Giá vàng tăng mạnh lên trên 2,670 USD/oz
Lo ngại rủi ro địa chính trị tiếp tục thúc đẩy giá vàng. Nguồn tin tại Reuters cho biết rằng Israel hôm thứ đã tấn công các căn cứ của quân đội Syria.
Lo ngại rủi ro địa chính trị tiếp tục thúc đẩy giá vàng. Nguồn tin tại Reuters cho biết rằng Israel hôm thứ đã tấn công các căn cứ của quân đội Syria.
Các nhà bán lẻ của Anh dường như đã trải qua một tháng khó khăn khác khi doanh số bán lẻ giảm mạnh hơn. CBI lưu ý rằng tình hình thời tiết xấu và nhu cầu suy yếu đã ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ. Chỉ số triển vọng cho tháng 8 được nhìn thấy ở mức -32, đây là một cải thiện nhẹ nhưng vẫn là mức yếu nhất kể từ tháng 2.
Các sự kiện chính trong tuần:
CPI của Úc được dự báo ở mức 3.8% so với cùng kỳ (Trước đó: 4.0%). Dự kiến CPI lõi cũng sẽ tăng. Trước đó, thống đốc RBA, Michelle Bullock, đã nhấn mạnh rằng nhu cầu trong nước quá mạnh khiến lạm phát khó có thể trở lại mục tiêu. Bà gợi ý về khả năng tăng lãi suất, có thể xảy ra nếu lạm phát cao hơn dự báo. Mặc dù có một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chậm lại, RBA vẫn tập trung vào cuộc chiến chống lạm phát.
Tất cả các con mắt đều đổ dồn vào cuộc họp BoJ trong tuần này khi thị trường chờ đợi xem liệu NHTW này có tăng lãi suất hay không. Dữ liệu kinh tế gần đây ở Nhật Bản rất trái chiều. Tăng trưởng GDP quý 1 đã được điều chỉnh giảm, trong khi lạm phát cơ bản tăng 2.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Một dấu hiệu tích cực là kỳ vọng tăng trưởng GDP tốt hơn trong cuộc khảo sát Tankan quý 2. Các nhà phân tích tin rằng tại cuộc họp trong tuần này, BoJ sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành. Bên cạnh đó, kế hoạch giảm mua trái phiếu được dự báo sẽ có mức giảm 1,000 tỷ Yên mỗi quý, và BoJ cũng sẽ điều chỉnh dự báo về lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Theo Wells Fargo, nếu lạm phát tăng bất ngờ, BoJ có khả năng sẽ bắt đầu tăng lãi suất, với mức tăng 15 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 10.
Tại khu vực Eurozone, lạm phát toàn phần được dự báo sẽ giảm về mức 2.4% so với cùng kỳ và lạm phát cơ bản ở mức 2.8% với lạm phát dịch vụ giảm mạnh hơn. Tuy nhiên, chỉ riêng điều này có thể không mang lại cho ECB đủ sự tự tin để tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 9 trừ khi nó được hỗ trợ bởi các dữ liệu khác như tăng trưởng tiền lương quý 2 chậm lại và dữ liệu CPI suy yếu.
Tại cuộc họp trong tuần này, Fed được dự báo vẫn sẽ giữ nguyên mức lãi suất điều hành. Thị trường hiện dự kiến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra tại cuộc họp tháng 9. Fed có thể sẽ nhắc lại quan điểm rằng đã có những tiến triển trong cuộc chiến chống lạm phát trong những tháng qua và có nguy cơ thị trường lao động xấu đi. Các nhà phân tích tin rằng sự phục hồi của lạm phát tiêu dùng trong quý 1 gần đây có thể chỉ là nhất thời. Chỉ số PCE tăng 2.7% hàng năm, cùng với sự suy yếu của lạm phát cho thấy dấu hiệu tiến bộ, đặc biệt là lạm phát cơ bản, hiện ở mức thấp nhất kể từ năm 2021. Điều này không có nghĩa là cuộc chiến đã kết thúc nhưng nó cho thấy Fed đang tiến rất gần đến việc đạt được mục tiêu 2.0%. Nền kinh tế tiếp tục tạo thêm một lượng lớn việc làm, nhưng các chỉ số khác của thị trường lao động đang giảm. Có những lo ngại khi tỷ lệ thất nghiệp đang gia tăng và các doanh nghiệp tiếp tục sa thải công nhân, cho thấy những vấn đề tiềm ẩn trong thị trường lao động.
BoE được dự báo sẽ cắt giảm lần đầu tiên, nhưng một số nhà phân tích cho rằng NHTW này có thể đợi đến tháng 9. Dữ liệu kinh tế vẫn chưa đạt đến kết quả mà BoE mong muốn, đặc biệt là với lạm phát dịch vụ vẫn ở mức 5.7% so với cùng kỳ trong tháng 6. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quan chức có lập trường ôn hòa hơn gần đây, làm tăng khả năng cắt giảm lãi suất ngay trong cuộc họp tuần này.
Trong bối cảnh thị trường dồn toàn bộ sự tập trung vào Fed, các nhà đầu tư cũng không nên bỏ qua báo cáo NFP vào thứ Sáu tuần này. Không chỉ vậy, BoJ và BoE cũng có phiên họp lần lượt vào thứ Tư và thứ Năm tuần này. Ngoài ra, còn có báo cáo CPI Úc và Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Trên thị trường FX, USD vẫn ổn định và tăng nhẹ trên diện rộng. USD/JPY hiện đi ngang quanh 153.75, trong khi GBP/USD tụt lại phía sau khi giảm 0.5% trong ngày xuống còn khoảng 1.2810.
Đối với GBP/USD, áp lực bán tăng mạnh có thể đẩy cặp tiền về mức Fibo 50% của đợt tăng giá trong tháng 7. Nếu không thể vượt qua vùng cản 1.3000, hỗ trợ cần chú ý sẽ là 1.2777 trước loạt sự kiện lớn trong tuần. EUR/USD giảm 0.2% xuống 1.0835 và AUD/USD giảm 0.1% xuống 0.6540.
Tâm lý thị trường có phần hỗn loạn, với HĐTL chỉ số S&P 500 thu hẹp đà tăng thêm 0.2%, trong khi lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm giảm gần 3bp xuống 4.17%, đồng thời cũng tiến gần hơn đến đáy tháng.
Tại các thị trường khác:
Người dân Vương quốc Anh đã vay tổng cộng 2.7 tỷ GBP dưới dạng nợ thế chấp trong tháng 6. Điều này cho thấy số tiền mà người dân vay để mua nhà hoặc tài sản khác bằng thế chấp đã tăng lên. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của khoản cho vay thế chấp ròng là 0.5% trong tháng 6, cho thấy số lượng khoản vay thế chấp mới đã tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Việc tỷ lệ này tăng lên phản ánh xu hướng tích cực của thị trường vay thế chấp trong vài tháng gần đây, tức là người dân đang vay nhiều hơn để mua nhà, có thể do điều kiện kinh tế hoặc lãi suất hấp dẫn.
Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB trong tuần tính đến ngày 19/7:
Tổng tiền gửi không kỳ hạn giảm nhẹ trong tuần trước nhưng vẫn ổn định trong phạm vi thường thấy trong vài tuần qua.
Cổ phiếu Pháp giảm, duy trì tâm lý thận trọng sau đợt giảm tuần trước. Hợp đồng tương lai S&P 500 của Mỹ tăng 0,4%, cải thiện tâm lý rủi ro. Tuy nhiên, cần chú ý đến các báo cáo thu nhập quan trọng trong tuần này, đặc biệt là bốn trong số "Magnificent Seven" cùng với nhiều công ty lớn khác.
BoJ và RBA là hai ngân hàng trung ương lớn tiếp tục được kỳ vọng sẽ thắt chặt chính sách vào nửa cuối năm.
Triển vọng nới lỏng chính sách và tổng mức cắt giảm lãi suất vào cuối năm:
Triển vọng thắt chặt chính sách và tổng mức tăng lãi suất vào cuối năm:
USD/CHF đi ngang quanh 0.8830 trong phiên Âu và tăng nhẹ 0.07% trong ngày. USD suy yếu sau nhiều dữ liệu lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động nới lỏng tại Hoa Kỳ gần đây. Điều này đã thúc đẩy kỳ vọng về 3 lần hạ lãi suất trong năm nay của Fed kể từ tháng 9, đồng thời gây áp lực lên cặp USD/CHF.
Tại Thụy Sĩ, Chủ tịch SNB Thomas Jordan, người sẽ từ chức vào cuối tháng 9, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Bieler Tagblatt vào thứ Bảy rằng, "Tôi thà bị coi là nhàm chán hoặc bảo thủ còn hơn bị chỉ trích vì theo đuổi chính sách tiền tệ sai lầm". Jordan nhấn mạnh rằng khi đóng vai trò là người đứng đầu tại SNB, ông luôn muốn giải quyết các vấn đề và đưa ra các quyết định phù hợp trong nhiệm kỳ của mình.
Bitcoin đã tăng nhẹ vào đầu tuần này, nhưng vẫn dưới mức 70,000 USD. Tiền điện tử đang thiếu động lực để vượt qua ngưỡng tâm lý này. Cộng đồng đã hy vọng rất nhiều vào bài phát biểu quan trọng của ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump tại Hội nghị Bitcoin 2024 cuối tuần qua. Tuy nhiên, thị trường đã thất vọng vì Trump không cam kết thiết lập một đồng tiền dự trữ chiến lược chính thức của Mỹ bằng bitcoin.
Thay vào đó, Trump hứa sẽ "giữ 100% số bitcoin mà chính phủ Mỹ hiện đang nắm giữ hoặc sẽ mua trong tương lai." Ông còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấp nhận công nghệ tiền điện tử và cảnh báo rằng: "Nếu chúng ta không chấp nhận công nghệ tiền điện tử và bitcoin, Trung Quốc sẽ làm điều đó, các nước khác sẽ làm điều đó. Họ sẽ thống trị, và chúng ta không thể để Trung Quốc thống trị. Họ đang tiến bộ quá nhiều."
Lịch kinh tế phiên Âu trống về mặt dữ liệu quan trọng. Nếu có, các báo cáo này đều ở cấp thấp và ít tác động đến thị trường.
Một vài nhận xét được đưa ra bởi hội đồng kinh tế hàng đầu của Nhật Bản:
Hợp đồng tương lai S&P 500 cũng được dự báo tăng 0.5% sau sự phục hồi trên Phố Wall vào cuối tuần trước. Trong tuần này, Microsoft, Meta, Apple và Amazon sẽ báo cáo kết quả kinh doanh từ thứ Ba đến thứ Năm. Vì vậy, đây sẽ là yếu tố quyết định hiệu suất của thị trường chứng khoán trong tuần - đặc biệt là cổ phiếu công nghệ.
Thị trường châu Âu dự kiến sẽ mở cửa cao hơn vào thứ Hai khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ và hướng đến một tuần "bận rộn" với loạt báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương.
Chỉ số Stoxx 600 khép phiên với sắc xanh vào thứ sáu khi đợt bán tháo cổ phiếu toàn cầu đã dịu đi và nhà đầu tư đánh giá dữ liệu PCE của Hoa Kỳ.
Loạt báo cáo kết quả kinh doanh sẽ tiếp tục được công bố trong tuần này, với Heineken, Philips, Pearson và Associated British Foods sẽ báo cáo trong phiên giao dịch.
Nhà đầu tư cũng đang chờ đợi cuộc họp chính sách mới nhất từ Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương Anh khi các ngân hàng này sẽ đưa ra quyết định lãi suất trong tuần này.
Đợt đáo hạn đối với cặp USD/JPY nằm ở mức 154.00. Trong bối cảnh cặp tiền này biến động mạnh hơn trong hai tuần qua, mức này có thể hạn chế hành động giá trong phiên giao dịch sắp tới. Tuy nhiên, mức này không có nhiều ý nghĩa về mặt phân tích kỹ thuật.
Đồng AUD mở rộng đà tăng so với đồng USD trong phiên Á hôm nay. Đà tăng này được cho là do thị trường kỳ vọng RBA sẽ duy trì lập trường chính sách "diều hâu". Không giống như các ngân hàng trung ương lớn khác, RBA dự kiến sẽ trì hoãn việc nới lỏng chính sách do áp lực lạm phát dai dẳng và thị trường lao động thắt chặt.
Doanh số bán lẻ của Úc trong tháng 6 sẽ được theo dõi chặt chẽ vào thứ Ba. Vào thứ Tư, dữ liệu CPI quý 2 cũng sẽ được công bố, có khả năng cung cấp thông tin chi tiết về triển vọng chính sách của RBA.
Cặp AUD/USD tăng do đồng USD yếu hơn. Các dấu hiệu cho thấy lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động không mấy khả quan tại Hoa Kỳ đã thúc đẩy kỳ vọng về ba đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), bắt đầu từ tháng 9.
Hiện tại, đồng Yên vẫn biến động mạnh trong phiên. USD/JPY đã chạm đáy tại 153.01 trước khi duy trì quanh mức 153.40 hiện nay. Cặp tiền này cũng đã chạm đỉnh trong phiên Á tại 154.35. Nhưng bức tranh kỹ thuật nhìn chung vẫn không thay đổi nhiều.
Đà giảm đang được duy trì với ngưỡng hỗ trợ chính gần mức đáy của tháng 5 tại 151.85. Sau đó, đường MA200 ngày (đường màu xanh) là 151.60 cũng cần được theo dõi.
Hiện tại, xu hướng ngắn hạn vẫn khá bi quan khi cặp tiền này dao động dưới đường MA100 giờ tại 154.29. Điều này giúp phe bán kiểm soát được thị trường trong ngắn hạn.
Quyết định chính sách của BoJ là sự kiện lớn cần chú ý trong tuần này. Ngân hàng trung ương cũng sẽ công bố việc giảm dần lượng mua trái phiếu.
Về khả năng tăng lãi suất, vẫn còn rất mơ hồ và các nhà giao dịch khá cảnh giác với điều đó trong tuần qua.
Giá dầu tăng vào thứ Hai, thu hẹp mức lỗ của tuần trước, do lo ngại về một cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông sau một cuộc tấn công bằng tên lửa ở Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng, mà Israel và Hoa Kỳ đổ lỗi cho nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon. Tuần trước, Brent giảm 1.8% trong khi WTI giảm 3.7% do nhu cầu của Trung Quốc giảm và hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.
Vàng đã giảm xuống dưới $2,390 đầu phiên Á trước khi điều chỉnh trở lại $2,394 tại thời điểm hiện tại. Kim loại quý được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng giá nhờ triển vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
BTC/USD tăng gần 2% lên trên mức 69,300 USD. Ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã tham dự hội nghị Bitcoin ở Nashville. Ông Trump đã đưa ra nhiều bình luận ủng hộ tiền điện tử.
Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương hầu hết tăng điểm vào thứ Hai.
USD/JPY tăng đầu phiên lên trên 154.30 nhưng sau đó đã giảm mạnh, xuống dưới 153.05, hiện cặp tiền này đang giao dịch quanh 153.50. Cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ diễn ra vào tuần này. BoJ sẽ công bố kế hoạch chi tiết về việc cắt giảm lượng mua TPCP Nhật Bản. Thị trường cũng đang dự đoán BoJ sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tuần này.
EUR, GBP, NZD, CAD đều tăng nhẹ so với đồng USD.
Deutsche Bank đưa ra dự báo về cuộc họp của Ngân hàng Trung Ương Anh tuần này:
Giá dầu tăng vào thứ Hai, thu hẹp mức lỗ của tuần trước, do lo ngại về một cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông sau một cuộc tấn công bằng tên lửa ở Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng, mà Israel và Hoa Kỳ đổ lỗi cho nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon.
Tuần trước, Brent giảm 1.8% trong khi WTI giảm 3.7% do nhu cầu của Trung Quốc giảm và hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.
Vào Chủ Nhật, Nội các an ninh của Israel đã ủy quyền cho chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định về "cách thức và thời điểm" trả đũa với cuộc tấn công bằng tên lửa vào thứ Bảy ở Cao nguyên Golan khiến 12 thanh thiếu niên và trẻ em thiệt mạng.
Hezbollah được Iran hậu thuẫn đã phủ nhận trách nhiệm về vụ tấn công, vụ tấn công đẫm máu nhất ở Israel hoặc vùng lãnh thổ do Israel sáp nhập kể từ khi nhóm chiến binh Palestine Hamas tấn công vào ngày 7 tháng 10 gây ra cuộc chiến ở Gaza. Cuộc xung đột đó đã lan sang nhiều mặt trận và có nguy cơ lan sang một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn.
Israel đã tuyên bố sẽ trả đũa Hezbollah ở Lebanon và máy bay phản lực của Israel đã tấn công các mục tiêu ở miền nam Lebanon vào Chủ Nhật.
"Những lo ngại về căng thẳng leo thang ở Trung Đông đã thúc đẩy hoạt động mua mới, nhưng mức tăng bị hạn chế bởi những lo ngại dai dẳng về nhu cầu suy yếu ở Trung Quốc" Toshitaka Tazawa, một nhà phân tích tại Fujitomi Securities cho biết.
Trong vài tuần qua, hy vọng về một lệnh ngừng bắn ở Gaza đã tăng lên.
Nhưng Israel muốn thay đổi kế hoạch ngừng bắn ở Gaza và Hamas thả con tin, làm phức tạp thêm một thỏa thuận nhằm chấm dứt chín tháng giao tranh đã tàn phá vùng đất này, theo một quan chức phương Tây, một nguồn tin Palestine và hai nguồn tin Ai Cập.
Về phía cầu, dữ liệu công bố đầu tháng này cho thấy tổng lượng dầu nhiên liệu nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm 11% trong nửa đầu năm 2024 đã làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu rộng hơn ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, các công ty năng lượng của Hoa Kỳ tuần trước đã bổ sung thêm giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tuần thứ hai liên tiếp, thúc đẩy số lượng hàng tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 11 năm 2022, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết trong báo cáo được theo dõi chặt chẽ vào thứ Sáu.
Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương hầu hết tăng điểm vào thứ Hai.
Tại châu Á, điểm nhấn trong tuần này sẽ là cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản bắt đầu từ ngày 30 tháng 7. Một cuộc thăm dò của Reuters đối với các nhà kinh tế dự kiến ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm 10 bps lên 0.1%. Một lưu ý từ ING cho biết ngân hàng sẽ tăng lãi suất thêm 15 bps và đồng thời giảm chương trình mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản
"Chúng tôi tin rằng nền kinh tế đang quay trở lại quỹ đạo phục hồi sau sự suy giảm bất ngờ trong quý đầu tiên của năm 2024 và tăng trưởng tiền lương vững chắc trong tháng 5 nếu ngân hàng trung ương tin tưởng hơn".
Dữ liệu lạm phát quan trọng khác từ khu vực bao gồm dữ liệu PMI tháng 7 của Trung Quốc, trong khi Úc sẽ công bố bộ dữ liệu lạm phát mới nhất trước cuộc họp chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương vào ngày 6 tháng 8.
Vàng giảm xuống dưới $2,390 đầu phiên Á trước khi điều chỉnh trở lại $2,393 tại thời điểm hiện tại.
Kim loại quý được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng giá nhờ triển vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
USD/JPY tăng lên trên 154.00 đầu phiên Á do nhu cầu được cho là chủ yếu từ phe mua Nhật Bản. Đợt tăng trung với với buổi sáng của Nhật Bản và phiên cố định của Tokyo, vì vậy có vẻ như điều đó có khả năng xảy ra.
Tuy nhiên, cặp tiền hiện giảm xuống gần 153.00
Hợp đồng quyền chọn đáo hạn hôm nay bao gồm khoảng 1.5 tỷ USD quanh mức 154.00 và 1.1 tỷ USD giữa mức 153.40 và 153.50.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) họp vào ngày 30 và 31/7. Tuyên bố dự kiến sẽ được đưa ra vào 1:00 rạng sáng thứ Năm. Cuộc họp báo của Chủ tịch Powell diễn ra sau đó nửa giờ
Deutsche Bank không mong đợi gì tại cuộc họp tuần này:
Bank of America cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng thị trường đã trở lại trạng thái quá lạc quan về chu kỳ lãi suất sắp tới" và dự đoán chỉ một lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024
Ngân hàng Quốc gia Úc công bố NAB Business Pulse mới nhất:
RBA sẽ họp vào ngày 5 và 6 tháng 8
Wall Street Journal Fedwatcher Nick Timiraos đã công bố các dự đoán mới nhất của mình về quyết định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ và không tiết lộ bất kỳ thông tin rò rỉ nào về khả năng cắt giảm. Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng Fed sẽ chuẩn bị cho đợt cắt giảm vào tháng 9 mà không cần cam kết trước. Đó là quan điểm đồng thuận vì một động thái vào tháng 9 đã được định giá đầy đủ.
Không mong đợi bất kỳ dấu hiệu hành động mạnh mẽ nào trong tuyên bố tháng 7 nhưng ngay cả những tín hiệu gia tăng cũng sẽ được coi là sự xác nhận, vì Fed biết giá cả được định bởi thị trường. Tuy nhiên, Fed có thể tìm cách đẩy lùi mức định giá 100% cho tháng 9 để có thêm sự lựa chọn, đặc biệt là sau báo cáo GDP mạnh mẽ vào thứ sáu.
Quan chức ECB Schnabel cho biết:
Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán Mỹ khi dữ liệu lạm phát Mỹ không đổi trong tháng 6, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan tháng 7 giảm. Thị trường chứng khoán Mỹ có một tuần đầy biến động. S&P 500 giảm 0.8%, trong khi Nasdaq Composite giảm 2.1% trong tuần. Tuy nhiên, Dow Jones tăng 0.8% và Russell 2000 tăng 3.5%. Đà giảm của cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn đã gây áp lực lên S&P500 và Nasdaq Composite, nhưng đà tăng của cổ phiếu vốn hóa nhỏ đã khuyến khích nhiều nhà chiến lược thị trường. Các báo cáo thu nhập được công bố trong tuần này sẽ đóng vai trò trong việc xác định liệu cổ phiếu công nghệ có thể phục hồi hay không? Microsoft, Meta Platforms, Apple và Amazon đều chuẩn bị báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý trong những ngày tới. Một sự kiện quan trọng khác trong tuần này sẽ là cuộc họp của Fed, ngân hàng trung ương sẽ công bố tuyên bố chính sách mới vào thứ Tư. Fed không dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất trong tuần này, nhưng các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm manh mối về khả năng ngân hàng trung ương sẽ có động thái tại cuộc họp vào tháng 9.
Trên thị trường FX, USD giảm nhẹ sau công bố dữ liệu PCE Mỹ tháng 6. DXY giảm 0.07%, đóng cửa tại 104.33. AUD mạnh nhất, CHF yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USDJPY giảm 0.12% xuống 153.70. Thị trường chờ đợi quyết định chính sách của BoJ được công bố ngày 31/7. Trong phần lớn thời gian của tuần trước, khẩu vị rủi ro ảm đạm đã hỗ trợ JPY và CHF khi các nhà đầu tư tìm kiếm đồng tiền trú ẩn. AUD và NZD giảm do sự suy thoái ở Trung Quốc, giá hàng hóa giảm và cổ phiếu giảm.
Vàng tăng gần 1% lên $2,386. Bitcoin tăng 0.52% lên trên $68,200. Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 6 bps xuống 4.195%. Dầu thô WTI đã giảm hơn 1% vào thứ Sáu, ghi nhận đà giảm tuần thứ 3 liên tiếp do lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc lớn hơn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Dầu WTI đã giảm 3.7% trong tuần trước, trong khi Brent giảm 1.8%. Nền kinh tế Hoa Kỳ đã tăng trưởng với tốc độ 2.8% trong quý 2, mạnh hơn nhiều so với dự kiến. Nhưng nhập khẩu dầu vào Trung Quốc đã giảm 10.7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 6 và nhập khẩu sản phẩm tinh chế đã giảm 32% trong cùng kỳ, theo dữ liệu hải quan. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
PCE lõi của Mỹ trong tháng 6 tăng 0.2% m/m, phù hợp với ước tính. Chỉ số này đã tăng 2.6% y/y, bằng với con số của tháng trước.
Thị trường dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất 67 bps vào cuối năm, gần như chắc chắn động thái đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 9.
Các chỉ số chứng khoán chính đang chìm trong sắc xanh:
Lợi suất TPCP Mỹ giảm ở tất cả các kỳ hạn:
Giá vàng đang tăng 0.78% lên 2,382 USD/oz.
Chỉ số DXY giảm 0.08% xuống 104.314.
Giá dầu giảm mạnh, dầu WTI giảm 2.60% xuống mức 77.08 USD/thùng.
Bitcoin tăng 2.27% lên 67,280 USD.
Những người tin rằng đợt tăng giá của JPY là do các yếu tố đặc thù của riêng Nhật Bản cần phải cân nhắc lại quan điểm của mình. Số liệu GDP tốt hơn dự kiến của Mỹ đã cải thiện khẩu vị rủi ro, điều này cũng khiến USD/JPY tăng. Chiến lược gia ngoại hối Volkmar Baur của Commerzbank lưu ý:
Tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan cho tháng 7 là 66.4, cao hơn so với ước tính 66.0
Nhìn vào NASDAQ theo góc độ kỹ thuật, cần phải vượt qua mức 17353 và vùng 17494 – 17544 để tạo cho người mua một số sự tự tin và tạo cho người bán một số lý do để tạm dừng xu hướng giảm.
Lợi suất TPCP Mỹ đang giảm:
Dầu thô giảm 0.81 USD xuống mức 77.44 USD/thùng. Trong tuần, dầu thô giảm -1.35%
Vàng đang tăng 0.59% lên mức 2379.30 USD/oz.
Bạc giảm 0.16% xuống mức 27.79 USD. Giá bạc đã giảm 4.81% trong tuần này.
Bitcoin đang giao dịch cao hơn ở mức 67,454 USD. Tuần trước, bitcoin đóng cửa tuần ở mức 68,158 USD.
Hơn 75% người nắm giữ Bitcoin (BTC) ngắn hạn hiện đang có lãi nhờ đợt tăng giá gần đây của Bitcoin, theo báo cáo ngày 24/7 của Glassnode.
Đợt tăng giá của Bitcoin mang lại sự nhẹ nhõm đáng kể cho những người nắm giữ ngắn hạn, hơn 90% số Bitcoin mà những người này đang nắm giữ đã mất giá so với khi họ mua vào, gây ra thua lỗ cho họ trong thời gian qua.
Nhóm người nắm giữ ngắn hạn thường được sử dụng để đánh giá mức độ quan tâm và nhu cầu hiện tại đối với Bitcoin, cũng như các xu hướng mua bán mới nhất.
Thị trường dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất 67 bps vào cuối năm, gần như chắc chắn động thái đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 9.
Hơn 3.91 tỷ USD quyền chọn hợp đồng tương lai Bitcoin đã đáo hạn vào lúc 15h00 trên sàn Deribit. Điều này mức giá thua lỗ tối đa của Bitcoin ở mức $63,000, điều này có thể gây áp lực giảm giá hơn nữa đối với đồng tiền này.
Tổng cộng 5.48 tỷ USD quyền chọn tiền điện tử đã đáo hạn trên Deribit, trong đó 1.57 tỷ USD là quyền chọn Ethereum. Bất chấp việc ra mắt quỹ ETF Ether giao ngay đầu tiên, ETH đã phải vật lộn để lấy lại đà tăng.
Tổng khối lượng vị thế đang nắm giữ và giá thực hiện hợp đồng BTC (Nguồn: Deribit)
Theo các nhà phân tích của Bitfinex: "Hiệu ứng bán sau tin của ETF Ethereum đang diễn ra. Tổng khối lượng vị thế ETH nhà đầu tư đang nắm giữ toàn cầu đã giảm 1.17 tỷ USD."
Theo nhà phân tích tiền điện tử nổi tiếng Rekt Capital, Bitcoin cần giữ trên mốc hỗ trợ $65,000 và đi ngang quanh vùng $65,000-$71,500 (màu đỏ)."
Dòng vốn đổ vào ETF Bitcoin tích cực có thể góp phần vào đà tăng của Bitcoin. Theo Farside Investors, các ETF Bitcoin của Hoa Kỳ đã ghi nhận ngày thứ hai liên tiếp được mua vào, trị giá 31.1 triệu USD vào ngày 25 tháng 7.
Tin tức chính:
Thị trường:
Thị trường đang tạm nghỉ sau đợt bán tháo tài sản rủi ro vài ngày qua.
HĐTL S&P 500 tăng 0.7% khi cổ phiếu công nghệ hồi phục. Các chỉ số châu Âu cũng đang giữ ở mức cao hơn, với chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0.9% mặc dù nhìn chung vẫn giảm trong tuần.
Trong thị trường ngoại hối, USD/JPY cũng đang duy trì đà tăng tăng lên mức 154.70. Đường MA 100 giờ ở mức 154.83 sẽ là mức kháng cực quan trọng cần lưu ý. AUD/USD cũng tăng lên mức 0.6560 trong khi USD/CHF chạm mốc 0,.8835 trong ngày.
Ở các thị trường hàng hóa, vàng tăng 0.4% lên $2,373 trong khi Bitcoin tăng khoảng 3% ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt đổ dồn vào báo cáo PCE của Hoa Kỳ bởi đó sẽ là yếu tố quyết định tâm lý chung trước khi tuần giao dịch này kết thúc
Theo một báo cáo mới từ Hội đồng Ổn định Tài chính (FSB), việc áp dụng stablecoin toàn cầu sẽ tạo ra những rủi ro và thách thức pháp lý ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Việc áp dụng các stablecoin, đặc biệt là những loại được neo giá bằng ngoại tệ, đang gia tăng ở các quốc gia đang phát triển do các yếu tố như khả năng tiếp cận ngân hàng truyền thống hạn chế, dòng kiều hối cao và biến động mạnh của đồng nội tệ.
Tuy nhiên, xu hướng này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan quản lý tài chính, những người cảnh báo rằng các tài sản kỹ thuật số này có thể gây bất ổn cho hệ thống tài chính và gây căng thẳng cho nguồn lực tài chính, gây ra rủi ro đáng kể cho các nền kinh tế đang phát triển hoặc thậm chí mới nổi, nơi năng lực quản lý và giám sát thường bị hạn chế.
Những lo ngại của FSB bao gồm các mối đe dọa đối với tính toàn vẹn của thị trường tài chính, gia tăng các hành vi tài chính bất hợp pháp, các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu và lỗ hổng an ninh mạng, cùng với nhu cầu tăng cường bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư. Ngoài ra, stablecoin có thể phá vỡ sự ổn định tài khóa và kinh tế vĩ mô nói chung.
Xu hướng hiện tại của Stablecoin
Các stablecoin nổi bật nhất - Tether, USD Coin, Dai và TrueUSD (TUSD) - hầu hết đều được neo giá với đồng USD.
Vào đầu tháng 7, Paxos, nền tảng mã hóa và blockchain quốc tế, đã nhận được sự chấp thuận đầy đủ về mặt pháp lý từ Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) để phát hành stablecoin Pax Gold (PAXG) được hỗ trợ bằng vàng.
Vào ngày 24/07, Jingdong Coinlink Technology Hong Kong Limited, một công ty con của JD Technology Group, đã tiết lộ kế hoạch phát hành stablecoin được hỗ trợ 1:1 với HKD.
Liên minh Châu Âu đã ban hành bộ luật đầu tiên về stablecoin vào ngày 30 tháng 6. Cùng với đó, một vài sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại EU đã bị hủy niêm yết do một số stablecoin không tuân thủ hoặc hạn chế dịch vụ cho người dùng. Các chuyên gia bắt đầu dự báo nhu cầu có thể chuyển sang các stablecoin được hỗ trợ bằng Euro nếu nhu cầu tăng lên ở các thị trường EU.
Chỉ số PCE và PCE lõi của Hoa Kỳ được thị trường chung dự báo sẽ tăng 0.1% so với tháng trước và 2.5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Goldman Sachs dự báo dữ liệu này sẽ tăng 0.2% so với tháng trước và 2.6% so với cùng kỳ.
Hiện tại, mọi thứ dường như cho thấy quá trình suy yếu của lạm phát tại Hoa Kỳ đang tiếp tục diễn ra, mặc dù với tốc độ khá chậm. Và thậm chí, có thể có những trở ngại trên con đường này như những gì các nhà hoạch định chính sách dự đoán.
Vì vậy, dữ liệu PCE tăng 2.6% so với cùng kỳ, thì đó cũng không phải là một trở ngại lớn đối với Fed.
Nhưng với việc thị trường đang ở trạng thái khá căng thẳng trong tuần này, bất kỳ số liệu nào cao hơn dự báo và số liệu tháng trước đều có thể dễ dàng khiến các nhà đầu tư sợ hãi. Và đà tăng cổ phiếu và tài sản rủi ro có thể gặp nguy hiểm khi điều đó xảy ra.