Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Vào hôm thứ Sáu vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc báo cáo rằng nhập khẩu dầu thô thagsn 11 đã giảm 10% so với tháng 10 và chạm đáy 4 tháng.
Nhận định từ S&P Global về sụt giảm trong hoạt động nhập khẩu dầu thô Trung Quốc:
Một số nhà phân tích cho biết họ kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ tận dụng giá dầu thô giảm để xây dựng kho dự trữ xăng dầu chiến lược (SPR).
Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan không bao gồm sản lượng dầu nội địa của Trung Quốc trong tháng 11. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) dự kiến sẽ công bố dữ liệu này trong tuần này.
Không nhiều khả năng các quan chức Fed thảo luận cụ thể về thời điểm cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tuần này và có thể trong vài tháng tới, trừ khi nền kinh tế suy yếu hơn dự kiến.
Nhà báo Timiraos đã đưa ra một số gợi ý về cuộc tranh luận cuối cùng:
Quyết định chính sách tháng 12 của Fed sẽ được công bố vào rạng sáng thứ Năm tuần này (theo giờ VN), thị trường đã định giá đầy đủ cho đợt cắt giảm vào ngày 1/5 và 50% cho cuộc họp ngày 20/3. Những kỳ vọng đã giảm kể từ sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp NFP hôm thứ Sáu.
Lịch sử các đợt cắt giảm lãi suất của Fed khoảng 6 tháng sau mỗi đợt tăng cuối cùng:
Báo cáo nhấn mạnh Trung Quốc có rất nhiều không gian để nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng cũng nhấn mạnh mức độ phục hồi chậm chạp của nền kinh tế hậu Covid, cùng với đó là nhu cầu quặng sắt rất mạnh và khó có thể giải quyết được khi hoạt động xây dựng chậm lại.
Vào cuối tuần qua, Goldman Sachs (GS) đã đưa ra một số kỳ vọng của họ đối với triển vọng chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vào năm tới:
Nguyên nhân thúc đẩy GS điều chỉnh cá dự báo:
Trang Reuters đưa tin, một cuộc khảo sát từ nhóm đại diện sản xuất Make UK đã báo cáo một số sự hồi phục trong lĩnh vực nhà máy sản xuất của Vương quốc Anh như sau:
Nhà phân tích Marko Kolanovic của JP Morgan nhận thấy cổ phiếu Mỹ có nguy cơ quay trở lại mức thấp vào năm tới.
Các tài sản rủi ro không thể tăng bền vững với mức độ thắt chặt tiền tệ hiện nay và nguy cơ sẽ không có biện pháp nới lỏng mang tính quyết định trừ khi các tài sản rủi ro được điều chỉnh (hoặc lạm phát giảm do nhu cầu yếu hơn, do đó làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp). Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần chứng khiến chứng khoán sụt giảm và thị trường có một số biến động trong năm 2024 trước khi chính sách tiền tệ nới lỏng và cổ phiếu phục hồi bền vững hơn.
Các nhà phân tích tại MUFG dự báo USD/JPY sẽ giảm xuống 143 do:
Tuy nhiên:
Cập nhật USD/CNH:
Chứng khoán phục hồi phiên thứ 2 liên tiếp khi khẩu vị rủi ro được cải thiện nhờ kỳ vọng Mỹ có thể vượt qua suy thoái sau dữ liệu việc làm mạnh mẽ NFP Hoa Kỳ, bất chấp lợi suất TPCP tăng vọt trước áp lực Fed có thể phải giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Biên chế phi nông nghiệp NFP đạt 199K so với dự báo 184K, tốc độ tăng lương trung bình giờ tăng lên 0.4% so với dự báo 0.3% và 0.2% của tháng trước, bên cạnh đó tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm từ 3.9% xuống còn 3.7%. Ngoài ra, tâm lý người tiêu dùng Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ vào đầu tháng 12 (69.4 so với dự báo 62 điểm) khi các hộ gia đình trở nên lạc quan hơn trước triển vọng lạm phát. Kỳ vọng lạm phát 1 năm giảm với tốc độ mạnh nhất trong 22 năm từ 4.5% xuống chỉ còn 3.1%. Nhóm cổ phiếu năng lượng và công nghệ đầu đà tăng trong các lĩnh vực. Kết phiên, chỉ số Dow Jones tăng hơn 130 điểm:
Trên thị trường FX, USD phục hồi ngay từ phiên Á sau phiên giảm mạnh hôm thứ Năm. Báo cáo NFP Hoa Kỳ đã hỗ trợ USD tăng gần 50 pip, dù giá nhanh chóng thoái lui và xóa bỏ đà tăng sau khi dữ liệu kỳ vọng lạm phát sơ bộ được công bố. Kết phiên, USD tăng trên diện rộng, ngoại trừ với CAD. NZD dẫn đầu đà giảm, theo sau là JPY và CHF. USD/JPY đã phục hồi phân nửa đà giảm được thiết lập trong phiên thứ Năm.
Vàng trồi sụt trong biên độ $2026/34 trong trước thềm mở cửa phiên Mỹ, nhưng áp lực bán tháo TPCP tăng vọt sau dữ liệu NFP Hoa Kỳ đã khiến vàng giảm mạnh hơn $35 xuống dưới $1995/oz. Chốt phiên, vàng giảm $24.14 xuống $2004/25/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt tăng 12.6bp và 7.8bp lên 4.72% và 4.23%. Dầu thô hồi nhẹ $1.9 lên $71.23/thùng sau 5 phiên giảm liên tiếp.
Thật khó để đối chiếu các con số trong báo cáo bảng lương phi nông nghiệp với phản ứng của thị trường.
Báo cáo việc làm khá tích cực, đặc biệt là khảo sát hộ gia đình khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3.7% mặc dù tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng.
Phản ứng ban đầu của thị trường chính xác là những gì các nhà giao dịch mong đợi khi đồng đô la Mỹ tăng vọt trên diện rộng, khoảng 50 điểm. Tuy nhiên, sau đó, tất cả đã bị xóa bỏ và USD/JPY đã giảm thấp hơn mức trước khi báo cáo được công bố.
Có thể có một số trader đang thoái khỏi vị thế long USD/JPY và điều này đã ảnh hưởng đến sự suy yếu trên diện rộng của đồng USD.
Tuy nhiên, không chỉ Fx mà cổ phiếu cũng đã phục hồi. Thị trường nhiều biến động dường như luôn xảy ra sau báo cáo việc làm.
Trước báo cáo này, thị trường đã định giá Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 121 điểm cơ bản trong năm tới và tỷ giá USD/JPY đang giao dịch ở mức 144.35. Con số này đã ngay lập tức giảm xuống 112 điểm cơ bản và USD/JPY tăng lên 145.00.
Trong suốt cả năm, khảo sát hộ gia đình luôn thấp hơn khảo sát của các cơ sở, và câu hỏi đặt ra là liệu khảo sát hộ gia đình có bắt kịp khảo sát của các cơ sở hay không. Với mức tăng lớn trong khảo sát hộ gia đình và tỷ lệ thất nghiệp giảm, mặc dù tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng cao hơn, có vẻ như các cuộc khảo sát hiện đang phù hợp hơn.
Điều này cho thấy việc tuyển dụng sẽ không chậm lại nhiều. Khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 3 đã giảm xuống khoảng 50% từ 70% trước đó.
Các tin chính:
Thị trường:
Thị trường đang có vẻ khá trầm lắng với tâm lý thận trọng hơn, điều này hoàn toàn dễ hiểu. Tất cả đều tập trung vào báo cáo việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày hôm nay và điều này khiến các nhà giao dịch lo lắng.
Đồng yên Nhật đã có một động thái lớn vào đầu ngày khi USD/JPY giảm xuống mức đáy là 142.50 tại phiên Á. Nhưng cặp tiền này hiện đang giao dịch trở lại mức 144.30, tăng 0.2% trong ngày, được hỗ trợ bởi một báo cáo cho rằng Thống đốc BOJ Ueda không có ý định ám chỉ thời điểm thay đổi chính sách.
Bên cạnh đó, USD gần như ổn định hơn khi không có nhiều biến động ở các thị trường khác. Trên thị trường chứng khoán, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của Mỹ đang có vẻ ảm đạm trong khi các chỉ số châu Âu dự kiến khép lại tuần với một ngày tăng nữa.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc đang tăng nhẹ nhưng mọi thứ có thể thay đổi khi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ được công bố.
Thị trường kỳ vọng dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp đủ mạnh và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng nhẹ. Việc NFP mạnh có thể xảy ra do các cuộc đình công của UAW được giải quyết trong khi việc tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ được xem như dấu hiệu cho thấy điều kiện thị trường lao động đang dịu đi trong bối cảnh nền kinh tế chậm lại.
Nếu dữ liệu thực sự như dự đoán, điều đó sẽ tái khẳng định rằng Fed đã hoàn tất việc tăng lãi suất. Dữ liệu tiền lương được dự kiến sẽ ở mức 4.0% so với cùng kỳ năm ngoái - mức tăng trưởng hàng năm thấp nhất kể từ giữa năm 2021. Đây có thể là bằng chứng bác bỏ câu chuyện rằng kinh tế Mỹ đang hướng tới một cuộc hạ cánh mềm với áp lực giá giảm dần.
USD tăng nhẹ, thị trường chờ đợi dữ liệu NFP:
Giá dầu tăng 2% trong ngày sau khi Ả Rập Saudi và Nga kêu gọi thêm các thành viên OPEC + tham gia cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, dầu thô đang hướng tới tuần giảm thứ 7 liên tiếp do lo ngại về thặng dư nguồn cung toàn cầu và nhu cầu yếu của Trung Quốc.
Ả Rập Saudi và Nga, hai nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã kêu gọi tất cả các thành viên OPEC + tham gia một thỏa thuận cắt giảm sản lượng vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu, chỉ vài ngày sau cuộc họp của nhóm. Trước đó, OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng tổng cộng 2.2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong quý đầu tiên của năm tới. Viktor Katona - nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler cho biết:
Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng vẫn gần mức cao kỷ lục hơn 13 triệu thùng/ngày
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu thô của nước này trong tháng 11 giảm 9% so với một năm trước do mức tồn kho cao, các chỉ số kinh tế yếu và đơn đặt hàng chậm lại từ các nhà lọc dầu độc lập làm suy yếu nhu cầu.
Thị trường cũng đang tìm kiếm các tín hiệu chính sách tiền tệ từ báo cáo việc làm hàng tháng chính thức của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào cuối ngày hôm nay, dự kiến sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm trong tháng 11 được cải thiện và tiền lương tăng vừa phải. Điều đó sẽ củng cố quan điểm rằng Fed đã hoàn tất việc tăng lãi suất trong chu kỳ này.
Giá dầu thô Brent và WTI tương lai đang trên đà giảm khoảng 4% trong tuần, mức giảm lớn nhất trong 4 tuần.
Reuters trích dẫn ba nguồn tin thân cận với BOJ:
Theo khảo sát của BoE:
Phát ngôn từ Bộ Chính trị Trung Quốc thông qua phương tiện truyền thông nhà nước:
Mặc dù tình hình kinh tế tại Trung Quốc đã ổn định trong vài tháng qua, nhu cầu nội đia vẫn đang gặp khó khăn và cần thêm một cú hích để đưa mọi thứ trở lại đúng hướng.
Thị trường vẫn đang cho thấy tâm lý thận trọng.
Tiếp tục là một khởi đầu tốt đẹp cho chứng khoán Châu Âu với DAX đang tìm cách tạo mức đỉnh mới trong ngày. Trong khi đó hợp đồng tương lai S&P 500 của Mỹ ảm đạm hơn sau những mức tăng hôm qua và hiện giảm 0.1%
Các nhà phân tích tại TD Securities (TDS) cung cấp dự báo về báo cáo của thị trường lao động Mỹ tháng 11: