt lõi cho năm tới:
Dự báo của ANZ về quyết định của Ngân hàng Dự trữ New Zealand tại cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 29/11:
Thống đốc BOJ Ueda cho biết:
Barclays cho biết:
PPI quý 3 của New Zealand tăng mạnh.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất do lạm phát tiêu dùng đã giảm xuống. Dữ liệu này có thể vẫn là chưa đủ để thúc đẩy RBNZ tăng lãi suất vào cuộc họp chính sách tiếp theo ngày 29 tháng 11.
Thủ tướng Anh Jeremy Hunt dự kiến sẽ công bố kế hoạch giải phóng hàng tỷ GBP từ quỹ phúc lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vào tuần tới:
Kho bạc từ chối bình luận về tin tức của kế hoạch trên của Thủ tướng Hunt.
Phó chủ tịch Fed Barr phát biểu tại hội nghị về thị trường trái phiếu kho bạc của Fed New York:
JP Morgan đưa ra các dự đoán về triển vọng kinh tế Hoa Kỳ năm 2024:
Robert Perli - quan chức chịu trách nhiệm thực thi chính sách tiền tệ phát biểu trong hội nghị về thị trường trái phiếu kho bạc của Fed New York:
Chủ tịch Fed Cleveland Mester cho biết:
Giám đốc thị trường Nordstrom phát biểu trong hội nghị về thị trường trái phiếu kho bạc của Fed New York:
Thành viên FOMC Fed Cook cho biết:
Tôi tin rằng Mỹ có thể hạ cánh mềm
Có 2 chiều rủi ro, phải cân bằng rủi ro chính sách không thắt chặt đủ với rủi ro thắt chặt quá tay
Có nguy cơ đà tăng nhu cầu tiếp tục có thể làm chậm tốc độ giảm phát
Cũng chú ý đến nguy cơ xảy ra những cú sốc kinh tế toàn cầu mới, bao gồm cả tình hình tăng trưởng địa chính trị.
Chính sách của Fed có sức lan tỏa ra nước ngoài
Việc thắt chặt ngân hàng trung ương toàn cầu có thể có nghĩa là mỗi ngân hàng trung ương cần phải hành động một chút
Cải thiện chuỗi cung ứng, giá hàng hóa giảm cũng giúp lạm phát giảm
Nguồn cung nhà ở tăng lên sẽ góp phần làm giảm lạm phát dự kiến
Cung, cầu lao động ngày càng cân bằng hơn
Phó Thống đốc BoE Ramsden cho biết:
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ cao hơn dự kiến. Dow Jones giảm 0.13%, chấm dứt chuỗi tăng kéo dài 4 phiên trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 0.12% và 0.07%. Bất chấp việc đà tăng đang chậm lại, cả ba chỉ số chính nhiều khả năng sẽ có tuần tích cực thứ ba liên tiếp. S&P 500 và Nasdaq tăng hơn 2% tính đến thời điểm đóng cửa ngày thứ Năm, trong khi Dow Jones đang trên đà tăng 1.9%.
Trên thị trường FX, USD suy yếu sau công bố dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ nhưng tăng nhẹ sau đó. DXY tăng 0.3%, đóng cửa ở 104.40. JPY mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD/JPY nhanh chóng giảm xuống 150.65 từ mức 151.10 khi dữ liệu được công bố và sau đó tiếp tục giảm xuống 150.30 trước khi bật trở lại và kết phiên ở 150.76. Các loại tiền tệ hàng hóa suy yếu, một trong những nguyên do là cuộc họp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. AUDUSD giảm 0.63% xuống 0.6465 trong khi NZDUSD giảm 0.87% xuống 0.5970. EURUSD bật tăng lên 1.0895 đầu phiên Mỹ trước khi quay lại kết ngày ở 1.0850 . Điều tương tự xảy ra với GBPUSD khi cặp tiền chạm mức 1.2455 trước khi giảm trở lại 1.2411.
Vàng tăng 22 USD lên 1,980 USD. Bitcoin giảm gần 5% xuống 36.2K USD. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 8.8 bps xuống 4.45%. Dầu tiếp tục sụt giảm và đã rơi xuống mức đáy kể từ tháng 7 khi phá vỡ mức 80 USD của dầu Brent và 75 USD đối với dầu WTI. Đây được coi là tuần giảm thứ tư liên tiếp. Việc giá năng lượng giảm có thể sẽ dẫn đến giảm phát và điều này sẽ giúp Fed đạt được mục tiêu sớm hơn.