Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Thị trường chứng khoán Mỹ đang có khởi đầu mạnh mẽ, dẫn đầu đà tăng là chỉ số Nasdaq. Tuy nhiên, trong tuần này, các chỉ số chính vẫn đang trên đà giảm, điều này sẽ phá vỡ chuỗi 5 tuần tăng liên tiếp.
Tổng quan về thị trường hiện tại:
Lợi suất trái phiếu Mỹ đang biến động trái chiều:
Đồng euro đã tìm thấy hỗ trợ ở mức 1.0760 và tăng cao hơn nhờ vào sự suy yếu của đồng đô la Mỹ. Không có nguyên nhân rõ ràng cho động thái này vì nó diễn ra sau báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ không chênh lệch nhiều so với dự kiến.
Tâm lý rủi ro đang tăng lên và S&P 500 đã tăng 0.2%. Thị trường cũng có thể đang thấy một số động thái bán USD/JPY lan sang các cặp tiền khác.
Sự chú ý cũng đổ dồn vào thị trường trái phiếu. Lợi suất đã tăng cao sau khi dữ liệu được công bố nhưng sau đó đã quay đầu giảm và lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm hiện đang âm nhẹ trong ngày.
Sẽ có một sự suy thoái mạnh trong lĩnh vực xây dựng nhà ở của Canada nhưng vẫn chưa xảy ra. Một giấy phép giá trị lớn đã được cấp để xây dựng một khu bệnh viện mới ở Toronto, điều này đã giúp thúc đẩy sự tăng trưởng trong giấy phép phi nhà ở.
Sau sự gia tăng bất ngờ của số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước, con số này đã giảm trở lại dưới mức 1.900M, điều này đã giúp đẩy lợi suất trái phiếu lên cao hơn, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hiện tăng 5.7 điểm cơ bản lên 4.178%. Có một số thông tin cho rằng việc công nhân đình công quay trở lại làm việc đang góp phần vào sự giảm trở lại này.
Báo cáo việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào ngày mai với kỳ vọng khoảng 190K. Goldman dự kiến bảng lương phi nông nghiệp sẽ tăng 238K.
Các tin chính:
Thị trường:
Diễn biến mạnh mẽ nhất trong giao dịch ngày hôm nay là đồng yên Nhật tăng vọt so với các loại tiền tệ chính khác. USD/JPY đã giảm xuống khoảng 146.80 sau khi Thống đốc BOJ Ueda phát biểu về việc thoát khỏi chính sách tiền tệ ở châu Á. Sau đó, ông tiếp tục gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida và phát biểu về tầm quan trọng của tiền lương trong các bước chính sách tiếp theo của BOJ.
Điều đó cho thấy BOJ hiện đang đồng thuận với Tokyo để có thể bắt đầu thu hẹp chính sách nới lỏng vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm tới. Do đó, đồng yên đã tăng mạnh, với USD/JPY giảm mạnh xuống mức 144.55 vào phiên giao dịch sáng ở châu Âu trước khi hồi phục lên khoảng 145.10 hiện tại - vẫn giảm 1.5% trong ngày hôm nay.
Các loại tiền tệ chính khác không có nhiều biến động. Các loại tiền tệ hàng hóa giảm nhẹ đầu phiên nhưng sau đó đã phục hồi trở lại. Các loại tiền tệ châu Âu không bị ảnh hưởng nhiều do USD vẫn giữ vững vị thế.
Cổ phiếu trong ngày hôm nay có vẻ đang chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ vào ngày mai sau khi thị trường Wall Street giảm vào hôm qua. Điều này bất chấp việc lợi suất trái phiếu tăng nhẹ trong ngày, chủ yếu là do lợi suất trái phiếu Nhật Bản tăng vọt sau phát biểu của Thống đốc BOJ Ueda.
So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng sa thải việc làm giảm khoảng 41%, nhưng điều đáng lưu ý là đã có một số lượng nhân viên công nghệ bị sa thải đặc biệt cao vào tháng 11 năm 2022. 45,510 vụ sa thải việc làm trong tháng trước đã đưa tổng số vụ sa thải việc làm trong năm nay lên đến 686,860 vụ, tăng khoảng 115% so với tổng số vụ sa thải việc làm tính đến tháng 11 của năm ngoái.
Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và các nhà lãnh đạo EU đã có bài phát biểu tại Bắc Kinh sau ngày đầu tiên làm việc:
Các tuyên bố của bà Ursula von der Leyen cho thấy EU đang có những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại với Trung Quốc. Đồng thời, bà cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực như AI, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ thương mại và kinh tế hai bên phát triển trên cơ sở công bằng và phát triển.
Giá khí đốt tự nhiên (XNG/USD) tiếp tục lao dốc khi thị trường đang tràn ngập khí đốt giá rẻ. Khi bắt đầu cuộc xung đột ở Gaza, một số nhà xuất khẩu khí đốt đã bắt đầu tăng cường sản xuất, điều này hiện tạo ra tình trạng dư cung, nhất là khi tình hình tại Trung Đông được kiểm soát khiến dòng khí đốt tại đây không bị gián đoạn
Trong khi đó, đồng USD có nhịp điều chỉnh nhẹ sau khi BOJ đưa ra thông điệp chấm dứt chế độ lãi suất âm kéo dài hàng thập kỷ. Đồng yên Nhật hiện đã tăng hơn 1.5% so với đồng bạc xanh, trong khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho số liệu thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ cũng như dữ liệu NFP vào cuối tuần này.
Khí đốt tự nhiên đang giao dịch ở mức $2.48/MMBtu tại thời điểm viết bài.
Trích dẫn từ các giám đốc điều hành trong ngành về vấn đề này:
Hiện tại, ủy ban Chứng khoán & Sàn giao dịch Mỹ SEC đã từ chối bình luận công khai về vấn đề này.
Vàng (XAU/USD) thu hút một dòng tiền trong ngày thứ hai liên tiếp, mặc dù bị giới hạn trong vùng $2,030-2,040 trong những ngày qua. Bối cảnh thị trường ủng hộ đà tăng khi nhà đầu tư kì vọng Fed đã hoàn thành chu kỳ thắt chặt và sẽ bắt đầu giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 3/2024. Cùng với đó, các phát biểu ôn hòa hơn từ quan chức ECB, quyết định giữ mức lãi suất ổn định của RBA và BoC đã dấy lên niềm tin lãi suất toàn cầu đã đạt đỉnh. Điều này đóng vai trò như động lực thúc đẩy triển vọng của kim loại quý .
Về phía USD, đà tăng giá mạnh mẽ của đồng JPY thúc đẩy hành động USD. Ngoài ra, tâm lý thị trường thận trọng hiện nay cũng là một yếu tố khác góp phần vào mức tăng khiêm tốn của đồng tiền nay.
Báo cáo NFP vào thứ sáu sẽ ảnh hưởng đến triển vọng chính sách ngắn hạn của Fed và ảnh hưởng gián tiếp tới giá vàng. Một dữ liệu quan trọng khác là số liệu Yêu cầu trợ cấp thất nghiệp ban đầu hàng tuần của Hoa Kỳ cũng sẽ cung cấp manh mối về trạng thái của đồng USD trong ngắn hạn.
Xét về cơ cấu, tiêu dùng hộ gia đình và chi tiêu chính phủ giúp GDP tăng lần lượt 0.2% và 0.1% trong quý. Tuy vậy, hàng tồn kho giảm 0.3%, trong khi đóng góp từ tổng vốn cố định hình thành và cán cân thanh toán quốc tế là không đáng kể.
USD/JPY hiện đang giảm 1.4% xuống 145.30 sau phát biểu của Thống đốc BOJ Ueda khi ông tiếp tục cho rằng các cuộc đàm phán lương mùa xuân là bước ngoặt cho chính sách tiền tệ sắp tới.
Đây có thể là chỉ dẫn cho hành động của nhà giao dịch trong quý 1 năm tới. Với kỳ vọng về chính sách thắt chặt sắp tới, nhà giao dịch có thể bắt đầu mở vị thế mua ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, gánh nặng lãi suất âm vẫn là điều cần lưu ý nếu họ muốn duy trì vị thế nắm giữ dài hạn.
Ngoài ra, một rủi ro cần xem xét là việc là BOJ có thể sẽ không thay đổi chính sách nếu như lạm phát tiếp tục có dấu hiệu hạ nhiệt cũng như kết quả của cuộc đàm phán tiền lương không như mong đợi
Giá dầu hồi phục, tăng hơn 1% sau khi giảm xuống mức đáy trong 6 tháng:
Vàng tăng nhẹ, tiến gần mức $2,034
Thâm hụt thương mại giảm nhẹ trong tháng 10 khi xuất khẩu tăng 1.2% trong khi nhập khẩu tăng 0.6%.
USD suy yếu bất chấp khẩu vị rủi ro ảm đạm và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt tăng. Trọng tâm dữ liệu ngày hôm nay là GDP của Eurozone và dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ:
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng có vẻ khá ảm đạm vào thời điểm hiện tại. Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện giảm 0.1%.
Giá nhà ở Anh tăng tháng thứ hai liên tiếp, với giá nhà trung bình hiện ở mức 283,615 bảng Anh. Điều này khẳng định rằng giá bất động sản tăng mặc dù lãi suất cao hơn, với mức thay đổi giá nhà hàng năm chỉ là -1.0% và vẫn cao hơn khoảng 40,000 bảng Anh so với mức trước đại dịch.
Tỷ lệ thất nghiệp của Thụy Sĩ giữ ổn định trong tháng do điều kiện thị trường lao động tiếp tục được duy trì tốt cho đến thời điểm hiện tại.
Cuộc thăm dò mới nhất của Reuters cho thấy các nhà kinh tế kỳ vọng lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của BOE sẽ diễn ra vào quý 3 năm sau:
Thông thường, khi thống đốc BOJ và thủ tướng Nhật Bản gặp mặt, sẽ là lúc để trao đổi ý kiến và thống nhất quan điểm trong việc thiết lập chính sách.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda đã phát biểu hôm nay, không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy thời điểm ông dự kiến sẽ thoát khỏi chính sách siêu nới lỏng. Ueda nói rằng với xu hướng mà ông nhận thấy về lạm phát là dưới 2% thì vẫn còn quá sớm để nói về một nghiên cứu mô phỏng việc thoát khỏi thị trường. USD/JPY giảm xuống mức thấp khoảng 146.70 trước khi ổn định.
Bên cạnh đó, dữ liệu thương mại trong tháng 11, với xuất khẩu đạt kết quả tốt hơn dự kiến và tăng lần đầu tiên sau 14 tháng. Bù đắp cho tin tức về lượng nhập khẩu giảm so với ước tính, một dấu hiệu khác cho thấy sự phục hồi kinh tế trong nước đang chững lại.