Giá vàng quay đầu giảm hơn 150 pips xuống 2655 USD/oz
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Lowe cho biết:
Hôm qua là ngày lễ Juneteenth tại Mỹ, ngày kỷ niệm chấm dứt chế độ nô lệ của người da màu, do vậy các thị trường tại đây đều đóng cửa.
Tuy vậy, hôm qua cũng là một phiên rất nhiều quan chức ngân hàng trung ương và chính phủ phát biểu, đáng chú ý là chủ tịch ECB Christine Lagarde nói rằng ECB cần tăng lãi suất trong tháng Bảy và tháng Chín, phải hành động nhanh chóng trong vấn đề phân mảnh thị trường trái phiếu, hay ECB không nghĩ kịch bản suy thoái có thể xảy ra.
Thành viên Hội đồng thống đốc BoE Catherine Mann cũng cho biết tăng lãi suất 50bp hạ rủi ro lạm phát cao bị khuếch đại bởi GBP suy yếu (bà là người bỏ phiếu tăng 50bp trong cuộc họp gần đây).
Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard cũng cho biết phản ứng của Fed trước đại dịch không phải sai lầm chính sách, vì rất khó dò đường giữa một cơn bão; ông cũng rất hài lòng trước phản ứng thị trường với chính sách hiện tại, và Fed đang hành động nhanh chóng trong vấn đề lãi suất (dễ hiểu khi ông dự báo lãi suất tăng lên 3.5%).
Nhìn chung, đó là những xúc tác chính khi không có các trader Mỹ tham gia. Thị trường giao dịch khá nhạt nhòa. USD điều chỉnh nhẹ, nhưng đến cuối phiên cũng có lực hồi và DXY đóng cửa tạo nến rút chân. Hiện tại USD đang tiếp tục suy yếu:
Vàng biến động 2 chiều trong phiên hôm qua, nhưng về cơ bản cũng giao dịch khá nhạt nhòa, với đỉnh ngày chạm mức 1,846, đáy ngày 1,835 và đóng cửa giảm nhẹ xuống 1,840. Hiện kim loại này đang tăng nhẹ 0.16% lên 1,841.25. Dầu thô đã có một phiên giao dịch đẫm máu, khi giảm gần 6% trước lo ngại tăng trưởng toàn cầu và việc giá xăng quá cao gây áp lực lên nhu cầu. Hiện tại, dầu WTI đang giao dịch quanh mức $110/thùng.
Tâm điểm lịch kinh tế hôm nay sẽ là biên bản cuộc họp RBA và doanh số bán lẻ Canada. Số liệu doanh số bán nhà tại Mỹ cũng sẽ khá đáng chú ý, đặc biệt khi thị trường nhà ở tại đây đang có dấu hiệu hạ nhiệt trước việc lãi suất vay thế chấp 30 năm tăng mạnh.
Sản lượng ở Trung Quốc đã giảm trong nhiều tháng, chi tiết:
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Úc đã tăng lên lại +1.6% sau mức giảm -7.6% tuần trước
ANZ nhận xét:
RBA nói:
Bộ trưởng Bộ tài chính Hoa Kỳ Yellen phát biểu về vấn đề năng lượng:
Thành viên hội đông Ngân hàng Trung ương Châu Âu Philip Lane phát biểu:
Bài phát biểu của Philip Lowe, Thống đốc RBA cập nhật sau 7h sáng
Ông James Bullard phát biểu từ Barcelona:
James Bullard - thành viên của FOMC cho biết:
Thống đốc ECB - bà Lagarde đã phát biểu thêm:
Thị trường chứng khoán Mỹ không giao dịch trong ngày 20 tháng 06 - khi hôm nay là ngày lễ của bố tại đất nước này. Tuy vậy rủi ro giảm điểm trong phiên giao dịch ngày mai (ngày 21 tháng 06) vẫn hiện hữu, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang tiến rất gần tới tình trạng suy thoái.
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY giảm nhẹ 0.2% (-0.225 điểm) trong phiên giao dịch Bắc Mỹ. AUD hiện đang là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng của G7, JPY yếu nhất. USDJPY ghi nhận mức hồi phục đáng kể vào phiên giao dịch cuối tuần trước sau khi BoJ khẳng định không có bất cứ động thái nào liên quan tới việc bán trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JPB) trong thời gian tới.
GBPUSD là cặp tiền giảm giá mạnh nhất trong hơn 1 giờ trở lại đây, ngay sau phát biểu của Catherine Mann - Nhà hoạch định chính sách của BoE liên quan tới giá cả và lạm phát tại Anh. Cặp tiền đã giảm 0.23% (28 pips) từ mức cao nhất ghi nhận trong ngày (1.2278)
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá vàng giảm nhẹ ở thời điểm hiện tại (-2 USD/ounce) - giao dịch quanh mốc 1,838 USD/ounce.
