Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Bitcoin đã không thể phá vỡ mức kháng cự hàng tuần ở 67,147 USD vào thứ Hai và giảm 2.2%. BTC hiện được hỗ trợ bởi mức thoái lui 50% ở mức 64.274 USD, được tính từ mức đáy ở 56,523 USD vào ngày 1 tháng 5 đến mức đỉnh ở 71.995 USD vào ngày 21 tháng 5.
Nếu BTC thoát khỏi mức 64.274 USD, token này có thể tăng 4% để đạt mức kháng cự trước đó là 67,147 USD.
RSI và AO hỗ trợ mức tăng nói trên. Có sự xuất hiện của hiện tượng phân kỳ tăng, thường dẫn đến sự đảo ngược xu hướng hoặc một đợt phục hồi ngắn hạn.
Nếu phe mua tích cực và triển vọng thị trường tiền điện tử tổng thể là tích cực thì BTC có thể kéo dài mức tăng thêm 6% để đạt mức kháng cự trước đó là 71,280 USD.
Tuy nhiên, nếu Bitcoin phá vỡ và đóng cửa dưới mức hỗ trợ hàng ngày là 60,800 USD, thì BTC sẽ giảm 4%, hướng đến mức hỗ trợ hàng tuần ở 58,375 USD.
Bitcoin hiện ở 65,180 USD
Thặng dư được ghi nhận ở hàng hóa (38 tỷ EUR), dịch vụ (11 tỷ EUR) và thu nhập cơ bản (2 tỷ EUR). Tuy nhiên, ghi nhận thâm hụt thu nhập thứ cấp (12 tỷ EUR).
“Bộ phận Thực thi của SEC đã thông báo cho chúng tôi rằng họ đang kết thúc cuộc điều tra về Ethereum 2.0” nhà phát triển Ethereum Consensys cho biết trong một bài đăng X ngày 19 tháng 6.
“Điều này có nghĩa là SEC sẽ không đưa ra cáo buộc rằng việc bán ETH là giao dịch chứng khoán”, điều mà công ty ca ngợi là “chiến thắng lớn cho các nhà phát triển Ethereum, nhà cung cấp công nghệ và những người tham gia trong ngành”.
ETH hiện tăng gần 2% lên $3,540
XAUUSD dao động trong một biên độ hẹp quanh $2,330 trong phiên giao dịch châu Âu vào thứ Tư. Kim loại quý vẫn bị giới hạn trong phạm vi giao dịch quen thuộc được duy trì trong hơn một tuần rưỡi qua khi các nhà giao dịch tìm kiếm sự rõ ràng về thời điểm có thể Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trước khi đặt cược theo hướng mới.
Fed đã áp dụng lập trường diều hâu hơn vào cuối cuộc họp chính sách tháng 6 và dự báo chỉ cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang định giá khả năng thực hiện hai đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2024 trong bối cảnh có dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt ở Mỹ. Hơn nữa, dữ liệu Doanh số bán lẻ yếu hơn của Hoa Kỳ được công bố hôm thứ Ba cho thấy dấu hiệu kiệt sức của người tiêu dùng Hoa Kỳ và làm dấy lên kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed vào tháng 9 và một lần khác vào tháng 12.
Thị trường chứng khoán châu Âu biến động trái chiều vào thứ Tư
GBP/USD dao động trên 1.2700 vào đầu phiên giao dịch châu Âu vào thứ Tư. Dữ liệu từ Vương quốc Anh cho thấy lạm phát toàn phần đã giảm xuống 2% trong tháng 5 từ mức 2.3% trong tháng 4.
BoE được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách vào thứ Năm.
EUR tiếp tục suy yếu trong bối cảnh việc đặt cược Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 sẽ hỗ trợ xu hướng tăng của USD.
EURUSD giảm xuống 1.0730 trong phiên Âu.
Cần lưu ý rằng hôm nay, thị trường đóng cửa nghỉ lễ ở Mỹ và Anh.
USD/CHF cuối cùng đã giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ quan trọng là đường trung bình động 200 ngày cùng với mức thoái lui Fib 61.8 của mức tăng trong năm nay vào ngày hôm qua.
Đà giảm của cặp tiền tiếp tục kéo dài sau khi phá vỡ mức dưới 0.9000 vào đầu tháng 6. Tháng 6 là tháng tồi tệ thứ hai đối với USD/CHF trong 20 năm qua.
Khi nhìn vào những động thái mới nhất, có lẽ SNB cũng đóng một vai trò nào đó trong đó. Nếu SNB thực sự lo lắng về lạm phát nhập khẩu, các nhà hoạch định chính sách có thể gây bất ngờ bằng cách giữ nguyên lãi suất. Thị trường đang định giá khoảng 67% khả năng SNB cắt giảm lãi suất vào ngày mai.
Dữ liệu mới nhất do ONS công bố ngày 19 tháng 6 năm 2024:
Các số liệu này phù hợp với ước tính, lạm phát toàn phần tăng 0.3% m/m và lạm phát cơ bản tăng 0.5% m/m. Lạm phát dịch vụ đang ở mức cao 5.7% (mặc dù thấp hơn mức 5.9% trong tháng 4).
Báo cáo này sẽ không thay đổi quá nhiều kỳ vọng của thị trường về cuộc họp của BoE vào ngày mai.
GBP/USD ít thay đổi sau tin và hiện tiếp tục giao dịch quanh mức 1.2710.
USD/CHF giảm nhẹ xuống gần mức đáy trong ba tháng, quanh 0.8840. Đà sụt giảm của cặp tiền này là do các nhà giao dịch ngày càng đặt cược mạnh mẽ vào việc Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay. Thị trường Mỹ sẽ đóng cửa vào thứ Tư do nghỉ lễ. Nhà đầu tư đang chờ đợi quyết định lãi suất của SNB vào thứ Năm và dự kiến sẽ không có thay đổi nào về chính sách.
Mốc 1.0745 là mốc quan trọng của cặp EUR/USD, có thể giúp hạn chế biến động của cặp tiền này.
Mốc 1.3690 của cặp USD/CAD không mang ý nghĩa về phân tích kỹ thuật. Do đó, các hợp đồng đáo hạn chỉ đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ nhẹ cho bất kỳ biến động nào trong phiên giao dịch sắp tới.
Hôm nay là ngày nghỉ lễ tại Mỹ. Vì vậy, nhìn chung, thị trường có thể không có quá nhiều biến động mạnh.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un phát biểu trong chuyến thăm Tổng thống Nga Vladimir Putin:
Ông Putin chia sẻ rằng ông hy vọng lần gặp tiếp theo sẽ ở Moscow. Do G7 gần đây tập trung phần lớn vào Trung Quốc, mối quan hệ đối tác giữa Nga và Triều Tiên ngày càng sâu sắc hơn.
GBP/USD giảm nhẹ xuống 1.2700 và hiện đang giao dịch trong biên độ hẹp do nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu CPI mới nhất ở Anh nhằm đánh giá triển vọng chính sách của BoE vào cuộc họp ngày mai.
Trong phiên Âu, lạm phát ở Anh trong tháng 5 là dữ liệu chính hôm nay. Lạm phát dự kiến sẽ giảm trở lại mức 2.0% y/y. Nhưng có lẽ đã quá muộn để thuyết phục BoE thay đổi quyết định chính sách vào cuộc họp ngày mai, đặc biệt là sau những con số nóng hơn dự báo vào tháng Tư.
Lạm phát cơ bản và lạm phát dịch vụ vẫn là những yếu tố chính cản trở động thái cắt giảm lãi suất sớm của BoE. Các nhà giao dịch dự đoán BoE sẽ cắt giảm lãi suất 47 bps trong năm với xác suất xảy ra vào tháng 9 là 91% và vào tháng 8 là khoảng 44%.
BoJ vừa công bố biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 4. Một điểm mấu chốt là các thành viên hội đồng chính sách đã tranh luận về tác động của đồng Yên yếu đối với lạm phát. Một số thành viên đưa ra tín hiệu về khả năng tăng lãi suất sớm hơn dự kiến nếu lạm phát vượt mục tiêu.
Dữ liệu thương mại của Nhật Bản trong tháng 5 cũng được công bố, cho thấy xuất khẩu ổn định (do đồng yên yếu), nhưng khối lượng giảm - nguyên nhân được cho là do nhu cầu yếu.
Những thông tin này không ảnh hưởng nhiều đến đồng JPY. USD/JPY vẫn giao dịch quanh mức 157.85.
AUD/USD đang giảm trở lại mức 0.6660 sau khi tăng lên tiệm cận 0.6670. AUD/JPY đạt mức đỉnh kể từ tháng 4 năm 2013. Úc được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới, cho thấy mức chênh lệch lợi suất hấp dẫn giữa Úc và Nhật Bản.
Các đồng tiền chính chỉ biến động trong phạm vi hẹp.
Chứng khoán châu Á tăng hôm thứ Tư sau khi đà tăng mạnh mẽ của các nhà sản xuất chip đã đẩy chứng khoán Mỹ lên mức đỉnh kỷ lục mới. Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng khoảng 1%, trong đó các cổ phiếu liên quan đến chip và trí tuệ nhân tạo dẫn đầu đà tăng. Chứng khoán Hồng Kông phục hồi, trong khi chứng khoán Trung Quốc trượt dốc.
Giá dầu ổn định sau khi đóng cửa ở mức đỉnh trong 7 tuần do tâm lý chấp nhận rủi ro lấn át những dấu hiệu cho thấy kho dự trữ dầu thô tại Mỹ tiếp tục tăng.
Giá càng giảm nhẹ xuống dưới 2330 USD/oz.
Bitcoin tăng 0.67% lên 65,580 USD.
Một kế hoạch dự thảo được Reuters đề xuất:
Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) nhận định:
Chỉ số DXY hiện ở mức 105.26, trong khi EUR/USD ổn định ở mức 1,0739.
GBPUSD đi ngang quanh 1.2700 trước thềm công bố dữ liệu CPI tháng 5 tại Vương quốc Anh - tạo tiền đề cho quyết định chính sách của BoE vào thứ Năm, được kỳ vọng giữa nguyên lãi suất chính sách ở mức 5.25%. Báo cáo dự kiến sẽ cho thấy lạm phát tiêu dùng của Anh giảm từ 2.3% trong tháng 4 trở lại mục tiêu 2% của BoE trong tháng 5.
Tại châu Á, USDJPY dao động quanh 157.83, gần với gần đáy 6 tuần tại 158.25 được thiết lập vào tuần trước. JPY vẫn chịu áp lực từ chênh lệch lớn giữa lãi suất ở Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Biên bản cuộc họp chính sách tháng 4 của BoJ cho thấy các nhà hoạch định chính sách tranh luận về tác động của JPY suy yếu lên giá cả, trong đó có một số cảnh báo về khả năng tăng lãi suất sớm hơn dự kiến nếu lạm phát vượt quá mức.
Thống đốc PBOC Phan Công Thắng với phát biểu tại Diễn đàn Lujiazui 2024 tại Thượng Hải:
Các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương hầu hết đều tăng điểm, với chỉ số chứng khoán có trọng số của Đài Loan vượt mốc 23.,000 để đạt mức cao nhất mọi thời đại sau khi chứng khoán Mỹ khép phiên trong sắc xanh khi tập đoàn chip AI Nvidia vượt qua Microsoft trở thành doanh nghiệp đại chúng có giá trị nhất thế giới .
Các nhà đầu tư ở châu Á cũng đang xem xét dữ liệu thương mại của Nhật Bản trong tháng 5, cho thấy xuất khẩu tăng 13.5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu ít hơn ở mức tăng 9.5% trong cùng kỳ.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi nhận định:
Có thông tin cho rằng ngân hàng khổng lồ Nhật Bản Norinchukin Bank sẽ bán 63 tỷ USD trái phiếu chính phủ của Mỹ và châu Âu trong năm tài chính hiện tại để bù đắp những khoản lỗ chưa thực hiện.
Một số điểm chính trong báo cáo của Reuters:
Nhà kinh tế trưởng Ngân hàng Dự trữ New Zealand Paul Conway nhận định:
Ông Conway sẽ đưa ra thêm một số bình luận vào lúc 12:30 trưa nay theo giờ Việt Nam.
So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang:
Trên khung H1, sau khi công bố Biên bản họp tháng 4, USD/JPY đã áp sát mốc 158.30.
Chỉ số S&P 500 tiến gần hơn tới mốc lịch sử 5,500 điểm. Chứng khoán lập kỷ lục mới nhờ sự phục hồi của nhóm cổ phiếu sản xuất chip và các nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng hơn vào triển vọng Fed hạ lãi suất. Thị trường đã đón nhận một loạt các dữ liệu kinh tế Mỹ trái chiều vào tối qua, với sản xuất công nghiệp tăng vọt trong tháng 5 nhờ sản lượng của các nhà máy tăng trên diện rộng (+0.9% so với dự báo 0.3%), trong khi doanh số bán lẻ gây thất vọng (+0.1% so với dự báo 0.3%) và ghi nhận điều chỉnh giảm đối với các dữ liệu tháng 4 (từ 0% xuống -0.1%). Ngoài ra, một số quan chức Fed cũng đã lên tiếng nhấn mạnh rằng họ cần có thêm nhiều bằng chứng hơn cho thấy lạm phát hạ nhiệt trước khi tiến hành hạ lãi suất, nhưng dường như thị trường đã phớt lờ các tín hiệu này. Đáng chú ý, cổ phiếu của Nvidia tăng vọt 3.5% và vượt qua Microsoft trở thành công ty đại chúng có giá trị nhất, với pha bứt phá 174% kể từ đầu năm nay nhờ niềm tin vào triển vọng của AI. Kết phiên:
Chỉ số DXY giảm -0.07%. Trên thị trường FX, USD đảo chiều giảm trong phiên Mỹ sau báo cáo Doanh số bán lẻ tháng 5 ảm đạm. Tuy nhiên, chỉ số có nhịp hồi từ giữa phiên nhờ các bình luận hawkish hơn từ nhiều quan chức Fed dù rằng họ không quá ủng hộ việc lãi suất. Nhờ vậy, USD đóng cửa trong sắc đỏ ngày thứ 2 liên tiếp. GBP và EUR khép phiên gần như không đổi trong ngày do dòng tiền trú ẩn ở châu u tiếp tục đổ vào mua CHF. AUD mạnh nhất trong số các đồng tiền chính, được hưởng lợi từ các bình luận hawkish sau cuộc họp RBA và chứng khoán Mỹ tăng cao hơn. RBA quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4.35%. Trong cuộc họp báo, Thống đốc RBA Bullock xác nhận rằng Hội đồng chính sách đã thảo luận về phương án tăng lãi suất và xem xét loại trừ phương án cắt giảm lãi suất. Đồng thời tuyên bố rằng họ vẫn lo ngại về lạm phát, cho thấy rào cản đối với chính sách nới lỏng vẫn còn cao.
Trái phiếu chịu áp lực bán mạnh sau phiên đấu thầu TPCP kỳ hạn 20 năm ghi nhận lực cầu mạnh Kết phiên, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 5.2bp và 5.8bp xuống 4.72% và 4.22%. Lợi suất giảm cũng đồng thời hỗ trợ cho vàng, với nhịp hồi $13.2 lên $2330/oz. Dầu WTI tăng vọt 1.25% lên $80.70/thùng.
Chứng khoán Mỹ mở cửa cao hơn vào đầu phiên. Lợi suất TPCP Mỹ giảm. Thị trường hợp đồng swaps tiếp tục định giá Fed sẽ có ít hơn 2 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Hiện tại, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã không giữ được đà tăng, bắt đầu giảm:
Lợi suất TPCP Mỹ vẫn giảm:
DXY đang bắt đầu phục hồi sau khi giảm mạnh do dữ liệu doanh số bán lẻ yếu hơn dự báo, hiện DXY đang ở trên mức 105.300.
Giá vàng tăng vọt sau dữ liệu doanh số bán lẻ, hiện đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 2,321 USD/ounce.
Giá dầu tiếp tục tăng, dầu WTI đang có giá 80.94 USD/thùng, dầu Brent đang giao dịch gần mức 84.40 USD/thùng.
Bitcoin tiếp tục giảm, hiện đang ở mức 64,344 USD.
Cuộc bầu cử ở Pháp đang tạo ra nhiều rủi ro, khiến đồng EUR mất giá. Sự không chắc chắn xung quanh cuộc bầu cử này là rất cao do các cuộc thăm dò thay đổi nhanh chóng. Các chiến lược gia của TDS lưu ý rằng chênh lệch OAT-Bund đã mở rộng đến mức được thấy lần cuối vào năm 2017 và chứng khoán châu Âu đã sụp đổ.
Các chiến lược gia của TDS cho biết:
Sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ Mỹ được công bố, giá vàng đã tăng vọt, có thời điểm chạm mức 2,327 USD/ounce, hiện tại vàng đang giao dịch ở mức 2,324 USD/ounce.
Cuộc khảo sát của Hội đồng Vàng Thế giới dự kiến nhu cầu của các ngân hàng trung ương vẫn sẽ ổn định vào năm 2024, tạo thêm nền tảng hỗ trợ giá vàng.
Lạm phát kỳ vọng trong 5 năm tới của Mỹ ở mức 2.16%, thị trường trái phiếu đang cho rằng lạm phát đã kết thúc.
Hàng tồn kho kinh doanh tháng 4 của Mỹ + 0.3% so với + 0.3% dự kiến
Trước đó: -0.1%
Hàng tồn kho trừ ô tô +0.3%
Đây hiếm khi là yếu tố thúc đẩy thị trường nhưng lại là một con số quan trọng trong tính toán GDP.
Chỉ số DXY đang ở mức thấp nhất trong ngày sau khi doanh số bán lẻ được công bố yếu hơn dự báo.
Lạm phát kỳ vọng (breakeven) trong 5 năm tới hiện đang ở mức 2.16%.
Thị trường trái phiếu đang cho rằng cuộc chiến chống lạm phát đã kết thúc và sự suy yếu trong doanh số bán lẻ cho thấy đã đến lúc bắt đầu lo lắng về tăng trưởng. Tuy nhiên, chúng ta rất có thể sẽ nghe thấy các quan chức Fed tiếp tục lo lắng về lạm phát hiện nay.
Fedspeak sẽ bắt đầu với Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin, sau đó sẽ đến Chủ tịch Fed Boston Susan Collins và 4 diễn giả Fed khác trong những giờ tiếp theo.
Sau ít phút mở cửa, thị trường chứng khoán Mỹ đã ghi nhận những biến động như sau:
Một số cổ phiếu vốn hóa lớn có thể kể đến như:
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất đang giảm:
Sản xuất công nghiệp tháng 5 của Mỹ +0.9% so với +0.3% dự kiến
Đây là kết quả ấn tượng và tốt nhất đối với chỉ số này kể từ tháng 1/2023.