Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Một bài viết từ trang Wall Street Journal cho rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang đặt ra hai mục tiêu chính trong chính sách kinh tế:
Theo thông tin từ các quan chức và cố vấn chính phủ làm việc thường xuyên với quy trình ra quyết định, ông Tập muốn cứu trợ các địa phương nợ nần chồng chất và làm sống lại thị trường chứng khoán mà không làm mất đi định hướng của nhà nước trong việc biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghiệp và công nghệ.
Những nhận định của Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic về nền kinh tế Mỹ:
Ông Bostic nhấn mạnh rằng ông không cam kết trước về quyết định của mình trong tương lai và nhận định rằng có khả năng sẽ có thêm một đợt cắt giảm lãi suất khác vào quý I hoặc quý II năm 2025. Ông cũng đã đưa ra những cảnh báo về việc sẽ không có cắt giảm lãi suất sớm trong năm nay trước khi các thành viên khác của Fed đồng ý với quan điểm của ông.
Cuộc họp tiếp theo của FOMC sẽ diễn ra vào ngày 6-7/11, sau đó là ngày 17-18/12.
Trợ lý Thống đốc RBA Sarah Hunter trong chuyên mục Giái đáp thắc mắc tại Hội nghị đầu tư Citi Australia & New Zealand ở Sydney cho biết:
Trợ lý Thống đốc RBA Sarah Hunter đã có bài phát biểu tại Hội nghị Đầu tư Citi Australia & New Zealand ở Sydney, cho biết ngân hàng không lo ngại về việc kỳ vọng lạm phát sẽ bị mất ổn định trong ngắn hạn.
Bà Hunter nhấn mạnh rằng:
Bà cũng cho biết: "Chúng tôi hiện không lo ngại rằng kỳ vọng lạm phát có thể trở nên mất ổn định trong ngắn hạn. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là theo dõi sự phát triển của giá cả và hiểu cách mà kỳ vọng được hình thành, để chúng tôi có thể giám sát xem liệu có dấu hiệu nào cho thấy rủi ro này sẽ xuất hiện trong tương lai hay không."
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của New Zealand cho quý III năm 2024: \
Dưới đây là một số điểm chính rút ra từ báo cáo:
Lạm phát hàng năm ở mức 2.2% lần đầu tiên kể từ tháng 3/2021 và đã nằm trong phạm vi mục tiêu 1-3% của RBNZ. Lạm phát hạ nhiệt dù vẫn ở mức cao, cho thấy chu kỳ cắt giảm lãi suất của RBNZ có khả năng sẽ tiếp tục diễn ra như kế hoạch.
Cập nhật FX: NZD/USD bị bán tháo về vùng 0.6040 trước khi hồi len 0.6052 ở thời điểm hiện tại, giảm 0.50% trong ngày.
Chỉ số Dow Jones giảm hơn 300 điểm. Cổ phiếu điều chỉnh từ các mức đỉnh mọi thời đại trong bối cảnh khẩu vị rủi ro xấu đi do triển vọng kinh doanh không mấy tích cực từ nhóm công ty công nghệ lớn nhất châu Âu, cùng với lo ngại về các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn của Mỹ đối với việc bán chip, đã thúc đẩy một đợt bán tháo trên toàn ngành công nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy thị trường giá lên. Cổ phiếu của ASML niêm yết tại Mỹ đã giảm mạnh 16% sau khi tập đoàn của Hà Lan cắt giảm dự báo cho năm 2025. Cổ phiếu Nvidia cũng giảm 4.5% sau thông tin cho biết các quan chức Mỹ đang thảo luận về việc giới hạn việc bán chip AI tiên tiến của công ty và các hãng công nghệ Mỹ khác cho một số quốc gia. Cổ phiếu của UnitedHealth giảm 8.1% do triển vọng kinh doanh gây thất vọng. Kết phiên:
Trên thị trường FX, USD quét 2 chiều trong biên độ lớn và đóng cửa gần như không đổi. Những bình luận từ Chủ tịch Fed Daly đã thu hút sự chú ý khi bà nhấn mạnh khả năng tạm dừng tăng lãi suất trong năm nay, đồng thời cho biết có thể sẽ có một hoặc hai lần cắt giảm nữa trong năm. Lập trường hawkish của bà đã gây bất ngờ và đã góp phần hỗ trợ USD tăng giá trong phiên Mỹ. CAD hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm liên tục. Hoạt động bán tháo CAD gia tăng sau khi dữ liệu CPI thấp hơn kỳ vọng, kéo đồng tiền này chạm đáy 2 tháng. Tuy nhiên, nhờ động thái chốt lời USD/CAD, đồng Loonie nhanh chóng phục hồi và giữ mức ổn định. Thị trường hiện đang định giá 74% khả năng BoC cắt giảm lãi suất 50bps. Điều này phản ánh kỳ vọng rằng BoC sẽ phải hành động mạnh mẽ hơn để đối phó với áp lực lạm phát và sự suy yếu của CAD.
Vàng tăng trở lại nhờ lợi suất TPCP giảm, trong khi các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi thêm dữ liệu có thể cung cấp manh mối mới về chu kỳ nới lỏng tiền tệ của Fed. Kết phiên, vàng tăng 13.6 USD lên 2,662 USD/ounce. Trên thị trường nợ lợi suấ 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 3.5bp và 7.6bp xuống 3.95% và 4.04%. Lợi suất 10 năm giảm dần sau báo cáo yếu về hoạt động sản xuất tại tiểu bang New York. Dầu WTI giảm 3.25 USD xuống 70.60 USD/thùng. Dầu thô bị bán tháo và giảm hơn 4% sau khi Israel được cho là đã thông báo với Hoa Kỳ rằng họ không có kế hoạch tấn công các cơ sở dầu mỏ và hạt nhân của Iran, làm giảm bớt lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung lớn ở Trung Đông.
S&P 500 hiện đang giảm 21 điểm, tương đương 0.3% sau khi tăng lên mức đỉnh kỷ lục vào phiên hôm qua. Điều này có lể được lý giải phần nào bởi đà giảm hơn 5% của cổ phiếu Nvidia.
Một báo cáo ngày hôm qua cho biết Hoa Kỳ đang cân nhắc việc hạn chế doanh số bán chip Nvidia ở nước ngoài khi Hoa Kỳ tìm cách thống trị trong lĩnh vực công nghệ. Báo cáo được công bố ngày hôm qua và không có nhiều sức hút vào thời điểm đó nhưng đang ảnh hưởng mạnh đến thị trường hôm nay.
Cổ phiếu lĩnh vực tài chính cũng giảm. Citi, Bank of America và Goldman Sachs ban đầu đều tăng cao hơn sau khi công bố thu nhập nhưng hiện giảm khoảng 1%.
Chuyên gia phân tích thị trường ngoại hối Carsten Fritsch của Commerzbank lưu ý rằng theo dữ liệu hải quan, lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm xuống còn 11.1 triệu thùng/ngày vào tháng 9.
Bitcoin đã tăng hơn 2% hôm nay lên trên 67,500 USD - mức đỉnh kể từ cuối tháng 7 - cho thấy sự lạc quan ngày càng tăng về tiền điện tử và sự cải thiện về khẩu vị rủi ro (S&P 500 cũng đang giao dịch quanh mức đỉnh kỷ lục).
Lĩnh vực công nghệ ghi nhận đà tăng ấn tượng, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu liên quan đến phần mềm như Microsoft (MSFT) tăng 0.42%. Trong khi đó, ngành năng lượng đang phải đối mặt với những thách thức, với sự sụt giảm đáng kể của các công ty chủ chốt như Exxon Mobil (XOM) giảm 2.30%.
Ngành công nghệ:
Ngành năng lượng:
Ngành chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng
Tâm lý chung của thị trường có vẻ lạc quan nhưng vẫn thận trọng, với lĩnh vực công nghệ cho thấy sự ổn định trong bối cảnh thị trường chung còn nhiều biến động. Đà sụt giảm của cổ phiếu năng lượng phản ánh sự biến động gần đây trên thị trường dầu mỏ, tác động đến quyết định của nhà đầu tư.
GBP/USD phục hồi lên mức 1.3100 vào thứ Ba khi báo cáo mạnh mẽ về thị trường lao động tại Anh khiến khả năng BoE cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 11 giảm bớt.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh đã giảm xuống còn 4.0% trong ba tháng tính đến tháng 8 và giảm mạnh hơn kỳ vọng. Dữ liệu thị trường lao động cũng cho thấy tín hiệu tích cực khi tạo ra thêm 373K việc làm, tăng từ mức 265K trước đó, đồng thời thu nhập trung bình tăng.
Chỉ số Dow Jone giảm 182 điểm, tương đương 0.4%, chỉ số S&P 500 tăng 0.1% và Nasdaq tăng 0.3%.
Cổ phiếu UnitedHealth đã bốc hơi 9% sau khi công ty cắt giảm triển vọng về lợi nhuận cho cả năm. Johnson & Johnson cũng giảm nhẹ sau khi công bố số liệu mới nhất. Cổ phiếu của Bank of America tăng 2% nhờ kết quả tốt hơn mong đợi.
Cho đến nay, khoảng 40 công ty S&P 500 đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 3. Trong số đó, 80% đã vượt kỳ vọng của các nhà phân tích, theo FactSet.
Chỉ số Dow Jones đã trượt khỏi mức đỉnh mọi thời đại sau khi tăng hơn 200 điểm để vượt mức 43,000 lần đầu tiên.
Giá vàng hiện đang phục hồi lên trên 2651 USD/oz sau khi suy yếu xuống 2645 USD/oz do căng thẳng ở Trung Đông dịu đi. The Wall Street Journal viết rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu được cho là đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden rằng ông sẽ chỉ tấn công các mục tiêu quân sự ở Iran, thay vì nhắm vào các mỏ dầu.
Dầu sụt giảm mạnh sau khi báo cáo về việc Israel có thể không nhắm mục tiêu vào các mỏ dầu của Iran đã làm giảm bớt lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung.
Giá dầu WTI hiện đang giảm giao dịch quanh mức 70.23 USD/thùng. Giá dầu Brent hiện đnag giảm xuống 73.75 USD/thùng.
Lạm phát bất ngờ giảm xuống chỉ còn 1.6% y/y đã làm dấy lên đồn đoán Ngân hàng trung ương Canada sẽ hạ lãi suất 50 điểm cơ bản vào cuối tháng này.
USD/CAD tăng khoảng 15 pip sau báo cáo và đang trên đà tăng trong ngày thứ mười liên tiếp.
Sau báo cáo lạm phát yếu hơn dự kiến, kỳ vọng của thị trường về khả năng BoC cắt giảm lãi suất 0.5% đã tăng lên 67%, từ mức 48% trước khi có dữ liệu.
Phần lớn đà giảm ctrong dữ liệu CPI là do giá xăng, mà các ngân hàng trung ương có xu hướng bỏ qua. Giá dầu thô WTI được giao dịch ở mức 95 USD/thùng vào tháng 9 năm 2023 và quanh 65-73 USD/thùng vào tháng 9 năm nay.
Nhìn chung, khả năng cao BoC sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng này.
Chỉ số DXY đã chạm mức 103.08 sau khi chỉ số sản xuất Empire State của Fed New York trong tháng 9 đạt -11.9, giảm mạnh so với dự kiến là +3.85, cũng như trước đó là + 11.5.
USD/CAD đã tăng trong phiên thứ 10 liên tiếp, hiên cặp tiền này đang leo dốc lên trên 1.3837 sau khi dữ liệu CPI tháng 9 tại Canada cho thấy lạm phát hạ nhiệt. Điều này đã củng cố kỳ vọng rằng BoC sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào cuộc họp ngày 23 tháng 10.
Chi tiết:
Dự báo trong sáu tháng tới:
Điều này đã củng cố lập luận Ngân hàng trung ương Canada sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào ngày 23 tháng 10. USD/CAD đang ở mức đỉnh trong ngày và đang trên đà tăng trong phiên thứ 10 liên tiếp.
Tin tức:
Thị trường:
Sự kiện chính trong phiên giao dịch châu Âu hôm nay là công bố báo cáo thị trường lao động của Anh. Dữ liệu khả quan hơn dự kiến và sau một số biến động nhẹ, đã dẫn đến đà tăng giá của đồng GBP.
Chúng ta cũng đã có dữ liệu từ ZEW của Đức, với kết quả gây thất vọng, nhưng chỉ số kỳ vọng đã được cải thiện. Tuy nhiên, điều đó không giúp ích gì cho đồng Euro vì nó tiếp tục giao dịch thận trọng trước thềm quyết định của ECB vào thứ Năm.
Biến động đáng chú ý nhất trên thị trường là giá dầu thô, khi giá tiếp tục giảm sau thông tin Israel hạn chế các cuộc tấn công trả đũa vào các mục tiêu quân sự vào cuối ngày hôm qua.
Trên thị trường ngoại hối, chúng ta tiếp tục chứng kiến các biến động trong biên độ hẹp, mặc dù đà tăng của đồng USD dường như đã suy yếu vì thị trường có thể cần thêm thông tin để định giá một lộ trình "hawkish" hơn cho lãi suất so với dự báo hiện tại của Fed.
Trên thị trường chứng khoán, S&P 500 và Nasdaq đang củng cố quanh mức đỉnh của hôm qua. Hiện tại chưa có động lực giảm giá nào, vì vậy xu hướng tăng hiện tại có thể sẽ tiếp tục.
Sự kiện chính trong phiên giao dịch của Mỹ sẽ là công bố CPI của Canada. Thị trường đang định giá xác suất 48% BoC sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới. Dữ liệu yếu kém có thể sẽ củng cố khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản, trong khi số liệu cao hơn dự kiến có thể kích hoạt một đợt phục hồi của CAD.
Theo phân tích viên ngoại hối Antje Praefcke của Commerzbank:
11 ETF giao ngay tại Mỹ đã được mua ròng ở mức 555.9 triệu USD vào ngày 14 tháng 10, mức cao nhất trong ngày kể từ đầu tháng 6, theo dữ liệu từ Farside Investors. Điều này diễn ra khi Bitcoin (BTC) đạt mức đỉnh trong hai tuần là 66,500 USD vào cuối phiên.
Quỹ Fidelity Wise Bitcoin Origin (FBTC) dẫn đầu khi được mua ròng 239.3 triệu USD - mức cao nhất kể từ ngày 4 tháng 6, xếp sau là Bitwise Bitcoin ETF (BITB) với 100 triệu USD.
Dòng vốn của các quỹ ETF Bitcoin với dòng vốn vào (màu xanh), dòng vốn ra (màu đỏ)
Cuyên viên phân tích ETF cấp cao của Bloomberg, Eric Balchunas, đã so sánh ETF Bitcoin với các sản phẩm dựa trên vàng. Ông cũng lưu ý rằng kể từ khi ra mắt các quỹ BTC vào tháng 1, tài sản này đã đạt mức cao nhất mọi thời đại 5 lần.
Cơ quan Thống kê Canada sẽ công bố dữ liệu CPI cho tháng 9 vào 19h30 tối nay theo giờ Việt Nam. Thị trường dự báo CPI sẽ tăng 1.8% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY)
Những số liệu lạm phát này đang được theo dõi chặt chẽ do tác động tiềm ẩn của chúng đối với đồng CAD, đặc biệt là trong chu kỳ nới lỏng hiện tại của BoC. Cần nhớ lại rằng BoC đã giảm lãi suất điều hành 25 điểm cơ bản tại các cuộc họp vào tháng 6, tháng 7 và tháng 9 trong năm nay, đưa mặt bằng lãi suất xuống 4.25%.
Sau khi BoC cắt giảm lãi suất vào ngày 4 tháng 9, Thống đốc Tiff Macklem tuyên bố rằng việc giảm 25 điểm cơ bản là phù hợp, ngay cả khi các quan chức BoC đã thảo luận về các kịch bản khác nhau, bao gồm cả việc giảm tốc độ cắt giảm lãi suất.
Trên thị trường ngoại hối, đồng CAD đã mất giá trong 9 ngày liên tiếp, đưa USD/CAD chạm mức 1.3800 lần đầu tiên kể từ đầu tháng 8.
Trước thềm công bố dữ liệu, các nhà phân tích tại TD Securities lưu ý: “Chúng tôi dự đoán mức tăng của CPI sẽ giảm xuống 1.9% do yếu tố xăng dầu, trong khi hàng hóa cơ bản và yếu tố du lịch tiếp tục dai dẳng. Dự báo của chúng tôi cho thấy CPI quý 3 thấp hơn dự báo của BoC từ tháng 7."
Theo Francesco Pesole, chuyên viên phân tích ngoại hối của ING, NZD sẽ phải đối mặt với thử thách từ dữ liệu CPI ngày mai
Chỉ số:
Tâm lý thị trường tại châu Âu khá trái chiều, với chỉ số DAX của Đức tăng điểm. DAX đã chạm mức đỉnh kỷ lục trong thời gian ngắn khi các nhà đầu tư dự đoán ECB sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa vào cuối tuần này.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ dự kiến sẽ chỉ bắt đầu biến động khi thị trường Bắc Mỹ mở cửa sau đó. Lịch kinh tế hôm nay không có sự kiện quan trọng nào, nhưng cần chú ý đến các bài phát biểu của quan chức Fed. Thị trường sẽ chờ đợi xem liệu cổ phiếu có đủ động lực để tiếp tục đà tăng khi triển vọng của nền kinh tế Mỹ đang hướng tới kịch bản "hạ cánh mềm".
