Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Cập nhật USD/CNH:
Chứng khoán đóng cửa trái chiều trong bối cảnh lợi suất TPCP giảm mạnh khắp các kỳ hạn sau báo cáo Cơ hội việc làm JOLTS tháng 10 Hoa Kỳ giảm đáng kể (đạt 8.73M so với dự báo 9.31M và 9.35M của tháng 9) phản ánh sự suy yếu của thị trường lao động, củng cố kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào năm tới để ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế. Dữ liệu PMI dịch vụ ISM vượt kỳ vọng (52.7 so với dự báo 52.2 điểm) cho thấy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tiếp tục được mở rộng không hỗ trợ được nhiều cho khẩu vị rủi ro của thị trường (. Lợi suất 10 năm giảm xuống 4.17% và chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 9. Nhóm cổ phiếu năng lượng dẫn đầu đà giảm, trong khi cổ phiếu công nghệ hoạt động tốt nhất trong các lĩnh vực. Kết phiên, chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm phiên thứ 2 liên tiếp, trong khi Nasdaq tăng nhẹ:
Trên thị trường FX, USD mở rộng đà phục hồi sau dữ liệu PMI dịch vụ ISM, bất chấp báo cáo Cơ hội việc làm JOLTS kém kỳ vọng và giảm đáng kể. Giá ban đầu giảm hơn 35pip nhưng nhanh chóng đảo chiều tăng, nhờ vậy USD đóng cửa tăng phiên thứ 2 liên tiếp. AUD dẫn đầu đà giảm trong số các đồng tiền chính, chịu áp lực sau quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35% như kỳ vọng với quan điểm thận trọng, tái khẳng định sự phụ thuộc vào dữ liệu và USD tăng. Thị trường có xu hướng hơi dovish sau bình luận của Thống đốc Lowe cho biết dữ liệu kể từ cuộc họp tháng 11 “nói chung là phù hợp với dự báo”. JPY tăng nhẹ khi các nhà đầu tư kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và BoJ sớm bình thường hóa chính sách tiền tệ. Sự kiện trọng tâm hôm nay sẽ là quyết định chính sách của BoC và báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp ADP Hoa Kỳ trong phiên Mỹ.
Vàng suy yếu bất chấp lợi suất TPCP Hoa Kỳ đồng loạt giảm mạnh. Động lực tăng giá trong ngắn hạn vẫn được duy trì đối với USD đã gây áp lực lên tài sản trú ẩn như vàng. Chốt phiên, vàng giảm $9.63 xuống $2019.22/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 5.6bp và 9bp xuống 4.58% và 4.17%. Dầu thô giảm $0.72 xuống $72.32/thùng sau pha đảo chiều giảm và xóa bỏ hoàn toàn mức tăng mạnh đầu phiên Mỹ. BTC break qua mốc 44K sau khi có phiên tăng rất mạnh hơn $4000.
Mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2021.
Chi tiết:
Ngoài giá cả, khảo sát này đang cho thấy một kịch bản hạ cánh mềm.
NASDAQ dẫn đầu đà giảm. Ngày hôm qua, chỉ số NASDAQ giảm -0.84%, vượt qua mức giảm của S&P 500 là -0.54% và Dow Jones là -0.11%.
Các chỉ số chính đã tăng trong 5 tuần liên tiếp, nhưng với mức giảm trong 2 ngày giao dịch đầu tiên của tuần, chuỗi tăng này có thể bị đứt đoạn.
Thị trường hiện tại cho thấy:
Nhìn vào thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ, lợi suất giảm trên toàn bộ đường cong lợi suất:
Nhìn vào các thị trường khác:
Các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu chính của ngày hôm nay nhưng thị trường chứng khoán đang suy yếu với cả S&P 500 và Nasdaq đều giảm 0.4%.
Điều này có thể thay đổi nếu lợi suất giảm ở tất cả các thị trường và sau khi một số dữ liệu kinh tế được công bố. Tất cả sẽ diễn ra vào lúc 22 giờ hôm nay với ISM dịch vụ và Cơ hội việc làm của JOLTS.
Giá dầu đã giữ mức đáy tháng 11 trong nỗ lực đầu tiên.
Phe mua dầu đang bỏ cuộc.
Hôm nay là ngày thứ tư liên tiếp giá dầu giảm kể từ khi OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng và đây có thể là tuần thứ bảy liên tiếp giảm. Ngày càng có nhiều lo ngại trên thị trường năng lượng rằng OPEC không còn kiểm soát được giá dầu và thị trường đang hướng đến một cuộc chiến giành thị phần khi vòng cắt giảm sản lượng mới nhất hết hạn vào quý 2.
WTI lần cuối giảm 70 cent xuống còn 72.37 USD, chỉ nhỉnh hơn mức đáy trong tháng 11 là 72.16 USD. Nếu mức này bị phá vỡ, giá dầu sẽ giảm xuống mức đáy kể từ đầu tháng 7. Một đợt bán ra ồ ạt có thể khiến giá dầu giảm mạnh xuống dưới mức này.
Thị trường hiện tại đang cho thấy USD tăng trở lại mặc dù lợi suất trái phiếu giảm. Cổ phiếu châu Á đặc biệt suy yếu nhưng thị trường châu Âu vẫn ổn định.
Có lẽ ngày giao dịch sẽ thực sự bắt đầu vào lúc 22 giờ với việc dữ liệu ISM dịch vụ tháng 11 và Cơ hội việc làm JOLTS tháng 10 của Mỹ được công bố. Dữ liệu ISM rất quan trọng vì nó sẽ cho thấy liệu thị trường có sự hạ cánh cứng hay mềm nào không.
Các tin chính:
Thị trường:
Phiên giao dịch hôm nay chủ yếu bị chi phối bởi các dòng tiền rủi ro, khi lợi suất trái phiếu giảm và chứng khoán vẫn ở mức thấp sau một khởi đầu lảo đảo vào đầu tuần mới ngày hôm qua. Lợi suất trái phiếu châu Âu có thể đã bị ảnh hưởng phần nào sau khi quan chức ECB, Isabel Schnabel, gần như xác nhận việc ngừng tăng lãi suất. Tuy nhiên, đây cũng là điều mà thị trường đã lường trước.
Đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của ECB cho năm tới hiện đang chuyển sang tháng 3 sau khi được chuyển từ tháng 6 sang tháng 4 vào tuần trước.
Kết quả là đồng euro vẫn suy yếu, với USD duy trì ổn định ngay cả khi lợi suất kho bạc giảm. EUR/USD giảm 0.2% xuống 1.0817, mức đáy trước đó chạm 1.0805 trong phiên giao dịch.
Ở các thị trường khác, USD giữ vững vị thế với USD/CAD tăng 0.3% lên 1.3575 và AUD/USD giảm 0.9% xuống mức 0.6560 hiện tại. Đồng tiền này bị ảnh hưởng bởi việc RBA giữ nguyên lãi suất cơ bản, có lẽ đã được thực hiện trong chu kỳ thắt chặt.
Tâm lý rủi ro giảm cũng không thực sự giúp ích cho các loại tiền tệ hàng hóa trong ngày, khi S&P 500 giảm 0.4%. Điều này đang kìm hãm bất kỳ sự lạc quan nào ở châu Âu, với các chỉ số chính hiện đang giao dịch trái chiều.
Trong lĩnh vực hàng hóa, vàng cũng đang trở nên yếu hơn sau khi đảo chiều mạnh trong phiên giao dịch hôm qua. Kim loại quý này đã giảm 0.2% xuống mức $2,024.
Điện Kremlin xác nhận rằng Tổng thống Putin sẽ gặp Mohammed bin Salman để thảo luận về mối quan hệ hợp tác OPEC+, đồng thời cho biết sự hợp tác giữa hai bên thông qua khối OPEC+ là sự đảm bảo vững chắc cho việc duy trì sự ổn định trên thị trường dầu mỏ. Các giám đốc điều hành của các công ty dầu khí Nga sẽ tham gia vào phái đoàn tháp tùng Tổng thống Putin trong chuyến thăm UAE lần này.
AUD/USD hiện đang giảm 0.9% xuống còn 0.6562 và có thể giảm xuống dưới mức trung bình động 200 ngày tại 0.6578. Đây là mức kỹ thuật quan trọng cần chú ý như đã nêu bật trước đó: AUD/USD bị đẩy trở lại mức kỹ thuật quan trọng sau khi RBA giữ nguyên
Tâm lý rủi ro đã giảm bớt trong hôm nay và USD ổn định cũng đang góp phần vào sự suy yếu của AUD/USD. Và cần phải có sự chuyển biến đáng kể về tâm lý thị trường để đồng aussie có thể tăng trở lại.
Sự suy thoái của nền kinh tế khu vực đồng euro hiện đã kéo dài sang tháng thứ sáu liên tiếp nhưng ít nhất tình hình được cải thiện nhẹ trong tháng 11. Điều kiện việc làm giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm 2021. Điều kiện nhu cầu tổng thể vẫn yếu, áp lực giá cả đầu vào tăng nhẹ trong khi giá đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng Năm.
Lĩnh vực dịch vụ của Đức chỉ giảm nhẹ trong tháng trước. Điều này xảy ra khi sự suy thoái ở các doanh nghiệp mới được cho là đang giảm bớt. Tuy nhiên, áp lực tiền lương đang gia tăng và điều đó đang đẩy chi phí chung lên cao. Vì vậy, cần thận trọng trong những tháng tới.
Các điều kiện về nhu cầu tiếp tục suy yếu và gây cản trở cho lĩnh vực dịch vụ của Pháp khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ nhanh nhất trong ba năm. Điều kiện việc làm cũng bị ảnh hưởng trong bối cảnh kinh tế trì trệ, yếu nhất kể từ tháng 5 năm 2021. Vấn đề thêm nữa là áp lực chi phí vẫn tăng cao khi các công ty báo cáo chi phí hoạt động cao hơn cùng với áp lực tiền lương và phí nhà cung cấp tăng cao.
Hoạt động chung trong lĩnh vực dịch vụ của Tây Ban Nha tăng, mặc dù không đáng kể. Tuy nhiên, chi tiết quan trọng hơn là áp lực giá được cho là đang tăng cao khi lạm phát phí đầu ra chạm mức đỉnh trong 5 tháng.
Cần lưu ý:
EUR/USD ở mức 1.0825 và 1.0860 do 2 ngưỡng này có thể kiềm chế hành động giá.
USD/JPY ở mức 147.00 dù mức này không thực sự mang lại nhiều ý nghĩa kỹ thuật. Do đó, tâm lý giao dịch sẽ bị tác động mạnh hơn nhiều bởi thị trường trái phiếu và USD.
AUD/USD ở mức 0.6550. Tuy nhiên, đường trung bình động 200 ngày ở mức 0.6578 vẫn là mức quan trọng hơn cần theo dõi.
EUR/GBP ở mức 0.8585 dù mức này không thực sự mang lại nhiều ý nghĩa kỹ thuật. Cần chú ý rằng phe bán vẫn nắm quyền kiểm soát và có thể sẽ hướng tới việc đẩy cặp tiền lên mức 0.8500.
Điều này xảy ra khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm, bất chấp đà suy yếu của lợi suất trái phiếu kho bạc. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.4%, chủ yếu do cổ phiếu công nghệ sụt giảm trong khi hợp đồng tương lai Nasdaq hiện giảm 0.5%.
EURUSD đi ngang trong biên độ 1.0835 trong bối cảnh USD và lợi suất trái phiếu kho bạc sụt giảm khi khẩu vị rủi ro ảm đạm. Thị trường chú ý dữ liệu việc làm và PMI ISM của Hoa Kỳ được công bố tối nay.
Phát biểu của thành viên Hội đồng Thống đốc ECB, Isabel Schnabel:
Kế hoạch của BOJ hiện tại khá rõ ràng. Họ hy vọng rằng kết quả của cuộc đàm phát về lương vào mùa xuân năm sau sẽ hỗ trợ việc bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhưng khi lạm phát bắt đầu cho thấy dấu hiệu giảm dần, liệu BOJ có đang bị lỡ nhịp?
Báo cáo lạm phát tại Tokyo mới nhất cho thấy áp lực giá cả đang bắt đầu yếu dần và có khả năng lạm phát sẽ tiếp tục giảm dần vào năm sau - xu hướng chung các quốc gia khác trên thế giới
BOJ hoàn toàn có thể khẳng định rằng tình hình của nền kinh tế vẫn cần thắt chặt chính sách vào năm sau. Nhưng khi lạm phát hình thành xu hướng giảm trong thời gian tới, mọi người sẽ nghi ngờ về tính thời điểm trong các quyết định của ngân hàng trung ương - đặc biệt là khi họ có thể làm như vậy trong năm nay.
Tin tức chính:
Hôm nay là một ngày bận rộn ở châu Á với dữ liệu lạm phát từ các nước lớn. Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên với chỉ số CPI theo tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 năm 2020.
Theo sau đó là dữ liệu lạm phát tại Tokyo Nhật Bản thấp hơn dự báo và cả số liệu tháng trước, tuy vậy vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của BoJ. USD/JPY không biến động quá nhiều sau thông tin trên và hiện ở mức 147.10.
Tại Trung Quốc, tất cả chỉ số PMI Caixin đều ghi nhận sự mở rộng vào tháng 11 khi đạt mức trên 50 (51.5) và tăng so với số liệu tháng 10.
Và cuối cùng là quyết định chính sách tiền tệ cuối cùng trong năm của RBA với lãi suất điều hành tiếp tục ở mức 4.35% cùng với phát biểu từ Thống đốc Bullock với một vài ý chính:
RBA sẽ đón chờ dữ liệu lạm phát tiếp theo dự kiến sẽ được công bố vào ngày 31/1 năm 2024 và sau đó là cuộc họp chính sách tiếp theo diễn ra vào 5-6/2.
Đồng AUD giảm mạnh sau trong khi NZD/USD chịu ảnh hưởng chung với đồng tiền này. Các cặp tiền EUR/USD, GBP/USD, USD/CHF ít biến động trong phiên trong khi USD/CAD tăng nhẹ lên mức 1.3559
Vàng tiếp tục hồi phục về $2,030 trong khi BTC giao dịch ở mức $41,800.
Trong ngày hôm nay, dữ liệu quan trọng tiếp tục đến từ nước Mỹ với chỉ số PMI dịch vụ và số liệu việc làm mới được mong đợi vào lúc 22h00.
Một vài nguồn tin cho biết Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) có thể đã bán đô la Mỹ nhằm ngăn chặn đà mất giá của đồng rupee.
Chuyên viên giao dịch ngoại hối tại một ngân hàng nhà nước cho biết thêm: