BOJ đã nâng giá mua đối với TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10-25 năm lên 250 tỷ JPY (từ mức 200 tỷ trước đó)
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kuroda kết thúc nhiệm kỳcủa mình vào ngày 8 tháng 4. Ueda sẽ là Thống đốc mới.
Kỳ vọng về khả năng Fed sẽ duy trì mức lãi suất cao trong thời gian dài, được củng cố bởi dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn và quan điểm "hawkish" từ một số thành viên FOMC trở thành lực cản đối với kim loại quý này. Bên cạnh đó, tâm lý risk-on đang chiếm ưu thế cũng được coi là một yếu tố khác làm suy yếu các tài sản trú ẩn như vàng.
Tuy nhiên, xu hướng giảm cũng bị hạn chế nhờ việc đồng bạc xanh không tăng giá mạnh, trong khi nhà đầu tư thận trọng trong việc tìm kiếm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed. Do đó, dữ liệu CPI của Mỹ, dự kiến công bố tuần tới, sẽ được chú ý để phán đoán về thời điểm và tốc độ cắt giảm lãi suất trong năm 2024, từ đó cung cấp hướng đi mới cho cặp XAU/USD.
BOJ đã nâng giá mua đối với TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10-25 năm lên 250 tỷ JPY (từ mức 200 tỷ trước đó)
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kuroda kết thúc nhiệm kỳcủa mình vào ngày 8 tháng 4. Ueda sẽ là Thống đốc mới.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Lowe sẽ có bài phát biểu vào lúc 12:30 chiều theo giờ Sydney:
NZDUSD giằng co quanh mức 0.6311 trong khi chờ đợi quyết định chính sách của RBNZ với kỳ vọng tăng lãi suất 25bp.
Dữ liệu PMI dịch vụ tháng 3 tại Nhật Bản từ Jibun Nhật Bản/S&P Global đạt 55, mức đỉnh kể từ tháng 10 năm 2013.
Chỉ số toàn phần đạt 52.9, mức cao nhất trong 9 tháng qua
Bình luận về báo cáo trên: "Nhu cầu dịch vụ của nền kinh tế của Nhật Bản báo hiệu sự cải thiện mạnh về cuối Q1 của năm 2023 khi đại dịch COVID-19 đã qua đi và niềm tin của khách hàng cũng mạnh mẽ hơn đã thúc đẩy sản lượng và số đơn đặt hàng"
USD/JPY không biến động nhiều báo cáo này.
Westpac:
BNZ:
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm sau báo cáo cơ hội việc làm JOLTS tháng 2 không đạt kỳ vọng (đạt 9.931 triệu so với dự báo 10.4 triệu, mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2021) khi thị trường nhận định thị trường lao động đang xuất hiện những rạn nứt, bất chấp đà suy yếu của lợi suất TPCP. Chỉ số Dow Jones kết phiên giảm gần 200 điểm trong ngày, S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm hơn 23 và 63 điểm:
Trên thị trường FX, USD chịu áp lực sau báo cáo JOLTS gây thất vọng (lần đầu tiên ở dưới ngưỡng 10 triệu) và lợi suất TPCP các kỳ hạn đồng loạt giảm. USD yếu hơn hầu hết các loại tiền tệ chính, trừ AUD và CAD. Dù được hỗ trợ từ đà suy yếu của USD nhưng AUD vẫn không lấp được gap giảm sau quyết định chính sách của RBA (giữ nguyên mức lãi suất 3.6% như kỳ vọng). CAD suy yếu sau 6 phiên tăng liên tiếp. Cặp cable trong ngày đã chạm mức đỉnh kể từ tháng 6 năm ngoái, đạt 1.2525. CHF tăng hơn 65 pip khi là đồng tiền hưởng lợi nhiều nhất từ đà giảm của USD. NZD kết phiên tăng nhẹ trong khi chờ đợi quyết định chính sách của RBNZ vào sáng nay. Thị trường đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc lãi suất tăng 25bp.
Vàng break $2000/oz, tăng $36.49 lên $2020.66/oz trong bối cảnh lợi suất TP đồng loạt giảm. Lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 năm đóng cửa cần mức đáy trong ngày, lần lượt giảm 14.1bp và 7.5bp xuống còn 3.831% và 3.342%. Dầu WTI kết phiên tăng $0.29 lên $80.71/thùng.
Chỉ số PMI cuối cùng của Judo Bank/Markit cho tháng 3 năm 2023 tại Úc:
AUD hầu như không biến động gì nhiều sau báo cáo này.
Hôm qua, RBA đã giữ nguyên mức lãi suất tại 3.6%. Thị trường đang chờ đợi bài phát biểu của Thống đốc RBA Lowe vào lúc 9:30 sáng nay theo giờ Việt Nam.
Loretta Mester là chủ tịch và giám đốc điều hành của Ngân hàng Dự trữ Liên bang chi nhánh Cleveland.
Thị trường chứng khoán ở châu Á mở cửa dè dặt hơn sau khi chứng khoán Mỹ tạm dừng chuỗi tăng 4 ngày liên tiếp trong bối cảnh cổ phiếu các ngân hàng liên tục bị bán tháo. HĐTL Úc và Nhật Bản giảm xuống trong khi HĐTL của Hồng Kông tăng điểm. Các HĐTL Mỹ mở cửa tăng cao hơn trong phiên giao dịch sáng sớm tại châu Á sau khi chỉ số S&P 500 giảm 0.6% một ngày trước đó.
Các ngân hàng dường như đang phải gánh chịu áp lực mới khi cổ phiếu đã có mức giảm mạnh nhất trong gần hai tuần qua. Giám đốc JPMorgan Jamie Dimon đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng Hoa Kỳ khiến thị trường chao đảo vào tháng trước sẽ còn kéo dài trong nhiều năm.
Lợi suất kỳ hạn 2 năm giảm tới 14bp do dữ liệu của JOLTS trong tháng 2 gây thất vọng. Thị trường đang nghiêng về hướng Fed sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách. Chiến lược gia TD Securities Gennadiy Goldberg cho biết: “Các nhà đầu tư cần phải tiếp tục cảnh giác trước các dấu hiệu căng thẳng trong hệ thống ngân hàng và có vẻ như thị trường sẽ phản ứng trái chiều trước các tin tức kinh tế tiêu cực”.
Thị trường đã hạ dự báo Fed tăng lãi suất 25bp tại cuộc họp tháng 5 từ mức gần 60% xuống còn 50%. Theo khảo sát của JOLTS hôm thứ Ba, cơ hội việc làm tháng 2 tại Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2021: đạt mức 9.931 triệu so với dự báo là 10.4 triệu.
Thị trường FX châu Á không có nhiều biến động vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Tư. USD suy yếu vào thứ Ba đã hỗ trợ JPY và NZD tăng giá, trong khi AUD giảm sau khi RBA quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 3.6%. Thống đốc RBA Philip Lowe dự kiến sẽ có bài phát biểu sáng hôm nay, sau khi tuyên bố ngày hôm qua rằng RBA vẫn “có thể sẽ cần phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ”. Tuy nhiên, giọng điều đã có phần dovish hơn.
Tâm điểm sự chú ý trong phiên giao dịch buổi sáng hôm nay sẽ xoay quanh quyết định chính sách của RBNZ. Các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 25bp lên 5%, giảm từ mức tăng 50bp tháng 2 sau đợt tăng vọt 75bp vào cuối năm ngoái.Tốc độ tăng lãi suất giảm cho thấy ngân hàng không còn kỳ vọng đạt mức đỉnh lãi suất 5.5% trong năm nay.
Dầu thô đã ổn định trên $80/thùng, giảm nhẹ do dữ liệu lao động gây thất vọng hôm qua. Bitcoin có xu hướng tiệm cận 28K, trong khi Dogecoin tiếp tục được hưởng lợi từ động thái đổi icon twitter của Elon Musk.
Cuộc họp chính sách của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ diễn ra vào lúc 9:00 VN vào ngày 5 tháng 4 năm 2023.
Thông tin từ ANZ:
Loretta Mester, chủ tịch và giám đốc điều hành của Cục Dự trữ Liên bang Ngân hàng chi nhánh Cleveland đang phát biểu trước các Nhà Tiếp thị Tiền tệ của Đại học New York.
Thông tin từ Reuters:
Nghiên cứu trung lập của Barclays đối với CHF trong trung hạn.
Điều này thông qua Tạp chí Phố Wall qua đêm (Tạp chí được kiểm soát):
Lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2021, số cơ hội việc làm JOLTs giảm xuống dưới mức 10 triệu. Ba chỉ số chính cùa chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm. Dow Jones dẫn đầu đà giảm với mức giảm hơn 200 điểm, theo sau đó là chỉ số Nasdaq và S&P 500.
DXY rơi vào đà giảm mạnh, hiện ở mức 101.583. Trên thị trường tiền tệ, GBP/USD ghi nhận mức tăng ấn tượng với 90 điểm. Ở chiều ngược lại, USD/JPY ghi nhận mức giảm sâu.
Vàng ghi nhận mức tăng ấn tượng, một lần nữa vượt mốc 2,000 USD/Oz. Hiện ở ngưỡng 2,018 USD/Oz.
BTC vẫn duy trì được sắc xanh, hiện ở ngưỡng 27,967 USD.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt giảm, lần lượt ở các mốc 79.74 USD/thùng và 84.03 USD/thùng.
Kinh tế trưởng ngân hàng trung ương Anh, Pill cho biết
Cơ hội việc làm tại Mỹ giảm xuống mức 9,9 triệu việc làm, thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2021, điều này có thể cho thấy nhu cầu lao động như đã hạ nhiệt bớt nhưng thị trường việc làm vẫn đang quá chặt chẽ đối với FED.
Trích dẫn phát biểu từ nhà làm luật tại ECB, Makhlouf:
Trên biểu đồ USD/CAD ngày bên dưới, chúng ta có thể thấy rằng sau khi phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng tại 1.3664, cặp tiền này cũng bị bán tháo ồ ạt cũng do giá dầu tăng.
Đồng USD cũng đang chịu áp lực khi thị trường đang giao dịch dựa trên kỳ vọng về lãi suất vào thời điểm hiện tại, với việc FED dự kiến sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 5 nếu không có bất kỳ dữ liệu kinh tế tồi tệ nào. Tại thời điểm này, chỉ có dữ liệu kinh tế rất xấu mới có thể giúp đồng đô la Mỹ, do lúc đó USD sẽ được tìm đến như một tài sản trú ẩn an toàn.
Trên biểu đồ 4 giờ bên dưới, xu hướng giảm vẫn đang được duy trì. Các đường MA đóng vai trò là ngưỡng kháng cự và phe mua sẽ muốn đợi chúng vượt lên trên chúng để đưa ra một số xác nhận về sự thay đổi trong xu hướng. Hôm qua, chúng tôi cũng nhận được dữ liệu PMI Sản xuất được ISM công bố ở mức rất yếu, đây có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy dữ liệu kinh tế sắp giảm trở lại sau khi tăng vào tháng Giêng và tháng Hai. Nó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy những rắc rối ngân hàng gần đây có thể đã thực sự gây ra một số tổn thương.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ đang diễn ra và sẽ có những ảnh hưởng trong nhiều năm tới, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase & Co ( JPM.N) Jamie Dimon đã viết trong một bức thư gửi các cổ đông vào hôm nay.
Ông cho biết:
DXY hiện đã tăng lại lên mức 102.00 sau cú sụt giảm mạnh.
Đức dự kiến sẽ thoát khỏi suy thoái trong gang tấc và đạt mức tăng trưởng khiêm tốn trong quý đầu tiên của năm, theo dự báo của các viện kinh tế hàng đầu mà Reuters thu thập hôm nay.
Dự kiến tổng sản phẩm quốc nội của Đức sẽ tăng 0.1% trong quý đầu tiên. Trước đó GDP Đức đã sụt giảm 0.4% trong quý IV năm 2022.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ các kỳ hạn tăng nhẹ sau khi giảm mạnh.
BTC tăng lên mức cao mới trong ngày, hiện đang ở trên mức 28,300.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang dần đổ tiền vào Trung Quốc sau kế hoạch tái cơ cấu của Alibaba. Các nhà quản lý cho rằng đây là dấu hiệu mới nhất mà giới lãnh đạo quốc gia này đang trở nên thân thiện hơn với doanh nghiệp khi tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy. Dữ liệu giao dịch cho thấy việc mua chứng khoán niêm yết trên đại lục của các nhà đầu tư nước ngoài tăng mỗi ngày kể từ khi Alibaba thông báo ý định phân chia và niêm yết các đơn vị kinh doanh của mình vào tuần trước, tổng cộng đạt kỷ lục trong quý.
Chỉ số MSCI Trung Quốc đã tăng 4.5% trong tháng 3 so với mức tăng 2.8% của chứng khoán thế giới (.MIWD00000PUS) và Shanghai Composite (.SSEC) vừa kết thúc quý tốt nhất trong hơn hai năm, với mức tăng 5.9%.
Thành viên Uỷ ban Chính sách Tiền tệ BOE Tenreyro cho biết:
Thông điệp này chắc chắn là một điều kỳ lạ khi bạn xem xét bối cảnh lạm phát hai con số ở Vương quốc Anh trong lần công bố gần nhất. Nhưng Tenreyro kiên quyết rằng việc tăng lãi suất đã đi quá xa. Thực sự là một điều khá thú vị khi thấy những quan điểm khác nhau như vậy trong nội bộ của BoE khi ở giai đoạn này của chu kỳ thắt chặt.
Giờ đây, thị trường đang chờ đợi bài phát biểu của Pill - một thành viên khác của Uỷ ban Chính sách Tiền tệ BOE.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm hàng tháng một lần nữa là giá năng lượng (-1.6%) và nếu loại bỏ nó, giá sản xuất tổng thể thực sự đã tăng 0.2% trong tháng. Điều đó nhờ vào sự gia tăng của nguyên liệu đầu vào (+0.3%), hàng tiêu dùng lâu bền (+0.4%) và hàng tiêu dùng không lâu bền (+0.6%) và sự sụt giảm nhẹ của hàng hóa trung gian (-0.1%).
Sau khi RBA công bô dừng tăng lãi suất, AUD suy yếu đáng kể khi AUDUSD từng có lúc chạm 0.6735. Cặp tiền hiện giằng co quanh 0.6750
Ngay cả khi tâm lý rủi ro vẫn duy trì ổn định cho đến ngày hôm nay, đồng đô la Úc cũng không thể tận dụng điều đó bất chấp việc USD suy yếu. Khi xem xét các chỉ số kỹ thuật, đường MA 200 ngày ở mức 0.6748 là mức quan trọng cần theo dõi trên biểu đồ hàng ngày. Nếu phe bán có thể giữ mức phá vỡ hàng ngày dưới mức đó, thì về cơ bản, AUDUSD sẽ tiếp tục giảm.
Kết quả khảo sát của ECB thể hiện sự lạc quan đối với triển vọng lạm phát khi dự đoán triển vọng trong ba năm tới giảm xuống 2.4% trong tháng 2 từ mức 2.5% trong tháng 1. Thêm vào đó, người tiêu dùng cũng có triển vọng tích cực hơn đối với nền kinh tế khi họ dự đoán kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong năm tới là -0.9% vào tháng 2. Con số này tăng so với mức -1.2% vào tháng 1 trước đó.
Cuộc khảo sát của ECB là cuộc khảo sát được thực hiện với 14.000 người trưởng thành tại 6 nền kinh tế lớn nhất của khu vực Eurozone.
Điều quan trọng đối với GBP/USD là duy trì mức phá vỡ hàng ngày trên khu vực 1.2443-48. Việc này có khả năng mở ra khả năng tăng giá hơn nữa cho cặp tiền này trong các phiên tới.
Đường trung bình động 100 tuần là mục tiêu chính tiềm năng tiếp theo cho phe mua - hiện ở mức 1.2788.
Cặp tiền hiện đang ở 1.2470
DXY hiện giảm 0.17% trong ngày xuống 101.49.
Cần chú ý chỉ số cơ hội việc làm JOLTS, báo cáo đơn đặt hàng của nhà máy, chỉ số lạc quan kinh tế IBD/TIPP được công bố vào tối nay
Cổ phiếu tăng nhẹ đến bất chấp tâm trạng rủi ro đi ngang. Điều tương tự được dự đoán cũng sẽ xảy ra với các HĐTL trong phiên Mỹ.