Dữ liệu mới nhất do Eurostat công bố vào ngày 15/10/2024
Nhìn vào bảng dữ liệu thành phần:
Dữ liệu mới nhất được công bố bởi ZEW vào ngày 15/10/2024 cho thấy:
Điều đáng chú ý là chỉ số dự báo cho thấy sự cải thiện, với các phản hồi tích cực về kỳ vọng lạm phát ổn định hơn và khả năng cắt giảm lãi suất từ ECB. Tâm lý lạc quan gia tăng cũng một phần nhờ vào các biện pháp kích thích kinh tế gần đây của Trung Quốc. Tuy nhiên, tác động từ những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến các dữ liệu thực tế vẫn còn là một vấn đề cần bàn luận.
Cổ phiếu châu Âu diễn biến trái chiều vào thứ Ba khi một số báo cáo lợi nhuận quý III quý 3 đầu tiên được công bố. Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.3% trước khi giảm hơn 0.1%, với cổ phiếu du lịch tăng 1.4% trong khi dầu khí giảm 2.36%.
Cổ phiếu viễn thông tăng 1.5%, chủ yếu nhờ vào sự bứt phá của Ericsson, công ty sản xuất thiết bị đến từ Thụy Điển, với mức tăng 6.65%. Mặc dù doanh thu giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, kết quả của công ty này vẫn vượt qua dự báo lợi nhuận theo ước tính thị trường.
Trong khi đó, tập đoàn xây dựng nhà ở của Anh, Bellway, đứng đầu trong danh sách tăng trưởng của chỉ số Stoxx 600 với mức tăng 7.5%. Bellway đã công bố kết quả tài chính cuối năm, cho biết họ kỳ vọng "sẽ có sự gia tăng đáng kể về sản lượng" cho năm tài chính tới nhờ điều kiện giao dịch được cải thiện.
USD/JPY giảm 0.4% trong ngày xuống 149.04. USD đang biến động trái chiều so với các đồng tiền chính khác, trong đó hiện đồng bạc xanh đang giảm so với JPY. Đà giảm của cặp USD/JPY chủ yếu là do áp lực bán gia tăng sau khi cặp tiền break xuống dưới mốc 150.
Hiện tại, hỗ trợ quan trọng trước mắt là đường MA 100 giờ ở khoảng 149.13. Nếu có thể vững đà tăng trên mốc 150, xu hướng giá trong ngắn hạn có thể vẫn tích cực. Tuy nhiên, nếu phá xuống dưới hỗ trợ này, xu hướng chính có thể chuyển sang trung lập hơn, với kháng cự quan trọng vẫn là 150.
Vào thứ Ba, Bắc Triều Tiên đã cho phá hủy các đoạn đường bộ và đường sắt liên Triều ở phía bên của mình tại biên giới được phòng thủ nghiêm ngặt giữa hai miền Triều Tiên, khiến quân đội Hàn Quốc phải có động thái bắn trả để cảnh cáo.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang, sau khi Bình Nhưỡng tuần trước tuyên bố sẽ cắt đứt hoàn toàn các tuyến đường và đường sắt liên Triều, đồng thời củng cố thêm các khu vực trên biên giới của mình như một phần trong chiến lược thúc đẩy "hệ thống hai nhà nước," từ bỏ mục tiêu thống nhất lâu dài của mình.
Người phát ngôn của Thống nhất Hàn Quốc, Koo Byoung-sam, trong cuộc họp báo, phát biểu: "Thật đáng tiếc khi Bắc Triều Tiên liên tục thực hiện những hành vi như vậy."
Việc phá hủy cơ sở hạ tầng liên Triều và động thái củng cố biên giới của Triều Tiên có thể khiến căng thẳng giữa hai quốc gia tiếp tục gia tăng, làm phức tạp thêm tình hình an ninh khu vực vốn đã căng thẳng.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát mới nhất của Reuters, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng không đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024. Các số liệu từ cuộc thăm dò cho thấy:
Nguyên nhân chính được chỉ ra là do hoạt động tiêu dùng yếu kém, mặc dù các biện pháp kích thích kinh tế trong quý IV có thể mang lại cải thiện, nhưng vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% mà Bắc Kinh đã đề ra.
Lần gần nhất Trung Quốc chính thức không đạt mục tiêu tăng trưởng là vào năm 2022, khi tác động của đại dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ. Trong quý III năm nay, mức tăng trưởng 4.5% so với cùng kỳ năm ngoái ghi nhận sự sụt giảm so với mức 4.7% trong quý II, và cũng là mức tăng trưởng yếu nhất kể từ đầu năm 2023.