Dầu mỏ tiếp tục chịu áp lực giảm trong bối cảnh nhiều Ngân hàng trung ương trên thế giới thể hiện động thái quyết tâm trong việc chống lại lạm phát. Qua đó tác động tới tăng trưởng kinh tế cũng như dự báo về nhu cầu về dầu thời gian tới. Dầu Brent và dầu WTI đã giảm hơn 6% trong tuần trước. Hiện cả 2 loại dầu này giao dịch lần lượt ở mốc 112 USD/thùng và 108 USD/thùng.
Bà Lagarder phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tiền tệ của Nghị viện Châu Âu:
Thị trường:
Với việc hôm nay là ngày nghỉ lễ ở Hoa Kỳ, các thị trường khó có thể thoát khỏi đà giảm của ngày thứ Sáu.
Cổ phiếu đang giao dịch lạc quan hơn một chút sau cuộc lao dốc đáng sợ vào tuần trước, với các chỉ số châu Âu đang giữ mức tăng nhẹ và hợp đồng tương lai của Mỹ cũng tăng điểm. Đồng Dollar đang giảm nhẹ trên diện rộng trong bối cảnh tâm lý risk-off thoái lui.
Tỷ giá EUR/USD ổn định trong suốt phiên giao dịch quanh mức 1.0510-30 sau khi tăng trong phiên châu Á. Trong khi đó, GBP/USD cũng phục hồi sau khi tăng từ 1.2230 để kiểm tra mức MA 200 giờ tại 1.2281.
Tỷ giá USD/JPY ít thay đổi nhưng đã lùi từ mức 135.10 xuống 134.80-90 khi Dollar lao dốc.
Ở những nơi khác, AUD/USD và NZD/USD đều tăng 0.9% trong ngày lên lần lượt 0.6990 và 0.6360 trong khi đồng Franc tiếp tục bứt phá sau khi SNB tăng lãi suất vào tuần trước. USD/CHF giảm 0.5% xuống 0.9650 với mức đáy ngày chạm 0.9620.
Nhu cầu dầu toàn cầu giảm so với tháng trước trong tháng 4 xuống dưới mức trước đại dịch (97% mức của năm 2019) do tiêu thụ ở một số quốc gia châu Á giảm xuống, Reuters đưa tin hôm thứ Hai, trích dẫn dữ liệu từ JODI.
Reuters cho biết thêm, xuất khẩu dầu thô trong tháng 4 của Saudi Arabia đã tăng lên 7.38 triệu thùng/ngày (bpd) từ 7.235 triệu thùng/ngày trong tháng 3.
USD/CHF giảm 0.7% xuống 0.9630 trong ngày.
Đồng Franc Thụy Sĩ tiếp tục tăng cao hơn sau khi SNB bất ngờ tăng lãi suất vào tuần trước.
Tỷ giá USD/CHF đã chạm vào ngưỡng hỗ trợ của đường xu hướng và đó là khu vực chính đang được kiểm tra ở thời điểm hiện tại. Thêm nữa, mô hình hai đỉnh ngay trên 1.0000 là một tín hiệu kỹ thuật đáng lo ngại cho cặp USD/CHF, kết hợp nó với sự thay đổi trong bản chính sách của SNB.
Nếu tỷ giá xuyên thủng đường xu hướng, hỗ trợ tiếp theo sẽ nằm tại đáy cuối tháng 5 xung qunah 0.9455-56.
Trong khi đó, EUR/CHF cũng giảm 0.4% xuống 1.0135 khi cặp tiền này tiếp tục tích lũy. CHF/JPY đang bứt phá trên 140.00 - chạm mức đỉnh mới kể từ năm 1980.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Mohamed Oun, sản lượng dầu của Libya trong tuần qua đã tăng lên khoảng 700,000 đến 800,000 thùng/ngày.
Sản lượng ở Libya, nơi có trữ lượng dầu lớn nhất châu Phi, đã biến động trong năm nay trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng và các cuộc biểu tình tại các mỏ và cảng năng lượng.
Thủ tướng được quốc hội ủng hộ của Libya, Fathi Bashagha, cho biết quốc gia này có rất ít cơ hội tổ chức bầu cử trong năm nay, điều này làm tăng triển vọng về việc ngừng sản xuất dầu kéo dài trong nhiều tháng.
Nước này đã sản xuất trung bình 1.2 triệu thùng/ngày vào năm ngoái. Các nhà nhập khẩu lớn ở châu Âu hy vọng có thể gia tăng con số đó để giúp chống lại những hạn chế về nguồn cung ở những nơi khác trên thế giới. Giá dầu thô đã tăng gần 50% trong năm nay lên 110 Dollar/thùng, chủ yếu là do ảnh hưởng từ việc Nga xâm lược Ukraine.
Xu hướng tăng giá đối với USD/JPY vẫn có thể tiếp tục, nhiều khả năng bứt phá sau khi vượt trên mốc 136.00, theo Nhà chiến lược ngoại hối tại UOB Group Lee Sue Ann và Quek Ser Leang.
Trong 24 giờ: “Chúng tôi dự kiến cặp tiền sẽ biến động trong khoảng từ 131.80 đến 133.80 vào thứ Sáu tuần trước. Chúng tôi đã không thể tin được USD tăng lên mức đỉnh 135.42. Sự tăng giá nhanh chóng này có thể tiếp tục mở rộng nhưng các điều kiện quá mua cho thấy rằng mức tăng duy trì trên 135.60 là khó xảy ra (mức kháng cự tiếp theo tại 136.00). Mặt khác, nếu cặp tiền trượt xuống 134.00 có thể gợi ý rằng đà tăng đã suy yếu.”
1-3 tuần tiếp theo: “USD phải đóng cửa trên 136.00 trước khi có thể bứt phá thêm."
Đạt -1.1%, trước đó 0.0%
Hoạt động xây dựng dân dụng giảm 5.5% trong khi xây dựng cao ốc tăng 0.1% so với tháng trước.
Tỷ giá GBP/USD đang phục hồi sau khi kiểm tra dưới mốc 1.2000 vào tuần trước, và hôm nay đã tăng mạnh lên 1.2400, tuy nhiên cặp tiền gặp mức thoái lui Fib 61.8 tại mức 1.2386 và điều đó đã hạn chế đà tăng trong thời điểm hiện tại:
Thứ Sáu tuần trước cặp tiền này giảm trở lại và gần như xóa bỏ tất cả những khoản tăng từ thứ Năm nhưng khi đồng đô la giảm một chút vào hôm nay, hành động giá được giữ quanh mức 1.2250 và giữ ở giữa các đường trung bình động hàng giờ chính của nó:
Cặp GBP/USD hiện phù hợp giữa các mức trung bình động hàng giờ chính của nó là 1.2170 (đường màu đỏ) và 1.2284 (đường màu xanh lam). Mức kháng cự tiếp tục được nhìn thấy ở mức cao nhất của tuần trước, ngay dưới mốc 1.2000.
Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Ý và Đức đang ở mức 200 bps kể từ cuối tuần trước:
Nhìn chung lượng tiền gửi cho thấy sự sụt giảm trong tuần qua.
Các nhà lãnh đạo của Nhóm G7 sẽ tập trung vào vấn đề Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Đức, thảo luận về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, theo một nguồn tin từ chính phủ Đức.
Các cuộc đàm phán cũng được cho là sẽ tập trung vào quá trình tái thiết trong trung và dài hạn tại Ukraine.
Cuộc họp G7 kéo dài ba ngày tại Schloss Elmau ở Bavarian Alps, dự kiến bắt đầu vào Chủ nhật.
Thị trường chứng khoán Pháp đang tăng bất chấp thất bại của ông Macron vào cuối tuần.
HĐTL S&P 500 tăng 0.4%, HĐTL Nasdaq tăng 0.6% và HĐTL Dow Jones tăng 0.3% trong ngày.
Đối với cuộc gặp giữa ông và thủ tướng Nhật Bản Kishida, Thống đốc BOJ nói rằng đây là một cuộc họp "thông lệ", thảo luận về nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính.
Trong đánh giá mới nhất về nền kinh tế tổng thể, Chính phủ Nhật Bản tái khẳng định rằng họ đang "có dấu hiệu khởi sắc", nhưng hạ sản lượng của nhà máy, do bị ảnh hưởng từ các lệnh phong tỏa Covid-19 của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chính phủ đã nâng đánh giá về nhập khẩu.
Đồng USD đang sụt giá nhẹ, chỉ số DXY giảm 0.27% xuống 104.367
Cập nhật các HĐTL:
Thị trường đang diễn biến tích cực hơn khi giá HĐTL Mỹ tăng lên một chút:
Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng mức tăng nhẹ ở đây đến sau một tuần tồi tệ đối với cổ phiếu nói chung. Biểu đồ hàng tuần của DAX cho thấy phe bán đang gây áp lực phá vỡ dưới đường trung bình động 200 tuần, hướng đến mức thấp nhất trong tháng 3:
Giá sản xuất của Đức tiếp tục tăng. Mặc dù mức tăng hàng tháng không quá cao, nhưng xu hướng này vẫn khá mạnh mẽ. Điều này dẫn đến áp lực tăng giá cả và lạm phát. Ngay cả khi không tính đến năng lượng, giá sản xuất vẫn tăng 16,5% so với tháng 5 năm ngoái: