Giá vàng tăng mạnh lên trên 2,670 USD/oz
Lo ngại rủi ro địa chính trị tiếp tục thúc đẩy giá vàng. Nguồn tin tại Reuters cho biết rằng Israel hôm thứ đã tấn công các căn cứ của quân đội Syria.
Lo ngại rủi ro địa chính trị tiếp tục thúc đẩy giá vàng. Nguồn tin tại Reuters cho biết rằng Israel hôm thứ đã tấn công các căn cứ của quân đội Syria.
Tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan cho tháng 7 là 66.4, cao hơn so với ước tính 66.0
Nhìn vào NASDAQ theo góc độ kỹ thuật, cần phải vượt qua mức 17353 và vùng 17494 – 17544 để tạo cho người mua một số sự tự tin và tạo cho người bán một số lý do để tạm dừng xu hướng giảm.
Lợi suất TPCP Mỹ đang giảm:
Dầu thô giảm 0.81 USD xuống mức 77.44 USD/thùng. Trong tuần, dầu thô giảm -1.35%
Vàng đang tăng 0.59% lên mức 2379.30 USD/oz.
Bạc giảm 0.16% xuống mức 27.79 USD. Giá bạc đã giảm 4.81% trong tuần này.
Bitcoin đang giao dịch cao hơn ở mức 67,454 USD. Tuần trước, bitcoin đóng cửa tuần ở mức 68,158 USD.
Hơn 75% người nắm giữ Bitcoin (BTC) ngắn hạn hiện đang có lãi nhờ đợt tăng giá gần đây của Bitcoin, theo báo cáo ngày 24/7 của Glassnode.
Đợt tăng giá của Bitcoin mang lại sự nhẹ nhõm đáng kể cho những người nắm giữ ngắn hạn, hơn 90% số Bitcoin mà những người này đang nắm giữ đã mất giá so với khi họ mua vào, gây ra thua lỗ cho họ trong thời gian qua.
Nhóm người nắm giữ ngắn hạn thường được sử dụng để đánh giá mức độ quan tâm và nhu cầu hiện tại đối với Bitcoin, cũng như các xu hướng mua bán mới nhất.
Thị trường dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất 67 bps vào cuối năm, gần như chắc chắn động thái đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 9.
Hơn 3.91 tỷ USD quyền chọn hợp đồng tương lai Bitcoin đã đáo hạn vào lúc 15h00 trên sàn Deribit. Điều này mức giá thua lỗ tối đa của Bitcoin ở mức $63,000, điều này có thể gây áp lực giảm giá hơn nữa đối với đồng tiền này.
Tổng cộng 5.48 tỷ USD quyền chọn tiền điện tử đã đáo hạn trên Deribit, trong đó 1.57 tỷ USD là quyền chọn Ethereum. Bất chấp việc ra mắt quỹ ETF Ether giao ngay đầu tiên, ETH đã phải vật lộn để lấy lại đà tăng.
Tổng khối lượng vị thế đang nắm giữ và giá thực hiện hợp đồng BTC (Nguồn: Deribit)
Theo các nhà phân tích của Bitfinex: "Hiệu ứng bán sau tin của ETF Ethereum đang diễn ra. Tổng khối lượng vị thế ETH nhà đầu tư đang nắm giữ toàn cầu đã giảm 1.17 tỷ USD."
Theo nhà phân tích tiền điện tử nổi tiếng Rekt Capital, Bitcoin cần giữ trên mốc hỗ trợ $65,000 và đi ngang quanh vùng $65,000-$71,500 (màu đỏ)."
Dòng vốn đổ vào ETF Bitcoin tích cực có thể góp phần vào đà tăng của Bitcoin. Theo Farside Investors, các ETF Bitcoin của Hoa Kỳ đã ghi nhận ngày thứ hai liên tiếp được mua vào, trị giá 31.1 triệu USD vào ngày 25 tháng 7.
Tin tức chính:
Thị trường:
Thị trường đang tạm nghỉ sau đợt bán tháo tài sản rủi ro vài ngày qua.
HĐTL S&P 500 tăng 0.7% khi cổ phiếu công nghệ hồi phục. Các chỉ số châu Âu cũng đang giữ ở mức cao hơn, với chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0.9% mặc dù nhìn chung vẫn giảm trong tuần.
Trong thị trường ngoại hối, USD/JPY cũng đang duy trì đà tăng tăng lên mức 154.70. Đường MA 100 giờ ở mức 154.83 sẽ là mức kháng cực quan trọng cần lưu ý. AUD/USD cũng tăng lên mức 0.6560 trong khi USD/CHF chạm mốc 0,.8835 trong ngày.
Ở các thị trường hàng hóa, vàng tăng 0.4% lên $2,373 trong khi Bitcoin tăng khoảng 3% ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt đổ dồn vào báo cáo PCE của Hoa Kỳ bởi đó sẽ là yếu tố quyết định tâm lý chung trước khi tuần giao dịch này kết thúc
Theo một báo cáo mới từ Hội đồng Ổn định Tài chính (FSB), việc áp dụng stablecoin toàn cầu sẽ tạo ra những rủi ro và thách thức pháp lý ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Việc áp dụng các stablecoin, đặc biệt là những loại được neo giá bằng ngoại tệ, đang gia tăng ở các quốc gia đang phát triển do các yếu tố như khả năng tiếp cận ngân hàng truyền thống hạn chế, dòng kiều hối cao và biến động mạnh của đồng nội tệ.
Tuy nhiên, xu hướng này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan quản lý tài chính, những người cảnh báo rằng các tài sản kỹ thuật số này có thể gây bất ổn cho hệ thống tài chính và gây căng thẳng cho nguồn lực tài chính, gây ra rủi ro đáng kể cho các nền kinh tế đang phát triển hoặc thậm chí mới nổi, nơi năng lực quản lý và giám sát thường bị hạn chế.
Những lo ngại của FSB bao gồm các mối đe dọa đối với tính toàn vẹn của thị trường tài chính, gia tăng các hành vi tài chính bất hợp pháp, các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu và lỗ hổng an ninh mạng, cùng với nhu cầu tăng cường bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư. Ngoài ra, stablecoin có thể phá vỡ sự ổn định tài khóa và kinh tế vĩ mô nói chung.
Xu hướng hiện tại của Stablecoin
Các stablecoin nổi bật nhất - Tether, USD Coin, Dai và TrueUSD (TUSD) - hầu hết đều được neo giá với đồng USD.
Vào đầu tháng 7, Paxos, nền tảng mã hóa và blockchain quốc tế, đã nhận được sự chấp thuận đầy đủ về mặt pháp lý từ Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) để phát hành stablecoin Pax Gold (PAXG) được hỗ trợ bằng vàng.
Vào ngày 24/07, Jingdong Coinlink Technology Hong Kong Limited, một công ty con của JD Technology Group, đã tiết lộ kế hoạch phát hành stablecoin được hỗ trợ 1:1 với HKD.
Liên minh Châu Âu đã ban hành bộ luật đầu tiên về stablecoin vào ngày 30 tháng 6. Cùng với đó, một vài sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại EU đã bị hủy niêm yết do một số stablecoin không tuân thủ hoặc hạn chế dịch vụ cho người dùng. Các chuyên gia bắt đầu dự báo nhu cầu có thể chuyển sang các stablecoin được hỗ trợ bằng Euro nếu nhu cầu tăng lên ở các thị trường EU.
Chỉ số PCE và PCE lõi của Hoa Kỳ được thị trường chung dự báo sẽ tăng 0.1% so với tháng trước và 2.5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Goldman Sachs dự báo dữ liệu này sẽ tăng 0.2% so với tháng trước và 2.6% so với cùng kỳ.
Hiện tại, mọi thứ dường như cho thấy quá trình suy yếu của lạm phát tại Hoa Kỳ đang tiếp tục diễn ra, mặc dù với tốc độ khá chậm. Và thậm chí, có thể có những trở ngại trên con đường này như những gì các nhà hoạch định chính sách dự đoán.
Vì vậy, dữ liệu PCE tăng 2.6% so với cùng kỳ, thì đó cũng không phải là một trở ngại lớn đối với Fed.
Nhưng với việc thị trường đang ở trạng thái khá căng thẳng trong tuần này, bất kỳ số liệu nào cao hơn dự báo và số liệu tháng trước đều có thể dễ dàng khiến các nhà đầu tư sợ hãi. Và đà tăng cổ phiếu và tài sản rủi ro có thể gặp nguy hiểm khi điều đó xảy ra.
Hoa Kỳ sẽ công bố số liệu PCE lõi tháng 6 vào 19h30 tối nay. Trước đó, Hoa Kỳ đã công bố ước tính tăng trưởng GDP sơ bộ trong quý 2 khá tích cực, với mức tăng trưởng 2.8%, vượt kỳ vọng của thị trường.
Chỉ số PCE lõi, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động, được dự báo sẽ tăng 0.2% so với tháng trước (Trước đó: 0.1%). Trong khi đó, chỉ số PCE được dự báo sẽ tăng 2.5% so với cùng kỳ, thấp hơn một chút so với mức 2.6% trước đó, mặc dù vẫn trên mục tiêu 2% của Fed.
Các số liệu trên dự kiến sẽ phù hợp với lập trường "dovish" gần đây của Chủ tịch Fed Jerome Powell, củng cố thêm cho dự đoán về hai lần cắt giảm lãi suất trước khi kết thúc năm. Thị trường đã phản ánh khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9 trong khi dần kỳ vọng về một động thái tương tự vào tháng 12.
Cần lưu ý rằng chỉ số CPI trước đó đã giảm 0.1% so với tháng trước trong tháng 6, và tăng 3% so với cùng kỳ (Trước đó: 3.3%). Sự cải thiện của lạm phát đã đang hỗ trợ cho lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed.
Bitcoin đã tăng 4.3% khi thị trường tăng cường vị thế mua trước bài phát biểu của Donald Trump tại hội nghị Bitcoin 2024 ở Nashville, Tennessee.
Giám đốc điều hành của 10x Research, Markus Thielen cho rằng thị trường đang kỳ vọng Trump sẽ công bố kế hoạch xây dựng một kho dự trữ Bitcoin chiến lược nếu ông được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11. Điều này khiến các nhà đầu tư đang trì hoãn việc bán khống Bitcoin vì họ lo ngại giá của nó có thể tăng vọt.
"Ông ấy (Trump) chắc chắn đang để mắt đến nhóm vận động hành lang tiền điện tử hùng mạnh, nhóm đã huy động được 150 triệu USD cho Crypto Super PAC", Thielen tuyên bố.
Theo dữ liệu của CoinGlass, ngay cả khi giá Bitcoin giảm nhẹ trở lại mức $65,000 USD, lượng lệnh mua trị giá 1.11 tỷ USD sẽ gặp rủi ro bị thanh lý.
Bản đồ thanh khoản BTC (Nguồn: CoinGlass)
Thielen lưu ý rằng Kho bạc Hoa Kỳ có trữ lượng vàng trị giá 600 tỷ USD, trong khi chính phủ hiện đang sở hữu lượng Bitcoin trị giá 15 tỷ USD tịch thu từ các vụ án liên quan. Tuy nhiên, Thielen cho biết có khả năng Trump có thể tiết lộ ý định của mình về việc điều chỉnh sự cân bằng giữa hai tài sản này: “Trump có thể cho biết ý định tăng dự trữ BTC lên mức 10% trữ lượng vàng, hoặc cao hơn”.
Gần đây, nhà quản lý tài sản Bryan Courchesne cho biết việc áp dụng Bitcoin làm tài sản dự trữ sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là không thể. Courchesne giải thích rằng Bộ Tư pháp có thể chỉ cần chuyển số Bitcoin bị tịch thu cho Bộ Tài chính, mở đường cho Bộ Tài chính tích lũy và nắm giữ tài sản khan hiếm này trong dài hạn.
Bitcoin đang giao dịch ở mức $67,385 USD.
Khẩu vị rủi ro tốt hơn trên thị trường chứng khoán tiếp tục lan tỏa ra các thị trường rộng lớn hơn. USD/JPY hiện tăng 0.2% lên 154.25. EUR/USD và GBP/USD đi ngang khi cùng tăng 0.1% lên lần lượt 1.0851 và 1.2865.
Bên cạnh đó, giá vàng cũng tăng 0.4% lên 2,374 USD/oz sau khi giảm 1.4% trong phiên thứ Năm.Tại châu Âu, giá cổ phiếu cũng đang tăng nhẹ, với DAX và CAC40 lần lượt tăng 0.2% và 0.9% trong ngày.
Các thị trường dần khởi sắc sau nhiều ngày liên tục chịu áp lực bán tháo, nhưng vẫn còn phải chờ đến báo cáo PCE Mỹ vào tối nay để đánh giá toàn cảnh diễn biến giá trong ngày.
Về mặt dữ liệu, niềm tin tiêu dùng tại Pháp cao hơn dự báo trong tháng 7, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình dài hạn là 100. Kỳ vọng về lạm phát trong tương lai giảm bớt, trong khi triển vọng về tình hình tài chính đã cải thiện đôi chút, mặc dù vẫn còn ở mức tiêu cực. Ngoài ra, cuộc khảo sát cảu ECB về kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới nhìn chung không thay đổi và vẫn giữ nguyên ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022. Điều này chỉ ra rằng người tiêu dùng vẫn cảm thấy tốt hơn về triển vọng lạm phát nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu mà ECB mong muốn.
GBP/USD đi ngang quanh 1.2860 trong phiên Âu sau khi cặp tiền phá xuống dưới hỗ trợ (nay là kháng cự) quan trọng 1.2900. Cặp tỷ giá vẫn đang giao dịch trong Kênh giá tăng trên khung D1, bởi vậy dù vẫn đang trong nhịp điều chỉnh từ mức cao nhất kể từ tháng 8/2023, thị trường vẫn coi đây là cơ hội mua vào với mức giá tốt. Kháng cự quan trọng trước mắt là đường EMA 20 ngày ở mức 1.2866.
Chỉ báo RSI di chuyển trong biên độ 40-60 cho thấy động lực tăng đang dần suy yếu. Tuy nhiên, xu hướng tăng vẫn còn nguyên vẹn. Phe mua có thể gia tăng vị thế để thu hút lực cầu về đỉnh 2 năm gần 1.3140.
ECB công bố kết quả của cuộc khảo sát về kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng tại Eurozone:
Dữ liệu lạm phát tương tự tháng 5 và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021. Trong khi đó, dù không chắc chắn về lạm phát trong tương lai, nhưng mức độ không chắc chắn này không tăng lên vẫn giữ nguyên ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022. Nhìn chung, điều này chỉ ra rằng người tiêu dùng vẫn cảm thấy tốt hơn về triển vọng lạm phát nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu mà ECB mong muốn.
Báo cáo PCE tháng 6 tại Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu. Chỉ số lạm phát ưa thích của Fed sẽ được Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA) công bố lúc 19:30.
Các con số dự kiến sẽ phù hợp với lập trường dovish hơn của Chủ tịch Fed Jerome Powell gần dây và củng cố kỳ vọng 2 lần cắt giảm lãi suất trước khi khép lại năm 2024. Ông Powell đã khiến thị trường ngạc nhiên gần đây khi hạ giọng điệu hawkish của mình. Các nhà đầu tư đã đổ xô đi đặt cược vào việc hạ lãi suất 25bp vào tháng 9, đồng thời gia tăng kỳ vọng cho một động thái nới lỏng vào tháng 12.
Cựu tổng thống Donald Trump muốn làm suy yếu USD để thúc đẩy sản xuất trong nước, nhưng điều này khó thực hiện do các chính sách bảo hộ và chiến tranh thương mại không làm giảm giá trị đồng đô la. Thực tế, các chính sách này làm tăng rủi ro cho thị trường mới nổi và củng cố vị thế của USD. Cuộc chiến thương mại liên tục với Trung Quốc có thể làm tăng lạm phát, khiến Fed khó cắt giảm lãi suất. Kế hoạch cắt giảm thuế của Trump cũng làm tăng nhu cầu trong nước và lạm phát, buộc Fed duy trì chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn.
Ông Trump có thể gây áp lực lên Fed để cắt giảm lãi suất nhanh hơn, nhưng điều này khó thành hiện thực do Fed muốn giữ sự độc lập và tránh rủi ro lạm phát đình trệ. Trong nhiệm kỳ đầu của Trump, Fed đã không đáp ứng yêu cầu này, và trong giai đoạn hiện tại của chu kỳ kinh tế, rủi ro lạm phát vẫn còn cao.
Tuy nhiên, xu hướng giảm phát ở Mỹ đang tiếp tục, dù chậm, và nếu xu hướng này kéo dài, Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất vào năm tới, điều này có thể làm suy yếu USD. Ông Trump có thể đạt được mục tiêu này không phải vì chính sách của mình, nhưng ông sẽ nhận công lao nếu điều đó xảy ra.
Cổ phiếu châu Âu mở cửa trái chiều khi khi làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu lắng xuống và các nhà đầu tư chờ đợi số liệu lạm phát của Hoa Kỳ. Lĩnh vực ô tô dẫn đầu đà giảm với mức giảm 1.2%, khi cổ phiếu Mercedes Benz của Đức giảm 2% sau khi hạ dự báo biên lợi nhuận hàng năm.
Niềm tin của hộ gia đình đã cải thiện vào tháng 7, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình dài hạn là 100. Kỳ vọng về lạm phát trong tương lai giảm bớt, trong khi triển vọng về tình hình tài chính đã cải thiện đôi chút, mặc dù vẫn còn ở mức tiêu cực.
Triển vọng của EUR/USD vẫn không đổi và xu hướng chính trong ngày vẫn đang là giảm. Nhịp điều chỉnh từ mức cao nhất kể từ đầu tháng 3 là 1.0947 được kỳ vọng sẽ mở rộng về đường EMA 55 ngày ở khoảng 1.0813. Phá qua hỗ trợ này, phe bán có thể nhắm mục tiêu về vùng 1.0665/01, đồng thời xác nhận rằng 3 đợt phục hồi gần nhất lên 1.0947 đã kết thúc xu hướng tích lũy kéo dài nhiều tháng qua.
Trái lại, kháng cự trước mắt trong ngắn (khung ngày) có thể làm giảm áp lực bán là 1.0896. Tuy nhiên, xu hướng giảm trong ngày vẫn sẽ không đổi miễn là cặp tiền giữ vững kháng cự 1.0947.
Lực bán đang chững lại trước giờ mở cửa phiên Âu.
Trong khi đó, hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.4%, hợp đồng tương lai Nasdaq tăng 0.5% và hợp đồng tương lai Dow cũng tăng 0.4%. Điều này cho thấy khẩu vị rủi ro ổn định hơn nhưng bây giờ vẫn chưa phải cuối ngày.
Cặp tiền AUD/USD đã phải chịu áp lực trong hai tuần qua
Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng 0.5% do chứng khoán có vẻ sẽ kết thúc tuần yên tĩnh hơn. Đồng thời, AUD/USD hiện cũng đang ngăn chặn đà giảm xuống dưới mức thoái lui Fib 61.8 tại 0.6529.
Phe bán vẫn nắm quyền kiểm soát.
Biểu đồ ngắn hạn cũng đặt ra thách thức cho phe mua, với đường trung bình động 100 giờ chỉ ở mức 0.6599, gần hơn với phạm vi của các đường trung bình động chính trên biểu đồ ngày, được thấy ở vùng 0.6586-05.
Phe mua phải đẩy giá qua mức đó để thiết lập lại khả năng kiểm soát.
Không có hợp đồng đáo hạn lớn nào cần lưu ý trong ngày. Biến động của USD/JPY sẽ vẫn là một yếu tố, bên cạnh tâm lý thị trường chung. Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng 0.4%.
Có một hợp đồng USD/JPY khá lớn đáo hạn ở mức 154.00 nhưng cặp tiền này chủ yếu đang bị thúc đẩy bởi dòng tiền mạnh hơn vào thời điểm hiện tại.
Hiện tại cặp tiền này đang biến động nhẹ trong ngày quanh 153.70.
Đáy ngày hôm qua đã chạm 151.93 trước khi bật lên, kiểm tra đường trung bình động 200 ngày hiện ở 151.58. Tuy nhiên, phe bán vẫn nắm quyền kiểm soát khi giá đã giảm 4.5% trong phiên giao dịch tháng Bảy.
Hiện tại cặp tiền đã ổn định hơn một chút nhưng hành động giá vẫn rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động không ổn định trong ngày, đặc biệt là khi chỉ số giá PCE của Mỹ đang được kỳ vọng tăng.
Trọng tâm bây giờ chuyển sang cuộc họp chính sách của BOJ vào tuần tới. Phe bán vẫn có cơ hội để đẩy giá giảm xuống mức trung bình động 200 ngày đã nêu ở trên.
Các đồng tiền chính đều đang giữ ổn định trước phiên giao dịch buổi sáng ở châu Âu
Những biến động của các cặp tiền với USD tương đối nhẹ, trong đó USD/JPY tiếp tục được chú ý. Cặp tiền này đã giảm xuống mức 152.00 trong giao dịch ngày hôm qua trước khi phục hồi trở lại mức 153.70-80 hiện tại. Có một số biến động nhẹ ở châu Á và thị trường có thể mong đợi nhiều hơn trước khi đóng cửa ngày hôm nay.
Sẽ không có nhiều dữ liệu ở châu Âu có thể làm rung chuyển tâm lý thị trường. Thay vào đó, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn về chỉ số giá PCE của Mỹ vào cuối ngày.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục chú ý đến diễn biến của cổ phiếu. Phố Wall ngày hôm qua có nhiều biến động nhưng cổ phiếu công nghệ lại trở nên tồi tệ hơn. Chỉ trong tuần, S&P 500 giảm gần 2% và Nasdaq giảm hơn 3% một chút. Cả hai đều đang nhắm một cú hích tiềm năng hướng tới đường trung bình động 100 ngày tương ứng của mình.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay:
Đó là tất cả cho phiên giao dịch sắp tới. Chúc quý nhà đầu tư những ngày tốt lành và may mắn nhất với giao dịch của mình!
Đồng Yên vẫn có một số biến động nhưng không giống như những gì đã diễn ra vào đầu tuần này. USD/JPY giảm xuống dưới 153.50 đầu phiên rồi phục hồi lên trên 154.00 trước khi quay trở lại dưới mức 154.00. Quan chức Kanda đã đưa ra một số bình luận nhưng không có nhiều đến biến động giá.
EUR, AUD, GBP và vàng đều tăng giá so với USD (phạm vi không lớn). GBP, NZD và CAD chủ yếu đi ngang. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đặt mức tham chiếu CNY cao hơn một chút vào hôm nay.
Luồng tin tức rất nhẹ nhàng. Trong chính trường Hoa Kỳ, Trump, thông qua nhóm vận động tranh cử của mình, đã từ chối tranh luận với Harris cho đến khi bà trở thành ứng cử viên chính thức. Điều này không ngăn cản được cuộc tranh luận Biden/Trump.
Về dữ liệu, cuộc khảo sát về niềm tin người tiêu dùng của New Zealand được cải thiện, nhưng vẫn ở mức bi quan. Dữ liệu lạm phát ở Tokyo chưa bền vững, không gửi tín hiệu thuyết phục về bất kỳ lạm phát đẩy tiền lương nào mà BoJ muốn thấy.
AUD không quá mạnh nhưng có phần ổn định.
XAU/USD phục hồi từ đáy hai tuần, giá dầu tăng nhẹ nhờ dữ liệu GDP mạnh mẽ của Hoa Kỳ, bitcoin điều chỉnh sau ngày sập mạnh hôm qua.
Bitcoin hôm nay đã phục hồi lên gần 67,500 USD sau khi sập xuống dưới 64,000 USD ngày hôm qua. BTC/USD hiện đang ở mức 67,052.
Giá vàng đã giảm xuống mức đáy trong hơn hai tuần sau khi dữ liệu GDP của Hoa Kỳ được công bố vào thứ Năm trước khi bật tăng trở lại trên $2,376 vào thời điểm hiện tại.
Việc thị trường tăng đặt cược kịch bản cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 9 khiến những người đầu cơ giá lên USD phải phòng thủ và hỗ trợ kim loại quý.
Các nhà giao dịch hiện đang hướng đến dữ liệu PCE tháng 6 của Hoa Kỳ được công bố vào tối nay.
Giá dầu tăng vào thứ Sáu nhờ dữ liệu kinh tế mạnh hơn dự kiến của Hoa Kỳ, làm tăng kỳ vọng của các nhà đầu tư về nhu cầu dầu thô tăng từ quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Nhưng lo ngại về tình hình kinh tế yếu kém ở các nền kinh tế lớn nhất Châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản, đã hạn chế đà tăng.
Trong quý 2, nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ hàng năm nhanh hơn dự kiến là 2.8% khi người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn và các doanh nghiệp tăng đầu tư, dữ liệu của Bộ Thương mại cho thấy. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò đã dự đoán tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ sẽ tăng 2.0% trong giai đoạn này.
Cùng lúc đó, áp lực lạm phát đã giảm bớt, giúp duy trì kỳ vọng rằng Fed sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Lãi suất thấp hơn có xu hướng thúc đẩy hoạt động kinh tế, có thể thúc đẩy nhu cầu dầu.
Tuy nhiên, các dấu hiệu bất ổn liên tục ở một số khu vực châu Á đã hạn chế mức tăng giá dầu.
Dữ liệu cho thấy CPI lõi tại thủ đô Nhật Bản đã tăng 2.2% vào tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, làm tăng kỳ vọng của thị trường về việc BoJ tăng lãi suất trong thời gian tới.
Nhưng CPI loại trừ chi phí năng lượng, được coi là thước đo tốt hơn về xu hướng lạm phát cơ bản, đã tăng với tốc độ hàng năm chậm nhất trong gần hai năm, cho thấy rằng mức tăng giá đang chậm lại do tiêu dùng yếu.
Các nhà chức trách Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới đang cố gắng cung cấp các biện pháp kích thích tiền tệ mạnh hơn để hỗ trợ nền kinh tế.
BoJ sẽ có cuộc họp chính sách tiền tệ vào ngày 30 và 31 tháng 7. Thị trường định giá khoảng 65% khả năng ngân hàng trung ương tăng lãi suất 0.1%.
Đà tăng của đồng yên trong tháng này, và đặc biệt là tuần qua, đã giảm bớt một số áp lực cho Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Mặt khác, việc các nhà đầu tư dừng carry trade đã đi kèm với áp lực bán ra đối với các tài sản tài chính và ngoại hối khác, chẳng hạn như cổ phiếu toàn cầu.
BoJ đã thông báo rằng sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về kế hoạch giảm lượng mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản trong cuộc họp này.
Vàng tăng lên trên $2,372 trong phiên Á sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần vào thứ Năm do nền kinh tế Hoa Kỳ hoạt động tốt hơn dự kiến trong quý 2 năm 2024, làm dấy lên nghi ngờ về phạm vi cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay.
Thị trường chờ đợi dữ liệu PCE được công bố vào cuối ngày
Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán châu Á sau đợt bán tháo vào thứ Năm khiến một số chỉ số trong khu vực chạm mức đáy trong nhiều tháng.
Tại Châu Á, các nhà giao dịch đánh giá dữ liệu lạm phát tháng 7 từ Tokyo - Nhật Bản, được coi là chỉ báo hàng đầu về xu hướng lạm phát trên toàn quốc.
Cơ quan tiền tệ của Singapore tuyên bố sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ, không thay đổi tỷ giá hối đoái đối với SGD. Không giống như hầu hết các nền kinh tế, Singapore không sử dụng lãi suất để kiểm soát chính sách tiền tệ của mình, thay vào đó, họ lựa chọn sử dụng tỷ giá hối đoái để kiểm soát sức mạnh của SGD.
Kanda đang ở Brazil để tham dự cuộc họp của các quan chức ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính G20:
USDJPY tăng lên trên 154.00 đầu phiên Á trước khi điều chỉnh trở lại 153.60 ở thời điểm hiện tại
Bank of America cho biết:
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi nền kinh tế được ước tính tăng trưởng vượt dự kiến trong quý 2, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm 10,000 đơn trong tuần kết thúc ngày 20/7. Cổ phiếu Mỹ chuẩn bị kết thúc tuần trong sắc đỏ, vì các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo một số cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn và cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo vào thứ Năm. Hoạt động này dường như là một phần của sự luân chuyển dòng vốn vào các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và các lĩnh vực mang tính chu kỳ hơn của thị trường. S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm khoảng 0.5% và 0.9% vào thứ Năm. Dow Jones tăng khoảng 81 điểm, hay chỉ 0.2%.
Trên thị trường FX, USD tăng nhẹ. DXY bật tăng lên trên 104.40 sau công bố dữ liệu GDP trước khi điều chỉnh trở lại 104.35 khi đóng cửa. USDJPY đã giảm xuống mức đáy mới kể từ tháng 5 ở 152.20 trước khi bật tăng lên 153.85 trong phiên Mỹ. USDCAD đã vượt qua mức đỉnh năm 2024 nhưng chỉ tăng một vài pip trước khi giảm và quay trở lại mức hỗ trợ chính ở 1.3818. AUDUSD và NZDUSD vẫn chịu áp lực, có phiên giảm thứ 5 liên tiếp do triển vọng kinh tế Trung Quốc trì trệ. AUDUSD giảm 0.66% xuống 0.6536 trong khi NZDUSD giảm 0.72%, đóng cửa ở 0.5887.
Vàng có lúc bật tăng lên $2,375 trong phiên Mỹ trước khi xóa sạch đà tăng và đóng cửa tại $2,362.78. Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1% xuống 4.245%. Dầu thô WTI phục hồi vào thứ Năm, tăng gần 1% lên mức $78/ thùng sau khi tăng trưởng kinh tế Mỹ quý 2 mạnh hơn dự kiến.
Thị trường chờ đợi dữ liệu PCE Mỹ tháng 6 được công bố vào tối mai. Fed được kỳ vọng sẽ cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 9
XAUUSD giảm hơn 1% trong ngày xuống $2,362 ở thời điểm hiện tại sau khi có lúc tăng chạm mức $2,375 đầu phiên Mỹ.
Thị trường chờ đợi dữ liệu PCE Mỹ tháng 6 được công bố tối mai.
Chỉ số Nasdaq Composite hướng tới ngày giảm thứ hai liên tiếp vào thứ Năm khi cổ phiếu công nghệ tiếp tục lao dốc
Nasdaq giảm 1.5%, trong khi S&P 500 giảm 0.6%. Dow Jones tăng 130 điểm. Russell 200 tăng 1% khi nhà đầu tư tiếp tục chuyển hướng sang các cổ phiếu vốn hóa nhỏ.
Cổ phiếu một số tên tuổi công nghệ vốn hóa lớn giảm mạnh trong ngày thứ hai liên tiếp, kéo chỉ số công nghệ thông tin của S&P 500 giảm 2%. Dịch vụ truyền thông giảm 1.3%. Nvidia sụt giảm 6%, trong khi Super Micro Computer giảm khoảng 5%. VanEck Semiconductor ETF giảm 3.6%. Cổ phiếu Megacap Meta Platforms, Microsoft và Alphabet đều giảm 2%.
Các nhà đầu tư cũng đánh giá báo cáo GDP quý 2 cho thấy nền kinh tế tăng trưởng 2.8% và cao hơn nhiều so với dự kiến. Các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát đã dự đoán mức tăng trưởng là 2.0%.
Sau khi giảm mạnh xuống gần 152.00 trong phiên Á, USDJPY hiện tăng trở lại 153.65 khi đồng bạc xanh nhận được hỗ trợ sau khi nền kinh tế Mỹ hoạt động tốt hơn dự kiến trong quý 2.